You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỌC PHẦN:

BÀI TẬP NHÓM

Tên đề tài: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty tổ chức sự kiện
Phương Uyên Event

Nhóm học viên:

Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, tháng 4 năm 2023


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP......................4

1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................4

1.1.1. Khái niệm về văn hóa..................................................................................4


1.2.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp................................................................4
1.2. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp..................................................................4

1.2.1. Các biểu hiện trực quan...............................................................................4


1.2.1.1. Đặc điểm...............................................................................................4
1.2.1.2. Nghi lễ, các hoạt động tập thể..............................................................4
1.2.1.3. Ngôn ngữ, khẩu ngữ.............................................................................5
1.2.2. Các biểu hiện phi trực quan.........................................................................5
1.2.2.1. Giá trị, niềm tin và thái độ....................................................................5
1.2.2.2. Giá trị cốt lõi.........................................................................................5
1.2.2.3. Sứ mệnh, tầm nhìn................................................................................5
1.2.2.4. Lịch sử phát triển và thuyền thống văn hoá.........................................6
1.2.2.5. Triết lý kinh doanh...............................................................................6
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp..............................................6

1.3.1. Văn hoá dân tộc...........................................................................................6


1.3.2. Yếu tố hội nhập...........................................................................................7
1.3.3. Lịch sử hình thành và truyền thống của doanh nghiệp................................7
1.3.4. Mô hình, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.................................................7
1.3.5. Mục tiêu chiến lược và sứ mệnh của doanh nghiệp....................................8
1.4. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp.....................................................................8

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CÔNG TY TỔ CHỨC SỰ KIỆN


PHƯƠNG UYÊN EVENT......................................................................................10

2.1. Tổng quan về công ty.......................................................................................10


2.1.1. Giới thiệu chung về công ty......................................................................10
2.1.2. Sơ đồ tổ chức.............................................................................................10
2.2. Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp Công ty tổ chức sự kiện Phương Uyên Event
.................................................................................................................................11

2.1.1. Biểu hiện trực quan...................................................................................11


2.1.1.1. Logo....................................................................................................11
2.1.1.2. Khẩu hiệu............................................................................................11
2.1.1.3. Các kênh truyền thông........................................................................12
2.2.1.4. Trang phục, đồng phục.......................................................................12
2.1.1.5. Đặc điểm.............................................................................................13
2.1.1.6. Lễ nghi, lễ hội, hoạt động văn hóa phong trào...................................13
2.1.1.7. Trách nhiệm với cộng động................................................................14
2.1.2. Biểu hiện phi trực quan.............................................................................14
2.1.2.1. Giá trị cốt lõi.......................................................................................14
2.1.2.2. Tầm nhìn.............................................................................................16
2.1.2.3. Sứ mệnh..............................................................................................16
2.1.2.4. Triết lý kinh doanh.............................................................................17
2.2. Đánh giá chung.................................................................................................17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm cơ bản


1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là hệ thống những giá trị, niềm tin chủ đạo, những hiểu biết và cách
suy nghĩ được chia sẻ bởi các thành viên trong một doanh nghiệp và được truyền
đạt lại cho những thành viên mới vào doanh nghiệp.

1.2.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp


Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc,
tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối
tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc
theo đuổi và thực hiện các mục đích.

1.2. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp


Văn hoá doanh nghiệp của một doanh nghiệp tồn tại dưới 2 hình thức là trực
quan và phi trực quan.

