You are on page 1of 19

[123doc] -

bieu-hien-van-hoa-doanh-nghiep-cua-unilever-viet-nam
tham khảo cách trình bày (Trường Đại học Sài Gòn)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


CƠ SỞ II, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

HÀNH VI TỔ CHỨC

BIỂU HIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA


UNILEVER VIỆT NAM

Điểm số Cán bộ coi thi 1

Điểm chữ Cán bộ coi thi 2

TP HCM, tháng 08 năm 2021

MỤC LỤC

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)
Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nhắc đến một quốc gia, điều đầu tiên người ta nhớ đến là văn hóa của
quốc gia đó. Một quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không bảo vệ nền văn
hóa truyền thống của mình. Đối với công ty, văn hóa doanh nghiệp cũng tạo nên
bản sắc riêng. Văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng, việc xây dựng
ngày càng được quan tâm hơn.

Văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp. Khó có một công ty nào không có yếu tố văn hóa doanh nghiệp
có thể có chỗ đứng và tồn tại, nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Văn hóa
doanh nghiệp không phải là những khẩu hiệu của một nhà lãnh đạo được treo trước
cửa ra vào, hành lang hay phòng họp. Đây chỉ là một ý tưởng, một ý muốn. Những
gì chúng ta muốn có thể rất khác so với các giá trị, niềm tin và chuẩn mực được thể
hiện trong thực tế và hành vi của công ty. Vì vậy, có thể nói, sự thành bại của doanh
nghiệp đều liên quan đến sự tồn tại của văn hóa doanh nghiệp.

Trong chặng đường hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp cần xây dựng cho
mình một nền văn hóa doanh nghiệp độc đáo và nhất quán để điều chỉnh mọi hoạt
động kinh doanh. Và làm như vậy, mục tiêu kinh doanh càng được xác định, đồng
thời thể hiện được ý đồ của ban giám đốc cho mọi người trong doanh nghiệp, chiến
lược, hoạt động và triết lý kinh doanh của công ty được công bố. Một doanh nghiệp
đã khẳng định được vị thế của mình trong tâm trí khách hàng mới. Mặt khác, theo
yêu cầu của nền kinh tế quốc tế, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh
nghiệp. Vì vậy, việc xác lập bản sắc văn hóa có thể nói là xu thế phát triển tất yếu
mà mỗi doanh nghiệp cần nhận thức, và là kim chỉ nam cho sự phát triển của doanh
nghiệp trên thị trường ngày nay.

Nói đến các thương hiệu quen thuộc với gia đình Việt như: OMO, P/S, Clear,
Knorr, VIM, Lipton, Sunlight, VISO, Pond’s,…thì không thể không nhớ đến
Unilever. Unilever Việt Nam đã trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài
thành công nhất tại thị trường Việt Nam với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn
tốc độ tăng trưởng của thị trường trong 22 năm liên tiếp. Hiểu được tầm quan trọng
4

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


của mình, Unilever Việt Nam tiếp tục nỗ lực cải tiến và hoàn thiện bản sắc văn hóa
doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Biểu hiện văn
hóa doanh nghiệp của Unilever Việt Nam” làm tiểu luận kết thúc học phần môn
Hành vi tổ chức.

2. THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


CỦA UNILEVER VIỆT NAM
2.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
bằng lao động và các hoạt động thực tiễn trong lịch sử của mình. Văn hóa trong mỗi
thời kỳ có những biểu hiện về trình độ khác biệt.

2.1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được được xây dựng trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Nó bao gồm tất cả các giá
trị, quan niệm và truyền thống đã ăn sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp. Nó chi
phối đến tình căm, nếp sống, suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong nghiệp.
Nó thúc đẩy các thành viên thực hiện tốt các mục đích của doanh nghiệp phát triển
của doanh nghiệp.

2.1.3. Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp: ở 3 cấp độ

Cấp độ thứ nhất – Cấu trúc hữu hình: Đó là những cái dễ nhìn thấy, nghe thấy
cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh nghiệp, những biểu hiện bên ngoài:

- Kiến trúc nội ngoại thất

- Cơ cấu tổ chức và các phòng ban doanh nghiệp

- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp

- Lễ nghi và lễ hội hàng năm

- Các biểu tượng; Logo, Slogan, Website

- Đồng Phục

- Những câu chuyện, huyền thoại về tổ chức

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


- Hình thức mẫu mã sản phẩm

- Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp

Cấp độ thứ hai – Những giá trị được tuyên bố/chấp nhận: là bao gồm tầm nhìn,
sứ mệnh, triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi hay các quy định nội bộ được tuyên bố ra
bên ngoài với khách hàng, đối tác

Cấp độ thứ ba – Những quan niệm chung: niềm tin, nhận thức, suy nghĩ của tất
cả thành viên trong tổ chức hay những quy định bất thành văn trong tổ chức.

