You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐHSP NGHỆ THUẬT TW

KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN : MỸ HỌC

Tên đề tài: Cái bi. Phân tích cái bi của nhân vật Hoàng Quyên
trong bộ phim “Cô gái từ quá khứ”

Họ và tên SV: Vũ Thị Bích Hồng


MSSV: 2253420055
Lớp TC: Mỹ học TC02
Lớp: K16B-QLVH / Khoa: VHNT
SĐT: 0768345103
STT: 16
TRƯỜNG ĐHSP NGHỆ THUẬT TW
KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN : MỸ HỌC

Tên đề tài: Cái bi. Phân tích cái bi của nhân vật Hoàng Quyên
trong bộ phim “Cô gái từ quá khứ”

Họ và tên SV: Vũ Thị Bích Hồng


MSSV: 2253420055
Lớp TC: Mỹ học TC02
Lớp: K16B-QLVH / Khoa: VHNT
SĐT: 0768345103
STT: 16
MỤC LỤC

Trang
A. Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung
Chương I : Cái bi
1.1.Bản chất của cái bi
1.1.1. Cái bi là một phạm trù mĩ học cơ bản
1.1.2. Tính cách của bi kịch
1.1.3. Cái bi trong nghệ thuật
1.2. Cảm xúc của bi kịch
Chương II: Cái bi của nhân vật Hoàng Quyên tròn bộ phim
Cô gái từ quá khứ
2.1. Khái quát bộ phim Cô gái từ quá khứ và nhân vật Hoàng
Quyên
2.2. Hoàng Quyên của 15 năm trước và bi kịch của cô trong quá
khứ
2.3. Trang mới của cuộc đời Hoàng Quyên , bi kịch tiếp diễn
2.4. Ms Q của hiện tại, hạnh phúc – bi kịch

C. Kết luận

A. Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
- Cái bi là phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của
thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang
sức giữa cái thiện với cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản
động,… trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái trước.
Đó là sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng và sự bất tử về tinh
thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện.

- Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao hàm cả nỗi xót đau,
niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp. Cái bi thường đi liền với nỗi
đau và cái chết, song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi.
Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt
tinh thần của con người. Cái bi là cơ sở quy định đặc trưng của xung đột
nghệ thuật trong thể loại bi kịch . Đó là loại xung đột được tạo nên bởi
hành động tự do của nhân vật trong việc thực hiện cái tất yếu mà nó tự
thấy trước là không tránh khỏi bị giết chết như nhân vật trong bi kịch anh
hùng hoặc không thấy trước như trong bi kịch về sự lầm lạc.

