You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ QTKD

SẢN PHẨM TỰ HỌC


Mã học phần: BAD202 Tên học phần: Văn hoá kinh doanh

Họ và tên sinh viên: Phạm Ngọc Anh


Mã sinh viên: 225D100008
Lớp: 220D10A
A. QUY ĐỊNH CHUNG
- Sinh viên dành tối thiểu 15 tiết tự học tại Thư viện nhà trường để thực hiện
sản phẩm tự học này. Các giáo trình, tài liệu tham khảo gồm:
[1] Dương Thị Liễu (2020), Giáo trình văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh
tế quốc dân, Hà Nội.
[2] Dương Thị Liễu (2021), Văn hóa doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
[3] Vũ Huyền Trang (chủ biên, 2017), Giáo trình văn hóa kinh doanh (Lưu
hành nội bộ), Trường đại học Hùng Vương, Phú Thọ.
[4] Nguyễn Mạnh Quân (2015), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hoá
công ty, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
- Sản phẩm tự học được đánh giá theo 02 mức ĐẠT và KHÔNG ĐẠT. Sản
phẩm tự học được đánh giá ở mức ĐẠT khi có không quá 03 module của học phần
được đánh giá mức KHÔNG ĐẠT.
B. PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
Đánh giá Nhận xét, ghi
Tên module
chú
Module 1. Nhập môn văn hóa kinh doanh  Đạt  Không đạt
Module 2. Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh  Đạt  Không đạt
doanh

Module 3. Văn hóa kinh doanh Việt Nam  Đạt  Không đạt

Module 4. Văn hóa kinh doanh quốc tế  Đạt  Không đạt


Đánh giá chung  Đạt  Không đạt

Phú Thọ, ngày … tháng … năm……….


GIẢNG VIÊN ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ và tên)

1
C. NỘI DUNG SẢN PHẨM TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
Module 1. Nhập môn văn hóa kinh doanh
1. Sau khi nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cương học phần,
anh/chị hãy mô tả ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cơ bản của module này.
1.1. Khái niệm:
- Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá
trình lịch sử
- Đặc trưng của văn hóa: mang tính tập quán, mang tính cộng đồng, mang tính
dân tộc, tính chủ quan, tính khách quan, tính kế thừa, tính có thể học hỏi được, tính
luôn tiến hóa
- Các yếu tố cấu thành văn hóa: VH vật chất, VH tinh thần
- Bốn đặc điểm quan trọng giúp phân biệt sự khác nhau giữa các nền VH
+ Thứ nhất là sự đối lập giưa chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể
+ Thứ hai là sự phân cấp trong XH
+ Thứ ba là tính đối lập nữ quyền hay nam quyền
+ Thứ tư là thái độ với rủi ro
- Chức năng và vai trò của văn hóa
A, chức năng của văn hóa:
+ Chức năng giáo dục
+ Chức năng nhận thức
+ Chức năng thẩm mĩ
+ Chức năng giải trí
B, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội
- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển XH
- Văn hóa là động lực phát triển XH
- Văn hóa là linh hồn và hệ điều tiết của phát triến
1.2. Khái niệm chung về VHKD:
1.2.1. Khái niệm
- Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính là triết lý kinh
doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa
ứng xử trong hoạt động kinh doanh.
1.2.2. Các đặc trưng của VHKD
- Tính tập quán
- Tính cộng đồng
- Tính dân tộc

