You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Môn: Công ty xuyên quốc gia


Đề tài: Phân tích phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của một công ty xuyên
quốc gia. Cho biết quan điểm cá nhân về thách thức mà TNCs đó gặp phải về việc
kinh doanh trên nền tảng số; tiếp cận và tuyển dụng nhân sự có trình độ trong bối
cảnh Covid hiện nay. Đề xuất các thay đổi để có thể phát huy được điểm mạnh của
doanh nghiệp trước những thách thức đó.

Sinh viên: Ngô Hà My

Mã sinh viên: 19051277

Lớp: QH- 2019E- KTQT- CLC 2

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thu Phương

Hà Nội, 2021
LỜI MỞ ĐẦU
Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các
sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm. Công ty hiện đang hoạt động
tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ với cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân trên toàn thế giới thông qua những sản phẩm và dịch vụ của mình. Ngày nay,
rất nhiều các nhãn hàng như: OMO, P/S, Clear, Pond's, Knorr, Lifebuoy, Sunsilk, VIM,
Lipton, Sunlight, VISO, Rexona ... đã trở thành những cái tên quen thuộc với các hộ gia
đình Việt Nam. Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 35 triệu sản phẩm của Unilever được
sử dụng bởi người tiêu dùng trên toàn quốc, chính điều này giúp cải thiện điều kiện sống,
sức khỏe và điều kiện vệ sinh cho mọi người dân Việt Nam.

Là 1 công ty đa quốc gia và hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là
kinh doanh và sản xuất tiêu thụ các mặt hàng mỹ phẩm và đồ ăn thức uống nên việc mở
rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là
một trong những mục tiêu của Unilever. Thâm nhập vào thị trường Việt Nam và hoạt động
với tư cách là công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một bước đi trong chiến lược
tổng thể của Unilever.

Tính trung bình mỗi năm doanh số và lợi nhuận của Unilever Việt Nam tăng khoảng
30-35%/năm kể từ khi các dự án của công ty đi vào hoạt động ổn định và có lãi. Sau hơn
20 năm đầu tư và phát triển, Unilever đã gây dựng được một doanh nghiệp hoạt động với
nhiều ngành hàng khác nhau ở Việt Nam. Hiện nay, Unilever đã đạt được doanh thu khoảng
400 triệu USD mỗi năm. Đây là kết quả ban đầu quan trọng để Unilever tiếp tục đầu tư,
xây dựng và phát triển thành công hơn ở Việt Nam.

Bài tiểu luận tập trung vào nghiên cứu lý do Unilever thâm nhập vào thị trường Việt
Nam để cho thấy những khó khăn, thách thức của công ty. Từ đó, đề xuất các phương thức
thâm nhập thị trường và áp dụng thực tiễn đưa ra các giải pháp vào thời điểm Covid.
NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận

1. Công ty xuyên quốc gia


Công ty xuyên quốc gia (Transational Corporations – TNCs) là các công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, có cơ cấu tổ chức gồm công ty mẹ và hệ thống công ty chi
nhánh ở nước ngoài, theo nguyên tắc công ty mẹ kiểm soát tài sản của công ty chi nhánh
thông qua góp cổ phần.
Cơ sở ra đời của công ty xuyên quốc gia, nói chung là do tác động của nhiều yếu tố:
trình độ phát triển kinh tế, sự tiến bộ của cách mạng kĩ thuật, sức sản xuất tăng, cạnh tranh
gay gắt, phân công lao động xã hội phát triển.
Tuy nhiên, yếu tố cơ bản nhất quyết định sự ra đời của TNCs là tích tụ và tập trung
hoá sản xuất cả về vốn và công nghệ vào một số công ty độc quyền. Trước sự lớn mạnh
nhanh chóng của những công ty này, thị trường tiêu thụ nội địa trở nên chật hẹp. Việc mở
rộng quốc tế để xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài là một tất yêu khách quan.

