You are on page 1of 27

Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Người chia sẻ: Thành viên RAM Nguyễn Khánh Linh – Khoa Giáo dục tiểu học –
HNUE

1
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM KÌ HÈ 2023
1. Vấn đề Khái niệm văn hóa:
- Quan niệm về văn hóa (phân tích, trình bày ví dụ để chứng minh,…).
- Phân biệt văn hóa với một số thuật ngữ khác (văn minh, văn hiến,…)
A) Khái niệm văn hoá
a) Phương Đông (chiết tự chữ Hán)
+ Văn: hoa văn/nét vằn, đẹp, văn tự, văn chương, chế độ lễ nghĩ..
+ Hoá: trở thành, biến cải, làm cho trở nên.
 Văn hoá: làm cho … trở nên đẹp/có giá trị
- Được người Nhật sử dụng để dịch từ Cultus.
b) Phương Tây: bắt nguồn từ thuật ngữ Latin cultus – nghĩa gốc là trồng trọt => cultus
agri (trồng trọt ngoài đồng) và cultus animi (ươm dưỡng tinh thần – giáo dục)
=> Theo nghĩa gốc ( cả phương Tây và phương Đông ): văn hoá gắn liền với giáo dục,
bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, đào tạo con người, làm cho xã hội và tự nhiên trở nên tốt
đẹp, chuẩn mực
c) Việt Nam
- Từ “ văn hoá” xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XX (“Việt Nam văn hoá sử cương” –
Đào Duy Anh)
- Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” dùng “văn hiến” + “phong tục” –
tương đương với nghĩa văn hoá: Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến
đã lâu”
- Hiệu chỉnh, bàn luận về cách dùng/cách hiểu thuật ngữ “văn hoá” hiện nay
2. Các định nghĩa/quan niệm về văn hoá
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa.
1. UNESCO:
2. Hồ Chí Minh: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá văn nghệ, những
công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu
cần đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”

2
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
Như vậy, khái niệm này lại nhằm nhấn mạnh mục đích sáng tạo văn hóa cùng những
hình thức tồn tại của nó .
Theo những quan điểm quốc tế, UNESCO đã nêu lên 3 đặc điểm cơ bản của văn hóa:
+ Văn hóa bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần + Văn hóa tạo ra sự khác biệt
+ Văn hóa là động lực cho sự phát triển
=> Hồ Chí Minh: Văn hoá, theo phát biểu của HCM:
- Đặc trưng: nhần mạnh tính nhân vi – vị nhân sinh
- Cấu trúc: các phương diện và thành tố chính.
- Chức năng/ vai trò/ ý nghĩa/ mục đích: vì con người, vì tiến bộ xã hội.
Kết luận: Các định nghĩa về văn hóa tóm lại có thể quy về 2 cách hiểu. Đó là những
lối sống, cách suy nghĩ, ứng xử (khi được hiểu theo nghĩa rộng) và là những phương
diện văn học, văn nghệ, học vấn (khi được hiểu theo nghĩa hẹp)
VD: Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, tổ chức lễ hội ngày mùa, trang phục truyền
thống … (theo nghĩa rộng) hoặc đi đường đâm vào người khác không xin lỗi  thiếu
văn hóa ; trình độ văn hóa  trình độ học vấn (theo nghĩa hẹp)
3. Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị ( vật chất và tinh thần, tĩnh
và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”
Khái niệm này đã nêu ra 4 đặc trưng cơ bản của văn hóa là tính hệ thống, tính giá trị,
tính lịch sử và tính nhân sinh.
=> Trần Ngọc Thêm: định nghĩa từ cách tiếp cận cấu trúc
- Chủ thể: con người
- Nhấn mạnh tính lịch sử, thực tiễn của quá trình sáng tạo ra văn hoá
- Nhìn văn hoá trong tổng thể 2 mối quan hệ cơ bản của con người
4. Từ Chi, ông cho rằng: “ Tất cả những gì không phải là tự nhiên đều là văn hóa”, tức
nhấn mạnh vào vai trò của con người đối với việc sáng tạo văn hóa.
VÍ DỤ:

3
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

● Thời Văn Lang - Âu Lạc, từ gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 TCN, vào thời đồ
đồng sơ khai, qua 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao của nền văn hóa Việt Nam. Tiêu
biểu nhất cho sự sáng tạo đó là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước. Đến giờ
nét đẹp văn hóa ấy vẫn được Việt Nam lưu giữ và tiếp tục phát huy, kế thừa.

