You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

***

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

NĂM HỌC: 2021-2022

SINH VIÊN: ĐỖ ÁI LÂM

MÃ SINH VIÊN: 21050237

MÃ HỌC PHẦN: 211_BSA4018 11

GIẢNG VIÊN: PGS. TS ĐỖ MINH CƯƠNG

HÀ NỘI-2022
ĐỀ BÀI
1. Trình bày một cách tóm tắt về các nội dung chính đã học của học phần Văn hóa
doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh? Chỉ ra mối liên hệ giữa các phần nội dung
này?
2. Phân tích nội dung, đặc điểm VHDN của 1 doanh nghiệp Việt Nam mà em biết?
Nội dung, đặc đểm của VHDN có thay đổi theo thời gian không? Vì sao?
3. Tại sao nói kinh doanh trên không gian mạng có nhiều hành vi thiếu đạo đức và thủ
đoạn lừa đảo? Nước ta cần làm gì để nâng cao đạo đức trong kinh doanh hiện nay?

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 2
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................. 3
NỘI DUNG .....................................................................................................
I-Câu 1 ........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: Tổng quan về văn hóa và VHDN ..................................... 3
CHƯƠNG 2: Nhận diện hệ thống VHDN ............................................... 6
CHƯƠNG 3: Xây dựng và quản trị VHDN ............................................. 7
CHƯƠNG 4: Tổng quan về DDKD ......................................................... 8
CHƯƠNG 5: Nội dung của DDKD ......................................................... 9
CHƯƠNG 6: Xây dựng và thực hành DDKD trong DN ....................... 10
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC NỘI DUNG .............................................. 11
II-Câu 2 ...................................................................................................... 11
1. Văn hóa doanh nghiệp của TH True Milk ........................................ 11
2. Văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian hay không? ... 17
III-Câu 3 ..................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 19

1
LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà
Nội đã đưa học phần Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh vào chương trình học
của chúng em. Đây là cơ hội để em được tìm hiểu và nghiên cứu về môn học quan trọng,
bổ ích, thú vị này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Minh Cương, một người thầy tận
tâm đã mang đến cho chúng em những bài giảng lý thú và sinh động về văn hóa doanh
nghiệp và đạo đức trong kinh doanh. Nhờ thầy mà em có thêm kiến thức để hoàn thành
bài tập lớn này.
Dù em đã rất cố gắng hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất có thể nhưng do năng lực
còn hạn chế, kinh nghiệm còn ít ỏi nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong
thầy sẽ giúp đỡ, nhận xét, góp ý để bài tập lớn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. VHDN: Văn hóa doanh nghiệp
2. DDKD: Đạo đức kinh doanh
3. DN: Doanh nghiệp
4. NV: Nhân viên
NỘI DUNG
I-Câu 1
Học phần VHDN&DDKD gồm hai phần chính là VHDN và DDKD. Trong phần một:
VHDN được chia thành 3 chương, lần lượt trình bày các vấn đề sau:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về văn hóa và VHDN
1.Tổng quan về văn hóa. Ở chương này, người học được tiếp cận những kiến thức căn
bản về văn hóa như:
• Định nghĩa văn hóa (theo quan niệm ở phương Đông: hiện thực hóa cái đẹp và
phương Tây:sự nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp)
• Chức năng của văn hóa dựa trên quan điểm của nhiều Giáo sư nổi tiếng như GS. Trần
Ngọc Thêm, GS. Trần Quốc Vượng,...
• Ngoài ra, vai trò của văn hóa đối với bản thân con người nói riêng và xã hội nói
chung cũng được cũng được đề cập chi tiết trong học phần này. Ngoài vai trò là động
lực của sự phát triển xã hội, văn hóa còn thể hiện bản sắc riêng của một dân tộc, một
đất nước. Nói cách khác, văn hóa chính là bộ gen đặc trưng cho một tộc người, một
dân tộc.
2.Tổng quan về văn hóa kinh doanh. So với chương 1, chương này đã phần nào đi sâu
hơn vào kiến thức trọng tâm của học phần khi đề cập nhiều hơn đến văn hóa trong lĩnh
vực kinh doanh.
• Trong phần “khái niệm và cấu trúc văn hóa kinh doanh” nêu rõ: “Văn hóa kinh doanh
(business culture) là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể
kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương
tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh.”1. Cấu trúc của văn hóa kinh
doanh được xác định bao gồm: VHDN, DDKD, văn hóa doanh nhân và triết lý kinh