2. Lý thuyết chiết trung


Trên cơ sở quan điểm các lí thuyết còn nhiều tranh luận, Dunning đã tổng hợp lại,
có tính “chiết trung” để đưa ra các giải thích về sự hình thành và phát triển của TNCs. Theo
lí thuyết chiết trung động lực thúc đẩy công ty đầu tư ra nước ngoài bao gồm 3 điều kiện
chủ yếu: lợi thế sở hữu, lợi thế địa điểm, lợi thế nội bộ hoá của công ty.
Lợi thế sở hữu (Ownership Advantage): Công ty cần có một lợi thế cạnh tranh đơn
nhất có thể khắc phục cách bất lợi trong cạnh tranh với các công ty nước ngoài trên sân
nhà của họ. Lợi thế này có thể là thương hiệu, sở hữu tài sản công nghệ,…
Lợi thế vị trí (Location Advantage): Hoạt động kinh doanh tại nước ngoài phải sinh
lợi tốt hơn hoạt động kinh doanh về nội địa.
Lợi thế nội bộ hoá (Internalization Advantage): Công ty phải có lợi ích nhiều trong
việc kiểm soát hoạt động kinh doanh ở nước ngoài hơn là thuê một công ty địa phương độc
lập cung ứng dịch vụ.
II. Phân tích

1. Lý do Unilever để thâm nhập vào thị trường Việt Nam

1.1. Lợi thế sở hữu của doanh nghiệp

Công ty nắm giữ hơn 400 bằng sáng chế sản xuất sản phẩm và giá trị thương hiệu
của Unilever được ước tính vào khoảng 155,8 tỷ USD. Được sự hỗ trợ của tập đoàn
Unilever toàn cầu nên có nền tài chính vững mạnh với tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam là
hơn 300 triệu USD. Chính sách thu hút tài năng hiệu quả với quan điểm là phát triển thông
qua con người, thông qua các ngày hội việc làm cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của các
trường đại học danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá cho nguồn
lực của công ty. Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương bổng, phúc lợi thỏa đáng và các
khóa học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ.
Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D) của Unilever Việt Nam luôn được
chú trọng. Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng
và có hiệu quả rõ rệt. Công ty có lợi thế về quy mô nên giá thành sản phẩm thấp nhưng vẫn
giữ được chất lượng ổn định. Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên
trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty.

1.2. Lợi thế vị trí

1.2.1. Về chính trị

Việt Nam là một quốc gia có sự ổn định chính trị rất cao, người dân có nhận thức
và quan điểm tốt về đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho nên việc xây dựng và hình thành một
chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở.

1.2.2. Về kinh tế

Chủ trương của Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế theo xu hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó ưu tiên nhất là thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt
từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng trưởng kinh tế.
Giá nhân công lao động và chi phí nguyên vật liệu rất rẻ tại Việt Nam. Công nhân
sản xuất ở Việt Nam được trả lương trung bình 216 USD/tháng, thấp hơn một nửa so với
chi phí công nhân cùng ngành nghề tại Trung Quốc. Nhờ trợ cấp của chính phủ, giá điện
sản xuất tại Việt Nam đang rẻ hơn nhiều so với tại Indonesia và Philippines.

Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hoá…) đã phát triển hơn
và cơ sở hạ tầng tương đối phát triển so với các nước trong khu vực.

1.2.3. Về văn hoá

Người Việt Nam là những người dễ chấp nhận những gì là mới mẻ và có quan điểm
cách tân, có thái độ chào đón những cái mới miễn là những cái mới này phù hợp với cách
sống, cách tư duy của họ. Họ thích tiêu dùng những sản phẩm mới, luôn mới thì càng tốt
với chất lượng ngày càng được nâng cao, thậm chí khi họ chưa biết đến một sản phẩm nào
đó, vấn đề quảng bá sản phẩm của công ty cũng không gặp quá nhiều khó khăn, bởi người
Việt Nam rất tò mò, công ty khi tiến hành khuếch trương, quảng cáo chỉ cần kích thích sự
tò mò của họ là sản phẩm ấy cũng sẽ thành công.

Ngoài ra, Unilever còn nhận thấy sở thích người Việt Nam rất đa dạng, rất phù hợp
với các chủng loại sản phẩm phong phú của Unilever, người Việt Nam không thích hẳn
một màu sắc nào riêng biệt, như Trung quốc ưa màu đỏ như là màu của sự hạnh phúc,
người Việt nói chung là đa dạng không có sự bài trừ một cái gì đó liên quan đến thẩm mỹ,
trừ những trường hợp có liên quan đến thuần phong mỹ tục của họ. Mặt khác, công ty cũng
dự định sẽ tìm và hiểu biết về các vấn đề này nhiều hơn khi công ty thuê những người Việt
Nam làm việc và liên doanh với các đối tác là người Việt Nam.