1.2.1. Các biểu hiện trực quan


1.2.1.1. Đặc điểm
Bao gồm kiến trúc ngoại thất và kiến trúc nội thất như lối đi, không gian làm
việc... Các doanh nghiệp hiện nay đều xây dựng những công trình phức tạp về kiến
trúc, đồ sộ về quy mô với mong muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác
biệt mình. Đó cũng chính là biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc
riêng của công ty.
1.2.1.2. Nghi lễ, các hoạt động tập thể
Là những hoạt động được dự kiến từ trước được thực hiện định kỳ hay thất
thường nhằm thắt chặt mối quan hệ với tổ chức và vì lợi ích của những người tham
dự. Người quản lý có thể sử dụng lễ nghi như một cơ hội quan trọng để giới thiệu
về những giá trị mà tổ chức coi trọng ví dụ như nêu gương, khen thưởng cho nhân
viên đạt kết quả xuất sắc…

1.2.1.3. Ngôn ngữ, khẩu ngữ


Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu,
ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể đến nhân
viên của mình và những người xung quanh.

1.2.2. Các biểu hiện phi trực quan


1.2.2.1. Giá trị, niềm tin và thái độ
Về bản chất, giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức. Từ đó,
cho biết con người cần hành động một cách thật thà, kiên định và thẳng thắn.

Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng,
thế nào là sai. Niềm tin của những người lãnh đạo dần dần được chuyển hóa thành
niềm tin của tập thể thông qua những giá trị.

Thái độ được hình thành theo thời gian từ những phán xét và những khuôn
mẫu điển hình, thay vì từ những sự kiện cụ thể; thái độ con người là tương đối ổn
định và có những ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động

1.2.2.2. Giá trị cốt lõi


Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp phải thể hiện được những mong muốn tốt
đẹp của lãnh đạo đồng thời phải thể hiện các giá trị đã hình thành từ lâu trong mỗi
thành viên của doanh nghiệp, đã được đúc kết và giữ vững trong thời gian khá dài.
1.2.2.3. Sứ mệnh, tầm nhìn
Sứ mệnh của doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Tại sao ta lập doanh nghiệp?
Mục đích lâu dài của nó? Doanh nghiệp làm gì để tồn tại và phát triển? Khi sứ
mệnh được tuyên bố một cách rõ ràng thì các thành viên sẽ dễ dàng hơn trong việc
ra quyết định, cùng doanh nghiệp đi đúng hướng và thực hiện được sứ mệnh của
nó.

Tầm nhìn là bức tranh lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Tầm nhìn
là kết quả của việc thực hiện sứ mệnh nếu như không có bất cứ khó khăn trở ngại
nào.

1.2.2.4. Lịch sử phát triển và thuyền thống văn hoá


Có thể thấy. những tổ chức có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền
thống thường khó thay đổi về tổ chức hơn những tổ chức mới, non trẻ, chưa định
hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa. Những truyền thống, tập quán, nhân tố
văn hóa đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa, nhưng cũng có thể
trở thành những “rào cản tâm lý” không dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát
triển những đặc trưng văn hóa mới.

1.2.2.5. Triết lý kinh doanh


Triết lý kinh doanh thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong
xã hội và nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển xuyên suốt, có ý nghĩa định hình
cho doanh nghiệp trong cả thời kỳ phát triển lâu dài. Thông qua triết lý kinh doanh,
doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo, xác định nền tảng cho sự phát triển,
gắn kết mọi người và cho khách hàng biết đến doanh nghiệp.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp
1.3.1. Văn hoá dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc.
Mọi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn
hóa dân tộc. Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp là điều
tất yếu.

Chủ doanh nghiệp sẽ dựa trên mức độ đa dạng văn hóa trong công ty cũng
như những giá trị đang có để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp. Đặc
biệt trong thời buổi toàn cầu hóa đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải
có tính toán phù hợp, lựa chọn sáng suốt để xây dựng các yêu tố văn hóa doanh
nghiệp phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam.

1.3.2. Yếu tố hội nhập


Xu thế toàn cầu hóa khiến các doanh nghiệp cần có sự tích cực, chủ động
xây dựng cho mình một nền văn hóa mở, vừa có sự kế thừa văn hóa dân tộc vừa
phải giao thoa với văn hóa quốc tế nhằm đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới
phù hợp. Mỗi doanh nghiệp đó cần thay đổi, cập nhật thường xuyên về tư tưởng,
phương châm hoạt động kinh doanh mới phù hợp hơn, tiến bộ hơn.

