You are on page 1of 7

VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

Chương I
Câu 1 : Phân tích khái niệm Văn hóa.
Trả lời :
 Tiếp cận về ngôn ngữ :
 Theo Phương Tây :
Trong nguồn gốc từ tiếng Latinh, Cultus – văn hóa hàm chứa 2
khía cạnh trồng trọt cây trái tức là thích ứng với thiên nhiên giáo
dục đào tạo con người hoặc một cộng đồng để họ trở nên tốt đẹp
hơn.
 Theo Phương Đông :
Trong tiếng Hán cổ, “văn” có nghĩa là vẻ đẹp của nhân tính, cái
đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng
bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền; còn”
hóa” trong “văn hóa” có nghĩa là việc đem cái “văn” (cái đẹp, cái
tốt, cái đúng) để cảm hóa giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn
và đời sống.
 Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả Phương Tây và Phương
Đông thì văn hóa đều được coi là hoạt động tinh thần hướng tới việc
sản xuất ra các giá trị Chân, Thiện, Mỹ.
 Tiếp cận về quan niệm và cách hiểu :
 Hiểu theo nghĩa hẹp :
 Xét về phạm vi : đồng nhất với văn hóa tinh hoa
Văn hóa tinh hoa là một tiểu văn hóa chứa những giá trị đáp
ứng nhu cầu bậc cao của con người . Theo hướng này văn
hóa được hiểu đồng nhất với các loại hình nghệ thuật, văn
chương.
 Xét về hoạt dộng : đồng nhất với văn hóa ứng xử
Theo hướng này có thể hiểu là cách sống, cách nghĩ và cách
đối xử với người xung quanh.

 Hiểu theo nghĩa rộng : Trong nghiên cứu khoa học, văn hóa được
hiểu theo nghĩa rộng
 Năm 1874, trong công trình “ Văn hóa nguyên thủy “ của
nhà chủng học người Anh Edward Bumett Taylor đưa ra
định nghĩa: “ Văn hóa là một tổng thể phức tạp gồm tri thức,
tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả

1
những khả năng thói quen, tập quán con người đạt được với
tư cách là một thành viên của xã hội”.
 Năm 1973, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ thiên tài của Việt
Nam đưa ra định nghĩa : “Vì lẽ sinh tồn cung như mục đích
sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ
thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặ, ăn ở và các
phương tiện, phương thức sử dụng, Toàn bộ sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa’.
 Tháng 12 năm 1986, UNESCO phát triển thêm về định
nghĩa văn hóa :” Văn hóa là tổng sống động các hoạt động
sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ,
hiện tại qua các thể kỉ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành
nên hệ thống các giá trị , các truyền thống và cách thể hiện,
đó là những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
 Trong từ điển Tiếng Việt, văn hóa được định nghĩa : “ Văn
hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và giá trị
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
Câu 2 : Tìm hiểu về vai trò , đặc điểm, chức năng của Văn hóa.
Trả lời :
 Đặc điềm :
 Văn hóa mang tính tập quán
 Văn hóa mang tính cộng đồng
 Văn hóa mang tính dân tộc
 Văn hóa có tính chủ quan
 Văn hóa có tính khách quan
 Văn hóa có tính kế thừa
 Văn hóa có thể học hỏi được
 Văn hóa luôn tiến hóa
 Chức năng :
 Chức năng giáo dục
 Chức năng nhận thức
 Chức năng thẩm mỹ
 Chức năng giả trí

 Vai trò :
 Văn hóa là mục tiêu của phát triển xã hội
 Văn hóa là động lực của phát triển xã hội

2
 Văn hóa là linh hồn và hệ điều tiết của phát triển
Câu 1 : Phân tích khái niệm văn hóa kinh doanh.
Trả lời :
 Theo nghĩa rộng, văn hóa kinh doanh (business culture) là toàn bộ các giá
trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể
kinh doanh với môi trường kinh doanh.
 Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan
niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh sáng tạo ra trong quá trình hoạt
động kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ đối với xã hội,
tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực.
 Văn hóa kinh doanh là :
 Là việc sử dụng các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh doanh.
 Là kinh doanh có văn hóa.
 Là đề cập tới cái đúng, cái tốt, cái lợi.
Câu 2 : Tìm hiểu về vai trò, đặc trưng, chức năng của Văn hóa kinh doanh.
Trả lời :
 Đặc trưng của văn hóa kinh doanh :
 Tính tập quán : Hòa nhập văn hóa.
 Tính cộng đồng : Thích ứng văn hóa.
 Tính dân tộc : Khác biệt văn hóa.
 Tính chủ quan : Khác biệt văn hóa.
 Tính khách quan : “ Chấp nhận” văn hóa.
 Tính kế thừa : Làm giàu văn hóa.
 Tính học hỏi : Học tập văn hóa.
 Tính tiến hóa : Hội nhập giao lưu văn hóa.
 Các nhân tố tác động tới văn hóa kinh doanh :
 Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc.
 Thể chế xã hội.
 Qúa trình toàn cầu hóa.
 Sự khác biệt và giao lưu văn hóa.
 Khách hàng.
 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp.
 Chức năng của văn hóa kinh doanh :
 Chức năng giáo dục.
 Chức năng nhận thức.
3
 Chức năng thẩm mỹ.
 Chức năng tri thức.
 Vai trò của văn hóa kinh doanh :
 Là phương thức phát triển kinh doanh bền vững.
 Là một nguồn lực phát triển kinh doanh.
 Là một điều kiện đẩy mạnh kinh tế quốc tế.
Câu 3 : Những nội dung cơ bản của văn hóa kinh doanh và ứng dụng thực
tiễn vào đời sống kinh doanh.
Trả lời :
 Nội dung cơ bản của văn hóa kinh doanh :
 Ngôn ngữ :
 Ngôn ngữ là hệ thống các kí hiệu có ý nghĩa chuẩn giúp cho
các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt được với nhau
 Là thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện
quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa làm cho văn hóa có
thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Ngôn ngữ ảnh hưởng tới những cảm nhận suy nghĩ của con
người về thế giới đồng thời truyền đạt cho cá nhân chuẩn
tắc, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất của một nền văn
hóa.