● Áo dài cũng là giá trị văn hóa trong trang phục của người Việt Nam. Bản sắc văn hóa là
thể hiện những nét riêng, nét đặc trưng mà khi nhắc tới người ta sẽ nghĩ ngay đến quốc
gia, địa điểm tồn tại bản sắc văn hóa đó.

● Một ví dụ khác về văn hóa của Việt Nam đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, có một ngày
Giỗ Tổ chung là Lễ hội Đền Hùng. Đặc biệt nhất là tín ngưỡng thờ Tứ bất tử là tôn thờ
những giá trị cao đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên chống lũ lụt, Thánh Gióng chống giặc
ngoại xâm, Chử Đồng Tử xuất thân từ nhà nghèo cùng vợ ngoan cường xây dựng cơ
nghiệp giày có, bà Chúa Liễu Hạnh công chúa con Trời từ bỏ Thiên đình xuống trần khát
khao là người phụ nữ hạnh phúc.

Văn hóa là một lĩnh vực quan trọng của đời sống, xã hội giúp hoàn thiện nhân cách của
mỗi cá nhân, sự vững chắc của cộng đồng rộng hơn là sự phát triển của mỗi quốc gia. Nét
đẹp về văn hóa luôn trường tồn theo thời gian, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, hướng con
người theo các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Trong thời kỳ 4.0 hiện nay, với sự du nhập của

4
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
nhiều nền văn hóa khác nhau mọi người cần có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc
văn hóa dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan

B) Phân biệt văn hoá với một số thuật ngữ khác (văn minh, văn hiến,..)
a) Văn minh
- Phương Tây, trong tiếng Anh, tiếng Pháp: bắt nguồn từ chữ cái gốc Latin Civitas – có
nghĩa là đô thị, thành phố.
- Phương Đông, Hán Việt: văn = vẻ đẹp; minh = sáng => văn minh là ánh sáng rạng rỡ
(của nhân sinh), biểu hiện ở khoa học, kĩ thuật, chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật,…
- Từ điển Tiếng Việt: Văn minh là trình độ phát triển đạt đến một mức độ nhất định của
xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng.
=> Một cách chung nhất, có thể hiểu văn minh là trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh
thần của xã hội loài người. Văn minh còn có thể hiểu là giai đoạn phát triển cao của văn
hoá cũng như hành vi hợp lí của con người.
=> Văn hoá và Văn minh:
+ Đồng nhất + Đối lực + Tạm phân định
VD: văn minh lúa nước, văn minh cơ khí, văn minh châu Âu
b) Văn hiến
- Văn: sách vở, thư tịch; - Hiến: hiền tài
=> Văn hiến thiên về các giá trị tinh thần do hiền tài sáng tạo ra.
- Đời Lê (thế kỷ xv), Nguyễn Trãi viết trong “Bình Ngô đại cáo”: “ Như nước Đại Việt ta
từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
=> Văn hiến ở đây chỉ một nền văn hoá cao – gần với nghĩa “trình độ phát triển văn hoá”
của từ văn minh – trong đó các giá trị tinh thần được chú trọng.
VD: chữ viết, thơ văn, phong tục tập quán
c) Văn vật
- Văn: vẻ đẹp, tinh thần,..; - vật: vật chất, vật thể
- Đào Duy Anh: văn vật là những sản vật của văn hoá như lễ nhạc, chế độ.
- Trần Ngọc Thêm: văn vật là truyền thống văn hoá tốt đẹp biểu hiện ở nhiều di tích lịch
sử và nhiều nhân tài trong lịch sử
=> Văn vật thiên về những giá trị văn hóa vật chất. Biểu hiện ở những công trình, hiện
vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.

