You are on page 1of 58

CHƯƠNG 4

VĂN HOÁ DOANH


NGHIỆP

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 1
I. Khái niệm và đặc điểm của Văn hóa doanh nghiệp
1. Khái niệm
- Văn hoá là gì?

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 2
Nguồn: Nguyễn Mạnh Quân 2012

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 3
I. Khái niệm và đặc điểm của Văn
hóa doanh nghiệp
1. Khái niệm
- Văn hoá doanh nghiệp
“Văn hoá doanh nghiệp bao gồm
một hệ thống những ý nghĩa, giá trị,
niềm tin chủ đạo, cách nhận thức
và phương pháp tư duy được mọi
thành viên trong một tổ chức cùng
thống nhất và có ảnh hưởng ở
phạm vi rộng đến nhận thức và
hành động của từng thành viên”

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 4
I. Khái niệm và đặc điểm của Văn hóa doanh nghiệp
1. Khái niệm
- Triển khai văn hoá doanh nghiệp là hướng đến sự thống nhất
về nhận thức/ý thức giữa các thành viên và phát triển năng lực
hành động/hành vi thống nhất cho họ khi hành động.
- Như vậy, xây dựng VHDN thực chất:
 Về nội dung.
 Về mục đích.
 Về tác động mong muốn.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 5
2. Vai trò của Văn hóa doanh
nghiệp
- Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp
là công cụ triển khai chiến lược
- Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp
là phương pháp tạo động lực
cho người lao động và sức
mạnh đoàn kết cho tổ chức,
doanh nghiệp

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 6
3. Biểu trưng của Văn hóa doanh nghiệp
• Biểu trưng là bất kỳ thứ gì có thể được sử dụng làm phương tiện
thể hiện nội dung của văn hoá doanh nghiệp
• Biểu trưng văn hoá doanh nghiệp thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau, phong phú, đa dạng tuỳ theo sự sáng tạo của mỗi tổ
chức, doanh nghiệp nhằm hai mục đích sau:
(1) thể hiện những giá trị, triết lý, nguyên tắc mà tổ chức, doanh
nghiệp muốn thể hiện và mong muốn được các đối tượng liên
quan nhận biết một cách đúng đắn; và
(2) hỗ trợ cho các đối tượng hữu quan bên trong trong quá trình
nhận thức và thực hiện khi ra quyết định và hành động.
• Gồm 2 biểu trưng: trực quan và phi trực quan

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 7
3. Biểu trưng của Văn hóa doanh nghiệp
a. Biểu trưng trực quan
- Các biểu trưng được sử dụng để thể hiện nội dung của văn hoá
doanh nghiệp gọi là biểu trưng trực quan – chúng thường được
thiết kế để nhận biết bằng các giác quan.
- Các biểu trưng trực quan điển hình: đặc điểm cấu trúc; nghi thức
đặc trưng, hành vi, trang phục, lễ nghi, quy định, nội quy…; biểu
trưng ngôn ngữ, khẩu hiệu, từ ngữ đặc trưng; biểu trưng phi ngôn
ngữ, biểu tượng, linh vật…; ấn phẩm, tài liệu VHDN…; truyền
thống, hành vi, tấm gương…trong quá khứ cần gìn giữ, tôn tạo,
phát huy.
- Có thể phân loại: (1) lịch sử phát triển và truyền thống, (2) đặc
điểm kiến trúc, (3) nghi lễ, (4) giai thoại, (5) biểu tượng, (6) ngôn
ngữ, và (7) ấn phẩm đặc trưng, quảng cáo.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 8
(1) Kiến trúc đặc trưng
- Những kiến trúc đặc trưng của một DN gồm kiến trúc ngoại thất
và thiết kế nội thất công sở.
- Kiến trúc ngoại thất nhằm gây ấn tượng về: sự khác biệt, thành
công và sức mạnh của doanh nghiệp.
- Thiết kế nội thất được sử dụng để tạo ấn tượng thân quen, thiện
chí và được quan tâm.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 9
Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 10
Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 11
Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 12
Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 13
Câu hỏi
• Tại sao các thiết kế kiến trúc được nhiều doanh
nghiệp quan tâm? Giải thích?