2
- Tính chủ quan
- Tính khách quan
- Tính kế thừa
- Tính học hỏi
- Tính tiến hóa
1.2.3. Các nhân tố tác động đến VHKD:
- Các nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh: văn hóa xã hội, văn hóa dân
tộc; thể chế xã hội; sự khác biệt và sự giao lưu văn hóa; khách hàng; các yếu tố nội bộ
doanh nghiệp
- Vai trò của văn hóa kinh doanh: là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh
bền vững, là nguồn lực phát triển kinh doanh, tạo điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc
tế
2. Đối chiếu với các nội dung đã xác định ở trên, anh/chị hãy vận dụng phân
tích các yếu tố cấu thành, các nhân tố tác động đến VHKD của một doanh nghiệp cụ
thể
 Văn hóa hữu hình:
- Cả 3 nhà máy của Coca cola đều đặt ở nơi có vị trí thuận lợi giao thông đường bộ
phù hợp cho các phương tiện giao thông vận tải dễ dàng di chuyển. Mỗi nhà máy đều
nổi bật bởi logo khích thước lớn được trang trí hiện đại, trẻ trung, năng động. Màu đỏ
tượng trung cho mặt trời, ánh sáng, sức nóng và năng lượng. Dòng chữ màu trắng uốn
lượn biểu hiện cho sự mát mẻ, sảng khoái phù hợp với logo của hãng nước giải khát
- Hằng năm mỗi nhà máy tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. HCM đều tổ chức cho nhân
viên những dịp sinh hoạt văn hóa chung nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa các nhân
viên. Ngoài ra teambuilding cũng là trải nghiệm không thể thiếu tại Coca cola
- Tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện
- Đầu tư phát triển những dây chuyền sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường
 Giá trị tuyên bố:
- Tầm nhìn được thể hiện rõ trong tiêu chí phát triển của công ty, xác định giá trị
lâu dài và những giá trị cơ bản mà công ty hướng tới:
+ Nhân viên: trở thành nơi làm việc để thức đẩy các nhân viên làm việc có hiệu
quả nhất
+ Danh mục đầu tư: mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đồ uống
chất lượng và đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng
+ Với các đối tác: duy trì hệ thống hiệu quả giữa khách hàng và nhà phân phối,
phối hợp để tạo ra những giá trị bền vững
+ Với xã hội: có trách nghiệm tạo ra sự khác biệt thông qua việc xây đắp và hỗ
trợ xây dựng xã hội bền vững

3
+ Lợi nhuận: tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn để mang lại lợi ích tốt nhất cho
các cổ đông song song đến mối quan tâm đến xã hội
- Sứ mệnh là hoạt động theo tiêu chuẩn mà công ty đánh giá cao trong chính những
hoạt động và quyết định : xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, tạo nguồn cảm hứng cho những
giây phút lạc quna và hạnh phúc, tạo nên giá trị và sự khác biệt
 Những quan niệm chung:
Triết lý kinh doanh:
- Cam kết chất lượng tốt nhất với tiêu chuẩn cao nhất
- Cam kết về sự hoàn hảo, luôn làm việc tốt hơn cả sự kì vọng của khách
hàng
- Cam kết về sự chân thực là nền tảng của mọi mối quan hệ, luôn làm
những điều đúng đắn ngay cả khi không ai kiểm tra
- Cam kết về sự tôn trọng và tin tưởng các đối tác, các nhân viên, người
tiêu dùng, khách hàng, cổ đông và xã hội
Giá trị cốt lõi:
- Tính lão đạo: dũng cảm để hình thành một tương lai tốt đẹp hơn
- Tính trung thực – Đáng tin cậy – Lòng nhiệt huyết
- Sự phong phú, đa dạng các nhãn hàng
- Làm việc có trách nghiệm, việc gì cũng phải làm tốt nhất
- Kỹ năng và tinh thần trách nghiệm làm việc nhóm

Module 2. Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh


1. Sau khi nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cương học phần,
anh/chị hãy mô tả ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cơ bản của module này.
2.1. Triết lý kinh doanh:
- Triết lí kinh doanh là những tư tưởng khái quát về kinh doanh, các tư tưởng này
phải sâu sắc được chắt lọc, đúc rút từ thực tiễn kinh doanh có tác dụng định
hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh
- Vai trò triết lí kinh doanh :
+ Là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững
của doanh nghiệp
+ Là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp
+ Là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo ra một
phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp
- Nội dung triết lí kinh doanh :
+ Sứ mệnh của doanh nghiệp
+ Hệ thống các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
+ Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp
4
- Cách thức xây dựng triết lí kinh doanh :
+ Những điều kiện cơ bản: điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp
và kinh nghiệm của người lãnh đạo; điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh
đạo; điều kiện về sự chấp nhận tự giác của đội ngũ cán bộ , công nhân viên
+ Cách thức xây dựng:
Cách 1: Qua quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp đúc kết kinh nghiệm khái quát hóa
thành quan điểm mang tính triết lý để chỉ đạo kinh doanh
Cách 2: Chủ doanh nghiệp hoặc một bộ phận soạn thảo triết lý kinh doanh sau đó lấy ý
kiến đóng góp của tập thể để hoàn thiện
Cách 3: Mời chuyên gia tư vấn