1
Dương Thị Liễu (2011), Giáo trình văn hóa kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3
doanh. Các thành tố này đều quan hệ với nhau một cách mật thiết. Sự giao thoa của
các thành tố này được biểu diễn trong hình dưới đây:

Đạo đức kinh


doanh
Văn hóa doanh
Triết lý kinh
nhân
doanh
Văn hóa
doanh nghiệp

• Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh được khẳng định là mối quan hệ biện chứng,
có tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó văn hóa là nền tảng, cơ sở cho một nền kinh
tế năng động và phát triển lành mạnh. Người ta thường nghĩ rằng văn hóa là thứ gì
đó chỉ có thể đạt được khi vật chất đã đủ đầy “phú quý sinh lễ nghĩa”, còn khi nghèo
khó người ta thường lãng quên nó, cho rằng đó chỉ là một yếu tố giải trí. Tuy nhiên,
kinh nghiệm thực tế của các nước trên thế giới cho thấy điều ngược lại: văn hóa
không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế mà có sức mạnh lớn lao tác động ngược
lại kinh tế. Nhật Bản có thể coi là một chuẩn mực của việc điều hòa hợp lý văn hóa
và kinh tế. Ta có thể thấy trên mỗi sản phẩm nội địa của người Nhật không bao giờ
có Tiếng Anh hay bất kỳ một ngoại ngữ nào khác ( trừ khi bạn mua hàng nhập khẩu
chính ngạch) với những đặc điểm thiết kế độc đáo mà ngay lập tức khi nhìn vào ta
nhận ra ngay đó là hàng hóa “made in Japan”. Nét đặc trưng ấy cùng chất lượng sản
phẩm cao, sự tỉ mẩn trong từng khâu sản xuất đã đưa Nhật từ một nước bại trận trong
Thế chiến thứ 2 trở thành một những cường quốc hàng đầu trên thế giới.
• Các hình thức biểu hiện và tác dụng của văn hóa kinh doanh: văn hóa kinh doanh có
thể biểu hiện hữu hình qua lối ứng xử, trang phục, tác phong,...hoặc nằm ẩn mình
phía trong những nền tảng đạo đức của chủ thể kinh doanh, tạo nên những giá trị cốt
lõi của doanh nghiệp. Khi ấy văn hóa kinh doanh đóng vai trò là kim chỉ nam cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4
3.Tổng quan về VHDN. Ở chương này học phần cũng đưa ra ba nội dung chính:
• Khái niệm về VHDN: là toàn bộ những nhân tố và sản phẩm văn hóa (vật thể/phi vật
thể) được DN chọn lọc, tạo ra, biểu hiện thường xuyên và rõ nét trong hoạt động kinh
doanh và đời sống của nó.
• Cấu trúc của một hệ thống văn hóa doanh nghiệp: học phần tập trung nghiên cứu mô
hình Edgar Schein như hình vẽ dưới đây.

Hữu hình

Các tư tưởng, giá trị


được đồng thuận

Các ngầm định nền móng, điều chỉnh


hành vi

Ngoài ra mô hình quả vải cũng được đề cập:


Triết lý phát triển, giá trị cốt lõi, quy tắc ứng xử

Thực hành, thói quen, nghi lễ, tục lệ

Tình cảm, hành vi, giao tiếp


Sản xuất, sản phẩm, đổi mới sáng tạo

• Vai trò, lợi ích của VHDN: học phần đã đưa ra những đóng góp hết sức to lớn của
VHDN đối với bản thân DN, NV, và của cả xã hội như: kiến tạo môi trường làm việc
hạnh phúc cho NV, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của DN, thể hiện trách
nhiệm của DN với cộng đồng,...