5
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
=> văn vật, văn hiến chỉ là 1 bộ phận của văn hoá
VD: Phở Hà Nội, Cốm Làng Vòng, Gốm Bát Tràng
d) So sánh văn hoá, văn minh, văn hiến, văn vật
ND/khía cạnh Văn hoá Văn hiến Văn vật Văn minh
Tính giá trị Bao gồm cả giá trị Thiên về giá trị Thiên về giá trị vật Thiên về giá trị
vật chất và giá trị tinh thần chất vật chất – kĩ
tinh thần thuật
Tính lịch sử Có bề dày lịch sử Là một lát cắt
đồng đại tại một
khoảng thời gian
nhất định
Phạm vi Mang tính dân tộc Mang tính siêu
dân tộc (khu
vực, quốc tế)
Nguồn gốc Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều
hơn với phương
Tây đô thị

2. Vấn đề Loại hình văn hóa: xác định được loại hình văn hóa Việt Nam
VN – loại hình văn hoá gốc nông nghiệp
Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông-Nam Châu Á nên Việt Nam thuộc loại
hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình. Tất cả những đặc trưng của loại hình
văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa
Việt Nam.
-Trong ứng xử với môi trường tự nhiên luôn có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với
thiên nhiên, tôn sùng thiên nhiên, thể hiện đức hiếu sinh
Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trong cách ứng xử với tự nhiên, do
nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, đơm hoa, kết
trái và thu hoạch, từ đó ưa thích lối sống ổn định, cho rằng” An cư lạc nghiệp” . Do sống
phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống
hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng ra là nói “ nhờ trời”, “lạy trời”…
Các tín ngưỡng và lễ hội sung bái tự nhiên rất phổ biến ở các tộc người trên khắp mọi
vùng đât nước.
- Vì sống bằng kinh tế nông nghiệp, nhất là nông nghiệp lúc nước, ở đó con người có sự
phụ thuộc vào các hiện tượng tự nhiên (như trời, đất, nước, nắng, mưa...), nên về nhận
thức đã hình thành một lối tư duy tổng hợp, trọng quan hệ, trọng tình biện chứng, thiên
về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh cảm).
6
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào nhiều yếu
tố thiên nhiên như : thời tiết, nước, khí hậu,... “ trông trời, trông đất, trông mây; trông
mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm…” nên về mặt nhận thức, hình thành nên lối tư
duy tổng hợp- biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính: sống lâu lên lão
làng, trăm hay không bằng tay quen… Người làm nông quan tâm không phải là từng yếu
tố riêng lẻ mà là những mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh
nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa;
Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa; Chuồn chuồn bay thấp thì
mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm…
-Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc
trọng tình, chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm đến những láng giềng.
- Lối sống trọng tình đưa đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng Mẫu đề cao nguyên lý
Mẹ.
- Nguyên tắc trọng tình cũng là cơ sở của tâm lí hiếu hòa, chuộng sự bình đẳng, dân chủ,
đề cao tính cộng đồng, tính tập thể.
Về mặt tổ chức cộng đồng, người Việt có lỗi sống cố định lâu dài nên tạo ra những mối
quan hệ tình cảm thân thiết, gắn bó, hình thành nên lối sống
trọng tình.. Nhưng cũng từ đây hình thành lối sống tự trị, khép kín, hướng nội. Lỗi sống
trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Trong ngôi
nhà của người Việt rất coi trọng gian bếp, thể hiện sự coi trọng phụ nữ. Người Việt coi:
Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà… Người phụ nữ cũng được xem là người
có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu; Con dại cái mang…
Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa: Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi
thương lấy bí cùng…; các quan hệ ứng xử thường đặt lý cao hơn tình: Một bồ cái lý
không bằng một tí cái tình.
- Lối tư duy tổng hợp biện chứng, cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh
hoạt, luôn ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
- Tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái
độ dung hợp trong tiếp nhận các yếu tố khoan dung trong ứng xử, mềm dẻo trong đối
phó.
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng
với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đên lối sống linh hoạt, luôn thay đổi để thích hợp với
từng hoàn cảnh: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo
giấy; … Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự
thiếu tôn trọng pháp luật, tệ đi “ cửa sau” để giải quyết công việc( Nhất quen, nhì thân,
tam thần, tứ thế).
Vì sống theo tình cảm nên mọi người phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với
nhau. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lý coi trọng cộng đồng, coi
trọng tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể sau
lưng