2.2. Đạo đức kinh doanh


2.2.1. Khái niệm
- Đạo đức kinh doanh bao gồm những quy định và tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi
trong giới kinh doanh
- Vai trò đạo đức kinh doanh:
+ Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh
+ Góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp
+ Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên
+ Góp phần làm hài lòng khách hàng
+ Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
+ Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia
2.2.2. Phân biệt đạo đức KD và trách nhiệm XH
- Khái niệm: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp
đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn
mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động
- Khía cạnh của trách nhiệm XH:
+ Khía cạnh kinh tế
+ Khía cạnh pháp lý
+ Khía cạnh đạo đức
+ Khía cạnh nhân văn
- Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm XH
Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm XH
Bao gồm những quy định và tiêu Là nghĩa vụ của một doanh nghiệp
chuẩn chỉ đạo hành vi trong giới kinh hay cá nhân phải thực hiện đối với xã
doanh. hội nhằm đạt được nhiều nhất những

5
tác động tích cực và 28 giảm thiểu
các tác động tiêu cực đối với xã hội
Những quy định của đạo đức kinh Là những cam kết với xã hội.
doanh thể hiện rõ ràng những phẩm
chất đạo đức của tổ chức kinh doanh.
Liên quan đến những nguyên tắc và Quan tâm đến hậu quả của những
quy định chỉ đạo những quyết định quyết định của tổ chức đối với xã hội.
của cá nhân và tổ chức.
Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng
xuất phát từ bên trong tổ chức. xuất phát từ bên ngoài.

- Biểu hiện đạo đức kinh doanh:


+ Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá, bảo
vệ người lao động
+ Đạo đức trong marketing: quảng cáo phi đạo đức, bán hàng phi đạo đức, thủ
đoạn phi đạo đức với đối thủ
+ Đạo đức trong hoạt động kế toán, tài chính
 Quan hệ với đỗi tượng hữu quan: chủ sở hữu, người lao động, khách hàng,
đối thủ cạnh tranh
- Xây dựng đạo đức kinh doanh:
 Phân tích hành vi: nhận diện vấn đề, phân tích quá trình ra quyết định đạo
đức bằng Algorithm
 Xây dựng đạo đức kinh doanh:
+ Xây dựng 1 chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả
+ Xây dựng và truyền đạt trên phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức
+ Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn và
việc tuân thủ đạo đức
+ Cải thiện liên tục chương trình và tuân thủ đạo đức
2.3. Văn hóa doanh nhân
- Khái niệm: là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lựa, tạo ra
và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình
- Những yếu tố tác động: yếu tố văn hóa, yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị pháp luật
- Các bộ phận cấu thành: năng lực của doanh nhân, tố chất của doanh nhân, đạo
đức của doanh nhân, kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội
- Đạo đức của doanh nhân:
+ XĐ hệ thống giá trị đạo đức làm nền tàng hoạt động
+ Nỗ lực vì sự nghiệp chung