5
CHƯƠNG 2: Nhận diện hệ thống VHDN
1.Các hình thức tồn tại cơ bản của VHDN
• VHDN theo kiểu gia đình, gia trưởng: mọi người trong công ty có quan hệ gần gũi,
người lãnh đạo giống như người cha còn NV là con, đem lại sự hòa hợp giữa các
thành viên. Ưu điểm của hình thức này là gắn kết mọi người trong công ty nhờ lòng
trung thành và truyền thống gia đình. Tuy nhiên, hình thức này lại không phù hợp
với các công ty có quy mô lớn. Hành vi ứng xử đôi khi vẫn vì nể nhau mà không
kiên quyết.
• VHDN theo kiểu quan liêu, bao cấp: sử dụng nền văn hóa phân cấp, tiền lương được
tính theo thâm niên, khuyến khích NV làm việc lâu dài, giúp duy trì tính ổn định
trong kinh doanh. Tuy nhiên, kiểu quản lý này dễ dấn đến tình trạng quan liêu, xa rời
cấp dưới, về lâu dài không giúp thúc đẩy hiệu quả kinh tế, NV không được khai thác
tối đa tiềm năng.
• VHDN thích ứng định hướng vào thị trường: kiểu VHDN này sẽ linh hoạt hơn so với
VHDN theo kiểu quan liêu, bao cấp; cởi mở và đảm bảo tâm lý thoải mái cho NV và
lãnh đạo; coi trọng yếu tố phúc lợi và hiệu suất làm việc. Mục tiêu của DN là đạt
được nhiều thành tựu.
• VHDN sáng tạo định hướng vào sự đổi mới: cải tổ bộ máy rườm rà, có sự công nhận
và khen thưởng thành tích, cởi mở đón nhận phản hồi của NV, thúc đẩy sự giao tiếp
trong DN, tạo môi trường để NV được làm công việc phù hợp với năng lực, môi
trường năng động sáng tạo, không ngừng đổi mới.
2. Đánh giá hệ thống VHDN
• Mục tiêu xây dựng VHDN: giảm xung đột giữa các thành viên trong công ty, điều
phối và kiểm soát hành vi cá nhân, tạo động lực làm việc cho NV nhờ định hướng
rõ ràng của DN, tạo lợi thế cạnh tranh cho DN nhờ bản sắc riêng, câu chuyện truyền
cảm hứng riêng,...
• Phương pháp nhận diện, đánh giá DN: học phần tập trung nghiên cứu mô hình
OCAI. Mô hình này cũng đã góp phần làm rõ thêm đặc điểm của các hình thức tồn
tại của VHDN.

6
CHƯƠNG 3: Xây dựng và quản trị VHDN
1.Các yếu tố ảnh hưởng tới VHDN
• Vai trò người sáng lập, lãnh đạo DN
• Điều kiện tự nhiên và phương thức sản xuất
• Xã hội truyền thống và giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế
• Thể chế chính trị và thể chế quản lý kinh tế
• Lề lối làm việc, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
2.Quản trị VHDN
• Hoạch định hệ thống VHDN. Trước tiên cần xác định giá trị cốt lõi của DN làm
chuẩn mực.
• Tổ chức triển khai hệ thống VHDN: thu thập ý kiến NV, bắt đầu từ những hình thức
hữu hình như đồng phục, văn phòng, tác phong,...
• Lãnh đạo, quản trị việc triển khai, thực hành VHDN
• Kiểm soát quá trình xây dựng, phát triển VHDN
• Các bước thực hiện xây dựng hoặc thay đổi một hệ thống VHDN (gồm 8 bước-
theo GS. John Kotter)

7
3.Kinh nghiệm xây dựng và quản trị VHDN của thế giới và Việt Nam
Ở phần này, học phần đưa ra những ví dụ cụ thể để người học có thể phân tích và đánh
giá, tìm hiểu sau thêm về VHDN ở từng trường hợp. (Khải Silk, Google,...)
Phần 2: DDKD
CHƯƠNG 4: Tổng quan về DDKD
1.Khái niệm đạo đức và DDKD
• Khái niệm đạo đức: “Đạo đức là sự nghiên cứu về bản chất và nền tảng của đạo lý
trong mối quan hệ con người trong đó đạo lý được hiểu là sự công bằng, chuẩn
mực và quy tắc ứng xử.”2 Hiểu đơn giản, đạo đức là một hệ thống các quy tắc,
chuẩn mực điều chỉnh cá nhân và xã hội.
• Khái niệm DDKD: là hệ thống các tư tưởng, triết lý, nguyên tắc, quy phạm xã
hội,...có tác dụng kiến tạo, điều chỉnh, đánh giá các hành vi, hoạt động của con
người và tổ chức trong kinh doanh.
2.Nguyên tắc và chuẩn mực cơ bản của DDKD
• Tính trung thực
• Tôn trọng con người