1.2.4. Về xã hội

Việt Nam là một trong những quốc gia có lực lượng lao động lớn nhất châu Á với
51,0 triệu người, cao hơn nhiều so với 15,4 triệu người ở Malaysia hay 44,6 triệu người ở
Philippines. Vì thế, Việt Nam là một thị trường rất quan trọng với hơn 90 triệu dân, đang
phát triển nhanh và rất tiềm năng, có vai trò rất quan trọng đối với Unilever toàn cầu. Không
những thế, trình độ dân trí của Việt Nam tương đối cao.
1.3. Lợi thế nội bộ hóa

Mặc dù các yếu tố đầu vào tại Việt Nam rất rẻ và dễ kiếm song chi phí vận chuyển
khá cao. Mặt khác một số những nguyên liệu chính, cần thiết cho lĩnh vực hoá mỹ phẩm
thì các công ty đối tác tại Việt Nam của công ty là chưa thể sản xuất được cho nên công ty
phải nhập khẩu. Do đó công ty quyết định xây dựng các nhà máy tại những nơi gần nơi
cung cấp nguyên vật liệu tiện cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với chi phí rẻ. Unilever
hiện có 2 nhà máy đang hoạt động tại Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc
Ninh để giảm chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm.

Công ty có bộ phận đảm nhận việc xây dựng chiến dịch marketing cho sản phẩm
của mình mà không cần nhờ đến các dịch vụ marketing bên ngoài giúp tiết kiệm chi phí,
đưa được sản phẩm cuối cùng của mình ra ngoài thị trường một cách nhanh nhất và đến
tay nhiều người tiêu dùng nhất.

Năm 2016, công ty thành lập đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất nội dung quảng cáo
cho riêng mình có tên U-Studio.Trong báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017, Unilever
tuyên bố rằng họ tiết kiệm được 30% phí thuê công ty quảng cáo.

Nhờ có kinh nghiệm dày dặn của một công ty đa quốc gia hoạt động trên 190 quốc
gia khác nhau trong gần 90 năm, công ty không gặp bất cứ khó khăn nào trong việc quản
lý nguồn nhân lực, phát triển công nghệ tại quốc gia sở tại.

Công ty có hiểu biết rõ về luật đầu tư cũng như môi trường kinh doanh tại Việt Nam
nên khi hình thành chiến lược kinh doanh, công ty cũng tránh được các rủi ro về chính trị
và luật pháp.

2. Những thách thức mà doanh nghiệp Unilever gặp trong bối cảnh Covid hiện nay

2.1. Thách thức của Unilever trên nền tảng số

Trên nền tảng số Unilever chỉ mới thâm nhập gần đây, lý do vào năm 2020 Unilever
ngừng chiến dịch quảng cáo trên Twitter, Facebook và nền tảng chia sẻ hình ảnh của
Facebook, Instagram trong ít nhất năm 2020 do nhiều tệ nạn quảng cáo mang lại khi thương
hiệu của mình bị đặt bên cạnh các quảng cáo tài trợ cho khủng bố hoặc bóc lột trẻ em.
Trên nền tảng số các trang web bán mặt hàng nhái của sản phẩm công ty Unilever
rất nhiều, dẫn đến tình trạng sản phẩm hàng hóa bán ra không được cao như mong đợi.

Unilever đang tìm cách để giảm chi phí quảng cáo vì Covid-19 đang làm chậm tăng trưởng,
công ty có nhiều chiến dịch marketing số cho sản phẩm của công ty, song hiệu quả đạt
được còn chưa cao.

Cũng trong năm 2020, Utop và Unilever vừa chính thức ký kết hợp tác phát triển
nền tảng mua sắm hàng tiêu dùng trực tuyến. Theo đó, hai bên sẽ cùng thúc đẩy việc tăng
trải nghiệm khách hàng và kích cầu mua sắm cho người dùng dựa trên nền tảng công nghệ
do Utop phát triển. Mặc dù triển khai rất tốt nhưng doanh thu chưa đạt kỳ vọng cao, doanh
nghiệp cần có nhiều chiến lược mới về sản phẩm, giá.