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 14
(2) Nghi thức và nghi lễ
- Nghi thức (rituals) và nghi lễ (cereminies)
Bốn loại nghi lễ và những tác động tiềm năng

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 15
(3) Giai thoại, mẫu chuyện, tấm gương điển hình
- Giai thoại thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực được
mọi thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ và nhắc lại với những
thành viên mới.
- Những nhân vật anh hùng của doanh nghiệp đại diện cho những
chuẩn mực và giá trị văn hóa của doanh nghiệp.
- Có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức,
thống nhất nhận thức.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 16
• Giai thoại trong VHDN

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 17
Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 18
(4) Biểu tượng
- Biểu tượng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu
thị: kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu, …
- Logo là một loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn
nên được các tổ chức, doanh nghiệp chú trọng.
- Các biểu tượng vật chất thường có sức mạnh lớn do chúng có thể
diễn đạt được những giá trị chủ đạo của doanh nghiệp.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 19
Biểu tượng (Logo) của các doanh nghiệp
Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 20
Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 21
(5) Ngôn ngữ, khẩu hiệu
- Nhiều DN sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu,
ví von, ẩn dụ,…để chuyển tải một ý nghĩa cụ thể đến các
bên liên quan.
- Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm được nhiều người
trích dẫn.
- Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, đơn giản, dễ nhớ.
- Khẩu hiểu thường cô đọng và diễn đạt triết lý hoạt động
kinh doanh của 1 DN

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 22
Các khẩu hiệu hay!

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 23
(6) Ấn phẩm điển hình
- Những ấn phẩm điển hình là những
tư liệu chính thức có thể giúp những
người liên quan có thể nhận thấy rõ
hơn về cấu trúc văn hóa của một tổ
chức: tuyên bố sứ mệnh, báo cáo
thường niên, báo cáo bạch, báo
cáo quản trị, tài liệu giới thiệu về tổ
chức,…
- Giúp làm rõ: mục tiêu của DN,
phương châm hành động/kinh doanh,
niềm tin và giá trị cốt lõi, triết lý quản
lý, thái độ đối với lao động, người tiêu
dùng, xã hội.
Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 24
(7) Lịch sử phát triển và truyền thống
- Là những biểu trưng về những giá trị,
triết lý được chắt lọc trong quá trình
hoạt động đã được nhiều thế hệ khác
nhau của tổ chức tôn trọng và gìn giữ.
- Thể hiện những giá trị chủ đạo và
phương châm hành động cần được
kiên trì theo đuổi.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 25
3. Biểu trưng của Văn hóa doanh nghiệp
a. Biểu trưng phi trực quan
- Các biểu trưng là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức độ nhận
thức đạt được ở các thành viên và các bên liên quan về VHDN.
- Bao gồm:
 Giá trị
 Thái độ
 Niềm tin
 Nguyên tắc

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 26
Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 27
II. Các dạng văn hóa doanh nghiệp
Trong thực tiễn quản lý có nhiều dạng văn hoá doanh nghiệp và mỗi
dạng văn hoá doanh nghiệp sẽ gắn liền một triết lý riêng của nó:
1. Các dạng văn hoá doanh nghiệp của Harrison/Handy