 Tôn giáo và tín ngưỡng :


 Là niềm tin sâu sắc vào một điều vô hình gì đó, nhưng nó chi
phối toàn bộ đời sống con người.
 Ảnh hưởng lớn đến cách sống, lối sống, niềm tin, giá trị, thói
quen làm việc và cách cư xử của con người trong xã hội đối
với nhau và với xã hội khác.
 Ảnh hưởng quyết định đến hành vi và ứng xử của các nhà
kinh doanh.
 Ảnh hưởng tới chính trị và môi trường xung quanh.
 Gía trị và thái độ :
 Gía trị là những niềm tin và những chuẩn mực làm căn cứ để
các thành viên của một nền văn hóa xác định phân biệt đúng
và sai, tốt và không tốt, đẹp và xấu, quan trọng và không
quan trọng, đáng mong muốn và không mong muốn.
 Gía trị giúp chúng ta có phương hướng và giúp cho cuộc
sống chúng ta có ý nghĩa.

4
 Thái độ là sự suy nghĩ, đánh giá, sự cảm nhận, nhìn nhận,
cảm xúc và sự phản ứng trước một sự vật dựa trên các giá
trị.
 Theo nghĩa rộng thái độ là nguyên nhân và kết quả của hành
vi.
 Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và có ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động của con người.
 Các phong tục tập quán :
 Phong tục, tập quán là hành vi ứng xử, thói quen, nếp sống
sinh hoạt tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm
xã hội được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Mỗi nước có phong tục tập quán riêng, và trong nước, mỗi
địa phương ngoài những phong tục chung của toàn quốc
cũng có phong tục riêng và ngay cả khi trong một địa
phương mỗi nhóm người lại có những phong tục riêng.
 Phong tục tập quán là những nếp sống, là những phong tục
do những người sống trong xã hội đặt ra nó được áp dụng
vào đời sống và phục vụ cho mọi người không mang tính
chất vi phạm pháp luật.
 Phong tục mang tính ổn định, bền vững được hình thành lâu
dài trong quá trình phát triển lịch sử.
 Phong tục tập quán có chức năng :
 Hướng dẫn hành vi ứng xử của con người trong nhóm
xã hội.
 Giáo dục nhận thức cho thế hệ trẻ xây dựng tình cảm
và kĩ năng sống, hành vi ban đầu cho con người.
 Là chất keo gắn bó các thành viên trong nhóm ảnh
hưởng mạnh mẽ tới hoạt động, đời sống của cá nhân
và nhóm.
 Là tiêu chuẩn thước đo đánh giá về vật mặt đạo đức,
xã hội các thành viên trong nhóm và các nhóm xã hội
với nhau và là hình thức lưu giữ những nét sinh hoạt
văn hóa độc đáo của đời sống văn hóa nhóm.
 Thói quen và cách cư xử :
 Thói quen là những hành động, cách sống, nếp sống, phương
pháp làm việc, xu thế xã hội... được lặp đi lặp lại trong cuộc
sống, không dễ thay đổi trong một thời gian dài. Thói quen
là những cách thực hành phổ biến hoặc đã thực hành từu
trước.

5
 Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong
một xã hội riêng biệt. Thói quen thể hiện cách được làm,
cách cư xử được dùng khi thực hiện chúng.

 Thẩm mỹ :
 Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp.
 Văn hóa thẩm mỹ quyết định cách nhìn nhận về cái đẹp,
hướng tới thiện-mỹ.
 Ít nhiều ảnh hưởng đến quan niệm của các nhà kinh doanh
về giá trị đạo đức, chuẩn mực hành vi.
 Thẩm mỹ của các nền văn hóa khác nhau rất khác nhau,
những sự khác nhau đó tác động đến hành vi.
 Giáo dục :
 Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức có mục đích, có kế
hoạch nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo
đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên, xã hội, cũng như
những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống.
 Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa.
 Trình độ giáo dục là yếu tố quyết định sự phát triển của văn
hóa vì nó sẽ giúp các thành viên trong một nền văn hóa kế
thừa được những giá trị văn hóa truyền thống và học hỏi
những giá trị mới từ các nền văn hóa khác
 Mô hình giáo dục ở các nước là khác nhau.
 Khía cạnh vật chất của văn hóa :
 Khía cạnh vật chất của văn hóa là toàn bộ các giá trị sáng tạo
của con người được thể hiện trong các của cải vật chất do
con người tạo ra (các sản phẩm hàng hóa, công cụ lao động,
tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội
và cơ sở hạ tầng tài chính...).
 Khía cạnh vật chất của văn hóa có nghĩa là văn hóa được
biểu hiện trong giá trị vật chất, văn hóa bao gồm tất cả
những sáng tạo hữu hình được biểu hiện trong các giá trị vật
chất của con người.
 Khía cạnh vật chất của văn hóa được thể hiện qua đời sống
vật chất của một quốc gia, ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân
trí, lối sống của các thành viên trong nền kinh tế đó.
Câu 4 : Mối quan hệ tương quan Văn hóa kinh doanh và hiệu quả sản xuất
của doanh nghiệp.

6
Trả lời :
Mối quan hệ tương quan văn hóa kinh doanh và hiệu quả sản xuất của doanh
nghiệp :

You might also like