2
Nguyễn Mạnh Quân (2007), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
8
• Gắn lợi ích DN với lợi ích xã hội
• Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
3.Mối quan hệ giữa đạo đức, văn hóa và pháp luật trong kinh doanh
• Phân biệt đạo đức, văn hóa và pháp luật trong kinh doanh
• Mối quan hệ giữa đạo đức, văn hóa và pháp luật trong kinh doanh: chúng có mối
quan hệ tác động tương hỗ nhau. Đạo đức là nền tảng xây dựng nên những quy định
của pháp luật, pháp luật là phương tiện giúp bảo vệ các giá trị đạo đức. Văn hóa
cũng được xây dựng trên nền tảng đạo đức và đạo đức tốt hay xấu cũng bị ảnh
hưởng bởi yếu tố văn hóa. Pháp luật có vai trò làm cơ sở pháp lý cho văn hóa được
phát huy ngày càng sâu rộng hơn nữa.
CHƯƠNG 5: Nội dung của DDKD
1.Nội dung, vai trò của DDKD
• Đạo đức đánh giá, điều chỉnh hành vi con người, tổ chức, tạo dư luận, áp lực xã hội.
• Đạo đức đối với sự phát triển nhân cách, uy tín và thương hiệu của DN: DDKD là
chuẩn mực về thái độ, phẩm chất của người làm kinh doanh. Nhờ vào đạo đức mà
doanh nhân có thể tự soi mình vào để sửa đổi cho phù hợp, theo hướng có lợi cho
hình ảnh cá nhân, hình ảnh công ty, từ đó tạo dựng thương hiệu riêng cho DN.
• Đức tính và hành vi của người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho xã hội:
ngoài mục tiêu kinh tế, người sản xuất còn nên quan tâm tới lợi ích cho xã hội như
sáng tạo ra cái mới, thúc đẩy thị trường, nâng cao trình độ người lao động,…
• Đạo đức của khách hàng và vấn đề văn minh, văn hóa ứng xử trong kinh doanh:
không chỉ doanh nhân hay DN cần thực hành DDKD mà ngay cả khách hàng cũng
cần tuân theo những quy chuẩn chung để trở thành người văn minh, lịch sự.
• Đạo đức kinh doanh qua cạnh tranh lành mạnh và thực hiện trách nhiệm với xã hội:
việc cạnh tranh lành mạnh giữa các DN cũng phần nào thể hiện DDKD; ngược lại
những hành vi cạnh tranh xấu, kém văn hóa đã vi phạm DDKD và tổn hại đến uy tín
của công ty. Các DN với DDKD tốt luôn quan niệm mục đích cuối cùng của kinh
doanh không phải lợi nhuận mà là góp phần kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn bằng
những sản phẩm của mình.
2.Thực trạng của DDKD ở Việt Nam hiện nay
• Thực trạng đạo đức của người sản xuất, dịch vụ: bất chấp sức khỏe khách hàng vì
lợi nhuận.

