You are on page 1of 45

HỌC PHẦN:

VĂN HÓA KINH DOANH


BMGM1221
Cấu trúc: 24,12

Khoa: Quản trị kinh doanh


Bộ môn: Quản trị học
MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

Cung cấp những kiến thức về văn hóa kinh doanh, cách thức
phát triển văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của
DN.

Rèn luyện và phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức trong
thực tiễn.

Hình thành năng lực và thái độ chuyên nghiệp trong học tập
và làm việc.
2
TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Dương Thị Liễu (2013), Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học KTQD

• Nguyễn Mạnh Quân (2015 ), Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty,
NXB Đại học KTQD

• Nguyễn Viết Lộc (2015), Doanh nhân và văn hóa doanh nhân, NXB
Đại học Quốc gia

• Gostick, Adrian (2015), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, NXB Thanh
Hóa

3
NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh

Chương 2: Văn hóa doanh nhân

Chương 3: Văn hóa doanh nghiệp

Chương 4: Phát triển văn hóa kinh doanh

4
Chương 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh

1.1. Khái niệm và vai trò của văn hóa kinh doanh
1.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
1.1.2. Vai trò của văn hóa kinh doanh
1.2. Khái quát về văn hóa kinh doanh Việt Nam và một số quốc gia trên
thế giới
1.2.1. Khái quát về văn hóa kinh doanh Việt Nam
1.2.2. Khái quát về văn hóa kinh doanh ở một số quốc gia

5
1.1. Khái niệm và vai trò của văn hóa kinh doanh
1.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình
lịch sử.
Văn -Nguyễn Như Ý-
hóa Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình.
-Trần Ngọc Thêm-
6
1.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
Văn hóa và các yếu tố cấu thành văn hóa

7
1.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
Các yếu tố cấu thành văn hóa
 Ngôn ngữ: hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuẩn giúp cho các thành viên trong
xã hội có thể truyền đạt được với nhau (ngôn ngữ có lời (verbal language) và
ngôn ngữ không lời (non-verbal language))
 Tôn giáo và tín ngưỡng: niềm tin sâu sắc vào một điều gì đó vô hình, nhưng nó
chi phối, ảnh hưởng đến cách sống, giá trị và thái độ, thói quen làm việc, cách
cư xử của con người
 Giá trị & Thái độ
- Giá trị: Những niềm tin và chuẩn mực làm căn cứ để các thành viên của một nền
văn hóa xác định, phân biệt đúng và sai, tốt và không tốt, đẹp và xấu, quan trọng
và không quan trọng, đáng mong muốn và không đáng mong muốn.
- Thái độ: Suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận, cảm xúc & sự phản ứng trước một sự
vật dựa trên các giá trị.
8
1.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
Các yếu tố cấu thành văn hóa
 Phong tục, tập quán: những hành vi ứng xử, nếp sinh hoạt tương đối ổn định
của các thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác.
 Thói quen: những hành động, cách sống, nếp sống, phương pháp làm việc, xu
thế xã hội,… được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, không dễ thay đổi
trong một thời gian dài. Thói quen là những cách thực hành phổ biến hoặc đã
hình thành từ trước.
 Thẩm mỹ: sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp.
 Giáo dục: quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi
dưỡng con người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự
nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống.
 Khía cạnh vật chất: những giá trị sáng tạo của con người được thể hiện trong
các của cải vật chất do con người tạo ra.
9
1.1. Khái niệm và vai trò của văn hóa kinh doanh
1.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh

là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào


hoạt động kinh doanh của chủ thể,
Văn hóa là một hệ thống các giá trị, các
chuẩn mực, các quan niệm và hành
kinh doanh
vi do chủ thể kinh doanh tạo ra
trong quá trình kinh doanh, được
thể hiện trong ứng xử của họ với xã
hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay
khu vực nào đó.
10
1.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
Các yếu tố cấu thành văn hóa Một số yếu tố khác
kinh doanh

1. Văn hóa doanh Triết lý kinh


nhân doanh

2. Văn hóa doanh Đạo đức kinh


nghiệp doanh
11
1.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
Văn hóa doanh nhân & Văn hóa doanh nghiệp
Là hệ thống các chuẩn mực, các quan niệm và
Văn hóa
hệ thống giá trị của cộng đồng doanh nhân
doanh nhân (trong phạm vi một quốc gia)