6
+ Kết quả công việc và mức dộ đóng góp cho XH
- Phong cách doanh nhân:
+ Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân: văn hóa cá nhân, tâm lý cá nhân,
kinh nghiệm cá nhân, nguồn gốc đào tạo, môi trường XH, sự hội nhập và thách thức
+ Những nguyên tắc định hình 1 phong cách tốt của doanh nhân: không tự thỏa
mãn, vượt qua rào cản nhanh chóng, hiểu từng tiểu tiết, vận dụng và dồn nỗ lực vào
công việc, biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người
+ Một số phong cách điển hình: Phong cách “ con sói đon độc”, phong cách gia
trưởng, phong cách ủy thác,...
2.4. Văn hóa doanh nghiệp
- Tổng quan
+ Khái niệm: là những giá trị cốt lõi, niềm tin, hành vi, thái độ được chia sẻ, đặc
trưng cho các thành viên và ban lãnh đạo trong cách hoạt động, thực hiện các nhiệm
vụ kinh doanh.
+ Các mức độ:
Mức 1: Quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp: kiến trúc, lễ nghi, logo...
Mức 2: Những giá trị được tuyên bố: quy định, nguyên tắc,triết lý,...
Mức 3: Những quan niệm chung: niềm tin, nhận thức,...
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Tác động tích cực: tạo nên phong thái DN, tạo nên lực hướng tâm cho toàn DN,
khích lệ quá trình đổi mới và sáng chê
+ Tác động tiêu cực: cơ chế quản lí cứng nhắc, chi phối sự cố gắng của nhân viên
gây ảnh hưởng xấu và tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh
- Các giai đoạn hình thành:
+ Các yếu tố ảnh hưởng: VH dân tộc, người lãnh đạo, những giá trị tích lũy
+ Các giai đoạn hình thành: giai đoạn non trẻ, giai đoạn giữa, giai đoạn chín muồi
và nguy cơ suy thoái
- Sự thay đổi:
+ Quá trình thay đổi: “những thông tin tiêu cực” và “ an toàn tâm lý”
+ Thay đổi: có thể có sai lầm, thay đổi từ cốt lõi
+ Củng cố những thay đổi: cần củng cố lại và tạo ra thông tin tích cực
2.5. Văn hóa ứng xử trong kinh doanh
- Văn hóa ứng xử trong nội bộ DN
 Vai trò và biểu hiện:
+ Vai trò: giúp DN dễ dàng thành công, làm đẹp hình tượng công ty, tạo
điều kiện phát huy dân chủ cho nhân viên, giúp củng cố và phát triển địa vị mỗi
cá nhân
7
+ Biểu hiện: xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công khai, bình
đẳng; chế độ thưởng phạt công minh; thu phục được nhân viên dưới quyền;
khen cũng là 1 nghệ thuật, quan tâm đến nhân viên, xử lý tình huống hiệu quả;
thể hiện vai trò, tôn trọng, cư xử đúng mực, chia sẻ, nhiệt tình với cấp trên; xây
dựng tình bạn, giúp đỡ lẫn nhau.
 Tác động:
+ Xây dựng thái độ an tâm công tác
+ Mang lại hiệu quả công việc cao
+ Tạo hứng khỏi làm việc
+ Xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác
+ Xây dựng VHDN có bản sắc riêng
- Những điều cần tránh:
 Đối với nhà lãnh đạo: thiếu kỷ luật, phán đoán kém, thiếu nhạy cảm
trước nhu cầu của người khác, quá nghiêm khắc hoặc hiền lành, phản bội
niềm tin, thích đưa ra lời khuyên, không có khả năng tư duy,…
 Đối với cấp dưới: kiêu ngạo, tỏ ra biết tuốt, đến trễ, lạm dụng việc nghỉ
ốm, ý thức kém, sử dụng điện thoại quá nhiều, phàn nàn,….
 Quan hệ đồng nghiệp: không đố kỵ , không nói xấu, hạn chế nhờ vả,
nghĩ trước khi nói, trốn tránh trách nghiệm, chia bè kéo phái,…
- VH ứng xử trong đàm phán và thương lượng:
 Quan niệm: có 4 kết quả đàm phán
 Biểu hiện:
+ Hành vi, ngôn ngữ
+ Kỹ năng đặt câu hỏi
+ Kỹ năng trả lười
+ Kỹ năng nghe
- VH trong định hướng tới khách hàng:
 Bồi đắp sự đồng cảm với khách hàng
 Tuyển người có định hướng khách hàng
 Mở “kho” thông tin khách hàng
 Tạo điều kiện tương tác trực tiếp với khách hàng
 Liên kết văn hóa với các kết quả đầu ra
 Khuyến khích thông qua tưởng thưởng