9
• Thực trạng đạo đức của người tiêu dùng và xã hội: bên cạnh những khách hàng
thông thái vẫn tồn tại những hành vi kém văn hóa như chen hàng, phản hồi sai sự
thật,…
• Thực trạng đạo đức của cán bộ, công chức quản lý kinh doanh: vẫn còn nạn tham
nhũng, sách nhiễu hòng thu lợi cá nhân.
• Đạo đức của người lãnh đạo, sáng lập DN: nhìn chung họ đều là người tài giỏi, làm
gương cho cấp dưới, có phẩm chất tốt, tuy nhiên vẫn còn một số vướng vào tai tiếng
đời tư hoặc lãnh đạo các công ty Nhà nước làm lợi bất chính.
• Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém về đạo đức và văn hóa kinh doanh: chế
tài pháp luật của Nhà nước chưa thật sự chặt chẽ, con người vẫn không cưỡng lại
được sức cám dỗ của đồng tiền, văn hóa trong kinh doanh chưa phổ biến rộng rãi
trong mọi DN, trình độ dân trí thấp,…
CHƯƠNG 6: Xây dựng và thực hành DDKD trong DN
1.Tổ chức và thực hiện chương trình DDKD
• Phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo, quản trị DN: cần có ứng xử đẹp, nhân cách
tốt để làm gương cho NV
• Xây dựng con người chuẩn mực và bộ quy tắc ứng xử của DN: xác định giá trị cốt
lõi của DN, từ đó giáo dục NV trở thành những người đại diện cho chúng, xây dựng
nền tảng văn hóa tốt cho công ty,…
• Truyền thông, giáo dục và xử lý phản hồi về DDKD: đưa hình ảnh công ty ra trước
công chúng nhiều hơn, giáo dục NV cách xử lý khi nhận được phản hồi không tốt,
sẵn sang sửa đổi cho phù hợp,…
• Phòng chống những rủi ro đạo đức trong kinh doanh
• Xử lý vấn đề khiếu nại, tố cáo vi phạm đạo đức và phòng chống tham nhũng: cởi
mở đón nhận ý kiến của khách hàng, xử lý thỏa đáng để tránh mất uy tín của DN;
tuyên truyền hậu quả của tham những để răn đe, đồng thời đưa ra chính sách lương
thưởng khuyến khích NV và lãnh đạo,…
• Tổ chức, quản lý chương trình xây dựng VHDN và DDKD của DN: lãnh đạo giám
sát sát sao các hoạt động gây dựng văn hóa cho công ty, biến nó thành thói quen.
2.Nguyên tắc quản trị chương trình DDKD
• Sự cam kết và gương mẫu của lãnh đạo, quản lý: đây là yếu tố hết sức quan trọng,
bởi họ là người đại diện cho hình ảnh của DN và cần phải thực hành nghiêm túc
văn hóa ứng xử.
10
• Khuyến khích tuân thủ kỷ luật, xây dựng cam kết của cá nhân, tập thể: tạo cơ chế
khen thưởng cho người làm tốt, phạt cho người vi phạm để khuyến khích thực hành
VHDN và DDKD.
• Đánh giá, thưởng phạt và tôn vinh công bằng, chính xác, kịp thời: làm gương cho
người khác, khuyến khích NV,…
• Đảm bảo quá trình học hỏi, hoàn thiện không ngừng của con người và tổ chức: cung
cấp tài nguyên cho NV và lãnh đạo, cập nhật kiến thức mới,…
3.Triển khai thực hành chương trình DDKD
• Xác định mục tiêu và xem xét bối cảnh, tình hình: xác định thời điểm thích hợp để
bắt đầu chương trình
• Xây dựng chương trình, nội dung DDKD: xác định giá trị tốt đẹp cần nhân rộng,
xây dựng lộ trình cụ thể.
• Tổ chức thực hiện: thực hiện nghiêm túc, quản lý sát sao.
• Đánh giá kết quả: đã đạt mục tiêu đề ra hay chưa, đề xuất phương án cải thiện.
• Điều chỉnh, thay đổi và hoàn thiện: để thực tiễn kiểm nghiệm tính phù hợp của kế
hoạch, từ đó có biện pháp sửa đổi, hoàn thiện những gì chưa hợp lý.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC NỘI DUNG:
DDKD và VHDN là bộ phận của VHKD; trong đó VHDN là sự thể hiện đặc thù của
văn hóa kinh doanh ở cấp độ công ty. VHKD bao gồm những giá trị mà chủ thể kinh
doanh tích lũy được trong suốt quá trình kinh doanh, có thể biểu hiện ra ngoài hoặc
không; còn VHDN là những giá trị được biểu hiện thường xuyên ra bên ngoài. VHKD
do nhiều bộ phận hợp thành, bao gồm cả VHDN, triết lý kinh doanh (do người sáng
lập định hình), DDKD (góp phần tạo nên VHDN, quyết định văn hóa tốt hay xấu),
văn hóa doanh nhân (có vai trò quan trọng với VHKD). Các thành tố này có quan hệ
biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, vừa bổ sung cho nhau, vừa quy định lẫn nhau,
làm tiền đề cho nhau.
II-Câu 2
1. VHDN của TH True Milk
Một trong những DN nổi bật với cơ sở VHDN mạnh ở Việt Nam là tập đoàn TH True
Milk. VHDN của họ đề cao giá trị của con người với mục tiêu cung cấp dòng sữa thuần
khiết, chất lượng để nuôi dưỡng cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ em Việt Nam.