7
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp vfa phong cách linh hoạt còn
quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có chiến
tranh tôn giáo mà mọi tôn giáo đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh
xâm lược người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa.
Như vậy, hầu như tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng
trọt đều được thể hiện rõ nét trong cách tố chức đời sống, phương thức tư duy, lối ứng
xử của người Việt truyền thống
- Tuy nhiên, mặt trái của tính linh hoạt và trọng tình là nó dẫn đến thái độ tùy tiện, coi
thường tính nguyên tắc, ý thức tổ chức kỷ luật kém.
Văn minh nông nghiệp kéo dài đã làm chậm sự phát triển của tiến trình lịch sử Việt Nam,
không tạo ra được những tiền đề và điều kiện để bức ra khỏi cái khung phong kiến
phương Đông, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo của con người Việt Nam và dẫn đến
sự trì trệ của xã hội Việt Nam.

3. Vấn đề về Đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hóa: trình bày và phân tích
được 6 đặc trưng và 6 chức năng cơ bản của văn hóa
6 đặc trưng VH:
- Đặc trưng tính giá trị
- Đặc trưng tính nhân vị - vị nhân sinh
- Đặc trưng tính hệ thống
- Đặc trưng của tính lịch sử - truyền thống
a) Đặc trưng tính giá trị
- Giá trị và tính giá trị

8
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
- Các “cặp đôi” giá trị
+ Giá trị vật chất – tinh thần: mối quan hệ
+ Giá trị thiết yếu – cao đẹp
+ Giá trị sử dụng – biểu trưng (ý nghĩa văn hoá)
+ Giá trị nhất thời – lâu bền
+ Giá trị cá nhân – cộng đồng
+ Giá trị tộc người – nhân loại
VD1: Phẩm chất người GV cần có: khuôn mẫu, mẫu mực, mô phạm,…
VD2: Hình ảnh
Ca ngợi vẻ đẹp bắt đầu, vẻ đẹp sự kết thúc => rất khó khăn chấp nhận (người mất
ở phương Đông rất nặng nề
VD3: Ly hôn – đau khổ: Người phương Tây kiến tạo cái mới: Vẻ đẹp của sự kết
thúc, tìm ra vẻ đẹp kết thúc => cuộc sống tốt hơn (có giá trị) => Phá vỡ định kiến
về ly hôn => Kiến tạo ra giá trị mới
VD4: Nhân đạo: (1) phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp của con người ở nhiều góc độ
(ngoại hình, phẩm chất, tài năng,..) Khiến mọi thứ tốt hơn
(2) Lên án cái xấu, tàn bạo, chà đạp con người
(3) Cảm thông nỗi khổ con người
(4) Đưa ra giải pháp cho con người
- Tính giá trị từ góc nhìn văn hoá:
+ Những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận, theo đuổi, mong muốn đạt được
+ Cơ sở đánh giá hành vi và quyết định lợi ích của con người trong cộng đồng.
=> Giá trị xác định các tiêu chuẩn của bậc thang xã hội, là nền tảng cho sự điều
tiết xã hội.
b) Đặc trưng tính nhân vi – vị nhân sinh
- Nhân vi: nghĩa hẹp, nghĩa rộng
- Vị nhân sinh: phạm vi, mục đích, ý nghĩa
- Tính nhân sinh của văn hoá: giá trị nhân văn, nhân loại tính phổ quát
- Tính nhân sinh là một thuộc tính cốt lõi của văn hoá, nó cho phép phân biệt văn
hoá như một hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên

9
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
VD: Hạ Long, Sơn Đoòng – VH phi vật thể - di sản VN.
Con người tạo cho nó 1 giá trị (du lịch, sáng tác thơ, nhạc, truyền thuyết – con
rồng hạ xuống,…); coi nó như 1 địa linh => giá trị văn hoá vùng địa
c) Đặc trưng tính hệ thống
- Hệ thống, (và) tập hợp
- Cấu trúc của hệ thống: các thiết chế XH, VH
VD: Thiết chế VH giữa thầy và trò “Tôn sư trọng đạo”: lễ phép thầy cô, chào hỏi,
biết ơn, cư xử đúng mực, ngày 20/11 – hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo.
VD2: Thiết chế gia đình
d) Đặc trưng của tính lịch sử - truyền thống
- Lịch sử; Truyền thống; Quan niệm về giá tri truyền thống
- Tính lịch sử được hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế
hệ => Văn hoá có một bề dày truyềnt thống, một chiều sâu giá trị và các lớp trầm
tích văn hoá.

6 chức năng VH:


- Chức năng tổ chức xã hội
- Chức năng điều chỉnh điều tiết xã hội
- Chức năng giáo dục
- Chức năng giao tiếp
a) Chức năng tổ chức xã hội
Mục đích: Duy trì kết cấu xã hội; Thực hiện liên kết và tổ chức đời sống cộng đồng
Biểu hiện:
+ Thông qua các thiết chế xã hội: hệ thống chính trị, luật pháp
+ Thông qua các thiết chế văn hoá: gia đình, làng xóm, trường học,..
 Tạo nên tính cố kết cộng đồng, sự ổn định xã hội và cung cấp cách ứng xử
thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội.
b) Chức năng điều chỉnh/ điều tiết xã hội
Mục đích: hướng tới sự chuẩn mực. Điều tiết xã hội, giúp xã hội duy trì trạng thái
cân bằng động, không ngừng thích ứng với những biến đổi của môi trường và xã
hội.

10
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
Biểu hiện:
+ Thông qua các bảng giá trị => định hướng cho phương thức hành động và mục
tiêu phấn đấu của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng.
+ Căn cứ vào các thang giá trị => Các cá nhân không ngừng hoàn thiện bản thân
=> duy trì ổn định xã hội
VD: phim gán mác 18+ -> chế ngự bản năng tự nhiên về tính dục của con người
c) Chức năng giáo dục
- Chức năng giáo dục là chức năng bao trùm của văn hoá, các chức năng khác về
một mặt nào đó cũng phục vụ chức năng giáo dục
- Hình thành nhân cách, trí tuệ, tư duy…của một con người:
+ Truyền thống văn hoá tồn tại và phát triển nhờ giáo dục
+ Tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi dân tộc
 Con người không thể tách khỏi tiến trình lịch sử
 Không thể tách con người ra khỏi quỹ đạo của văn hoá
d) Chức năng giao tiếp
- Mục đích, ý nghĩa:
+ giúp kết nối các dân tộc, quốc gia, các nền văn hoá.
+ giúp con người hiểu biết và cảm thông với nhau hơn.
- Phương tiện:
+ Giao tiếp thông qua hệ thống kí hiệu, biểu tượng của văn hoá.
+ Ngôn ngữ là “vỏ” giao tiếp thì văn hoá là nội dung của nó.
+ Giao tiếp thông qua hệ giá trị, các chuẩn mực xã hội
 Các xã hội khác nhau, dân tộc khác nhau…=> có cách giao tiếp khác nhau

4. Vấn đề Diễn trình văn hóa Việt Nam:


- Thành tựu của nền văn minh Đại Việt
- Vấn đề giao lưu và tiếp biến văn hóa qua các thời kì:
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Trung Hoa
11
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ
+ Giao lưu, tiếp biến văn hóa phương Tây
- Vấn đề của văn hóa VN thời kì đương đại: vấn đề phát triển và hội nhập, vấn đề
toàn cầu hóa
1. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá

12
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

13
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

14
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

15
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

16
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

17
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

18
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

19
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

5. Vấn đề Các thành tố văn hóa Việt Nam:


- Lễ hội/ phong tục tập quán:
+chức năng của phong tục, tập quán
+quan sát, phân tích, đánh giá về một lễ hội hoặc phong tục tập quán
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu
- Phật giáo với văn hóa Việt Nam.

