You are on page 1of 27

CHƯƠNG 2

VĂN HÓA QUỐC TẾ


Mục tiêu chương

1. Trình bày được khái niệm văn hóa


2. Xác định được các yếu tố văn hóa
3. So sánh được sự khác biệt về văn hóa giữa các nền văn hóa
lớn : phương đông, phương tây…
Nền văn hóa khác nhau ảnh hưởng lên cách thức
hoạt động kinh doanh

Những ảnh hưởng cụ thể của đất nước


Hệ thống kinh tế; Phong tục và truyền thống của đất nước
Hệ thống luật pháp Tôn giáo, ngôn ngữ, giáo duc…
Trình độ kỹ thuật

Sự định hướng và các giá trị văn hóa

Ảnh hưởng

Thái độ đối với công việc, tiền bạc, thời gian, gia đình, sự thay
đổi, tính rủi ro và tính công bằng

Ảnh hưởng

Chức năng của các nhà quản trị kinh doanh quốc tế
Tổ chức và kiểm soát; Quản lý sự thay đổi kỹ thuật; Khích lệ; Đưa ra quyết định; Thỏa thuận
2.1 Văn hóa là gì?
Môi trường văn hóa
- Là tổng thể của đức tin, nguyên tắc ứng xử, các truyền thống lâu đời.
Khái niệm văn hóa
- Văn hóa là những giá trị có thể học hỏi, chia sẻ và liên hệ mật thiết
với nhau, nó cung cấp những định hướng cho các thành viên trong xã
hội.
- Mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác biệt nhau.
2.2 Các yếu tố văn hóa

- Ngôn ngữ
- Tôn giáo
- Giá trị và thái độ
-Cách cư xử và phong tục
- Các yếu tố vật chất
-Thẩm mỹ
- Giáo dục
2.2 Các yếu tố văn hóa

 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là
phương tiện để truyền đạt thông tin và ý tưởng. Nếu thông
thạo ngôn ngữ, có 4 lợi ích:
-Trao đổi trực tiếp và hiểu rõ ràng
-Dễ làm việc với đối tác vì chung ngôn ngữ
-Hiểu và đánh giá đúng bản chất
-Hiểu và thích nghi với văn hóa đối tác
2.2 Các yếu tố văn hóa

 Tôn giáo
- Có nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi
giáo, Khổng giáo – Lão giáo, Ấn Độ giáo (Hindu).
- Các tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến lối sống, niềm tin, giá trị
và thái độ, cách ứng xử của con người.
- Các tôn giáo còn ảnh hưởng đến chính trị và môi trường
kinh doanh
- Các tôn giáo khác nhau, được xây dựng trên nền tảng triết lý
khác nhau. Khi kinh doanh tại đâu, cần nghiên cứu tôn giáo ở
2.2 Các yếu tố văn hóa

 Giá trị và thái độ


- Giá trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá đúng sai, tốt xấu,
quan trọng và không quan trọng.
-Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận hành xử theo 1
hướng xác định đối với 1 đối tượng.
Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của con người đặc biệt là kinh doanh quốc tế.
Ví dụ: việc chuộng hàng ngoại hay không chuộng hàng ngoại.
2.2 Các yếu tố văn hóa

Phong tục và cách ứng xử


-Phong tục là nếp sống, thói quen, là những lề thói trong xã hội hay 1 địa phương
-Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp với 1 xã hội đặc thù
Phong tục thể hiện cách sự vật được làm, còn cách cư xử được dùng để thực hiện
chúng
Mỗi quốc gia, vùng miền đều có phong tục và cách cư xử riêng vì vậy nghiên cứu vấn
đề này thì công việc trôi chảy, thuận lợi và ngược lại.
Ví dụ: quan niệm về thời gian của Mỹ và người phương đông.
2.2 Các yếu tố văn hóa
Yếu tố vật chất của văn hóa

Vật chất là những gì con người có thể nhận biết: có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra
Khi nghiên cứu văn hóa vật chất, cần:
-Cách làm ra sản vật (khía cạnh kỹ thuật)
-Ai làm, tại sao làm (khía cạnh kinh tế)

Khi đánh giá yếu tố của nền văn hóa, cần:


-Cơ sở hạ tầng kinh tế
-Cơ sở hạ tầng xã hội
-Cơ sở hạ tầng tài chính.
2.2 Các yếu tố văn hóa
 Thẩm mỹ
Thẩm mỹ  ̶ > sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp  ̶ >ảnh hưởng giá trị, thái
độ của con người ở mỗi quốc gia khác nhau.

