You are on page 1of 4

Câu 5: Anh/chị hãy nêu đặc điểm thời đại, ảnh hưởng của thời đại

tới việc phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
hiện nay.

Lời mở đầu
Trái Đất, từ thủa sơ khai của loài người cho đến ngày nay đã trải qua rất
nhiều thời đại văn hóa khác nhau. Ở mỗi quốc gia, dân tộc là có những thời
đại văn hóa khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội, đời sống, … . Nhìn
chung ở tất cả các quốc gia, chúng ta thấy rằng có những thời đại mà nền
văn hóa cực kỳ rực rỡ, phát triển một cách mạnh mẽ ở loài người, ở từng
quốc gia khác nhau. Bên cạnh đấy là còn có những giai đoạn thời đại văn hóa
đem đến một thời kỳ đen tối, khốc liệt. Xuyên suốt quá trình này, là cả một
tiến trình lịch sử về từng thời đại văn hóa của con người nói chung, mỗi quốc
gia và dân tộc nói riêng. Có những thứ đã tồn tại từ lâu và được duy trì đến
nay. Và đi kèm cũng có những thứ giờ đây không còn, bị đào thải và biến mất
theo từng mức độ.

Thời Đại và Văn Hóa


I: Khái niệm về thời đại và khái niệm về văn hóa.
1: Khái niệm về thời đại:
- Thời đại hay còn gọi là thời kỳ. Là thuật ngữ khoảng thời gian chỉ xu
thế và nội dung phát triển ở trên các phương diện về kinh tế, khoa học,
văn hóa, kỹ thuật và công nghệ.
- Thời đại còn là khái niệm về kinh tế - chính trị - xã hội. Mang tính khái
quát tiến trình phát triển của lịch sử loài người, là thời gian chỉ phân kỳ
lịch sử của xã hội và còn để phân biệt nấc thang phát triển của hình
thái kinh tế - xã hội mà theo đó nấc thang cao hơn sẽ đồng nghĩa với
việc tiến bộ hơn so với nấc thang cũ. Điều này mở đường cho sự phát
triển của thời đại mới.
- Tuy nhiên, ở mỗi ngành khoa học, mỗi phương diện công tác khác
nhau, thì sẽ có cách gọi tên và phân chia thời đại khác nhau. Dưới góc
độ của bộ môn Văn Hóa Học, chúng ta sẽ nghiên cứu thời đại ở mặt
văn hóa chứ không nghiên cứu ở những lĩnh vực khác.

2: Khái niệm về văn hóa.


- Văn hóa là thuật ngữ đã được xuất hiện từ lâu vào thời Tây Hán, cách
chúng ta khoảng 1000 năm về trước. Văn hóa được dùng với nghĩa là:
“ văn nhân giáo hóa” hay “văn trị giáo hóa”. Điều này có nghĩa là dùng
cái đẹp để dạy dỗ, cảm biến con người tốt hơn.
- Tại Việt Nam, người đầu tiên sử dụng ngôn ngữ tương đương với văn
hóa là Nhà thi hào Nguyễn Trãi “văn hiến” “văn minh”.
+ Văn hiến: Thiện về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử, có tính
dân tộc và gắn bó với Phương Đông dân tộc.
+ Văn minh: Thiện về giá trị vật chất, kỹ thuật và chỉ về trình độ phát
triển, có tính quốc tế gắn bó nhiều hơn với Phương Tây đô thị.
- Thuật ngữ văn hóa trong tiếng anh là Culture. Culture được lấy gốc từ
tiếng Latin là Cultura và hiện nay có khoảng hơn 1000 định nghĩa khác
nhau về văn hóa, nghiên cứu về văn hóa gồm những lĩnh vực như:
Chính sách văn hóa, Quản lý văn hóa, Âm nhạc, Mỹ thuật, Báo chí,...
( Khái niệm của UNESCO, của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Giáo sư Tiến
Sĩ Trần Ngọc Thêm,... )
+ Khái niệm của UNESCO: Trong ý nghĩa mở rộng: “Văn hóa hôm
nay có thể được coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và
vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ
thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của
con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những
tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét
về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những
sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người có thể
tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu
của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và
sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”
+ Khái niệm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặt ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
+ Khái niệm của GS, TS Trần Ngọc Thêm: Trên cơ sở phân tích
các định nghĩa văn hóa, Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định
nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Định nghĩa
này đã nêu bật được 4 đặc trưng quan trọng của văn hóa gồm:
tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh. Chúng
tôi cho rằng, trong vô vàn cách hiểu, cách định nghĩa về văn
hóa, ta có thể tạm quy về hai loại bao gồm: Văn hóa hiện theo
nghĩa rộng như: lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xư… . Văn hóa
hiện theo nghĩa hẹp như: văn học, văn nghệ, học vấn và là tùy
theo từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những định nghĩa khác
nhau. Ví dụ xét từ khía cạnh tự nhiên thì văn hóa là “cái tự
nhiên được biến đổi bởi con người” hay “tất cả những gì không
phải là thiên nhiên đều là văn hóa”.