20
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

21
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

22
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

23
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

PHẬT GIÁO
* Tính tổng hợp
Đây là đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, cũng là đặc trưng nổi bật nhất của Phật
giáo Việt Nam.
Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền thống của
dân tộc, và do vậy đã được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng. Hệ thống chùa “Tứ pháp”
thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây-Mưa-Sấm-Chớp
và thờ đá. Lối kiến trúc phổ biến của chùa Việt Nam là “tiền Phật, hậu Thần” với việc đưa
các thần, thánh, các thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa. Có

24
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
những chùa còn có cả bàn thờ cụ Hồ Chí Minh ở Hậu tổ. Hầu như không chùa nào là không
để bia hậu, bát nhang ho các linh hồn, vong hồn đã khuất.
Phật giáo Việt Nam là tổng hợp các tông phái lại với nhau. Ở Việt Nam, không có
tông phái Phật giáo nào thuần khiết. Tuy chủ trương của Thiền tông là bất lập ngôn, song
ở Việt Nam chính các thiền sư đã để lại nhiều trước tác có giá trị. Dòng Thiền Tì-ni-đa-lưu-
chi thì pha trộn với Mẫu giáo, nhiều thiền sư phái này, nhất là những vị sống vào thời Lý
như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, đều nổi tiếng là giỏi pháp thuật, có tài
biến hóa thần thông. Phật giáo Việt Nam cũng tổng hợp các con đường giải thoát bằng tự
lực và tha lực, phối hợp Thiền tông với Tịnh Độ tông.
Các chùa phía Bắc là cả một Phật điện vô cùng phong phú với hàng mấy chục pho
tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Ở phía Nam, Đại thừa và Tiểu thừa
kết hợp mật thiết với nhau: nhiều chùa mang hình thức tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca, sư
mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa, bên cạnh Phật Thích Ca lớn vẫn có nhiều
tượng nhỏ, bên cạnh áo vàng vẫn có đồ nâu lam.
Phật giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho, với Đạo, tạo
thành quan niệm Tam giáo đồng nguyên (3 tôn giáo cùng phát nguyên từ một gốc) và Tam
giáo đồng quy (3 tôn giáo cùng quy về một đích).
Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ với việc đạo và việc đời. Vốn là một tôn giáo
xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên rất nhập thế: Các cao tăng được nhà nước
mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. Sự gắn bó đạo – đời không chỉ thể
hiện ở việc các nhà sư tham gia chính sự, mà ngược lại còn có khá nhiều vua quan quý tộc
đi tu. Trong 6 thế hệ đệ tử của phái Thảo Đường thì đã có tới 9 người là vua quan đương
nhiệm. Không phải ngẫu nhiên mà ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần, lại có chiếc
vạc đồng lớn (1 trong “An Nam tứ đại khí”) tượng trưng cho quyền lực.
Vẫn với truyền thống gắn bó với đời, đầu thế kỷ XX, Phật tử Việt Nam hăng hái tham
gia vào các hoạt động xã hội (như cuộc vận động đòi ân xá Phan Bội Châu và đám tang
Phan Châu Trinh). Thời Diệm – Thiệu, Phật tử miền Nam đã tham gia tích cực vào phong
trào đấu tranh đòi hòa bình và độc lập dân tộc, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đấu
tranh phản đối nền độc tài của gia đình họ Ngô, đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng
Đức tự thiêu vào mùa hè 1963.
* Khuynh hướng thiên về nữ tính
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Ông –
Phật Bà. Bồ tát Quán Thể Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với nghìn mắt nghìn
tay – vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á (nên còn gọi là Quan
Âm Nam Hải). Ở một số vùng, ngay cả Phật tổ Thích Ca cũng được coi là phụ nữ (người