8
2. Đối chiếu với các nội dung đã xác định ở trên, anh/chị hãy vận dụng phân tích các
yếu tố cấu thành VHKD của một doanh nghiệp cụ thể
• Môi trường làm việc của Coca Cola
Môi trường làm việc của Coca Cola mang đến cho người lao động một không
gian theo tiêu chuẩn quốc tế. Các khu văn phòng hay khu nghỉ giải lao đều vô
cùng hiện đạo và nhiều tiện ích. Với không gian làm việc trẻ trung, nhân viên
được hướng đến những sự sáng tạo đối với các bộ phận chuyên biệt, còn đội
ngũ sản xuất thì được đặt các yếu tố an toàn lao động lên hàng đầu. Tất các các
không gian từ ăn uống đến khu vực vệ sinh đều được chú trọng dù là những chi
tiết nhỏ nhất.
• Bữa ăn cho nhân viên
Bữa ăn vô cùng quan trọng, đây là nguồn năng lượng giúp cho nhân viên có thể
đầy đủ sức khỏe để làm việc. Coca Cola cho phép nhân viên được tăng khẩu
phần ăn trưa khi cần thiết, nguyên liệu đầu vào được kiểm tra ăn toàn và chặt
chec, tỷ lệ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn.Không chỉ vậy, thực đơn bữa ăn cũng
được liên tục đổi với và đa dạng, có cả khẩu phần dành cho người ăn chay.
Nhân viên được tự do lựa chọn nước uống yêu thích miễn phí từ hệ thống tủ
lạnh trong không gian làm việc
• Tinh thần đồng đội
Tại Coca Cola, những kết quả của tập thể sẽ được đánh giá cao hơn những kết
quả cá nhân. Doanh nghiệp luôn khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt những
mục tiêu của mình, nhưng bên cạnh đó luôn có sự quan tâm và giúp đó những
thành viên khác trong nhóm, trong phòng ban và trong cùng công ty để hoàn
thành các mục tiêu công việc cá nhân, hướng tới những mục tiêu chung.“Một
công ty. Một đội ngũ. Một đam mê” đây là một câu nói mà Coca Cola luôn áp
dụng gắn liền đối với văn hóa doanh nghiệp của mình.Nhân viên cũng được
tham gia rất nhiều hoạt động nhóm để gia tăng tình cảm đồng đội như các hoạt
động nội bộ, hoạt động cộng đồng, các buổi tiệc,...
• Văn hóa học tập tại Coca Cola
Khi bước chân tới môi trường làm việc của Coca Cola, bạn không chỉ làm việc
mà còn được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu đối với công việc của bộ
phận mình phụ trách. mỗi một nhóm hoạt động sẽ có những chương trình đào
tạo khác nhau, được học các kỹ năng theo tiêu chuẩn của tập đoàn, các khóa
huấn luyện về phần mềm,... Từ đó mỗi nhân viên sẽ được phát huy tối đa khả
năng của bản thân, trí tuệ và sự sáng tạo để đóng góp chung vào sự phát triển
của doanh nghiệp.

9
Module 3. Văn hóa kinh doanh Việt Nam
1. Sau khi nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cương học phần,
anh/chị hãy mô tả ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cơ bản của module này.
3.1. Nhận diện VHKD tại Việt Nam
 Thời kì phong kiến: mờ nhạt do việc kinh doanh không được coi trọng
 Thời kì Pháp thuộc: “ đạo làm giàu” nảy sinh, Chủ tịch tôn vinh doanh nhân sau
khi VN ra đời
 Giai đoạn 1954 – 1975:
+ Miền Nam: ảnh hưởng sâu sắc kiến thức kinh doanh hiện đại của Mỹ, một số ảnh
hưởng xấu hình thành
+ Miền Bắc: nghề buôn bsn bị coi rẻ, hăng hái lao động thể hiện lòng yêu nước
 Giai đoạn 1975: triết lí kinh doanh “ trông chờ và ban phát”, cán bộ có trách
nghiệm trong ngành thương

- Nhận diện VHKD thời kì trong quá trình đổi mới:


 Chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
 Doanh nhân VN được tôn trọng
 Có sự khuyến khích của Chính phủ
 VHKD trước hết cần phải được thấm đẫm trong các hoạt động kinh doanh

- Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết:


 Tinh thần hợp tác, tương trợ trong hội đồng doanh nhân
 Xây dựng triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh
 Giữ chữ tín trong kinh doanh
 Bảo vệ môi trường tự nhiên
 Giao tiếp kinh doanh với khách hàng

3.2. Một số đặc điểm VHKD tại Việt Nam


- Sắp xếp cuộc hẹn, lần đầu gặp gỡ đối tác kinh doanh: nên hẹn trước ít nhất
một tuần, đến đúng hẹn, trao đổi danh thiếp, nói chuyện xã giao, có thể sử
dụng tiếng anh
- Đàm phán: tạo không khí cởi mở, tránh hành vi bất lịch sự, sự kiên trì, các
thỏa thuận nên ngắn gọn, dễ hiểu, thận trọng với thỏa thuận bằng miệng, nên
thảo luận giá cả và phương thức thanh toán trong buổi đàm phán
- Các mối quan hệ kinh doanh:chia sẻ những vấn đề riêng tư để tạo sự thân
mật trong mối quan hệ
- Định hướng thời gian: luôn luôn phải đúng giờ
- Tâm lý tập thể: đề cao lợi ích nhóm, tinh thần tập thể cao

10
- Tôn trọng người cao tuổi, thứ bậc

- Nghi thức xã giao kinh doanh:


 Giao tiếp: tránh nói về vấn đề tình dục ,tôn giáo, chính trị....
 Cách xưng hô, chào hỏi: xưng hô theo tuổi, chức vụ, nên thường xuyên
nói xin lỗi và cảm ơn
 Tặng quà: không gói và bằng giấy đen, không mở quà ngay khi nhận
 Tiếp đãi: thường sắp xếp bữa ăn tối
 Trang phục kinh doanh: trang phục công sở
 Thể diện: bày tỏ sự kính trọng đối tác tùy thuộc vào vị trí và thâm niên
của người đó

2. Đối chiếu với các nội dung đã xác định ở trên, anh/chị hãy đánh giá nội
dung về VHKD tại Việt Nam
Trong sự phát triển của xã hội ngày nay, văn hóa kinh doanh không chỉ là yếu
tố tạo nên sự phát triển bền vững cho các chủ thể kinh doanh mà còn góp phần quan
trọng vào việc tạo dựng thương hiệu, uy tín, làm tăng lợi thế cạnh tranh cho nền kinh
tế của cả một đất nước.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, văn hóa kinh doanh ở Việt
Nam cũng bước đầu định hình và đạt được những thành tựu nhất định, biểu hiện ở triết
lý kinh doanh, chiến lược, cách thức kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Thực tế
đó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh.

Module 4. Văn hóa kinh doanh quốc tế


1. Sau khi nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cương học phần,
anh/chị hãy mô tả ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cơ bản của module này.
4.1. Những biểu hiện cơ bản:
- Giao tiếp trong môi trường kinh doanh đa văn hóa:
 Một số vấn đề về giao tiếp:
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ: không nên tỏ ra quá tự tin, sử dụng ngôn ngữ
miêu tả không phức tạp để giải thích quan điểm, thích nghi với văn hóa địa
phương
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ trong môi trường đa văn hóa: cần lưu ý các ăn
mặc và vẻ ngoài, giao tiếp bằng mắt, không gian cá nhân, tư thế, im lặng, cử chỉ
- Giao tiếp bằng văn bản:
 Phù hợp văn hóa đối tác, viết bằng ngôn ngữ đơn giản, lựa chọn tiếng
anh quốc tế, tránh sử dụng biệt ngữ và tiếng lóng
 Fax quốc tế

