You are on page 1of 14

Tổng quan về Văn hóa học - Văn hóa

1. Phân biệt: Văn hóa và Văn hóa học.

○ Văn hóa học (culturology): ngành khoa học. Nghiên cứu


về văn hóa trên cơ sở một nền tảng lý luận và một bộ máy
khái niệm thống nhất (có thể có cả hệ phương pháp đặc
thù).

○ Văn hóa (culture): all do con người sáng tạo ra, đáp ứng
một số yêu cầu cụ thể: ngôn ngữ, chữ viết, pháp luật,
khoa học,... (theo Trần Ngọc Thêm).

2. Định nghĩa văn hóa: (định nghĩa liệt kê or định nghĩa đặc
trưng)

○ Taylor (1871): Định nghĩa liệt kê --> Văn hóa là một


phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo
đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen
khác mà con người như một thành viên xã hội đạt được.

▪ Hạn chế:

□ Xem VH là một tập hợp các yếu tố từ nhiều lĩnh vữ


khác nhau.
□ Văn hóa là các yếu tố tinh thần.
□ Đối tượng nghiên cứu không rõ.

○ Mayor, UNESCO: định nghĩa đặc trưng + liệt kê --> Văn


hóa bao gồm all những gì làm cho dân tộc này khác với
dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho
đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.

▪ Hạn chế : xem văn hóa là một tập hợp

▪ Sai lầm:

□ Văn hóa không chỉ gồm các đặc thù mà văn hóa
còn có cái chung.
□ Những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất không
VHH Page 1
□ Những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất không
thuộc văn hóa (thuộc văn minh).

○ Trần Ngọc Thêm (1995): định nghĩa đặc trưng --> Văn
hóa là hệ thống hữu cơ của các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trinhg
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự
nhiên và xã hội của mình.

▪ Có 1 đặc trưng giống: văn hóa là một hệ thống.

▪ Có 4 đặc trung loài:

□ Của các giá trị


□ Do con người sáng tạo
□ Tích lũy qua quá trình hoạt động
□ Trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã
hội.

3. Ý nghĩa của dn vh theo TNT:

○ Dùng để khu biệt và nhận diện vh, giúp hiếu được vh là


gì.

○ Tạo ra 2 bộ key:

▪ Key 1: dùng để định vị văn hóa: C - con người; K - môi


trường; T - thời gian tích lũy.

▪ Key 2: dùng để nhận diện văn hóa: chùm bốn đặc


trưng (hệ thống, giá trị, nhân sinh, lịch sử) cần và đủ.

VHH Page 2
Đặc trưng

1. Tính hệ thống --> phân biệt "nền văn hóa" với "tập
hợp có giá trị".

⚫ Một tập hợp của những giá trị (nhân sinh và lịch sử)
thuộc nhiều nền văn hóa riêng biệt, or một tập hợp không
đầy đủ của những giá trị riêng biệt thuộc một nền văn hóa
sẽ chỉ là một tập hợp rời rạc, không tạo nên một đối
tượng văn hóa riêng biệt.

⚫ Nếu đó là tập hợp đầy đủ của các giá tri thuộc một nền
văn hóa thì phải trải qua quá trình hệ thống hóa, sắp
xếp, liên kết chúng lại với nahu mới cho ta hình ảnh trọn
vẹn về nền văn hóa đó.

⚫ Tính hệ thống đòi hỏi xem xét mọi giá trị văn hóa trong
mối quan hệ với nhau.

 Tính hệ thống giúp khắc phục nhược điểm của nhiều


định nghĩa coi văn hóa = một phép cộng đơn thuần của
những tri thức rời rạc từ nhiều lĩnh vực.

2. Tính giá trị --> phân biệt "văn hóa" với "phi giá
trị".

⚫ Có tính hệ thống, nhân sinh, lịch sử nhưng thiếu giá


trị --> những phi giá trị.