1.3.3. Lịch sử hình thành và truyền thống của doanh nghiệp


Việc xây dựng, phát huy các yếu tố văn hoá phải dựa trên tinh thần kế thừa
những tinh hoa của nền văn hoá truyển thống của doanh nghiệp. Phong cách,
những hành động, ý chí, tinh thần, thái độ làm việc của ban lãnh đạo tạo nên giá trị
cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp. Nếu ban lãnh đạo tiến bộ, có tầm nhìn xa thì văn
hoá doanh nghiệp sẽ phát triển và ngược lại.
1.3.4. Mô hình, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Mỗi một ngành nghề kinh doanh sẽ có nét văn hoá kinh kinh doanh riêng vì
thế mà mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá hợp với ngành
nghề kinh doanh đảm bảo được những nét đặc trưng riêng cho mình. Đồng thời
phải có quy định riêng biệt trong sự phát triển văn hoá doanh nghiệp tuơng ứng với
mô hình tổ chức. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hoá
doanh nghiệp luôn bị phụ thuộc vào các mô hình, cơ cấu tổ chức, nhân viên, đặc
thù ngành nghề kinh doanh,…

1.3.5. Mục tiêu chiến lược và sứ mệnh của doanh nghiệp


Đây là hai yếu tố quyết định phương hướng phát triển của văn hoá doanh
nghiệp đến việc hình thành một kiểu văn hoá mới hoặc làm thay đổi cơ bản các yếu
tố văn hoá đã lỗi thời. Bên cạnh đó tính minh bạch trong doanh nghiệp cũng là
nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển văn hoá doanh nghiệp, tính mạnh yếu
của doanh nghiệp.

1.4. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp


Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Văn hoá doanh
nghiệp mạnh mẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu được rủi ro, tăng cường phối
hợp và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc cho mọi thành viên, tăng hiệu suất và
hiệu quả doanh nghiệp. Từ đó tăng sức mạnh cạnh tranh và khả năng hoàn thành
của doanh nghiệp trên thị trường.

Thứ hai, tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Sự khác nhau giữa các
doanh nghiệp qua sự phát triển giá trị văn hoá giúp cho doanh nghiệp tạo nên tên
tuổi của mình.

Thứ ba, các giá trị văn hoá làm giảm mâu thuẫn, xây dựng mối đoàn kết. Nó
được miêu tả như “chất kết dính” để kết nối các thành viên trong doanh nghiệp với
nhau. Việc tạo ra văn hoá chung sẽ tạo ra sự thống nhất quan điểm, lợi ích chung
cho hành động của các thành viên.

Thứ tư, các giá trị văn hoá thúc đẩy sự thống nhất trong nhận thức tạo thuận
lời trong phối hợp và kiểm soát. Đặc biệt là trong việc giải quyết gặp phải những
thực tế phức tạp nguyên nhân do sự khác nhau về văn hoá địa phương thì văn hoá
doanh nghiệp sẽ có tác dụng để phạm vi hoá sự lựa chọn.

Thứ năm, các giá trị văn hoá đóng vai trò quan trọng thúc đẩy động cơ làm
việc cho các thành viên trong doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường uy tín cho
doanh nghiệp hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, tạo
nên giá trị doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và thương
hiệu doanh nghiệp.

Kết luận: văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó luôn tạo ra
niềm tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó. Nó là sợi dây gắn kết giữa
những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành
viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CÔNG TY TỔ CHỨC SỰ KIỆN
PHƯƠNG UYÊN EVENT

2.1. Tổng quan về công ty


2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty tổ chức sự kiện Phương Uyên Event
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa IDMC, Số 21 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0936403520
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng
Công ty tổ chức sự kiện Phương Uyên Event là một trong những công ty tổ
chức sự kiện, du lịch và team building sang trọng. Với các khách hàng lớn trong và
ngoài nước, công ty mong muốn mang đến những trải nghiệm đáng nhớ cũng như
cung cấp các dịch vụ sự kiện khác biệt vượt trội. Sau khi trải nghiệm, khách hàng
giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty với đối tác của họ.