2.2. Thách thức của Unilever trong công tác tiếp cận, tuyển dụng nhân sự

Trong khi đại dịch Covid bùng phát thì thị trường nhân lực biến động không ngừng,
nền tảng công nghệ trực tuyến ngày một phát triển, do vậy việc những nhân tài tìm kiếm
cơ hội việc làm không còn khó khăn nữa. Điều này khiến các nhà tuyển dụng luôn phải đối
mặt với việc chảy máu chất xám, khó giành nhân sự giỏi. Chính vì thế, Unilever gặp khó
khăn trong việc:

- Tìm kiếm nguồn nhân sự chưa đủ tối ưu hóa: phương pháp tuyển dụng truyền
thống.

- Từ thực tế xét tuyển thời gian qua cho thấy, người đến xin việc học đại học thật,
thậm chí đúng ngành nghề chúng tôi cần nhưng còn thiếu nhiều yếu tố mà quan trọng là
thiếu kỹ năng mềm.

- Nếu tìm được các ứng viên sáng giá thì họ không đồng ý phỏng vấn trực tiếp vì
giữ an toàn cho bản thân.

- Số lượng ứng tuyển nhân sự còn ít, nên để tìm kiếm những nhân sự có trình độ
chuyên môn cao còn rất thiếu.
3. Đề xuất các thay đổi để có thể phát huy được điểm mạnh của Unilever trước những
thách thức gặp phải.

3.1. Đề xuất thay đổi phát triển doanh nghiệp trong nền tảng số

Nhằm tiết kiệm chi phí quảng cáo mà vẫn đạt hiệu quả cao. Trong thời kỳ dịch bệnh
diễn ra tiếp diễn, doanh nghiệp tập trung vào marketing số: SEO. Nhằm tối ưu hóa từ khóa
khi người dùng sử dụng Internet truy cập có thể hiện thị ngay trên đầu trang tìm kiếm của
Google+. Ngoài ra tập trung quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng xã hội bằng hình
thức: bài đăng, video đẹp. Lựa chọn xu hướng mới nổi (Tiktok) nhằm quảng cáo sản phẩm
ngay tại trang chính chủ của Unilever trên Tiktok, hoặc sử dụng Influencer trên Tiktok PR
sản phẩm của công ty.

Quản trị chính sách bán hàng và phục vụ kênh phân phối từ việc đặt hàng online,
thanh toán bằng tài khoản ngân hàng và ví điện tử, quản lý chiết khấu, luân chuyển kịp thời
tồn kho tại các đại lý từ đó tăng lợi nhuận cho đại lý, tài trợ tín dụng đại lý (chương trình
đánh giá tín dụng và tài trợ vốn cho đại lý mua hàng).

Cần đẩy mạnh hợp tác giữa Utop và Unilever bằng việc triển khai thêm các chiến
lược về giá, sản phẩm hay khuyến mại cho sản phẩm của công ty nhiều hơn.

3.2. Đề xuất thay đổi phát triển doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận, tuyển dụng nhân
sự

3.2.1. Tuyển dụng trên các kênh số hóa

Ngày càng nhiều khách hàng trên thị trường yêu cầu các quy trình tuyển dụng 100%
số hóa và kết hợp đa dạng các kênh tuyển dụng như trên Facebook, LinkedIn, website được
thiết kế dành riêng cho các dự án tuyển dụng… Công ty nên loại bỏ sơ yếu lý lịch theo
cách thông thường; thay vào đó sử dụng các thuật toán thông minh để lựa chọn ứng viên.

Công ty nên dựa vào các công cụ sau để thu hút lao động trẻ và mở rộng kênh tuyển
dụng: quảng cáo tuyển dụng trên Facebook, video phỏng vấn, lọc ứng viên thông qua AI.
Bước cuối cùng là một cuộc phỏng vấn trực tiếp với giám đốc điều hành và quản lý nhân
sự.
3.2.2. Thuê doanh nghiệp thuê nhân sự bên ngoài

Hình thức doanh nghiệp thuê nhân sự bên ngoài để làm một phần công việc mà
chính nhân viên bên trong doanh nghiệp đang phải làm. Đây là giải pháp hiệu quả, vừa
giúp tiết kiệm chi phí, vừa giải quyết tốt bài toán “khủng hoảng nhân lực”.