11
 Thư điện tử quốc tế
 Biên dịch tài liệu
- Đàm phán đa văn hóa:
 Nhũng khác biệt văn hóa đàm phán: quan điểm đàm phán, cách giải
quyết xung đột, cách thức ra quyết định
 Hợp đồng và các biến số văn hóa: luôn tìm kiếm các vấn đề trong tài liệu
bằng văn bản vì bản dịch có thể chưa chính xác
 Mẹo đàm phán:
+ Hiểu được tầm quan trọng của thứ bậc ở nước khác
+ Sắp xếp thứ tự ưu tiên
+ Tham khảo lịch sử
+ Xây dựng hồ sơ về các đối thủ đàm phán
+ Nắm bắt quá trình ra quyết định của họ
+ Trình bày luận điểm đơn giản, ngôn ngữ đơn giản
+ Chuẩn bị những luẩn điểm đối tác có thể đưa ra
+ Tận dụng vị thế
+ Thuyết phục chứ không tranh luận
+ Cho phép đối tác đi bước đầu tiên

4.2. Các đặc điểm VHKD của một số quốc gia:


- Nhật Bản:
 Cách chào có sự phân biệt theo thời gian, cúi chào là cả một nghệ thuật,
ngồi tôn trọng người lớn tuổi, ăn nói nhỏ nhẹ
 Luôn phải đúng giờ, người làm việc muộn được đánh giá cao
 Đưa danh thiếp bằng 2 tay, 1 mặt tiếng Nhật 1 mặt tiếng Anh
 Quần áo sạch sẽ, thẳng nép, sơ mi luôn bỏ trong quần
 Tằng quà là 1 nhu cầu tạo dựng mối quan hệ, món quà thể hiên sự trân
trọng không nói thành lời
 Khi đàm phán nên tiến hành nghiên cứu thị trường Nhật Bản, chuẩn bị
đầy đủ thông tin về công ty và sản phẩm, chuẩn bị đầy đủ hàng trực tiếp,
đàm phán bắt đầu từ giới thiệu sản phẩm xong giao dịch, có thái độ ôn
hòa, khiêm nhương,hợp đồng không cần quá tỉ mỉ và chi tiết
- Mỹ:
 Nên gọi nhau bằng: Mr, Mrs, Dr,...+ họ ; không gọi tên riêng với người
lớn tuổi hay có địa vị, chức vụ cao hơn
 Luôn phải đúng hẹn, cuộc hẹn thường nên kéo dài 30-45’

12
 Thường bắt đầu làm việc từ 9h sáng- 5h chiều, không nên đến bàn việc
kinh doanh vào tuần trước Noel và tuần sau Tết dương
 Danh thiếp không quan trọng nhưng vẫn được lưu giữ để liên hệ khi cần
 Không quá chú trọng cách ăn mặc nhưng trong công sở hay hội thảo, tiệc
... vẫn cần ăn mặc chỉnh tề và đẹp
 Không quan trọng tặng quà, có thể gây phiền toái
 Khi đàm phán cần chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Anh một cách rõ ràng; đội
ngũ đàm phán có năng lực và thông thạo tiếng Anh; nói thẳng trục tiếp
không lòng vòng; nhất định phải có hợp đồng để không bị rảng buộc
- Đức:
 Nên dùng Herr ( quý ông) và Frau ( quý bà), bắt tay cũng là một kiểu
chào phổ biến
 Nên hẹn trước 1,2 tuần và tuyệt đối không được đến muộn dù là 1-2’
 Ăn mặc nghiêm túc trong bất kì dịp nào, đeo trang sức chính hãng hoặc
không đeo
 Có thể thảo luận về chính trị và tôn giáo nhưng nên tránh bàn về đời
sống riêng tư
 Không nên tặng quá cho đến khi nhận được quà từ người Đức. Nên tặng
sách, bút,khăn, đồ handmade. Không nên tặng hoa hồng đỏ trừ người
yêu, hoa ly, hoa cúc trắng, rượu vang Đức và bia Đức cho người Đức
 Khi đàm phán hãy mang danh thiếp, có thể in bằng tiếng Anh; cuộc gặp
đầu thường diễn ra ở văn phòng làm việc;theo dõi cấp trên của đối tác để
biết mức độ trịnh trọng trong cư xử cần có; doanh nhân Đức không chấp
nhận rửi ro, rất thận trọng đặc biệt là chữ tín
 Trong quá trình đàm phán doanh nhân Đức giới thiệu 1 cách logic và
đưa ra quan điểm khẳng định vị thế, họ có thể khó chịu khi mong muốn
không được chấp nhận, tránh ngắt lời người khác, chất lượng quan tâm
hơn giá cả, đưa ra quyết định chậm và kéo dài, hợp đồng được soạn và
ký kết 1 cách nghiêm túc
- Trung Quốc:
 Người Trung thích được chào bằng tiếng Trung
 Nên tiếp xúc khi qua giới thiệu, buổi gặp đầu rất quan trọng
 Đi đúng giờ và có trình tự công việc rất được coi trọng
 Ăn mặc nghiêm túc, màu sắc trang nhã
 Sau giao dịch và mọi việc ổn thỏa mới nên tặng quà, nói rõ quà do công
ty/ tổ chức tặng, trao quà cho nhà lãnh đạo. Không nên tặng đồng hồ, đồ
sắc nhọn, ô, mũ màu xanh lá, khăn tay, hoa trắng, hoa sen, hoa cúc, đám
cưới không tặng lê, những đồ có số 4