2.2. Giới thiệu chung về Unilever Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển của Unilever Việt Nam

Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh
trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của
Unilever. Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong
chiến lược tổng thể của Unilever.

Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt : Liên doanh
Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh và Công
ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và khu
công nghiệp Biên Hoà. Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn
quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ. Hiện
nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn 2,000 nhân
viên. Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các
hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành
phẩm. Các hoạt động hợp tác kinh doanh này đã giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm
chi phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản
phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các đối
tác Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo thêm
khoảng 5,500 việc làm.

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever
như Omo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton,
Knorr.. cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã được
giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp
với tói tiền của người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng này đã nhanh
chóng trở thành những hàng hoá được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam
và cùng với nó công ty Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận không
nhỏ trên thị trường Việt Nam. Trong đó liên doanh Lever Việt Nam, Hà nội bắt đầu
làm ăn có lãi từ năm 1997, tức là chỉ sau 2 năm công ty này được thành lập. Công ty
Elida P/S cũng làm ăn có lãi kể từ khi nó được thành lập từ năm 1997. Best Food
cũng đã rất thành công trong việc đưa ra được nhãn hiệu kem nổi tiếng và được
người tiêu dùng hoan nghênh năm 1997 là Paddle Pop (Sau này nhãn hiệu này được
chuyển nhượng cho Kinh Đô của Việt Nam) và công ty đã mở rộng sang kinh
doanh mặt hàng trà Lipton, bột nêm Knorr, và nước mắm Knorr- Phú Quốc… Và
công ty này hiện tại cũng đang hoạt động rất có lãi.

Ngoài các hoạt động kinh doanh Unilever Việt Nam cũng tích cực đóng góp
vào các hoạt động xã hôi, nhân đạo và phát triển cộng đồng. Hàng năm công ty
đóng góp khoảng 2 triệu đô la vào hoạt động phát triển cộng đồng tại Việt Nam và
công ty đã vinh dự được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ nước ta vì “ đã có
thành tích trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội, nhân đạo, giáo dục,
giáo dục sức khỏe cộng đồng”.

2.3. Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Unilever Việt Nam

2.3.1. Cấp độ thứ nhất – Cấu trúc hữu

hình Kiến trúc nội ngoại thất

Tòa nhà văn phòng Unilever được đánh giá là một trong những kiến trúc xanh
nổi bật ở Thành phố Hồ Chí Minh. Homebase của Unilever Việt Nam được xây
dựng theo mô hình “Linh hoạt để kiến tạo tương lai”, đáp ứng những tiêu chuẩn cao
hơn về môi trường – xanh, sạch, đẹp và phát triển bền vững, kiến tạo không gian
7

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


làm việc xanh hơn, linh hoạt và hiện đại hơn. Văn phòng làm việc của Unilever Việt
Nam được thiết kế theo phong cách mở, không có vách ngăn giúp nâng cao hiệu
quả làm việc nhóm và sự giao lưu của nhân viên trở nên cởi mở hơn. Bên cạnh đó,
Unilever còn trang bị thêm phòng tập thể dụccùng nhiều trang thiết bị hiện đại với
mong muốn đem lại luồng sinh khí khỏ khoắn cho công ty.

Hình 1: Trụ sở văn phòng mới của Unilever Việt Nam Nguồn:cafebiz.vn

Cơ cấu tổ chức và các phòng ban : Cơ chế hoạt động của các bộ phận trong
công ty Unilever Việt Nam là người giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban
trong việc nghiên cứu, bàn bạc, tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tap.
Tuy nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về giám đốc

Hình 2: Cơ cấu tổ chức của công ty Unilever Việt Nam Nguồn: unilever.com.vn

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


Lễ nghi và lễ hội hằng năm

Hằng năm theo định kì công ty tổ chức các lễ hội khá lớn để chào mừng các
sự kiện ví dụ như ngày thành lập công ty, đại hội cổ đông…Vào những dịp này
công ty thường tổng kết khen thưởng cá nhân hay tập thể xuất sắc có nhiều thành
tích đóng góp cho công ty. Công ty thường tổ chức các hoạt động thể thao, văn
nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân viên.