3: Đặc điểm của thời đại.


- Mỗi thời đại đều có những đặc điểm riêng biệt, ở mỗi thời đại, là một
nấc thang, dấu mốc đánh dấu cho sự phát triển của nhân loại.
- Thời đại ngày nay là thời đại 4.0. Thời đại về “Công nghệ thông tin”.
Thời kỳ mà thông tin là một công cụ quan trọng, có sức ảnh hưởng,
tác động với nhiều cấp độ khác nhau và theo nhiều chiều hướng khác
nhau,

4: Ảnh hưởng của thời đại tới việc phát huy và bảo tồn giá trị văn hoá truyền
thống Việt Nam.
- Sự ảnh hưởng của thời đại ngày nay, thời đại của “công nghệ thông
tin” đã có sự tác động với những văn hoá truyền thống Việt Nam ở
nhiều mức độ, ở nhiều chiều hướng khác nhau.
- Sự ảnh hưởng này nhìn chung thì có 2 mặt là: mặt lợi, mặt hại. Về mặt
lợi thì góp phần, giúp cho việc quảng bá hình ảnh, phổ cập văn hoá,
bản sắc truyền thống của dân tộc. Chẳng hạn như việc các chương
trình, sự kiện mang tính văn hoá cao được tổ chức vào những dịp lễ
của dân tộc. Hay là trong việc đem những thiết kế về trang phục truyền
thống, kết hợp với những hoạ tiết, thiết kế mang tính thời thượng của
thời đại ngày nay. Về mặt hại thì có rất nhiều thông tin ở trên nhiều
phương tiện truyền thông, phương tiện số lại cung cấp những thông tin
sai sự thật về những văn hoá truyền thống của dân tộc. Ví dụ điển hình
phải kể đến là ở Việt Nam đã từng có quãng thời gian chứng minh,
bảo vệ chiếc áo dài là của người Việt, là trang phục truyền thống của
người Việt, và chắc chắn là chiếc áo không hề có bất cứ điểm gì liên
quan đến trang phục sườn xám của người Trung Quốc.
- Nhìn chung về mỗi thời đại có những ảnh hưởng nhất định về văn hoá
truyền thống của người Việt. Sự ảnh hưởng này nó đến từ nhiều mặt
của đặc điểm mỗi thời đại. Và thời đại ngày nay là thời đại của “công
nghệ thông tin” thì thông tin về những gì của văn hoá truyền thống sẽ
bị tác động theo nhiều chiều hướng và nhìn chung là sẽ theo 2 hướng
là: Tích cực và tiêu cực.
- Phát huy và bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam ngày nay là
một việc quan trọng khi mà thời đại ngày nay, việc thông tin có thể bị
xuyên tạc, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh, giá trị của văn hoá
truyền thông. Nhưng bên cạnh đấy, thời đại này là một thời đại thuận
tiện trong việc quảng bá hình ảnh, phổ cập thông tin về những giá trị
của văn hoá truyền thống. Điều này góp phần không nhỏ trong việc
phát huy và bảo tốn văn hoá truyền thống của dân tộc. Ví dụ cho điều
này là:
+ Các chương trình mang đậm tính văn hoá được tổ chức hằng năm với
nhiều mục đích về văn hoá như: giao lưu, tăng tình cảm hữu nghị của
các quốc gia, trao đổi,…
+ Lễ hội gò Đống Đa: đây là lễ hội hằng năm được tổ chức định kỳ, để
đánh dấu và kỷ niệm về trận chiến Ngọc Hồi - Đống Đa đại thắng,
được lãnh đạo bởi vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Lễ hội này thể
hiện rõ về văn hoá truyền thống yêu nước của dân tộc, sự bền bỉ, quật
cường và gan dạ trong việc chống giặc ngoại xâm. Và lễ hội được tổ
chức hằng năm để giáo dục những thế hệ sau về những giá trị tinh
thần của cha ông ta, về nghệ thuật chiến tranh chuyển quân thần tốc,
đánh nhanh thắng gọn của quân Tây Sơn.

Lời kết:
Ở mỗi thời đại sẽ có những đặc điểm riêng, và những đặc điểm này sẽ có
những tác động ở nhiều mức độ với chiều hướng khác nhau. Việc bảo tồn và
phát huy văn hoá truyền thống là điều phải củng cố, phải chắc chắn khi giờ
đây ở Việt Nam là quốc gia đa sắc màu về văn hoá từ truyền thống đến hiện
đại, từ phương Đông đến phương Tây. Tuy nhiên với thời đại của ngày nay,
thì chúng ta gặp những vấn đề về văn hoá truyền thống mà thời đại này đem
lại. Với một thời đại thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng thì mỗi chúng ta
phải có ý thức trong việc sàng lọc, bảo vệ những thông tin về văn hoá truyền
thống và loại bỏ những thông tin xuyên tạc, sai sự thật về văn hoá truyền
thống của người Việt Nam.

You might also like