⚫ Mọi thứ đều có 2 mặt --> tính giá trị được xác định bằng
mức độ giá trị của nó --> mức độ giá trị được xác định
bằng cách định vị trong những KCT cụ thể.

⚫ Việc một tập hợp phi giá trị, một phi văn hóa có là nền
văn hóa hay không tùy thuộc vào các mối quan hệ của
chúng.

⚫ Phi văn hóa không phải là phi giá trị, là tính giá trị bộc
lộ trong một KCT khác.

VHH Page 3
3. Tính nhân sinh --> phân biệt "văn hóa" với "tự
nhiên".

⚫ Sự tác động của con người vào tự nhiên (tính nhân sinh)
có nhiều mức độ: từ tác động tinh thần cho đến tác động
vật chất --> mức độ nhân sinh trội hơn múc độ tự nhiên,
phải định vị trong những KCT cụ thể.

4. Tính lịch sử --> phân biệt "văn hóa" với "văn


minh".

⚫ Văn hóa:

▪ Có chức năng đảm bảo sự ổn định, sự bền vững của xã


hội --> phải có tính lịch sử.
▪ Mức độ tính lịch sử càng cao --> giá trị văn hóa càng
cao.
▪ Có cả vật chất + tinh thần
▪ Tính dân tốc
▪ Mạnh ở phương Đông nông nghiệp

⚫ Văn minh:

▪ Là hệ thống những giá trị do con người sáng tạo ra.


▪ Tạo ra sự phát triển cho xã hội
▪ Tốc độ phát triển là thước đo của văn minh
▪ Có giá trị vật chất
▪ Có tính quốc tế
▪ Mạnh ở phương Tây đô thị

5. Khu biệt Văn hóa với các khái niệm liên quan (quan
hệ và yếu tố).

⚫ Bình diện QUAN HỆ

▪ Văn hóa - Tập hợp giá trị = tính hệ thống


□ THGT đã thuốc văn hóa nhưng chưa phải một văn
hoá riêng biệt.

Văn hóa - Phản văn hóa = tính giá trị


VHH Page 4
▪ Văn hóa - Phản văn hóa = tính giá trị
□ PVH có chất văn hóa, không có tính giá trị hoặc
tính giá trị thể hiện ở KCT khác.

⚫ Bình diện YẾU TỐ

▪ Văn hóa - Tự nhiên = tính nhân sinh

▪ Văn hóa - Văn minh = tính lịch sử

▪ Văn hóa đúng giữa Tự nhiên và Văn minh

□ Tính nhân sinh chưa có or quá ít = tự nhiên


□ Tính nhân sinh quá nhiều = văn minh
□ Tính nhân sinh vừa đủ = văn hóa

6. Xác định GIÁ TRỊ văn hóa

⚫ Định vị

▪ Chỉ có giá trị trong đúng KCT của nó.


▪ Giá trị và phi giá trị không có ranh giới nhưng trong
mỗi KCT cụ thể ta có thể phân biệt chúng.

⚫ Định lượng giá trị

▪ Phụ thuộc vào mức độ giá trị của nó (thấp -> giá trị
không phải thuộc tính điển hình của nó).

⚫ Định tính

▪ Đáp ứng 3 đặc trưng còn lại cảu văn hóa (nhân sinh,
lịch sử, hệ thống)

⚫ Định lượng hệ KCT

▪ Giá trị văn hóa của cộng đồng --> phải tồn tại trong
KCT điển hình.
▪ Chỉ có giá trị văn hóa : chủ thể, thời gian, không gian
đều điển hình

VHH Page 5
VHH Page 6
Chức năng

Nhu cầu văn hóa quy định chức năng là duy trì và nâng cao chất
lượng cuộc sống --> mang lại hạnh phúc, sung sướng, thỏa mãn
cho con người.

1. Làm nền tảng của xã hội, tổ chức xã hội (cơ sở tính


hệ thống).

○ Bảo đảm sự cố kết cộng đồng và ổn định đời sống xã hội


(tôn ty trật tự nhờ luật pháp, giáo dục, đạo đức,...)

