You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG XÃ HỘI HỌC

NỘI DUNG GIỮA KÌ


CHƯƠNG 1,2,3
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI
1/ ĐỊNH NGHĨA VỀ VĂN HÓA:
- Văn hóa là “Tổng hợp những hành vi học hỏi được những giá trị, niềm tin ngôn ngữ, luật pháp và kĩ
thuật các thành viên sống trong một xã hội nhất định nào đó”
- Văn hóa của chúng ta hầu như tác động đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Từ sự biểu hiện qua
nét mặt cho đến đời sống gia đình.
- Mỗi yếu tố văn hóa đều là sản phẩm của con người vốn là đối tượng phải thay đổi
- Mỗi nhóm xã hội là một nền văn hóa riêng và nó được tích lũy qua thời gian và chuyển giao từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
- Văn hóa biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác.
- Lưu ý: Các nhà xã hội học áp dụng khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng hơn hầu hết. Văn hóa bao gồm
tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người.

2/ PHÂN LOẠI VỀ VĂN HÓA


- Lesli Wite (1947) cho rằng: Nói đến văn hóa cần xem đến 4 loại hình văn hóa: Hiện tượng, hành
động, tư tưởng, vật chất và tình cảm.
* Vật chất là những sản phẩm do con người tạo ra, bao gồm tất cả những gì do nhóm và xã hội sản xuất
và sử dụng.
* Tư tưởng là bao gồm các tính ngưỡng và kiến thức được truyền lại trong xã hội. Những gì mà chúng
ta biết tới hay còn tin là có thật đều thuộc khía cạnh tư tưởng các văn hóa.
* Tình cảm ( Thái độ và giá trị ) lại liên quan đến cảm xúc, đối lập với tri thức. Nó bao gồm về đánh
giá về những điều tốt-xấu, đúng-sai. Kể cả những thành kiến đối với nhóm xã hội cụ thể, những thành
kiến truyền thống bị coi rẻ trong một xã hội cũng đều thuộc về tình cảm văn hóa.
-> Để có thể đánh giá được văn hóa của một xã hội nào đó cần phải nghiên cứu cả 4 hình thức biểu
hiện của văn hóa.

3/ CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA


A) Biểu tượng:
- Là bất cứ thứ gì mang một ý nghĩa cụ thể và được hiểu giống nhau bởi các cá nhân trong một nền văn
hóa.
- Xã hội tạo ra các biểu tượng mới liên tục.
- Thực tiễn của loài người được tìm thấy ý nghĩa của các sự vật và hành vi.
- Biểu tượng thay đổi khác nhau trong một nền văn hóa đến mức 1 hành động hay vật thể có biểu tượng
quan trọng trong nền văn hóa này lại có ý nghĩa hoàn toàn khác hay không quan trọng trong nền văn
hóa khác.
=> Tóm lại, biểu tượng là phương tiện qua đó con người làm đời sống có ý nghĩa, việc sử dụng biểu
tượng gây nhiều bối rối thậm chí là mâu thuẫn. Nhưng không có biểu tượng thì sự hiện hữu của chúng
ta sẽ bị vô nghĩa.

B) Ngôn ngữ:
- Mọi nền văn hóa đều có ngôn ngữ nói, mặc dù một số không có trong hệ thống chữ viết.
- Ngôn ngữ - trong chừng mực nào đó, là di sản văn hóa dưới hình thức mã hóa - là phương tiện quan
trọng nhất để chuyển giao văn hóa, quá trình. Qua đó văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
- Giả thuyết Spair - Whorf gợi ý rằng nói chung ngôn ngữ định dạng văn bản hóa. Tuy nhiên nhiều yếu
tố khác trong một nền văn hóa lại tác động đến ngôn ngữ hệ khác.
=> Văn hóa và ngôn ngữ có mối tương quan với nhau, sự thay đổi của một trong hai chắc chắn phải
ảnh hưởng đến yếu tố còn lại.