11
Theo mô hình Edgar Schein, tầng trên cùng của VHDN là các biểu hiện hữu hình trong
hoạt động sản xuất và kinh doanh.Với TH, VHDN được thể hiện ngay ở logo của thương
hiệu. Logo lấy tông xanh làm chủ đạo đem lại cảm giác tươi mát, không rườm rà như
chính tâm niệm của người đứng đầu: tập trung vào chất lượng sản phẩm. Ngoài ra font
chữ được lựa chọn còn đem lại cảm giác chắc chắn, tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng.
Bông sen vàng cách điệu biểu trưng cho cam kết về chất lượng của sản phẩm. TH-True
Happiness- “hạnh phúc đích thực” cũng là nơi gửi gắm tâm nguyện của tập đoàn, đó là
mang lại dòng sữa thật, sạch, thuần khiết cho người tiêu dùng. Bản thân em đã từng sử
dụng các sản phẩm sữa tươi và kem của TH, so với các thương hiệu đình đám khác như
Vinamilk, Nestlé, Cô gái Hà Lan,…các sản phẩm của TH có giá thành nhỉnh hơn đôi chút
tùy dòng, nhưng chất lượng thực sự tương xứng với giá tiền. Hương vị sữa của TH ngậy,
béo, rất thơm và sữa có độ sánh nhất định, cảm giác sữa rất “thật” chứ không bị pha thêm
nhiều nước và các chất phụ gia như một số hãng khác, đúng với slogan “thật sự thiên
nhiên” của hãng.

Nếu đã từng đến của hàng của TH, bạn sẽ không khỏi ấn tượng với các cô bán sữa trong
trang phục xanh trắng giống như các cô gái làm việc trong trang trại bò sữa tạo cảm giác
vừa thân thiện vừa chuyên nghiệp. Ở đây, NV được đào tạo bài bản về quy trình sản xuất
sản phẩm từ nguồn thức ăn cho bò, cách nuôi dưỡng đến quy cách đóng gói và bảo quản
sản phẩm để có thể giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Mọi đồ dùng văn phòng phẩm
như giấy viết, phong bì, thư ngỏ,... đều có logo công ty, được đồng bộ hóa với trang phục
của NV. Chúng đã giúp TH trở thành thương hiệu nổi bật với bộ nhận diện thương hiệu
đặc trưng giữa hàng loạt các công ty kinh doanh thực phẩm và sữa khác.

12
Ở tầng hai của mô hình Edgar Schein là các tư tưởng, giá trị được đồng thuận trong toàn
công ty, bao gồm: sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, quy tắc ứng xử. Tầm nhìn chiến lược
của tập đoàn TH được thể hiện ngay từ những ngày đầu hoạt động kinh doanh: “Tập đoàn
TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm
sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên.” Qua đó ta có thể thấy mục tiêu của TH là trở thành
nhà sản xuất hàng đầu về thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên ở Việt Nam. Sinh
ra ở mảnh đất quê Bác đầy kiêu hãnh, bà Thái Hương- nhà sáng lập tập đoàn TH luôn theo
đuổi sứ mệnh cao cả: “Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, tập đoàn TH luôn nỗ lực hết
mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực
phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên - sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng.” Có thể nói,
tập đoàn TH luôn coi sự phát triển của con người là trung tâm cho hoạt động kinh doanh
của mình, đặt lợi ích riêng của tập đoàn nằm trong lợi ích chung của quốc gia, không tìm
13
cách tối đa hóa lợi nhuận mà hợp lý hóa lợi ích. 5 giá trị cốt lõi của TH cũng được thiết
kế ngay trên trang web của tập đoàn:
1. Vì hạnh phúc đích thực
2. Vì sức khỏe cộng đồng
3. Hoàn toàn từ thiên nhiên
4. Thân thiện với môi trường – Tư duy vượt trội
5. Hài hòa lợi ích
Bộ quy tắc ứng xử của tập đoàn TH đã đưa tiêu chuẩn giao tiếp cho NV: hòa đồng, vui
vẻ, thân thiện, thân thiện, giúp đỡ đồng nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, vấn đề bình đẳng
giới và chống phân biệt đối xử cũng được tập đoàn hết sức quan tâm bằng các hoạt động
thiết thực như ban hành chính sách “Chống phân biệt đối xử”, “Quy tắc ứng xử”, chính
sách “Cơ hội nghề nghiệp bình đẳng”. Ở TH, bất cứ chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính,
quốc tịch, dân tộc nào cũng đều có cơ hội làm việc và chế độ lương thưởng công bằng,
được tạo môi trường làm việc thân thiện nhất có thể. Con số 30% quản lý cấp trung là nữ
là một minh chứng đáng khích lệ cho chính sách của TH.
Tầng ba của mô hình tháp VHDN Edgar Schein là các ngầm định nền móng, điều chỉnh
hành vi của DN. Đây là lớp trong cùng, quan trọng nhất, khó thay đổi và mang tính ổn
định, có vai trò quyết định đối với VHDN. Ở TH, mọi thành viên đều thấm nhuần triết lý
kinh doanh của “người đàn bà sữa tươi”: “Không bao giờ tối đa hóa lợi nhuận mà phải
hài hòa lợi ích, vì cộng đồng”, “Với TH True Milk và nông sản sạch, chúng tôi muốn có
một thế hệ mạnh khỏe về thể chất và với ngôi trường TH School, đó là ước mơ về một thế
hệ khỏe mạnh về trí lực, có thể cạnh tranh toàn cầu.”
Dưới đây là một số hình ảnh về TH School, với diện tích 20 000 m2 tọa lạc tại Chùa Bộc-
vị trí đắc địa của thủ đô Hà Nội, nơi được mệnh danh là “trường học đẳng cấp quốc tế”,
“du học tại chỗ” với học phí khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.