2. Điều chỉnh xã hội (cơ sở tính giá trị).

○ Củng cố, phát triển xã hội.

○ Dự báo và định hướng chuẩn mực.

○ Tạo động lực và đặt mục tiêu cho sự phát triển xã hội.

○ Mỗi văn hóa quy định hệ giá trị, chuẩn mực cho cách ứng
xử của cộng đồng.

○ Hệ giá trị cơ bản:

▪ Giá trị sử dụng: vật chất


▪ Giá trị thẩm mỹ: tinh thần --> giá trị cơ bản
▪ Giá trị đạo đức: xã hội

○ Chuẩn mực ứng xử: cấm đoán, cho phép, định hướng các
hoạt động cộng đồng,... --> là thước đo để đánh giá trong
nhân cách, lao dộng, giao tiếp,...

○ Xã hội vận động -> xem xét lại các hệ giá trị -> điều chỉnh
xã hội.

○ Điều chỉnh xã hội giúp duy trì trạng thái cân bằng động,
không ngừng tự hoàn thiện, thích ứng với môi trường
nhằm tự bảo vệ và phát triển.

VHH Page 7
○ Điều chỉnh xã hội --> dự báo, định hướng các chuẩn mực =
giá trị quan trọng để xã hội ổn định.

○ Không ngừng tự hoàn thiện --> phái sinh làm động lực, đặt
mục tiêu cho sự phát triển của xã hội.

3. Làm cơ sở cho việc giao tiếp xã hội (cơ sở tính nhân


sinh).

○ Văn hóa vừa tạo ra các điều kiện và phương tiện cho việc
giao tiếp, vừa là môi trường giao tiếp của con người

▪ Ngôn ngữ là hình thức giao tiếp: dùng ngôn ngữ để


chuyền tải các thông tin.
▪ Văn hóa là nội dung giao tiếp: giáo dục, truyền bá
khoa học, tôn giáo, luật pháp,...; là môi trường cho
hoạt động giao tiếp của con người.

○ Văn hóa cũng là sản phẩm của giao tiếp được tạo ra bằng
cá hoạt động của các cá nhân.

4. Làm công cụ giáo dục (cơ sở tính lịch sử)

○ Phát triển tri thức và hoàn thiện về nhân cách.

○ Văn hóa có năng lực thông tin hoàn hảo, làm cơ sở cho
việc phát triển nhận thức. Nhờ vậy, văn hóa được chuyển
giao qua không gian (giao lưu văn hóa) và qua thời gian
(truyền thống văn hóa).

▪ Truyền thống tồn tại nhờ chức năng giáo dục.


▪ Phổ biến với những giá trị:

□ Giá trị văn hóa đã ổn định --> thể hiện những


khuôn mẫu xã hội trong cộng đồng dưới dạng
ngôn ngữ, phong tục, nghi lễ, luật pháp,...
□ Giá trị văn hóa đang hình thành --> là hệ thống
chuẩn mực mà con người đang hướng tới.

Chức năng phái sinh: bảo đảm tính kế tục của lịch
VHH Page 8
▪ Chức năng phái sinh: bảo đảm tính kế tục của lịch
sử --> văn hóa là gen xã hội di truyền phẩm chất con
người cho thế hệ sau.

▪ Đóng vai trò quyết định trong sự hình thành nhân cách
con người (dưỡng dục nhân cách), ứng xử cho phù
hợp.

==> Nhiệm vụ bao trùm của văn hóa là bảo đảm sự phát triển
bền vững của xã hội.

==> Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu
và là động lực phát triển xã hội xuyên suốt thời gian và không
gian.

5. Các loại phi văn hóa

○ Phi văn hóa: sản phẩm do con người tạo ra, có đủ tính hệ
thống, tính lịch sử, tính nhân sinh nhưng không có tính
giá trị (trong hệ KCT đang xét).