C) Giá trị:
- Giá trị là tiêu chuẩn qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đúng mong muốn và
không đúng mong muốn, tốt-xấu, đẹp-xấu.
- Giá trị không phải là phát biểu mô tả mà là đánh giá và phán đoán, từ quan điểm văn hóa về những gì
nên làm. Những nguyên tắc bao quát này được phản ánh trong hầu hết khía cạnh trong cách sống của 1
người.
4) Niềm tin
- Là những bày tỏ mà mọi người cho đó là sự thật.
5) Chuẩn mực:
- Là quy tắc định hướng hành vi con người trong những hoàn cảnh cụ thể
- Chuẩn mực chính thức và phi chính thức
- Là tổng số những mong đợi, yêu cầu, quy tắc xã hội được ghi nhận bằng lời, ký hiệu hay biểu trưng
cho hướng cơ bản đối với các hành vi của thành viên xã hội.
- Chuẩn mực quan trọng nhất đối với mọi xã hội là pháp luật. Pháp luật là những điểm chuẩn mực có
tính pháp chế. Pháp luật không chỉ đơn thuần quy định hành vi nào là không được phép mà còn đưa ra
các hình phạt đối với những ai phạm luật. Khi pháp luật không phản ánh và một số phép tắt thì sự tuân
thủ không được chú trọng, dễ bị bỏ qua.

6) Chế tài (Pháp luật):


- Là những chuẩn mực có tính pháp chế. Chế tài không chỉ đơn thuần quy định hành vi nào là không
được phép mà còn đưa ra các hình phạt đối với những ai vi phạm pháp luật. Khi pháp luật không phản
ánh một số phép tắc thì sự tuân thủ không được chú trọng, dễ bị bỏ qua.
- Những phản ứng tiêu cực và tích cực của người khác như thế được gọi là hình phạt, khen thưởng khi
chúng ta tuân thủ và hình phạt nếu chúng ta sai lạc.
- Hình phạt là cơ sở của 1 hệ thống kiểm soát văn hóa của 1 nền văn hóa: Là những biện pháp khác
nhau qua đó thành viên xã hội tán thành sự tuân thủ các tiêu chuẩn văn hóa.

4/ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA


A) Tính học hỏi của văn hóa:
- Văn hóa là cái được học hỏi ở nhiều người xung quanh.
- Vốn văn hóa được tích lũy trong quá trình tồn tại và phát triển của con người trong suốt quan hệ giao
tiếp với những người xung quanh.
- Văn hóa bao gồm các giá trị, chuẩn mực và quy tắc, những biểu hiện này của văn hóa được phổ biến
trong xã hội được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

B) Tính xã hội của văn hóa:


- Văn hóa luôn tồn tại với xã hội.
- Khi chúng ta nhận định văn hóa hình thành sau xã hội có nghĩa là khẳng định văn hóa được phát triển
hết những tác nhân tác động qua lại với nhau.
- Những cách ứng xử có liên quan đến cá tính của một cá nhân không được coi là văn hóa mà chỉ phản
ứng những đặc trưng và kinh nghiệm cá nhân cụ thể nào đó.
- Như vậy, tổ chức xã hội là kết quả của sự trao đổi hành động hỗ tương giữa các cá nhân, nhóm hoặc
cộng đồng.
- Văn hóa và xã hội luôn luôn củng cố lẫn nhau.

C) Tính lý tưởng của văn hóa:


- Văn hóa quy định những cách thức thỏa mãn nhu cầu khác nhau.

5/ ĐA DẠNG VĂN HÓA


* Chủ nghĩa vị chủng văn hóa: Những người này coi văn hóa của dân tộc họ là toàn diện, còn văn hóa
của các dân tộc khác là thấp kém, dã man hay không nhân đạo… thái độ quá tự tôn này thường làm cho
họ bỏ qua những kiến thức phong phú của nền văn hóa khác một cách đáng tiếc.

6/ ĐỊNH NGHĨA VỀ XÃ HỘI


- Gerhard Lenski (1924-?) và Jean Lenski (1928-?): Phát triển văn hóa xã hội
- Karl Marx ( 1818-1883): Tranh chấp xã hội
- Max Weber (1864-1920): Duy lý hóa xã hội
- Talcott Parsons (13/12/1902-08/05/1979): Chức năng xã hội

You might also like