Logo, Slogan, Website

- Logo: Năm 2004 Unilever đã công bố thiết kế logo mới. Logo này là sự kết
hợp của 25 biểu tượng phức tạp đan xen với nhau để tạo thành
chữ U, thay thế cho logo cũ đã được sử dụng từ năm 1970. Dự
án thiết kế logo này được thực hiện dưới sự điều hành của giám
đốc sáng tạo Lee Coomber. Cột chất lỏng thể hiến sự linh hoạt,
những biểu tượng độc đáo nhưng dễ nhớ và dòng chữ
Unilever ngay dưới biểu tượng giúp người xem có sự liên tưởng đơn giản đến
những mục tiêu mà tập đoàn đang theo đuổi. Các biểu tượng kết hợp với nhau để
định hình logo Unilever. Mỗi một biểu tượng bên trong đều mang ý nghĩa riêng và
thể hiện những giá trị, những đặc tính sản phẩm và đều liên quan mật thiết đến các
lĩnh vực mà Unilever đang hoạt động.

- Slogan: “To add vitality to life” (Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống)

- Website: https://www.unilever.com.vn/

Đồng phục:

Đồng phục của Unilever với màu trắng như chính tiêu chí sức khỏe, sạch sẽ
mà Unilever muốn hướng đến tất cả mọi người. Tùy theo những công ty con của
Unilever mà mẫu áo sẽ có thêm các màu viền, tuy nhiên chủ đạo vẫn là màu trắng
tinh.

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


Hình 3: Đồng phục Unilever Việt Nam Nguồn:wego.net.vn

Unilever và Câu chuyện “Zero Waste to Nature”

Là 1 trong những tập đoàn thuộc top “khủng” trên toàn thế giới, trong mỗi
gia đình sẽ có ít nhất 1 sản phẩm đến từ Unilever, bạn có biết rằng Unilever có một
cam kết hướng tới cải thiện điều kiện dinh dưỡng cho cộng đồng và kinh doanh bền
vững? Đây là mục tiêu kế hoạch phát triển bền vững của Unilever trong suốt thời gian
qua.

Sáng kiến “Zero Waste to Nature” Là hoạt động đầu tiên của chương trình,
hướng đến 4 mục tiêu. Đó là: giải quyết các vấn đề phát sinh từ chất thải nhựa; xây
dựng lộ trình để hình thành và thúc đẩy các mô hình kinh doanh bền vững; phát triển
chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế tuần hoàn cũng như kiến nghị chính sách để tạo
điều kiện cho việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Với hàng loạt các hoạt
động nghiên cứu, truyền thông tăng cường nhận thức trong xã hội nói chung và cộng
đồng doanh nghiệp nói riêng về kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng lực và cung cấp
các giải pháp kĩ thuật cho khối doanh nghiệp trong ngành nhựa, sáng kiến sẽ được
triển khai trong 5 năm, thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó sẽ tiếp tục nhân
rộng tại các đô thị lớn trên toàn quốc.

Hình thức mẫu mã sản phẩm

Unilever là một tập đoàn đa quốc gia về ngành hàng tiêu dùng nhanh hiện
đang có 4 dòng sản phẩm là:

-Thực phẩm và đồ uống

-Hóa chất giặt tẩy và vệ sinh nhà cửa

-Làm đẹp và chăm sóc bản thân

-Máy lọc nước

Trong đó riêng dòng sản phẩm máy lọc nước là nhóm sản phẩm còn mới, ba
nhóm còn lại là trọng điểm của Unilever đang sở hữu hơn 400 nhãn hiệu nổi bật

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


10

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


trong đó có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến OMO, Surf,
Lux, Dove, Hazeline, Ponds, P/S, Close Up, Vim, Cif, Sunsilk, Sunlight,..

Hình 4: Dòng sản phẩm của Unilever Nguồn: goldidea.vn

Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp

Đội ngũ nhân viên Unilever Việt Nam là những người có trình độ chuyên môn
kỹ thuật vững vàng, đã được đào tạo các lớp bồi dưỡng kĩ năng kinh nghiệm khi gia
nhập làm việc với một tác phong làm việc trong môi trường làm việc là năng động.

