You are on page 1of 30

TÀI LIỆU MÔN HỌC

 Tài liệu chính: Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hóa


Việt Nam.
 Tài liệu tham khảo:
 Chu Xuân Diên, 1999, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Đại
học Quốc Gia Tp.HCM, Trường Đại học KHXHNV.
 Trần Ngọc Thêm, 2001, Tìm về bản sắc Văn hóa Việt
Nam, Nhà xuất bản Tp. HCM.
 Trần Quốc Vượng, (chủ biên), 1998, Cơ sở Văn hóa
Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.
 Các tài liệu khác theo từng nội dung học.
CÁCH TÍNH ĐIỂM MÔN HỌC

Nội dung Trọng số

Thuyết trình và thảo luận nhóm 20%

Bài tập cá nhân 20%

Chuyên cần 10%

Kiểm tra cuối kỳ 50%

Tổng cộng 100%


MÔ TẢ MÔN HỌC

Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học đại cương


cung cấp cho SV 2 khối kiến thức cơ bản:
Những tiền đề lý luận chung về văn hóa và
văn hóa học.
Các kiến thức về văn hóa Việt Nam.
MÔ TẢ MÔN HỌC
 Giúp SV nhận thức rõ bản sắc văn hóa dân tộc,
nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
 Giúp SV biết tự định hướng và tiếp thu có chọn
lọc văn hóa thế giới trên cơ sở bảo tồn những
giá trị văn hóa dân tộc.
 Sử dụng những kiến thức được học để ứng
dụng trong giao tiếp và ngành nghề trong tương
lai.
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Sau khi học xong học phần, SV có thể:
 Tóm tắt, phân loại, trình bày lại các nội dung về
văn hóa và văn hóa Việt Nam từ truyền thống
đến hiện đại.
 Khả năng hình thành và vận dụng tri thức mới
để phân tích, so sánh, đánh giá văn hóa Việt
Nam.
 Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả
trong và ngoài môi trường nghề nghiệp.
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (30 tiết)

Phần 1: Cơ sở lý luận
Phần 2: Tổng quan về văn hóa Việt Nam
Phần 3: Văn hóa nhận thức
Phần 4: Văn hóa tổ chức xã hội
Phần 5: Văn hóa vật chất
Phần 6: Văn hóa tinh thần
Phần 7: Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm văn hóa

2. Các đặc trưng và chức năng


của văn hóa

3. Các khái niệm có liên quan

4. Cấu trúc của hệ thống văn hóa


1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA
 Mác xít:
“Văn hoá là một lĩnh vực thực tiễn trong đời sống
xã hội thể hiện trình độ phát triển của lực lượng
bản chất người trong quá trình chinh phục tự
nhiên, cải tạo xã hội và hoàn thiện chính bản thân
mình theo chiều hướng tiến bộ. Nhưng lực lượng
bản chất người ấy phải được đối tượng hoá,
khách thể hoá, xã hội hoá và chuẩn mực tiên tiến
hoá thành những giá trị vật chất và tinh thần tồn
tại dưới dạng trạng thái hoặc tồn tại dưới dạng
quá trình hợp thành những thành tựu do loài
người sáng tạo ra trong cuộc sống”
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA
 Unesco:
“Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt
động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại.
Qua các thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy
đã hình thành nên một hệ thống các giá trị,
các truyền thống và các thị hiếu - những
yếu tố xác định đặc tính riêng của từng
dân tộc”
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA
 Hồ Chí Minh (1942):
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm đáp
ứng nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn”.
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA
 Trần Ngọc Thêm:
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình”
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA
Có 2 huynh hướng định nghĩa:
 ĐN miêu tả: liệt kê các thành tố của văn hóa
như: tín ngưỡng, nghệ thuật, tập quán…
 ĐN nêu đặc trưng: có 3 huynh hướng
 Coi văn hóa là kết quả (sản phẩm): nếp sống,
chuẩn mực, tư tưởng…
 Coi văn hóa là quá trình: hoạt động sáng tạo,
phương thức tồn tại, cách ứng xử của con
người…
 Coi văn hóa như những quan hệ: con người –
con người, con người - tự nhiên và xã hội.
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA
* Phân chia văn hóa thành 2 lĩnh vực:
- Văn hoá vật chất bao gồm toàn bộ những sản
phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con
người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng
sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương
tiện đi lại…
- Văn hoá tinh thần bao gồm toàn bộ những sản
phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con
người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo,
nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn
ngữ, văn chương…
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA
 Văn hóa là sản phẩm của con người

 Con người sáng tạo văn hóa thích nghi với tự


nhiên, xã hội

 Phân biệt quốc gia, dân tộc này với quốc gia,
dân tộc khác
2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC
NĂNG CỦA VĂN HÓA
* Tính hệ thống và chức năng
tổ chức xã hội
Đặc
* Tính giá trị và chức năng điều
trưng chỉnh xã hội

* Tính nhân sinh và chức năng
chức giao tiếp
năng
* Tính lịch sử và chức năng
giáo dục
2.1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội

 Văn hóa do nhiều yếu tố hợp thành, các yếu


tố có mối quan hệ đan cài, móc xích, quy định
và chi phối lẫn nhau tạo thành hệ thống.
 Văn hóa tổ chức xã hội thành làng xã, quốc
gia, đô thị…
2.1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội

Văn hoá phương Đông Văn hóa phương Tây


(Văn hoá NN) (Văn hoá kiểu du mục)
- Dân nông nghiệp sống phụ thuộc - Dân du mục: nếu thấy không
vào thiên nhiên thuận tiện là bỏ đi nơi khác, tâm lý
coi thường tự nhiên
- Lối tư duy tổng hợp - Lối tư duy phân tích
- Lo tạo dựng một cuộc sống ổn - Lo tổ chức làm sao có thể thường
định, lâu dài, mang tính trọng tĩnh. xuyên di chuyển một cách nhanh
chóng và thuận tiện, mang tính
trọng động.
- Tổ chức cộng đồng theo nguyên - Trọng sức mạnh, trọng tài, trọng
tắc trọng tình cảm, cái tình hơn cái cá nhân

2.2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội

Mục đích Giá trị vật chất


Giá trị tinh thần
Tính
Thời gian Giá trị vĩnh cửu
giá
trị Giá trị nhất thời

Ý nghĩa Giá trị sử dụng


Giá trị đạo đức
Giá trị thẩm mỹ
2.2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội

Chức năng
điều chỉnh
xã hội

Văn hóa giúp con Văn hóa giúp con


người thích ứng người không ngừng
với sự biến đổi tự thích nghi, điều
của tự nhiên chỉnh và hoàn thiện
mình
2.3. Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp

 Văn hóa là thành quả sáng tạo của con


người, phục vụ cho con người.
 Văn hóa tạo ra những điều kiện và phương
tiện cho sự giao tiếp. Đồng thời, văn hóa cũng
là sản phẩm của giao tiếp.
2.4. Tính lịch sử và chức năng giáo dục
Hình thành trong
một quá trình và Tính
tích lũy qua lịch
nhiều thế hệ. sử
Được duy trì
bằng truyền Tạo ra một hệ
thống văn hóa.
CN thống chuẩn
giáo mực
dục
Thực hiện
nhiệm vụ
trồng người
3. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

Gắn với xã hội dân chủ tư


sản, là kiểu tổ chức xã hội
Văn minh tiến bộ hơn
Mang ý nghĩa tiến bộ

Gắn với trình độ phát


triển của kỹ thuật
VĂN HÓA VĂN MINH
- Là một khái niệm bao trùm, - Thiên về giá trị vật chất
chứa đựng cả giá trị vật chất và
giá trị tinh thần

- Có bề dày lịch sử - Chỉ là một lát cắt đồng đại, cho


biết trình độ phát triển của văn
hoá
- Mang tính dân tộc rõ rệt (Bởi lẽ Mang tính quốc tế
nó có giá trị tinh thần và giá trị lịch (Nó chứa đựng giá trị vật chất mà
sử, đó là những thứ không dễ gì vật chất là cái dễ phổ biến, lây
mua bán, thay đổi được) lan, đặc trưng cho một khu vực
rộng lớn hoặc cả nhân loại)
3. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

Thiên về giá trị tinh thần


Văn hiến
Chỉ truyền thống
văn hóa lâu đời

Mang tính dân tộc, tính


lịch sử
3. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

Thiên về giá trị vật chất


Văn vật
Chỉ truyền thống
văn hóa lâu đời
Gắn với không gian văn
hóa nhất định
3. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

Văn hóa Văn hiến Văn vật Văn minh


Bao trùm, Thiên về giá Thiên về giá Thiên về giá trị vật
chứa đựng cả trị tinh thần. trị vật chất. chất kỹ thuật.
giá trị vật chất
và tinh thần.
Có bề dày lịch sử. Chỉ là một lát cắt,
cho biết trình độ
phát triển.
Có tính dân tộc rõ rệt. Mang tính quốc tế.
Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông Gắn bó nhiều hơn
nghiệp. với phương Tây
đô thị.
4. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VĂN HÓA

 Căn cứ vào nhu cầu của con người:


 Văn hóa vật chất: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ
dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất,
phương tiện đi lại…
 Văn hóa tinh thần:Tư tưởng, tín ngưỡng - tôn
giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức,
ngôn ngữ, văn chương…
4. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VĂN HÓA

 Căn cứ vào tính chất hữu hình và vô hình của


văn hoá:
 Văn hóa vật thể
 Văn hóa phi vật thể
4. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VĂN HÓA

VH nhận Nhận thức về vũ trụ


thức
Nhận thức về con người

VH tổ chức VH tổ chức đời sống tập thể


cộng đồng VH tổ chức đời sống cá nhân
VH ứng xử với môi VH tận dụng môi trường tự nhiên
trường tự
VH đối phó với môi trường tự
nhiên
nhiên
với môi VH tận dụng môi trường xã hội
trường xã
VH đối phó với môi trường xã hội
Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Văn hóa là gì ? Phân biệt khái niệm văn


hóa với văn minh, văn hiến, văn vật.

Câu 2: Trình bày các đặc trưng và chức năng


của văn hóa.

Câu 3: Trình bày cấu trúc của hệ thống văn hóa.

You might also like