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 28
• Văn hoá quyền lực (power culture):
- Harrison (1972) & Handy (1978) đã phát triển ý tưởng về văn hoá tổ
chức dựa trên nền ý tưởng của thần thoại Hy Lạp.
- Trong văn hoá quyền lực, chỉ có 1 trung tâm quyền lực duy nhất
nằm ở trung tâm, từ đó phát ra những chùm ảnh hưởng đến mọi vị
trí trong tổ chức.
- Các chùm ảnh hưởng này gắn các vị trí chức năng và tác nghiệp với
nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc phối hợp hành động.
- Theo cách so sánh của Handy, cấu trúc văn hoá quyền lực giống
như cấu trúc “văn hoá của thần Zeus”.
- Mối quan hệ được xây dựng và phát triển chủ yếu dựa vào sự tin
cậy, sự đồng cảm và MQH cá nhân; rất ít quy tắc, hầu như không
cần các thủ tục hành chính; việc kiểm soát được tiến hành trực tiếp
từ vị trí quyền lực và thông qua những đại diện uỷ quyền.
Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 29
• Văn hoá vai trò (role culture)
- Thể hiện rõ thông qua cơ chế hành chính; nguyên tắc tổ chức là
tính logic và hợp lý.
- Sức mạnh của văn hoá vai trò thể hiện ở tính chuyên môn hoá
theo chức năng được phối hợp và kiểm soát thống nhất bởi nhóm
nhà quản lý cấp cao.
- Những mảng chức năng chuyên môn hoá ví như những cột trụ của
ngôi đền thờ thần Hy Lạp, trong khi sự điều hành của nhà quản lú
cao cấp như ”xà ngang” đỡ “mái đền”.
- Môi trưởng tổ chức của VH vai trò thể hiện qua những quy tắc, thủ
tục, mô tả công việc chính thứ; kết quả thực hiện công việc của
mỗi cá nhân được coi là thước đo chủ yếu để thưởng phạt.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 30
• Văn hoá công việc (task culture)
- Quyền lực được quyết định bởi năng lực chuyên môn chứ không
phải do vị trí hay uy tín trong tổ chức.
- Ưu điểm: của văn hóa công việc là tính chủ động, linh hoạt, thích
ứng tốt và yếu tố năng lực được chú trọng hơn tuổi tác, địa vị.
- Phù hợp: với môi trường cạnh tranh, chu kỳ sản phẩm, công việc
hay dự án ngắn và đòi hỏi sự sáng tạo.
- Hạn chế :là tính hiệu quả quản lý không cao do có sự ngang hàng
giữa các vị trí, khó phát triển sâu về chuyên môn; lệ thuộc chủ yếu
vào năng lực, trình độ cá nhân.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 31
• Văn hoá cá nhân (person culture)
- Hình thành khi một nhóm người tự tổ chức thành tập thể để đạt lợi
ích cao nhất. Mỗi người sẽ tự quyết định phần việc của mình từ quy
tắc, cách thức, cơ chế hợp tác riêng và họ có quyền tự quyết hoàn
toàn công việc của mình.
- Ưu điểm: tính tự chủ, tự quyết dành cho mỗi cá nhân rất cao.
- Hạn chế: khả năng hợp tác cũng như tính chặt chẽ kém, không
hiệu quả về quản lý và khai thác nguồn lực.
- Dạng văn hóa doanh nghiệp này ít được tổ chức vận dụng.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 32
2. Các dạng văn hoá doanh nghiệp của Deal và Kennedy

Deal & Kennedy (1982) khái quát


các dạng văn hoá doanh nghiệp
dựa trên 2 tiêu thức về thị trường:
(1) mức độ rủi ro gắn các hoạt
động của DN
(2) Tốc độ DN và nhân viên của họ
nhận được phản ứng về các chiến
lược và quyết định của họ

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 33
• Văn hoá nam nhi
- Các thành viên trong DN luôn được khuyến khích sẵn sàng chấp
nhận rủi ro, phản ứng nhanh, và chất lượng hành động và quyết
định của họ là thước đo năng lực của họ.
- Luôn coi trọng việc đặt cá nhân dưới những áp lực lớn, trực tiếp và
tốc độ phản ứng. Đánh giá cao tính quyết đoán, mạnh mẽ.
- Điểm mạnh: thích hợp cho các tổ chức hoạt động trong các điều
kiện bất trắc, môi trường không ổn định, đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh
nhaỵ.
- Điểm hạn chế: thiếu khả năng hợp tác, mặc dù đạt được năng suất
cá nhân cao nhưng khó hình thành văn hoá tổ chức mạnh, gắn bó

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 34
• Văn hoá làm ra làm/chơi ra chơi
- Thường thấy ở những DN hoạt động trong môi trường ít rủi ro,
nhưng đòi hỏi có phản ứng nhanh (cty kinh doanh bất động sản,
bảo hiểm, dịch vụ F&B,…).
- Quyền ra quyết định được phân bổ cho nhiều người quản lý trung
gian, nhiều phương tiện và hệ thống kiểm soát được áp dụng.
- Ưu điểm: năng động, cởi mở - hướng ngoại, chú trọng đến khách
hàng. Khuyến khích thi đua, thách thức giữa các cá nhân, bộ phận
tạo ra sự hưng phần trong toàn DN.
- Hạn chế: khả năng dẫn đến động cơ sai, thực dụng, thiển cận và
xu thế phiến diện khi ra quyết định