2.1.2. Sơ đồ tổ chức

Ban Giám đốc

Phòng Pháp
Phòng Kinh Phòng Tổ chức
chế - Kế hoạch
doanh nhân viên
– Sự kiện

Phòng Hành
Phòng kinh Phòng kinh Phòng kinh Phòng Pháp Phòng Kế Phòng Kế toán
Phòng Sự kiện chính – Nhân
doanh số 1 doanh số 2 doanh số 3 chế hoạch – Tổng hợp
sự

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty tổ chức sự kiện Phương Uyên Event
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.2. Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp Công ty tổ chức sự kiện Phương Uyên
Event
2.1.1. Biểu hiện trực quan
2.1.1.1. Logo

(Chị nêu giúp em ý nghĩa của logo này nhé)


Logo của Phương Uyên Event với một tông màu đặc trưng mang những ý
nghĩa thể hiện sinh lực, sáng tạo, chia sẻ cộng đồng, biểu hiện sự thay đổi, phát
triển; sự trí tuệ và sự bền vững, thông nhất.

2.1.1.2. Khẩu hiệu


Slogan: Đa số nhân viên đều hiểu một cách chính xác về phương châm hoạt
động của công ty Phương Uyên Event. Với slogan “Nâng bước thành công”, công
ty luôn coi trọng việc thành công của khách hàng lên hàng đầu là sứ mệnh để
chúng tôi luôn chỉn chu trong từng khâu.
2.1.1.3. Các kênh truyền thông
Hiện nay Phương Uyên Event đã xây dựng được 1 website chính thức,
nhưng chủ yếu quảng bá hình ảnh thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng, các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facbook, Instagram…

a. Website
Website www.phuonguyenevent.vn là trang web chính thức của công ty,
được thiết kế một cách chuyên nghiệp, cung cấp các thông tin đầy đủ, có ích về tất
cả các mặt hoạt động của công ty bao gồm các vấn đề về đội ngũ nhân viên, các sự
kiện đã tham gia tổ chức… Trên trang web luôn cập nhật các tin tức về hoạt động
tổ chức sự kiện cũng như các thành tích đạt được, và các hoạt động phong trào duy
trì một văn hóa trong việc trền bá các thông tin đến công chúng.
b. Facebook

Facebook Phương Uyên Event – nơi mang lại giá trị khác biệt là trang mạng
xã hội mang tính mở được sử dụng chính thức như một kênh truyền thông nội bộ,
để cập nhật tất cả các thông tin về hoạt động của toàn bộ nhân viên từ hoạt động
kinh doanh, các chế độ chính sách đến đời sống văn hóa, tinh thần. Tại kênh truyền
thông này, các thông tin về lịch sử văn hóa, con người, sản phẩm và các hoạt động
phong trào được thể hiện bằng hình ảnh và video clip sống động. Các thành viên
tham gia có thể giao lưu, trao đổi, kết bạn, dễ dàng chia sẻ thông tin và bày tỏ suy
nghĩ, quan điểm cá nhân.

2.2.1.4. Trang phục, đồng phục


Công ty đã trang bị đồng phục áo polo cho đội ngũ nhân viên thực thi sự
kiện nhưng chưa có đồng phục cho các nhân viên làm ở phòng ban trong công việc
hàng ngày cũng như các cuộc hội họp, nghi lễ.
2.1.1.5. Đặc điểm
Văn phòng Công ty đặt tại tầng 3 tòa nhà IDMC, Quận Cầu Giấy, Hà Nội,
nơi tiếp nối nhiều trục giao thông quan trọng. Cùng với đó, thiết kế khoa học và
thông minh tạo nên một công trình kiến trúc nổi bật cho mọi nhu cầu thuê văn
phòng lớn nhỏ của các doanh nghiệp tại Cầu Giấy nói riêng và Hà Nội nói chung.