 Giáo dục
Giáo dục là quá trình hoạt động ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức, tri thức về tự nhiên và xã hội, cũng như kỹ năng
kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống.
2.3 Sự đa dạng về văn hóa và vấn đề quản trị

 Quản trị tập trung hay phi tập trung


 Chấp nhận rủi ro hay né tránh rủi ro
 Khen thưởng nhóm và khen thưởng cá nhân
 Quy trình chính thức và phi chính thức
 Trung thành với tổ chức cao hay thấp
 Cạnh tranh đối kháng hay hợp tác
 Tầm nhìn dài hạn hay ngắn hạn
 Sự ổn định hay tính cải tiến
2.4 Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede
2.4 Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede
• Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI): 
- Được định nghĩa là “mức độ mà những thành viên ít quyền
lực của một tổ chức hoặc thể chế (hoặc gia đình) chấp nhận
và kỳ vọng rằng quyền lực được phân bổ không công
bằng”.
- PDI cao thể hiện sự phân bổ quyền lực được thiết lập và
thực thi rõ ràng trong xã hội mà không vướng bất cứ sự
nghi ngờ hay chất vấn nào.
- PDI thấp thể hiện mức độ chất vấn cao về phân bổ quyền
lực cũng như nỗ lực phân chia quyền hành đồng đều
2.4 Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede

• Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV):


- Chỉ số này thể hiện “mức độ hòa nhập của cá nhân với tập
thể và cộng đồng”.
- Một xã hội có tính cá nhân cao thường có mức độ ràng
buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết
với gia đình của mình.
- Chủ nghĩa tập thể, thể hiện một xã hội với các mối quan hệ
hòa nhập chặt chẽ giữa gia đình và những thể chế, hội
nhóm khác.
2.4 Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede

• Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI): 


- Được định nghĩa như “mức độ chấp nhận của xã hội với sự mơ hồ”, khi mà
con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ vọng, không rõ
ràng và khác so với hiện trạng thông thường.
- Chỉ số UAI cao cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong cộng động đó
với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự
thật tuyệt đối hay một sự “đúng đắn” chung trong mọi khía cạnh mà tất cả
mọi người đều nhận thức được.
- UAI thấp cho thất sự cởi mở và chấp nhân những ý kiến trái chiều và gây
tranh cãi.
2.4 Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede

• Nam quyền và Nữ quyền (MAS): 


- “nam quyền” được định nghĩa là “sự ưu tiên của xã hội cho
thành quả, phần thưởng vật chất và định nghĩa thành công
dựa trên những thành quả vật chất mà cá nhân đạt được”.
- Ngược lại, nữ quyền ám chỉ sự coi trọng tính cộng tác,
khiêm tốn, quan tâm đến những cá nhân khó khăn cũng như
chất lượng cuộc sống.
2.4 Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede

• Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO): 


- Khía cạnh này miêu tả sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại
và các hành động/ khó khắn trong tương lai.
- Khi chỉ số LTO thấp, nó biểu thị định hướng ngắn hạn của
một xã hội
- Xã hội có chỉ số LTO cao thường chú trọng vào quá trình
dài hạn, quan tâm đến sự thích ứng và thực dụng khi giải
quyết vấn đề.
2.4 Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede

• Tự Thỏa Mãn và Tự Kiềm Chế (IND): 


- Khái niệm này chính là thước độ mức độ hạnh phúc
- Tự thỏa mãn được định nghĩa như “ sự cho phép của xã hội
trong việc tự thỏa mãn một cách tự do các nhu cầu cơ bản và
tự nhiên của con người, ví dụ như hưởng thụ cuộc sống”.
- Trong khi khái niệm “tự kiềm chế” lại thể hiện “sự kiểm soát
của xã hội, bởi những định kiến, chuẩn mực nghiêm ngặt,
trong việc hưởng thụ của cá nhân”.
2.4 Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede

 Ứng dụng của mô hình


-Giao tiếp quốc tế
-Thỏa thuận quốc tế
-Quản lý quốc tế
-Marketing quốc tế

You might also like