Đến với Unilever ban lãnh đạo cũng như các cấp quản lý đều tạo cơ hội cho
những nhân viên muốn thăng tiến. Với mức lương khá cao, khi nhân viên công tác còn
được hưởng trợ cấp (xăng xe, chỗ ở) và các phúc lợi khác.

2.3.2. Cấp độ thứ hai – Những giá trị được tuyên bố/chấp

nhận Sứ mệnh

Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ
mệnh của Unilever là “To add vitality to life” – tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho
cuộc sống, và từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này. Ý nghĩa của sứ mệnh
này là Unilever muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua
sản phẩm của mình. Cho đến nay, sứ mệnh đó ngày càng được thể hiện rõ qua từng
sản phẩm của Unilever khi tất cả sản phẩm của tập đoàn này đều hướng tới chung
một mục đích đó là mang lại sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người. Minh
chứng cho điều này là những nhãn hiệu nổi tiếng của Unilever rất đa dạng từ bột
giặt, dầu gội đầu, kem đánh răng cho đến trà như Omo, Dove, Close-up,Lipton,…

11

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


Tầm nhìn

Tầm nhìn của Unilever sẽ có sự khác biệt tại giữa mỗi quốc gia tuy nhiên nó
được xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu. Về tầm nhìn của
Unilever toàn cầu, đó là làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến hay cụ thể
hơn chính là phát triển song song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội về
giảm thiểu tác hại tới môi trường. Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích sẽ
giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong
tương lai phải là doanh nghiệp có khả năng phục vụ được xã hội. Điều này cũng lý
giải cho sự hình thành của Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững mà Unilever đã triển
khai cách đây 10 năm, trong đó Unilever cố gắng tách biệt giữa sự phát triển của
doanh nghiệp với ảnh hưởng tới môi trường, đồng thời gia tăng sức ảnh hưởng tích
cực lên xã hội.

Mục tiêu chiến lươc

- Chiếm lĩnh khoảng 50-60% thị phần tại thị trường Việt Nam về cung cấp
các loại sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình, đưa công ty trở thành người dẫn
đầu trong lĩnh vực kinh doanh này.

- Tốc độ tăng doanh số hàng năm cho các loại sản phẩm này hàng năm đạt
khoảng 20-25%.

- Tiếp cận tới hầu hết các khách hàng thuộc đối tượng có thu nhập trung bình
và chiếm đại đa số trong xã hội Việt Nam.

- Tìm cách làm thích nghi hoá, “ Việt Nam hoá các sản phẩm của công ty “

Triết lý kinh doanh

“Kinh doanh hướng đến sự phát triển bền vững” chính là triết lý kinh doanh
chung của Unilever trên toàn cầu, là kim chỉ nam cho mọi hành động của mỗi thành
viên trong gia đình Unilever

Triết lý kinh doanh bền vững của Unilever đã có mặt ngay từ khi tập đoàn này
đặt chân tới Việt Nam năm 1995 và càng được cụ thể hóa và củng cố mạnh mẽ hơn
với Kế hoạch phát triển bền vững khởi động năm 2010 hướng đến 3 mục tiêu quan
trọng: tăng cường vệ sinh, sức khỏe và điều kiện sống cho hơn 1 tỉ người trên toàn
12

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


thế giới, giảm thiểu tác động đến môi trường và tối đa hóa những tác động tích cực
về mặt xã hội.

Giá trị cốt lõi của Unilever Việt Nam:

- Kinh doanh liêm chính

- Mang lại ảnh hưởng tích cực và không ngừng cải tiến

- Xác định mục tiêu

- Luôn sẵn sang họp tác.

2.3.3. Cấp độ thứ ba – Những quan niệm chung

Với tôn chỉ “Con người là tài sản quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự
thành công của doanh nghiệp”. Unilever đã tổ chức rất nhiều chương trình nhằm đào tạo
và phát triển nhân tài tại doanh nghiệp. Đồng thời các chính sách quan tâm đến cuộc
sống của nhân viên cũng được Unilever tôn trọng.

Văn hóa doanh nghiệp cũng được quảng bá: Công bằng, tôn trọng, mạnh dạn
trao quyền, luôn đón nhận những điều mới, những con người mới, những ý kiến khác
biệt. Nó đã giúp Unilever luôn phát triển văn hóa doanh nghiệp và gắn kết nhân viên
với nhau, các phòng ban khác nhau.

Các giá trị văn hóa được công nhận, đó là các hoạt động xã hội được mọi người
biết
đến

Quan điểm phát triển của công ty với 3 mục tiêu chính:

- Unilever sẽ giúp trên một tỉ người cải thiện sức khỏe và hạn phúc của mình.