3.2.3. Xây dựng xu hướng nhân sự

Để đảm bảo thu hút nguồn nhân lực các nơi thì công ty nên có những chiến lược
nhằm quảng bá hình ảnh công ty với những phúc lợi tốt dành cho nhân viên trong công cty.

Bên cạnh đó, trong phần mô tả công việc có thể nhấn mạnh thêm về việc nhân viên
được khuyến khích nâng cao ý thức học trọn đời, chủ động phát triển kỹ năng, năng lực
mới trong tương lai

4. Bản thân có thể vào vị trí nào?

Với năng lực hiện tại, có thể apply vào vị trí làm Content Marketing của công ty.

Điểm mạnh của em trong vị trí này là:

+ Khá có năng khiếu về viết lách và yêu thích đọc sách. Thói quen đọc sách mỗi
ngày đã giúp em làm quen với rất nhiều phong cách văn chương khác nhau và giúp em
hiểu được thế nào là nội dung hữu ích. Khi được hướng dẫn cụ thể, em tin mình có thể trau
dồi các kỹ năng và tạo dựng sự nghiệp trong ngành content marketing.

+ Trong thời gian qua, em cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm liên quan đến
phát triển nội dung web và quảng bá thương hiệu.

Điểm yếu mà cần khắc phục trong vị trí này là:

Em vẫn cần học hỏi thêm nhiều về kiến thức chuyên môn của công việc này. Ngoài
ra, việc triển khai ý tưởng còn hạn chế, chưa phong phú và thu hút đối tượng khách hàng
chưa đạt kỳ vọng.
KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Unilever đã nổi tiếng và uy
tín hơn trên thị trường về các sản phẩm hóa mỹ phẩm, đồ ăn uống, đặc biệt là với thị trường
các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình. Sự thành công ấy là được kết tinh của các
chiến lược kinh doanh đúng đắn, sự quản lý và kiểm tra việc thực hiện chiến lược kịp thời
và những nỗ lực hết mình không biết mệt mỏi của công ty.

Tiểu luận này nghiên cứu quá trình sử dụng những kiến thức lý luận về chiến lược
kinh doanh một cách nhuần nhuyễn trong bối cảnh của thị trường Việt Nam, dựa trên cơ
sở chỉ đạo đúng đắn, những biện pháp chuyên nghiệp, lành nghề, của một công ty xuyên
quốc gia hàng đầu thế giới và sự lao động không ngừng của đội ngũ nhân viên công ty
Unilever Việt Nam. Ngoài ra, trong bối cảnh Covid-19, đã cho thấy được những thực trạng,
khó khăn. Từ đó, đề ra các giải pháp cho công ty về thời kỳ số và cách tiếp cận tuyển dụng
nhân sự tiềm năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giang Nam (28/5/2021), “Xu hướng tuyển dụng thay đổi do Covid 19”.
2. Hà Anh (27/4/2020), “Unilever đang tìm cách để giảm chi phí quảng cảo vì Covid
19 đang làm chậm tăng trưởng”.
3. Hồng Đào (4/11/2020), “Cùng nhau vượt “bão Covid 19”
4. Phùng Xuân Nhạ (2006), “Các công ty xuyên quốc gia, Lý thuyết và thực tiễn”
5. Peter Adams (26/6/2020), “Unilever stops advertising on Facebook, Instagram and
Twitter in bold stance against hate speech”.
6. Quỳnh Nga (21/4/2020), “Kinh doanh trên nền tảng số: Cú huých từ Covid 19”.
7. Thái Hoà (30/12/2020), “Chuyển đổi số hệ thống quản trị nhân lực: 6 bước để thành
công”.
8. Utop Team (19/6/2020), “Utop và Unilever hợp tác chiến lược phát triển nền tảng
mua hàng trực tuyến”.
9. Khuyết danh, “Năm cách giúp Unilever thích nghi trong thời kì Covid 19”.
10. Khuyết danh (16/7/2017), “Quản trị nhân sự trong thời đại công nghệ 4.0”.

11. Khuyết danh (31/7/2012), “Chiến lược của Unilever tại Việt Nam”.

You might also like