Là hệ các giá trị đặc trưng mà một doanh nghiệp


sáng tạo ra và gìn giữ trong suốt quá trình hình
Văn hóa thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở
thành quan niệm, tập quán và truyền thống thâm
doanh nghiệp nhập và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi
ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp,
tạo nên bản sắc riêng có của mỗi DN.
12
1.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
TRIẾT LÝ KINH DOANH
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh
thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ
thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
Triết lý doanh nghiệp là triết lý kinh doanh chung của tất cả các thành viên
của một doanh nghiệp cụ thể.
Triết lý doanh nghiệp là sự cụ thể hóa triết lý kinh doanh vào trong hoạt động
sống của một tổ chức kinh doanh.
Nội dung của triết lý kinh doanh
 Sứ mệnh
 Các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
 Hệ thống giá trị

13
1.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn
mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm
soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

Vai trò của đạo đức kinh doanh

- Sự tin tưởng của khách hàng & nhân viên


- Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp
- Điều chỉnh hành vi của nhân viên
- Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế
14
1.1. Khái niệm và vai trò của văn hóa kinh doanh
1.1.2. Vai trò của văn hóa kinh doanh

 Tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
 Tạo sự phát triển hài hòa, lành mạnh
 Tạo ra sức mạnh cộng đồng trong phát triển
 Tạo ra sức sống của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường
 Chống tình trạng vô trách nhiệm
 Tạo điều kiện tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động,
góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh

15
1.3. Khái quát về VHKD VN và một số QG trên thế giới
1.3.1. Khái quát về văn hóa kinh doanh Việt Nam

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Văn hóa doanh nhân Việt Nam

16
1.3. Khái quát về VHKD VN và một số QG trên thế giới
1.3.2. Khái quát về văn hóa kinh doanh ở một số QG
VHKD
VHKD Nhật Bản
Mỹ

VHKD
Ấn Độ
VHKD
Trung
Quốc

17
Chương 2: Văn hóa doanh nhân
2.1. Khái luận chung về văn hóa doanh nhân
2.1.1. Khái niệm và vai trò của doanh nhân
2.1.2. Khái niệm và vai trò của VH doanh nhân
2.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân
2.2.1. Năng lực của doanh nhân
2.2.2. Tố chất doanh nhân
2.2.3. Đạo đức doanh nhân
2.2.4. Phong cách doanh nhân 18
2.1. Khái luận chung về văn hóa doanh nhân
2.1.1. Khái niệm và vai trò của doanh nhân
là người khởi nghiệp và hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh với tư cách là người tổ
Doanh nhân chức, điều hành các hoạt động kinh
doanh để đạt được mục tiêu làm giàu cho
bản thân và cho xã hội.

 Tạo ra của cải vật chất cho xã hội


 Sử dụng nguồn lực hiệu quả
Vai trò của
doanh nhân  Sáng tạo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
 Mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế
 Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân 19lực
2.1. Khái luận chung về văn hóa doanh nhân
2.1.2. Khái niệm và vai trò của văn hóa doanh nhân

là hệ thống các chuẩn mực, các quan niệm và


Văn hóa hệ thống giá trị của cộng đồng doanh nhân
Doanh nhân (trong phạm vi một quốc gia)

20
2.1. Khái luận chung về văn hóa doanh nhân
2.1.2. Khái niệm và vai trò của văn hóa doanh nhân

Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân với văn hóa doanh
nghiệp và VHKD

• Văn hóa doanh nhân – để lại dấu ấn đậm nét nhất trong
văn hóa doanh nghiệp
• Doanh nhân (với tư cách là chủ thể kinh doanh): không
chỉ là người ‘phản chiếu’ VHKD, mà còn là chủ thể quan
trọng trong giữ gìn và phát triển văn hóa kinh doanh

21
2.2. Các yếu tố cấu thành VH doanh nhân

Năng lực Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ


doanh nhân

Tố chất
doanh nhân Tâm, Trí, Thể, Lợi

Đạo đức Tuân thủ các chuẩn mực của đạo đức
doanh nhân kinh doanh

Phong cách Tâm lý cá nhân, Môi trường xã hội, Nguồn


doanh nhân gốc đào tạo, Kinh nghiệm cá nhân…

22
2.2. Các yếu tố cấu thành VH doanh nhân

Năng lực doanh nhân

• Trình độ chuyên môn


• Trình độ quản lý kinh doanh
• Năng lực lãnh đạo

23
2.2. Các yếu tố cấu thành VH doanh nhân

Tố chất doanh nhân

• Tầm nhìn chiến lược


• Nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo
• Độc lập, quyết đoán, tự tin
• Năng lực quan hệ xã hội
• Mạo hiểm, yêu thích kinh doanh

24
2.2. Các yếu tố cấu thành VH doanh nhân

Đạo đức doanh nhân


• Đạo đức của một con người
• Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền
tảng hoạt động
• Kết quả công việc và mức độ đóng góp
cho xã hội
• Nỗ lực vì sự nghiệp chung