- Unilever sẽ cắt giảm một nửa ảnh hưởng môi trường trong việc sản xuất và sử
dụng các sản phẩm của Unilever.

- Unilever sẽ tăng cường sinh kế của hàng ngàn người trong chuỗi cung ứng của
mình.

2.4. Những mặt đạt được – hạn chế trong biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của
Unilever Việt Nam

Mặt đạt được

13

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


- Unilever Việt Nam đã xây dựng, xác định riêng cho mình những giá trị, triết
lý hoạt động. Chẳng hạn như sự cụ thể hóa phương châm hành động mà đã được
hơn 2000 nhân viên Unilever cùng đồng ý xây dựng nên đó là:

1. Dám nghĩ dám làm (Dream it & Do it)

2. Học hỏi mọi nơi, ứng dụng mỗi ngày (Learn Everywhere & Apply Everday)

3. Lên kế hoạch tốt, hành động chính xác (Plan well & Do it right the first
time)

4. Cùng hỗ trợ, cùng tranh đua (Support Each other & Challenge together)

5. Quyết thành công, mừng thắng lợi (Make it Success & Celebrate it)

- Mô hình kinh doanh bền vững tập trung phát triển văn hoá doanh nghiệp của
Unilever và tiếp tục nỗ lực phát triển những đóng góp cho doanh nghiệp. Unilever
cũng đã và đang củng cố doanh nghiệp bằng cách giúp thúc đẩy văn hoá doanh
nghiệp Unilever, tăng trưởng và sự tín nhiệm, và giảm thiểu rủi ro và chi phí.

- Unilever Việt Nam luôn đặt chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất
trong kinh doanh.

- Thay vì những mục tiêu ngắn hạn, ngay từ khi nhân viên bắt đầu gia
nhập môi trường làm việc, Unilever đã vạch ra những kế hoạch chiến lược
lâu dài. Công ty mong muốn tạo được niềm tin cho nhân viên để họ có thể
yên tâm phát triển năng lực và cống hiến cho công ty. Ngoài việc nâng
cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên tại môi trường trong nước, Unilever
cũng chú trọng đưa họ ra nước ngoài làm việc để có được đội ngũ nhân lực
chất lượng cao.

Mặt hạn chế

- Unilever Việt Nam có nhiều sản phẩm bán lẻ đa dạng nhưng Unilever
vẫn đang gặp phải sự kém đa dạng cho các dòng sản phẩm ngoài mặt hàng
tiêu dung

- Là một công ty có nguồn gốc Châu Âu, chiến lược quảng bá sản
phẩm

14

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


của Unilever chưa phù hợp với phong cách Á Đông

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ/ BÀI HỌC CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ
Việc nghiên cứu biểu hiện văn hóa của doanh nghiệp là một việc cần thiết. Nó
giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn vị trí của mình và từ đó rút ra bài học cho các
nhà quản lý:

(1) Có một chân lý mà không ai có thể phủ nhận đó là “một nhà lãnh đạo giỏi
phải đủ sức tạo được môi trường văn hóa cho phép đội ngũ nhân viên của doanh
nghiệp phát huy tối đa khả năng của mình”, doanh nghiệp có môi trường văn hóa
làm việc tốt sẽ luôn khuyến khích nhân viên dưa ra sáng kiến, ý tưởng…để nâng
cao hiệu quả công việc.Tập trung xây dựng, đào tạo mang lại nhưng cơ hội thăng
tiến cho nhân viên khiến họ có động lực và cống hiến nhiều hơn đem lại thành công
cho doanh nghiệp.

(2) Thành công của một doanh nghiệp rõ ràng phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng thu hút nhân tài của người lãnh đạo, nhưng cách mà người đứng đầu quản lý
nhân tài ấy mới chính là nền tảng văn hóa doanh nghiệp.

(3) Phải xây dựng lên sản phẩm có những tiêu chuẩn, giá trị riêng cho mình
chứ đừng bắt chước.

(4) Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới, tầm nhìn chính là bức
tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai, tầm nhìn chính là định hướng để
xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

(5) Gắn văn hóa doanh nghiệp vào hầu hết các hoạt động doanh nghiệp, ở các
cấp độ khác nhau, văn hóa doanh nghiệp được coi là tài sản đặc biệt của doanh
nghiệp, tài sản này không chỉ coi là tài sản của bản thân doanh nghiệp mà là tài sản
quốc gia và đều phải xem xét ở các cấp độ khác nhau.