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 35
• Văn hoá phó thác
- Hoạt động trong điều kiện môi trường nhiều rủi ro, các quyết
định phản ứng thường mất nhiều thời gian, mục tiêu quan tâm
là tương lai. Khi đó sự thận trọng được ưu tiên, phải thông qua
nhiều cuộc họp và các quyết định được tập trung ở cấp cao,
sau đó truyền xuống cấp thấp hơn theo cơ chế “top-down”.
- Ưu điểm: có thể tạo ra những đột phá về chất lượng và sáng
tạo chuyên môn.
- Hạn chế: phản ứng chậm, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm
trọng hơn.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 36
• Văn hoá quy trình
- Tổ chức hoạt động trong môi trường rủi ro thấp, không cần phản
ứng nhanh. Nhân viên thực hiện theo trình tự được định sẵn, phản
hồi về công việc của họ rất ít.
- Ưu điểm: tính hiệu quả cao khi xử lý công việc trong môi trường ổn
định, chắc chắn.
- Hạn chế: khả năng thích ứng không cao, cứng nhắc, thiếu sáng
tạo.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 37
3. Các dạng văn hoá doanh nghiệp của Quinn và McGrath
- Quinn & McGrath (1985) phân loại VHDN dựa trên quá trình trao
đổi thông tin trong tổ chức.
- Những trao đổi, giao tiếp rất cần thiết để khẳng định vị thế của mỗi
cá nhân hay tập thể, quyền lực họ có và có thể sử dụng, mức đọ
thoả mãn với hiện trạng trong tổ chức.
- Những thông tin trao đổi phản ánh chuẩn mực hành vi, niềm tin,
giá trị ưu tiên của họ.
- Chia VHDN thành 4 dạng: kinh tế hay thị trường; triết lý hay đặc
thù; đồng thuận hay phường hội; thứ bậc.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 38
• Văn hoá kinh tế hay văn hoá thị trường
- Được thiết lập để theo đuổi năng suất và hiệu quả.
- Cấp trên là người đóng vai trò quyết định đến việc duy trì và thực
thi văn hoá, quyền lực được uỷ thác phụ thuộc vào năng lực của
họ.
- Phong cách lãnh đạo của dạng văn hoá này là chỉ đạo và tập trung
vào việc hoàn thành mục tiêu.
- Luôn khích lệ, trợ giúp nhân viên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu
với kết quả tốt nhất.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 39
• Văn hoá triết lý hay văn hoá đặc thù
- Thể hiện thông qua những chuẩn mực được ưu tiên trong việc
thực hiện một công việc; có tác dụng trong việc hỗ trợ thực hiện
nhiều mục tiêu đồng thời.
- Trong những tổ chức có văn hoá triết lý, các quyết định thường
mang tính tập thể, quyết nghị, người lãnh đạo thường can thiệp và
đi tiên phong, sự tự giác của người lao động được củng cố bằng
sự câm kết đối với những giá trị được tổ chức coi trọng.
- Quyền hạn được giao phó trên cơ sở uy tín và quyền lực cần thiết
cho việc hoàn thành công việc.
- Nổi bật là tìm kiếm sự đồng thuận, đề cao tinh thần tập thể và sự
tự đánh giá được đảm bảo bằng sự cam kết.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 40
• Văn hoá đồng thuận hay văn hoá phường hội
- Đề cao tinh thần tập thể, tình đoàn kết và thân ái.
- Các quyết định thể hiện sự thống nhất của tập thể, phong cách
lãnh đạo chỉ là yếu tố cần tôn trọng và sự ủng hộ, còn người lao
động thì tự giác thực hiện.
- Ưu điểm: tình thân ái, tính công bằng, sự kiên trung và bình đẳng.
- Hạn chế: khó đạt được ở các tổ chức có quy mô lớn.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 41
• Văn hoá thứ bậc
- Tổ chức muốn đảm bảo thực thi quy chế, duy trì tình trạng ổn định
và được giám sát chặt chẽ.
- Phong cách lãnh đạo thường bảo thủ và thận trọng; còn sự tích
cực của người lao động được duy trì qua việc giám sát, kiểm tra.
- Ưu điểm: tính quy củ, logic, trật tự và kỷ luật.
- Hạn chế: gây nên tình trạng nặng nề, căng thẳng.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 42
4. Các dạng văn hoá doanh nghiệp của Scholz
- Scholz (1987) dựa trên mối liên hệ giữa văn hoá tổ chức với
chiến lược hoạt động đã khái quát các mô hình văn hoá tổ
chức doanh nghiệp thành ba nhóm: tiến triển (evolutional), nội
sinh (internal) và ngoại sinh (external).
- Văn hóa tiến triển - Scholz đã đưa ra 5 loại gồm: văn hóa tiến
triển ổn định, văn hóa tiến triển dự phòng, văn hóa tiến
triển tranh thủ, văn hóa tiến triển phản ứng và văn hóa tiến
triển dự phòng.
- Văn hoá nội sinh
- Văn hoá ngoại sinh

