You are on page 1of 3

1.

1 khái niệm văn hóa

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng
cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng, liên quan đến mọi
lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người.

Do vậy, khi nhắc đến văn hóa là nhắc đến nhiều khía cạnh như ngô ngữ, tiếng nói,
tư tưởng, tôn giáo…của một dân tộc. Ngoài ra văn hóa còn được thể hiện thông
qua những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ghi đậm dấu ấn của dân tộc.

Như vậy, có thể hiểu được một cách chung nhất thì văn hóa là những giá trị do
một cộng đồng người dân sáng tạo ra với mục đích ban đầu là nhằm phục vụ cho
những nhu cầu và lợi ích của chính mình.

Văn hóa hóa bao gồm những giá trị đã được hình thành và duy trì trong một
khoảng thời gian rất dài, có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.2 khái niệm văn hóa doanh nghiệp
văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong
doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen,
giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết
định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.

Những thành phần của văn hóa doanh nghiệp gồm 3 phần chính : tầm nhìn, sứ
mệnh và giá trị cốt lõi. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố

Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, tập san
nội bộ, các hoạt động,…

Vô hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ
chức.

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về khái niệm văn hóa doanh nghiệp,
có một vài cách định nghĩa khác như :

 “Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các
tổ chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.).
 “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn
nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường
trong thời gian dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.).
 “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ
biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. (Williams, A., Dobson, P.
& Walters, M.).
Nhìn chung, mọi định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp đều được giải thích thông
qua giá trị chung của doanh nghiệp, thường là những giá trị vô hình được đúc kết
qua nhiều năm và là cái quan trọng nhất của doanh nghiệp.

1.3 vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới, cạnh tranh, thu hút nhân
viên và khách hàng của tổ chức thì văn hóa doanh nghiệp chính là một yếu tố
quan trọng. Văn hóa doanh nghiệp là sự pha trộn của các giá trị, tầm nhìn, sứ
mệnh và các khía cạnh hàng ngày của giao tiếp, tương tác, tạo ra văn hóa lan tỏa
đến cách mọi người làm việc. Nếu văn hóa doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác
biệt trong hiệu suất, đổi mới, và phát triển và duy trì nhân viên, thì điểm mấu
chốt để thúc đẩy môi trường tổ chức đó là gì? 

Nếu văn hóa là về con người, chúng ta hãy tiến thêm một bước nữa về những gì
đang diễn ra trong tâm trí của nhân viên và cách họ ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng
bởi những người khác trong quá trình làm việc, từ đó có thể xây dựng văn hóa
doanh nghiệp tích cực, hiệu quả hoặc làm xấu đi văn hóa doanh nghiệp tiêu cực. 

Điều quan trọng là lãnh đạo phải có sự hiểu biết về suy nghĩ và xu hướng hành vi
của nhân viên. Liên hệ các mục tiêu của công ty theo cách cho phép mỗi nhân viên
xác định và tiếp thu những mục tiêu đó. Thúc đẩy tư duy đa dạng và một nền tảng
kiến thức được chia sẻ để tạo ra cảm giác gắn kết hợp tác thực sự trong tổ chức,
thúc đẩy văn hóa tích cực tại doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp còn là một hệ thống các chuẩn mực và cân bằng liên tục,
được củng cố ở tất cả các cấp trong vòng đời của tổ chức và nhân viên. Tuyển
dụng nhân sự mới cho tổ chức có thể được thu hút bởi văn hóa doanh nghiệp
mạnh mẽ, nhưng động lực và sự phù hợp với công việc phải phù hợp với mong
muốn hòa nhập vào văn hóa tại doanh nghiệp đó. 
Như vậy, văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó luôn tạo ra niềm
tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó. Nó là sợi dây gắn kết giữa những
con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên, và
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, xây dựng văn hoá doanh nghiệp thích hợp với đặc điểm của doanh
nghiệp thì việc quản lý chính là dùng nền văn hoá nhất định để tạo dựng con
người. Văn hoá doanh nghiệp là một cơ chế quan trọng trong quản lý nguồn nhân
lực. Chỉ khi văn hoá doanh nghiệp thực sự hoà vào giá trị của mỗi nhân viên thì họ
mới có thể coi mục tiêu của doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu của mình.

You might also like