25
2.2. Các yếu tố cấu thành VH doanh nhân

Phong cách doanh nhân

• Tâm lý cá nhân
• Môi trường xã hội
• Nguồn gốc đào tạo
• Kinh nghiệm cá nhân

26
Chương 3. Văn hóa doanh nghiệp
3.1. Khái niệm và vai trò của văn hóa doanh nghiệp
3.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
3.1.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
3.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
3.2.1. Những yếu tố hữu hình
3.2.2. Những yếu tố vô hình

27
Chương 3. Văn hóa doanh nghiệp
3.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Là hệ các giá trị đặc trưng mà một DN sáng tạo ra và giữ


gìn trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển
Văn hóa doanh nghiệp, trở thành chuẩn mực, quan niệm, tập quán
doanh nghiệp và truyền thống thâm nhập và chi phối tình cảm, nếp suy
nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh
nghiệp, tạo nên bản sắc riêng có của mỗi DN.

28
Chương 3. Văn hóa doanh nghiệp
3.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Chức năng của văn hóa doanh nghiệp

Chức năng điều tiết hành Chức năng tạo động cơ


Chức năng nhân hòa
vi ngầm định

• Là khả năng tạo ra sự liên • Là công cụ điều tiết “mềm” • Là nguồn lực tinh thần, là
kết và thống nhất cao giữa thông qua hệ thống giá trị, tài sản vô giá trong quá
các thành viên trong tổ chuẩn mực truyền thống, trình kinh doanh bởi nó ảnh
chức để giảm thiểu xung tập tục đã được tạo dựng, hưởng trực tiếp tới tinh
đột, cùng hướng tới mục duy trì, chấp nhận trong thần thái độ của mỗi con
tiêu đã cam kết bằng một tổ chức. người khi tham gia vào quá
những hành động tự • Hình thành luật chơi chung trình kinh doanh.
nguyện, nhịp nhàng như buộc các thành viên phải tự • Là công cụ tạo động lực
một nguồn nội lực riêng điều chỉnh hành vi. cho các thành viên trong tổ
của doanh nghiệp. chức kinh doanh.

29
Chương 3. Văn hóa doanh nghiệp
3.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Chức năng của văn hóa doanh nghiệp

Chức năng tạo bản sắc riêng Chức năng liên kết
•Là tập hợp các giá trị riêng biệt, •Tạo sự cố kết và tính hệ thống
những chuẩn mực, truyền thống, tập cao giữa các thành viên, giảm
tục, nghi lễ được xây dựng, duy trì thiểu xung đột.
và lưu truyền trong nội bộ và qua •Là chất keo kết dính các thành
những giá trị vật thể thể hiện bên viên thành một khối.
ngoài.
•Tạo dựng nên hình ảnh, dấu ấn
riêng, sự khác biệt riêng trong con
mắt của khách hàng và xã hội, thu
hút được khách hàng, nhân tài và
các đối tác khác.

30
Chương 3. Văn hóa doanh nghiệp
3.1.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Tạo môi trường làm việc


Đem lại sức mạnh tinh thần cho
tích cực
doanh nghiệp

Tạo lợi thế cạnh tranh của Giúp doanh nghiệp phát triển
doanh nghiệp bền vững

31
Chương 3. Văn hóa doanh nghiệp
3.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

• Kiến trúc của DN


• Biểu tượng
3.2.1. Những yếu tố hữu hình • Khẩu hiệu
• Nghi lễ
• Hình thức sản phẩm
• Trang phục
• Ứng xử

32
3.2.1. Những yếu tố hữu hình

Tầng ngoài cùng của văn hóa doanh nghiệp: những gì người ta
nói và làm, cách ăn mặc, kiến trúc, văn phòng và các tập quán
trong ứng xử

33
3.2.1. Những yếu tố hữu hình

• Kiến trúc
của DN
• Biểu tượng
• Khẩu hiệu
• Nghi lễ
• Hình thức
sản phẩm
• Trang phục
• Ứng xử
34
3.2.1. Những yếu tố hữu hình

Các hình thức lễ nghi cần thiết trong DN


 Giới thiệu thành viên mới  Các cuộc họp thường kỳ
 Giới thiệu quyết định bổ nhiệm mới  Ngày thành lập doanh nghiệp
 Chuyển giao công tác  Ngày giỗ tổ
 Cho một nhân viên xin nghỉ việc  Ngày hội sáng tạo
 Phát phần thưởng cuối năm  Ngày 8/3
 Phát phần thưởng trong các cuộc thi thể  Ngày 20/10
thao, văn nghệ  Các cuộc thi đấu thể thao thường kỳ
 Phát phần thưởng theo phong trào do  Các cuộc thi văn nghệ, nấu ăn, cắm hoa
công ty đề xuất thường kỳ
 Phát phần thưởng khi hoàn thành dự án  Du lịch, dã ngọai thường kỳ
 Lễ hội doanh nghiệp