Một số tiện ích như: bãi đậu xe 2 tầng thông minh, đáp ứng tốt nhu cầu làm
việc của nhân viên cũng như các khách hàng; tòa nhà có thư viện, nhà ăn, khu giải
trí hiệu quả cho nhân viên; hệ thống bảo vệ và camera an ninh giám sát 24/7; xung
quanh bán kính 200m có đầy đủ mọi tiện ích cao cấp như hệ thống giải trí, nhà
hàng ăn uống, ngân hàng, ATM; tòa nhà được thiết kế với không gian xanh mang
đến môi trường làm việc trong lành thoải mái nhất.

2.1.1.6. Lễ nghi, lễ hội, hoạt động văn hóa phong trào


Công ty Phương Uyên Event thực hiện nhất quán các ngày nghỉ lễ hàng năm
và thời gian tổ chức trong toàn công ty cho các dịp sự kiện như Tết Dương lịch,
gặp mặt đầu Xuân, Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày chiến thắng 30/4 và Quốc tế
lao động 1/5, Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Ngày Giáng sinh 24/12, Ngày Phụ nữ
Việt Nam 2010, Ngày Quốc khánh 2/9…

Hằng năm, công ty tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng cho nhân viên,
qua đó người lao động thêm gắn bó, hết lòng vì sự phát triển của doanh nghiệp.
Đây là những hoạt động văn hóa bổ ích mà ban lãnh đạo công ty xem như cơ hội
để hiểu rõ hơn về tinh thần làm việc của nhân viên, thái độ quan điểm của nhân
viên về các quyết sách của công ty, phát triển hoạt động tập thể

Ngoài ra, công ty còn tổ chức, tổng kết tôn vinh các phòng ban, cá nhân có
thành tích và khen thưởng kịp thời cuối tháng, cuối quý, lễ tổng kết cuối năm, hội
nghị khen thưởng toàn thể nhân viên công ty có thành tích cao trong quá trình làm
việc, hội nghị biểu dương con nhân viên học giỏi, đạt giải hàng năm.

Đặc biệt, với mục tiêu phát triển bền vững văn hóa doanh nghiệp, tìm kiếm
gương mặt đại diện, hàng năm công ty Phương Uyên Event đã tổ chức cuộc thi
“Miss Event – cuộc thi tìm kiếm người đẹp” trong phạm vi công ty. Cuộc thi đã
mang lại hiệu ứng rất tích cực trong việc kết nối sâu rộng giữa các thành viên trong
công ty.

2.1.1.7. Trách nhiệm với cộng động


Ngay từ khi mới thành lập, công ty luôn quan tâm tới các hoạt động xã hội,
thực hiện các hoạt động vì cộng đồng. Hằng năm công ty luôn thực hiện các hoạt
động như chương trình trao học bổng cho học sinh nghèo, trao quà cho trẻ mồ côi,
tặng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách…

Các hoạt động vì cộng đồng của công ty được thực hiện đa dạng, đi vào thực
tế. Ngoài việc trích quỹ hàng năm để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng,
công ty chủ trương giáo dục và định hướng cho toàn bộ nhân viên trong công ty lối
sống có trách nhiệm với cộng đồng.

2.1.2. Biểu hiện phi trực quan


2.1.2.1. Giá trị cốt lõi
Công ty tổ chức sự kiện Phương Uyên xây dựng cho mình một môi trường
và nét văn hóa riêng, với giá trị cốt lõi mà các thành viên trong công ty luôn tâm
niệm và thực hiện, đó là:

- “ Uy tín tạo niềm tin”

Là một thành viên mới trong ngành do đó Phương Uyên luôn quan niệm “
chữ Tín đi đầu” qua mội hành động, việc làm dù là nhỏ nhất mỗi nhân viên đều
tuân thủ các cam kết, lời hứa của bản thân, của công ty đổi với khách hang, đối tác,
đồng nghiệp và cộng đồng. Tất cả tụ hội tạo thành “văn hóa uy tín” của một doanh
nghiệp là huyết mạch của một công ty satarup non trẻ khi mới vào ngành.