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 43
5. Các dạng văn hoá doanh nghiệp của Daft

Dựa vào đặc điểm về sự biến động


của môi trường (ổn định hay biến
động) và định hướng chiến lược
của tổ chức (hướng nội hay hướng
ngoại), Daft phân chia văn hoá
doanh tổ chức thành bốn dạng là:
(1)thích ứng (adaptability),
(2)sứ mệnh (mission),
(3)hoà nhập (involvement) và
(4)nhất quán (consistency).

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 44
• Văn hoá thích ứng
- Được đặc trưng bởi chiến lược chú trọng đến môi trường bên ngoài
(hướng ngoại) để đạt được tính mềm dẻo và dễ thay đổi nhằm phù
hợp với yêu cầu của môi trường.
- Nhấn mạnh đến những chuẩn mực, niềm tin có tác dụng tăng
cường năng lực phát hiện, xử lý và chuyển hoá những tín hiệu từ
môi trường bên ngoài vào các hành vi thích ứng của tổ chức. Loại
hình doanh nghiệp này có thể cần có khả năng điều chỉnh cơ cấu
hay thích nghi với những yêu cầu về hoàn cảnh và cách thức hành
động của các công việc mới.
- Để quản lý một tổ chức có văn hoá thích ứng, yếu tố nhạy cảm,
năng lực xử lý vấn đề một cách hiệu quả, linh hoạt. Như vậy các
chính sách quản lý phải hướng tới việc xây dựng niêmf tin, tạo
động lực, xây dựng năng lực giải quyết vấn đề và luôn hướng tới
việc đáp ứng yêu cầu thay đổi từ môi trường.
Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 45
• Văn hoá sứ mệnh
- Coi trọng sự hoà đồng về sứ mệnh
chung của tổ chức.
- Phong cách lãnh đạo là tổ chức định
hướng hành vi; còn người lao động
hiểu và định hướng rõ hơn về vai trò,
sứ mệnh của họ trong tổ chức.
- Văn hoá sứ mệnh phù hợp với các tổ
chức quan tâm đến việc đáp ứng
những đòi hỏi của môi trường bên
ngoài nhưng không cần thiết phải có sự
thay đổi nhanh.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 46
• Văn hoá hoà nhập
- Đặt trọng tâm chủ yếu vào việc lôi cuốn sự tham gia của các thành
viên trong tổ chức để đáp lại sự thay đổi nhanh của môi trường
bên ngoài.
- Thường quan tâm đến nhu cầu của người lao động và coi đó là
cách thức đạt kết quả cao.
- Việc người lao động tham gia nhiệt tình có tác dụng nâng cao tinh
thần trách nhiệm và tinh thần làm chủ, nhờ đó họ hành động một
cách có ý thức và tự giác hơn trong công việc của tổ chức.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 47
• Văn hoá nhất quán
- Hướng trọng tâm vào những vấn đề bên trong tổ chức, vào
sự kiên trì xây dựng và gìn giữ môi trường ổn định.
- Sức mạnh của tổ chức được tạo ra từ sự hoà đồng và hiệu
quả.
- Văn hoá nhất quán phù hợp với những tổ chức áp dụng
triết lý cổ vũ cho việc vận dụng phương pháp có hệ thống,
bài bản, nhất quán trong các hoạt động.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 48
6. Các dạng văn hoá doanh nghiệp của Sethia và Klinow