Như vậy văn hóa doanh nghiệp chính là những giá trị chuẩn mực chung được
mọi người tuân theo, hướng mọi người vào mục tiêu chung vì sự phát triển của
doanh nghiệp. Tạo nên giá trị niềm tin của mọi thành viên trong tập thể với đường
lối tương lai phát triển của doanh nghiệp tạo nên lòng tin của khách hàng đối với

15

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, tạo lập được vị thế trên thương trường
khiến đối thủ canh tranh phải kinh nể.

Unilever Việt Nam tự hào là một trong số ít các công ty có nền văn hóa đặc
sắc và không thể trộn lẫn đâu được. Yếu tố xây dựng một văn hóa xây dựng một
văn hóa doanh nghiệp mạnh phù hợp với xu thế thời đại, thể hiện ở nhiều mặt, kiến
trúc phù hợp, sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, logo mang lại sự hài hòa,
nhân viên của công ty ăn mặc lịch sự…Tất cả những điều trên điều khẳng định
Unilever Việt Nam một thương hiệu mạnh, tuy là công ty đa quốc gia nhưng khi
đến với Việt Nam công ty đã hội nhập được văn hóa Việt.

Unilever Việt Nam xứng đáng là một doanh nghiệp mạnh, là nơi làm việc tốt
nhất Việt Nam, là thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất và là một
bài học cụ thể cho bất kì một cá nhân hay một tổ chức nào muốn xây dựng cho
mình một công ty thành đạt thì trước hết phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù
hợp.Nhìn chung Unilever đã được được kết quả đáng tự hào trong việc xây dựng
văn hóa doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh giá cao hơn đối
thủ cạnh tranh ở tất cả các mặt. Với triết lý kinh doanh hướng đến sự bền vững đã
mang lại cho Unilever Việt Nam sự thành công đáng kể và ngày càng chắc chắn
hơn

Tuy nhiên ngoài mặt đạt được, Unilever Việt Nam cũng có mặt hạn chế nhưng
cũng dần được khắc phục qua từng ngày và càng được nâng cao hơn. Cùng với sự
thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới, Unilever Việt Nam đã hòa nhập được
trên các phương diện và giải quyết hài hòa trên giữa các mối liên hệ và đã xây dựng
văn hóa doanh nghiệp với những bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt, sáng
tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến hội nhập nhừng phải phù hợp với tình hình và
bẳn sắc văn hóa Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ tác động đến hướng đi
chung của doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp đến mọi tinh thần và khả năng
làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp.

16

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An Việt Hùng, 2019. Văn hóa doanh nghiệp là gì? 6 yếu tố để xây dựng văn
hóa doanh nghiệp < https://anviethung.vn/van-hoa-doanh-nghiep-la-gi.html>.
[Ngày truy cập: 14 tháng 11 năm 2019]

2. Giá trị cốt lõi của một công ty là gì? <https://dvdn247.net/gia-tri-cot-l >

3. Logo Unilever – Biểu tượng của sáng tạo và sự gắn kết <https://goldidea.vn/y-
nghia-logo-unilever/>

4. Son Anh Blog. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp
<https://sonanhbiz.wordpress.com/2018/05/15/cac-cap-do-cua-van-hoa-doanh-
nghiep>. [Ngày truy cập: 15 tháng 08 năm 2018]

5. Tuấn Anh – Marketing Al. Unilever là gì? Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược của
Unilever tại Việt Nam < https://marketingai.admicro.vn/unilever-la-gi/>. [Ngày truy
cập: 29 tháng 04 năm 2021]

6. Top 10 mẫu áo đồng phục đẹp của các tập đoàn lớn <https://wego.net.vn/top-
10- mau-ao-dong-phuc-dep-cua-cac-tap-doan-lon/>

7. Unilever Việt Nam khánh thành trụ sở văn phòng trước thềm Xuân Canh Tý

<https://cafebiz.vn/unilever-viet-nam-khanh-thanh-tru-so-van-phong-truoc-them-
xuan-canh-ty-20200121190818192.chn>. [Ngày truy cập: 21 tháng 01 năm
2020]

8. https://www.unilever.com.vn/about/who-we-are/introduction-to-unilever/

17

Downloaded by Xang Th (xanglatui1703@gmail.com)

You might also like