○ Có 3 loại phi văn hóa:

▪ Thiếu văn hóa --> do chủ thể thiếu bản lĩnh hoặc sử
dụng bản lĩnh không đúng chỗ dẫn đến một lựa chọn
không phù hợp cho KCT của mình.
▪ Vô văn hóa --> do chủ thể hành xử không theo chuẩn
mực chung một cách vô thức và (hoặc) không ý thức
được hết những hậu quả của nó.
▪ Phản văn hóa --> do chủ thể hành xử không theo chuẩn
mực chung một cách hữu thức với một triết lý riêng.

VHH Page 9
Cấu trúc

1. Cấu trúc văn hóa 2 thành phần.

• Tính hệ thống là đặc trưng đầu tiên và quan trọng của văn
hóa --> thể hiện qua cấu trúc

• Cấu trúc văn hóa truyền thống có 2 thành phần là văn hóa vật
chất và tinh thần.

• Theo Arnoldo (1985):

○ Văn hóa vật chất: sản phẩm do hoạt động sản xuất vật
chất tạo ra.

○ Văn hóa tinh thần: sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh
thần tạo ra.

→ Sự phân chia này đi vào cụ thể khá phức tạp vì trong thực
tế văn hóa vật chất và tinh thần có mối quan hệ mật thiết
với nhau.

○ Xét về hoạt động:

▪ Hoạt động sx vật chất --> vhvc (sử dụng cơ bắp)


▪ Hoạt động sx tinh thần --> vhtn (sử dụng năng lực trí
tuệ)

○ Xét về chất liệu

▪ Con người + spvc = những giá trị văn hóa vật thể.
▪ Hoạt động + sptt = những giá trị văn hóa phi vật thể.

• Theo UNESCO: --> khắc phục sự đối lập của hai phạm trù văn
hóa vật chất và tinh thần.

○ Văn hóa vật thể:

▪ Nhấn mạnh đến đặc trưng không gian của hình thái
tồn tại.

VHH Page 10
tồn tại.
▪ Tiểu hệ các giá trị do cong người sáng tạo và tích lũy
bằng hoạt động biến đổi tự nhiên, tồn tại dưới dạng
vật chất cụ thể, có thể nhận biết bằng giác quan.

○ Văn hóa phi vật thể:

▪ Nhấn mạnh vào đặc trưng thời gian của hình thái tồn
tại.
▪ Tiểu hệ các giá trị do con người sáng tạo và tích lũy
không có biểu hiện vật chất, không thể nhận biết bằng
các giác quan.

==> Cấu trúc quá đơn giản, không phản ánh đủ sự đa dạng và
phức tạp của văn hóa.

2. Cấu trúc văn hóa 3 thành phần.

○ Là sự biến thể từ cấu trúc 2tp. (NOTE)

○ Xét về tiêu chí (TNT)

▪ Văn hóa nhận thức:

□ Đối tượng: vũ trụ, con người


□ Mức độ nhận thức: cảm tính, lý tính

▪ Văn hóa tổ chức:

□ Đối tượng: tập thể, cá nhân

▪ Văn hóa ứng xử với môi trường:

□ Đối tượng ứng xử: tự nhiên, xã hội


□ Cách thức ứng xử: tận dung, đối phó
□ Phạm vi ứng xử: trong, ngoài

○ Các cấu trúc văn hóa 3 tp khác:

▪ Đào Duy Anh: KTe - XH - TThuc


Leslis White: KThuat - XH - TTuong

VHH Page 11
▪ Leslis White: KThuat - XH - TTuong

3. Cấu trúc văn hóa 4 thành phần.

• Ngô Đức Thịnh:

○ VH cá nhân
○ VH cộng đồng
○ VH lãnh thổ
○ VH sinh thái

• Jen Ladrere:

○ Hệ thống ý niệm
○ Hệ thống chuẩn mực
○ Hệ thống biếu hiện
○ Hệ thống hành động

VHH Page 12
Loại hình
Sunday, December 5, 2021 7:56 PM

VHH Page 13
Những vấn đề khác
Sunday, December 5, 2021 7:56 PM

VHH Page 14

You might also like