- “ Chất lượng trong từng sản phẩm”

Chúng tôi đã luôn cung cấp cho khách hàng những thiết bị quảng cáo với
chất lượng tốt nhất và các sự kiện đầy tính sáng tạo với chất lượng dịch vụ cao
nhất. Nhờ đó, giá trị thương hiệu của khách hàng được gia tăng, không chỉ là
những giá trị hữu hình mà còn là những giá trị vô hình giúp thương hiệu của khách
hàng luôn tỏa sáng giữa rất nhiều các đối thủ cạnh tranh. Đó cũng là tôn chỉ trong
hoạt động của công ty “ Tỏa sáng thương hiệu của bạn” muốn hướng tới trong thời
gian sắp tới.

- “Đồng hành và chia sẻ cùng đối tác"

Tâm niệm đối tác là người bạn đồng hành cùng chia sẻ trên con đường hoạt
động kinh doanh, công ty tổ chức sự kiện Phương Uyên luôn hỗ trợ các đối tác trên
tinh thần hợp tác thành công, đôi bên đồng hưởng lợi.

“Trách nhiệm cao với cộng đồng".

Tổ chức sự kiện Phương Uyên cam kết mọi hoạt động kinh doanh đều triển
khai minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm. Sự phát triển của công ty không chỉ vì
mục tiêu phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống đội ngũ công nhân viên
mà còn tồn tại để phục vụ các doanh nghiệp,để góp phần nâng cao hình ảnh và giá
trị thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cuối cùng là chung tay với cộng
đồng xây dựng xã hội ngày một văn minh và giàu đẹp hơn.
2.1.2.2. Tầm nhìn
Để trở thành một đơn vị tổ chức sự kiện uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại
Việt Nam, tầm nhỉn của Phương Uyên Event là mang đến cho khách hàng những
trải nghiệm, sự kiện và du lịch chất lượng nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của khách
hàng bằng cách cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, sáng tạo và hiệu quả. Công ty
cũng cam kết đào tạo và phát triển nhân viên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
tạo dựng một môi trường làm việc chuyên nhiệp và than thiện.

Phương Uyên Event luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, đồng thời đưa ra các
giải pháp sáng tạo, tiên tiến và phù hợp với xu hướng để mang lại sự hài lòng tối
đa cho khách hang.

2.1.2.3. Sứ mệnh
Sứ mệnh của Phương Uyên Event là mang đến cho khách hàng những trải
nghiệm sự kiện và du lịch đáng nhớ nhất. Với tôn chỉ "Chất lượng và Sáng tạo làm
nên sự khác biệt", công ty luôn hướng tới sự hoàn thiện và phục vụ khách hàng tốt
nhất.

Công ty cam kết cung cấp cho khách hàng những giải pháp toàn diện và
chuyên nghiệp, từ khâu lên ý tưởng, thiết kế, tổ chức, trang trí đến thi công và sản
xuất. Đội ngũ nhân viên của công ty được đào tạo chuyên nghiệp và nhiệt tình,
luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Sứ mệnh của công ty không chỉ đơn thuần là tổ chức sự kiện và du lịch, mà
còn là tạo ra những trải nghiệm độc đáo, mang tính sáng tạo và giá trị cho khách
hàng. Công ty luôn tìm kiếm những ý tưởng mới lạ và phù hợp với xu hướng để
đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, mang lại sự hài lòng và tạo dựng niềm tin từ
khách hàng.
2.1.2.4. Triết lý kinh doanh
“Tạo niềm vui cho người khác còn vui hơn tạo niềm vui cho chính mình”.
Với phương châm “khách hàng là trung tâm” và “sự hài lòng của khách hàng là
thành công của chúng tôi”, Phương Uyên Event luôn nỗ lực để mang lại những
dịch vụ tốt nhất và những giải pháp tối ưu cho khách hàng. Vì vậy làm việc theo
suy nghĩ “Hãy phục vụ khách hàng như đang phục vụ chính bản thân chúng ta” là
điều mà mỗi nhân viên trong công ty luôn hướng tới.