14
Ở đây, học sinh được quan tâm phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Thay vì lựa
chọn một phương thức kinh doanh kiếm lời nhanh như bất động sản, bà Thái Hương
15
lại chọn xây dựng trường học, bởi, với trái tim người mẹ, bà hiểu hơn ai hết sự khó khan
của những du học sinh xa nhà. Vì vậy, bà quyết tâm xây dựng TH School để trẻ em Việt
Nam không cần phải xa xứ mà vẫn có thể nhận được nền giáo dục tốt nhất, chuẩn quốc tế
ngay tại quê hương. Đối với bà, hiệu quả kinh doanh không phải lúc nào cũng đong đếm
bằng tiền, mà là giá trị thực sự được sẻ chia đến mọi người. Ở TH, lợi ích cộng đồng được
đặt lên trên hết. Đó là niềm tin mà mọi thành viên của tập đoàn luôn quan niệm, là kim
chỉ nam định hướng cho hoạt động kinh doanh của TH.
2. VHDN có thể thay đổi theo thời gian không?
Nội dung, đặc điểm của VHDN nhìn chung có thể thay đổi được theo thời gian. Lớp ngoài
cùng khá dễ thích nghi và thay đổi vì nó chỉ là bề nổi của VHDN được biểu hiện ra bên
ngoài và không mang bản chất của văn hóa tổ chức. Các giá trị hữu hình này có thể bị
thay đổi khi DN quyết định cải tiến bộ nhận diện thương hiệu như thay đổi logo, màu sắc
chủ đạo, đồng phục NV,...Ví dụ điển hình là tập đoàn Viettel đã quyết định thay đổi màu
sắc của dịch vụ chuyển phát nhanh Viettel Post từ tông màu xanh lá quen thuộc sang màu
đỏ nổi bật sau nhiều năm gắn bó. Nếu như màu xanh mang lại cảm giác ổn định, yên bình
thì màu đỏ thể hiện sự năng động, trẻ trung giống như quyết tâm chuyển mình của Viettel.

16
Hai lớp trong cùng tương đối ổn định và khó thay đổi, vì chúng mang bản chất văn hóa
của DN, chứa đựng những giá trị cốt lõi và những tư tưởng được thống nhất trong DN.
Do vậy, nếu muốn thay đổi VHDN của một công ty thì cần tác động đến lớp trong cùng,
tức là các niềm tin ngầm định của DN. Đây chính là gene văn hóa của DN. Nếu muốn
thay đổi chúng sẽ cần rất nhiều thời gian để cải tổ và giáo dục lại hệ thống tư tưởng, quan
niệm của tất cả các cấp từ trên xuống dưới. Theo thời gian, khi xã hội thay đổi, DN cũng
nên linh hoạt cải tiến một vài chi tiết để VHDN được hoàn thiện và phù hợp hơn.