Xét theo hai phương diện: (1) mối


quan tâm đến con người và (2)
mối quan tâm đến kết quả lao
động (kết quả thực hiện công
việc).
Có thể phân loại văn hoá công ty
thành bốn nhóm: thờ ơ
(apathetic), chu đáo (caring), thử
thách (exacting)và hiệp lực
(integrative).

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 49
• Văn hoá thờ ơ
- Được đặc trưng bởi mức độ quan tâm chỉ ở mức tối thiểu của các
thành viên trong tổ chức đến những người khác, đến kết quả thực
hiện công việc và đến việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
- Trong những đơn vị có văn hoá công ty kiểu này, mỗi người đều
chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân. Xu thế này có thể xuất hiện ở
mọi tổ chức, do những chính sách và biện pháp quản lý thiếu thận
trọng dẫn đến mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động, trong khi các
quyết định và giải pháp được lựa chọn lại tỏ ra thiếu hiệu lực trong
việc giải quyết mâu thuẫn.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 50
• Văn hoá chu đáo
- Thể hiện thông qua sự quan tâm đối với mọi thành viên trong tổ
chức về vấn đề con người như đời sống vật chất, tinh thần, điều
kiện lao động…rất đáng kể; nhưng lại ít quan tâm đến kết quả thực
hiện nghĩa vụ, công việc, trách nhiệm được giao.
- Từ góc độ đạo đức, loại văn hoá này rất được khuyến khích.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 51
• Văn hoá thử thách
- Rất ít quan tâm đến con người mà chủ yếu tập trung vào kết quả
thực hiện công việc như kết quả công tác, năng suất lao động,
nghĩa là lợi ích tổ chức được ưu tiên hơn so với cá nhân.
- Vấn đề đạo đức có thể nảy sinh do không xét đến yếu tố đặc thù.
Loại văn hoá này trái ngược với văn hoá thờ ơ.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 52
• Văn hoá hiệp lực
- Kết hợp giữa mối quan tâm về con người lẫn công việc.
- Đặc trưng của văn hóa này là quan tâm và tạo điều kiện cho các
nhân viên trong tổ chức để họ thể hiện năng lực của mình, góp
phần hoàn thành mục tiêu chung.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 53
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
1. Phong cách lãnh đạo
- Bản sắc văn hoá được tạo lập: những người có khả năng tạo lập
giá trị và bản sắc văn hoá thường là người sáng lập. Ngay từ buổi
đầu khởi nghiệp họ đã định rõ sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, bản sắc
văn hoá riêng của DN.
- Hoặc bản sắc văn hoá cũng có thể hình thành từ việc củng cố:
người lãnh đạo có thể là nhân vật rất thành công về một phương
diện nào đó hoặc những người giữ cương vị luôn tìm cách củng cố
bản sắc văn hóa đã thiết lập. Khi đó triết lý và phong cách lãnh đạo
sẽ mang đậm nét văn hoá nhất quán
- Hoặc bản sắc văn hoá có thể được hình thành từ sự hoà nhập.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 54
Định hình phong cách lãnh đạo

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 55
2. Quản lý hình tượng
- Cần bảo đảm các biểu trưng
của doanh nghiệp được thiết kế
và sử dụng (như biểu tượng, lễ
nghi, tuyên bố, khẩu hiệu, ấn
phẩm,…) phải phù hợp và
thống nhất trong việc thể hiện
các giá trị chủ đạo của doanh
nghiệp.

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 56
3. Các hệ thống trong tổ chức

Các hệ
thống tổ
chức chung

Hệ thống Các hệ
các nhóm Hệ thống
trong tổ chính thức
chức thống về đạo đức

Hệ thống
các giá trị
đạo đức
chính thức

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 57
Bài tập tinh huống

Khoa Quản tri Kinh doanh – Bộ môn Quản trị Kinh doanh 58

You might also like