Tày Nùng gọi là “Mẹ Pựt Xích Ca”). Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật bà” riêng
của mình: Đứa con gái nàng Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4 được xem là Phật Tổ
Việt Nam, bản thân bà Man trở thành Phật Mẫu. Rồi còn những vị Phật bà khác nữa như
Quan Âm Thị Kính, Phật bà chùa Hương. Lại còn rất nhiều các bà bồ tát như Bà Trắng
chùa Dâu, các thánh mẫu…
Việt Nam có khá nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa
Bà Tướng, chùa Bà Dàn, chùa Bà Đá, chùa Bà Đanh… Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là
các bà: Trẻ vui nhà, già vui chùa là nói cảnh các bà.
Chùa hòa nhập với thiên nhiên, bao giờ cũng là nơi phong cảnh hữu tình; bởi vậy mới có
cách nói ví “vui như trảy hội chùa”. Cảnh chùa hữu tình, hội chùa vui, cửa chùa rộng mở,
25
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
cho nên cũng là nơi chở che cho trai gái tình tự: “Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ, Trai chưa
vợ nhớ hội chùa Thầy”.
* Tính linh hoạt
Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng mình: nàng
Man, cô gái làng Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành
Phật tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8-4.
Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức, trung thực
hơn là đi chùa: Thứ nhất là tu tại gia, Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa; Dù xây chín bậc phù
đồ, Không bằng làm phúc cứu cho một người; coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông bà
hơn là thờ Phật: Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là chân tu; đồng nhất cha
mẹ, ông bà với Phật: Phật trong nhà không thờ đi thờ Thích ca ngoài đường (Tục ngữ).
Vào Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống
có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi mọi tai họa: Nghiêng vai ngửa vái Phật, Trời,
Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân; làm nên mây mưa sấm chớp để mùa màng tốt
tươi (hệ thống chùa Tứ pháp); ban cho người hiếm muộn có con (tục đi chùa cầu tự: Tay
bưng quả nếp vô chùa, Thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo); ban lộc cho người bình dân
để quanh năm làm ăn phát đạt (tục đi chùa lễ phật và hái lộc lúc giao thừa); cứu độ cho
người chết và giúp họ siêu thoát (tục mời nhà sư tới cầu kinh và làm lễ tiễn đưa người chết).
Muốn giữ cho Phật ở mãi bên mình, người Việt Nam có khi phá cả giới Phật giáo.
Có nơi, do muốn buộc ông sư phải gắn bó với làng mình để giữ chùa, cúng lễ; dân làng đã
tổ chức cưới vợ cho sư, khiến ngôi chùa gần như trở thành một gia đình.
Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi rất dân gian: ông
Nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc mà ăn (Di-lặc to béo), ông Bụt Ốc
(Thích Ca tóc quăn)… Nhiều pho tượng được tạc theo lối ngồi không phải trên tòa sen mà
là chân co chân duỗi rất thoải mái, giản dị. Trên đầu Phật Bà chùa Hương còn lấp ló lọn tóc
đuôi gà truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Ngôi chùa Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà cổ truyền với hình thức mái
cong có 3 gian 2 chái… Chùa Một Cột như một lễ vật dâng lên Phật Bà với hình bông sen
thanh thoát ở trên và trụ đá tròn trong hồ vuông ở dưới biểu hiện ước vọng phồn thực (no
đủ và đông đúc).
Cùng với mái đình, ngôi chùa trở thành công trình công cộng quan trọng thứ hai ở
mỗi làng. Người dân đi bất kỳ đâu có thế ghé chùa xin nghỉ tạm hoặc xin ăn.

(1) Quá trình thâm nhập và PT của PG ở VN


+ đường biển
+ từ Trung Hoa (Thiền Tông, Tịnh độ tông, mật tông)
+ do thâm nhập
(2) Đặc điểm của Phật giáo VN
+ tính tổng hợp

26
Nhóm học tập RAM - HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)
+ khuynh hướng thiên về nữ tính
+ tính linh hoạt
“ Thứ nhất tu tại gia, thứ 2 tu chợ, thứ 3 tu chùa”

27

You might also like