17
III-Câu 3
Ngày nay, với sự phát triển của internet, kinh doanh online đã trở thành một phương thức
kinh doanh mới với nhiều cơ hội mở ra cho cả người bán lẫn người mua. Tuy nhiên, nó
cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo nhờ những thủ đoạn tinh vi và sự lỏng lẻo của cơ chế
quản lý. Bởi, kinh doanh online không cần chuẩn bị nhiều giấy tờ pháp lý, không có cơ
quan kiểm soát chất lượng và chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại của khách hàng khi
có vấn đề xảy ra. Vì vậy, không ít những trường hợp đặt hàng online và sau đó nhận hàng
không đúng như miêu tả: cũ, hỏng, khác mẫu trên mạng,...Gía cả cũng không chịu sự kiểm
soát từ các chính sách bình ổn giá từ Nhà nước nên có thể xảy ra trường hợp độn giá, thổi
giá lên gấp nhiều lần. Trong thời kỳ dịch Covid-19 mới bùng phát, không hiếm thấy những
shop thổi giá khẩu trang y tế lên gấp 3-5 lần; tệ hơn thế có trường hợp còn mất rất nhiều
tiền mua khẩu trang rồi bóc hàng ra lại là gạch, túi xốp,... Đó là những hành vi trái đạo
đức kinh doanh, lừa đảo người tiêu dùng, vi phạm pháp luật. Hơn nữa, các cửa hàng trên
mạng phần lớn là kinh doanh nhỏ lẻ, không thành lập công ty nên khó có thể giám sát hoạt
động kinh doanh của họ. Để hạn chế tình trạng trên, ta có thể tham khảo một số biện pháp
sau:
• Tăng hình phạt cho các loại vi phạm.
• Đưa kinh doanh online dưới sự kiểm soát của cơ quan công an thị trường.
• Phổ biến DDKD rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ thể kinh
doanh nắm được và khuyến khích làm theo. Điều này không chỉ bảo vệ người tiêu
dùng mà còn giúp gây dựng uy tín, thương hiệu cho người hoạt động kinh doanh.
• Nâng cao kiến thức và sự cảnh giác của người tiêu dùng: cách mua hàng thông
minh, lựa chọn shop uy tín, chất lượng,....
• Kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc đăng ký kinh doanh online trên các trang thương
mại điện tử.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề cương học phần Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh- Trường Đại
học Kinh tế.
2. Quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh, trích xuất từ
https://text.123docz.net/document/169235-quan-he-giua-van-hoa-va-kinh-
doanh.htm
3. PGS.TS Đỗ Minh Cương, Đạo đức trong kinh doanh.
4. PGS.TS Đỗ Minh Cương, Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh.
5. Dương Thị Liễu (2011), Giáo trình văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế
quốc dân.
6. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty,
NXB Đại học kinh tế quốc dân.
7. Đạo đức kinh doanh (Business Ethics) là gì? Nguyên tắc và chuẩn mực của đạo
đức kinh doanh, trích xuất từ https://sentayho.com.vn/business-ethics-la-gi.html
8. 3 cấp độ của mô hình văn hóa tổ chức Edgar Schein, trích xuất từ
https://odclick.com/chuyen-san/tu-duy-va-cong-cu/3-cap-do-cua-mo-hinh-van-
hoa-to-chuc-edgar-schein/
9. Bình đẳng giới tại TH: chìa khóa cho phát triển bền vững, trích xuất từ
https://thgroupglobal.com/en/news/binh-dang-gioi-tai-th-chia-khoa-cho-phat-
trien-ben-vung
10. Tầm nhìn sứ mệnh, trích xuất từ https://thgroupglobal.com/page/vision-misson
11. Người sáng lập, trích xuất từ https://thgroupglobal.com/page/founder
12. Bà Thái Hương và triết lý kinh doanh của một người mẹ, trích xuất từ
https://zingnews.vn/ba-thai-huong-va-triet-ly-kinh-doanh-cua-mot-nguoi-me-
post726486.html
13. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp TH True Milk, trích xuất từ
https://123docz.net//document/9165470-van-hoa-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-
th-true-milk.htm
14. Văn hóa kinh doanh, trích xuất từ https://prezi.com/2gf293zxc-8r/van-hoa-kinh-
doanh/

19

You might also like