13
 Khi đàm phán nên tiến hành 1 cách lặng lẽ, chú trọng việc thiết lập quan
hệ, không nói “ không” mà nên gợi í gián tiếp, kiên trì thay vì bực bội,
nhà đàm phán Trung Quốc muốn đạt được nhượng bộ từ nước ngoài, sử
dụng chiến thuật thời gian, sử dựng cấp bậc và địa vị như 1 vũ khí lợi hại

2. Đối chiếu với các nội dung đã xác định ở trên, anh/chị hãy phân tích những
biểu hiện và đặc điểm văn hoá kinh doanh của 1 doanh nghiệp nước ngoài
1. Giá trị Cốt lõi (Core Values): Coca-Cola có những giá trị cốt lõi như "Tận tâm đến
khách hàng", "Sáng tạo liên tục", "Tích cực và lạc quan", "Trung thực và chân thành"
và "Đoàn kết". Những giá trị này không chỉ là phương châm của công ty mà còn được
thấu hiểu và áp dụng bởi toàn bộ đội ngũ nhân viên.
2. Nhãn hiệu và Hình ảnh: Coca-Cola nổi tiếng với việc kết nối thương hiệu của mình
với niềm vui, hạnh phúc và sự kết nối giữa con người. Chiến lược tiếp thị của họ
thường sử dụng hình ảnh tích cực, gia đình và cộng đồng để tạo ra một liên kết mạnh
mẽ với khách hàng.
3. Quan hệ với Khách hàng: Coca-Cola chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ với
khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, sự tương tác trên các nền
tảng truyền thông xã hội, và chương trình trung thực với khách hàng. Họ tạo ra các
chiến dịch quảng cáo cá nhân hóa để tạo ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng.
4. Lãnh đạo và Quản lý: Coca-Cola có lãnh đạo tích cực và tập trung vào sự đổi mới.
Các quyết định quản lý thường được đưa ra dựa trên sự tận tâm đến khách hàng và sự
đổi mới liên tục, đặt nền móng cho sự phát triển và thành công.
5. Nhân sự: Chính sách nhân sự của Coca-Cola thường xuyên bao gồm chương trình
đào tạo liên tục để phát triển kỹ năng của nhân viên, cũng như các chính sách phúc lợi
và giữ chân nhân sự. Môi trường làm việc thân thiện và đa dạng có thể thúc đẩy sự
sáng tạo và hiệu suất cao của nhân viên.
6. Bền vững và Trách nhiệm xã hội: Coca-Cola cam kết với các mục tiêu bền vững và
trách nhiệm xã hội. Họ thực hiện các chiến lược để giảm thiểu tác động của sản xuất
đối với môi trường, tham gia vào các dự án giáo dục và y tế cộng đồng, và hỗ trợ các
nỗ lực xã hội khác.
7. Phương thức Kinh doanh: Mô hình kinh doanh toàn cầu của Coca-Cola là một yếu
tố quan trọng định hình văn hóa kinh doanh của họ. Khả năng làm việc linh hoạt với
nhiều thị trường và nền văn hóa khác nhau phản ánh sự linh động và sáng tạo trong
chiến lược kinh doanh của họ.

14

You might also like