Chính sách "khách hàng là trung tâm" là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động
của công ty. Phương Uyên Event luôn lắng nghe, phân tích và thấu hiểu nhu cầu
của từng khách hàng và áp dụng kinh nghiệm, kỹ năng, tư duy của mình để giải
quyết tối ưu những nhu cầu đó, giúp doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh
doanh của mình, cũng như quảng bá thương hiệu tốt nhất.

Lợi ích khách hàng phải đặt lên hàng đầu, các giải pháp đưa ra đảm bảo các
yếu tố sau: tối ưu, tiết kiệm và hiệu quả.

Trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng là minh chứng dõ nhất cho lời cam
kết “ Uy tin – chất lượng” trong từng dịch vụ của Phương Uyên Event.

2.2. Đánh giá chung


Có thể thấy, văn hoá doanh nghiệp không thể tách rời chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là yếu tố đi trước, định hướng phát triển
cho văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp của nếp nghĩ và cách
làm của đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. Vì vậy, phát triển văn hóa doanh
nghiệp thành công đòi hỏi phải phát huy vai trò chủ động tích cực của đội ngũ
nhân viên tham gia vào quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp

Các chính sách và biện pháp phát triển của Công ty Phương Uyên được xây
dựng trên nền tảng triết lý kinh doanh rõ ràng, có sự đồng thuận và nhất trí cao của
toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện văn hóa doanh
nghiệp tại Phương Uyên Event là một chú chương hoàn toàn đúng đắn, thể hiện
một tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo công ty. Văn hóa tại doanh nghiệp thời gian
qua đã phát huy tác dụng định hướng nhận thức và từng bước hình thành hành vi
ứng xử đặc trưng trong mọi hoạt động của công ty. Lãnh đạo công ty đã có nhiều
nỗ lực để cụ thể hóa, nối kết những giá trị văn hóa với các hoạt động chính thức
trong hệ thống của công ty. Đề cao vai trò hợp tác, khuyến khích tạo môi trường
thông tin, giao tiếp để các cá nhân, tập thể có điều kiện tham gia các chương trình
dự án, chương trình liên kết. Từ đó đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phối hợp và
nâng cao tinh thần hợp tác.

Bằng việc tuyên truyền, thuyết phục các cán bộ nhân viên của công ty đã
hiểu rõ hơn về Văn hóa công ty, sứ mệnh, những giá trị cốt lõi của Công ty, từ đó
có ý thức xây dựng và phát huy Văn hóa doanh nghiệp, tạo nên một môi trường
làm việc sôi nổi, tạo ra một lực hướng tâm chung hướng tới xây dựng công ty phát
triển mạnh. Văn hóa doanh nghiệp đã mâng lại sự ổn định trong nội bộ Công ty, từ
ban Lãnh đạo đến các phòng ban. Các mâu thuẫn đều được giải quyết trên cơ sở vì
mục tiêu sứ mệnh của công ty.

Việc ban hành chính sách khen thưởng, động viên đã giúp các thành viên có
thể dễ dang đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch thực hiện và tự tính toán được hiệu quả
mang lại. Qua đó tạo điều kiện mạnh mẽ để khuyến khích, động viên mọi hình thức
nhằm mục tiêu đem lại hiệu quả, lợi ích, sự thỏa mãn cho khách hàng và cho môi
trường làm việc trong công ty.

You might also like