35
Chương 3. Văn hóa doanh nghiệp
3.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

• Triết lý
3.2.2. Những yếu tố • Chuẩn mực đạo đức
vô hình • Niềm tin

36
3.2.2. Những yếu tố vô hình

Chuẩn mực đạo đức - Hướng dẫn hoạt động các thành viên

- Là những niềm tin, nhận thức và tình


Triết lý doanh nghiệp cảm có tính vô thức, được mặc nhiên
công nhận trong doanh nghiệp
Niềm tin

37
Chương 4: Phát triển văn hóa kinh doanh
4.1. Cách thức phát triển văn hóa kinh doanh
4.1.1. Cách thức phát triển văn hóa doanh nhân
4.1.2. Cách thức phát triển văn hóa doanh nghiệp

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển VHKD


4.2.1. Các nhân tố khách quan
4.2.2. Các nhân tố chủ quan

38
Chương 4: Phát triển văn hóa kinh doanh
4.1. Cách thức phát triển văn hóa kinh doanh
4.1.1. Cách thức phát triển văn hóa doanh nhân Năng lực
doanh nhân

Tố chất
Phát triển tạo nên những nền tảng giá doanh nhân

văn hóa trị nhất định gắn với hình


doanh nhân ảnh doanh nhân. Đạo đức
doanh nhân

Phong cách
doanh nhân

39
Chương 4: Phát triển văn hóa kinh doanh
4.1.2. Cách thức phát triển văn hóa doanh nghiệp

• Xây dựng giá trị cốt lõi


• Tinh thần đồng đội
• Công nhận thành tích và khen thưởng
Phát triển văn • Quan hệ với cộng đồng
hóa doanh • Truyền đạt thông tin
nghiệp • Quan tâm đến cuộc sống của nhân viên
• Kiên trì giữ vững truyền thống
• Kết nối gắn bó trên dưới
• Viết sách truyền thống

40
Chương 4: Phát triển văn hóa kinh doanh
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển VHKD
4.2.1. Các nhân tố khách quan

 Văn hóa dân tộc là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới VHKD
 Hệ thống thể chế bao gồm thể chế chính trị, thể chế hành
chính, kinh tế, văn hóa có tác động sâu sắc tới sự hình thành
và hoàn thiện VHKD (VHDN)
 Yếu tố đặc thù ngành KD và đối tượng khách hàng

41
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển VHKD
4.2.1. Các nhân tố khách quan

 Văn hóa dân tộc


o Sự tác động của VH dân tộc thể hiện rõ nhất trong tác
phong, cách thức làm việc, trong các quan hệ ứng xử giữa
các đối tác kinh doanh hay trong hoạt động hàng ngày
o Khi xây dựng và phát triển VHKD cần phải gắn liền với phát
huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòng
yêu nước, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, trọng tình nghĩa,
tính cần cù,…
o Nhưng đồng thời khắc phục những nhược điểm như bệnh
tùy tiện, gia đình chủ nghĩa, phép vua thua lệ làng,…
42
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển VHKD
4.2.1. Các nhân tố khách quan

 Hệ thống thể chế bao gồm thể chế chính trị, thể chế hành chính,
kinh tế, văn hóa có tác động sâu sắc tới sự hình thành và hoàn
thiện VHKD (VHDN)

 Yếu tố đặc thù ngành KD và đối tượng khách hàng


o Tùy ngành kinh doanh mà xác định và xây dựng các giá trị phù
hợp để hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh và chiến
lược, điều này được thể hiện thông qua triết lý kinh doanh.
o Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng được coi là đối
tượng cơ bản để hướng tới, vì vậy VHKD là sự kết hợp hài
hòa giữa người kinh doanh và khách hàng. 43
Chương 4: Phát triển văn hóa kinh doanh
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển VHKD
4.2.2. Các nhân tố chủ quan
 Tư duy của các nhà quản trị cấp cao
 Môi trường văn hóa của doanh nghiệp
 Tài chính của doanh nghiệp
 Đội ngũ tư vấn xây dựng và phát triển doanh nghiệp
 Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
 Quá trình phát triển (lịch sử hình thành)

44
TỔNG KẾT HỌC PHẦN

• Lý thuyết

• Thảo luận

• Bài tập tình huống

45

You might also like