- Cái bi luôn đi cùng với cái đẹp, để làm rõ điều này em chọn đề tài “ Cái
bi. Phân tích cái bi của nhân vật Hoàng Quyên trong bộ phim Cô gái
từ quá khứ” làm tiểu luận hết môn.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Làm rõ bản chất cái bi, phân tích cái bi với hình tượng nhân vật Hoàng
Quyên trong bộ phim Cô gái từ quá khứ.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Cái bi.
- Nhân vật Hoàng Quyên , bộ phim Cô gái từ quá khứ.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Các website, sách báo, nguồn tài liệu.,,,
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận.
- Phương pháp logic.
- Phương pháp so sánh.
- …
B. Nội dung
Chương 1: Cái bi
1.1. Bản chất của cái bi
1.1.1. Cái bi là một phạm trù mĩ học cơ bản
- Cũng như cái đẹp cái bi là một phạm trù mĩ học có mặt từ rất sớm trong
lịch sử mĩ học, ngay từ thời cổ đại Hi Lạp. cũng với lịch sử phát triển của
những tư tưởng mĩ học, bản chất của cái bi cũng ngày càng được các triết
gia các nhà lí luận mĩ học đi sâu khám phá. Theo như Aristotle- người
được coi là có công đầu trong việc nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống về
bản chất của bi kịch, thì cái bí là một hiện tượng quan trọng trong xa hội
và bi kịch chính là đỉnh cao nhất của nghệ thuật, nhân vật trung tâm của
bi kịch phải là những người tốt, co hành động nghiêm túc và cao thượng.
nhưng trong xung đột với cái xấu lại phải chịu bất hạnh, thậm chí cái
chết. và theo như hegel thì cái chết trong bi kịch khẳng định mục đích và
nguyên tắc của tính cách bi kịch chứ không phải từ bỏ nó.
- Kế thừa và phát triển những thành tựu di sản trong lí luận mĩ học của các
nhà lí luận mí học đi trước, mĩ học duy vật biện chứng đã xem xét bản
chất thẩm mĩ của cái bi trong mối quan hệ giữa xung đột, tính cách và
cảm xúc trong cái bi. Mĩ học duy vật biện chứng trước hêt khẳng định cái
bi gắn liền với xung đột. xung đột mang tính bi là những xung đột căng
thẳng, quyết liệt, là xungd dột không khan nhượng giữa những lực lượng
đối lập àm “ mỗi bên trong đó đều tỏ ra có đủ tính tất yếu và đầy đủ sực
mạnh để coi mình là hợp pjhats và không chịu nhượng bộ”. bởi vậy àm
những xung đột này chỉ có thể kết thúc bằng cái chêt của một trong hai
bên đối lập. bên cạnh đó, những xung đột mang tính bi phải là những
xung đột có ý nghĩa xã hội. trong cuộc sống cũng như nghệ thuật những
xung đột này diễn ra rất nhiều như là:
o Bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cách mạng khi nó chưa đủ sức đẻ chiến
thắng cái cũ cái lạc hậu, phản động.
o Bi kịch của cái cũ trong cuộc đấu tranh chống lại cái mới đang nảy sinh
nhưng bản than cái cũ vẫn chưa mất hết khả năng phát triển nội tại của nó, ở
một mức nhất định vẫn còn có ý nghĩa tiến bộ về mặt lịch sử, còn biểu hiện
tính tích cực khách quan chứ chưa phải đã hoàn toàn lỗi thời.
o Bi kịch của sự nhầm lẫn, hạn chết về mặt nhận thức. đây là loại bi kịch này
sinh khi mà nhân vật bi kịch phái đương đầu với đối tượng mà chưa nhận
thức đúng đắn và đầy đủ về đối tượng, nên cuối cùng phải trả giá cho sự
nhầm lẫn, kém hiểu biết của mình bằng cái chết.
Trên là những dạng tiêu biểu cho xung đột bi kịch mang tính lịch sử. lại xung đột
này xuất phát từ mong muốn khát vọng của con người về một lí tưởng xã hội tốt
đẹp mà vì nó con người đã phái đánh đổi cả mạng sống của mình. Tuy nhiên, cái bi
cũng có thể nảy sinh từ những khát vọng cá nhân nhưng chính đáng của con người
về một cuộc sống hạnh phúc, một cuộc sống cho đáng sống, trong những điều kiện
xã hội mà khát vọng đó không thê rthwjc hiện. loại bi kịch cá nhân này cũng thể
hiện không kém phần gay go, quyết liệt. đằng sau những xung đột cá nhân này bao
giờ cũng phản ánh những xung đột xã hội rộng lỡn, những xung đột mang tầm vóc
lịch sử.
1.1.2. Tính cách của bi kịch
- Nhân vật bi kịch trước hết phải là những người đại diệncho lí tưởng cho
cái đẹp, nhân vật trung tâm của cái bi trước hết phải là cái đẹp, họ mang
trong mình những khát vọng chân chính- là những cón người “tốt nhất so
với những người trong thực tế, qua những xung đột bi kịch họ bộc lộ tính
cách bi kịch của mình. Cái bi chỉ thực sự diễn ra khi nhân vật bi kịch có
thái độ tích cực để cải tạo hoản cảnh vượt lên trên hoàn cảnh. Cuộc đáu
tranh của các nhân vật bi kịch đã bị thất bại tạm thời trong hoàn cảnh
không thuận lợi, khi cái đẹp chưa vượt lên được cái xấu, cái ác, hi cái cao
cả chưa thiến tăhngs được cái tâm thường đê hèn. Cái bi bới vậy là sự
mất mát của cái cao cả, cái đẹp. những đau khổ mất mát cuat nhân vật bi
kịch phải gánh chịu là những cái giá phải trẻ tren con đường kiếm tìm
hạnh húc đầy chông gai và trở ngại.
1.1.3. Cảm xúc bi kịch.
- Cảm xúc thâm mĩ trong cái bi nảy sinh do cái chêt của nhân vật tiến bộ,
bới vậy nó có khả năng gây xúc động, và so với cảm xúc mà cái đẹp cái
hài mag lại thì cái bi là loại cảm xúc mãnh liệt nhất, có sực tác động sâu
sắc nhất đến con người. cái chết của nhân vật bi kịch là cái chết lí tưởng,
của cái đẹp, là cái chết đẻ khẳng định sự bất cảu của những con gười
chân chính. Bởi vậy đằng sau những giọt nước mắt xót thương, đồng cảm
là niềm vui, là sự phấn chấn.
- Với tất cả những vấn đè đã trình bày trên đây có thể khái quát rằng: với
tư cách là một phạm trù mĩ học, cái bi gắn kiền với những xung đột có ý
nghĩa xa hội giữa cái đẹp với cái xấu, cái tích cực với cái tiêu cực mà kết
quả củ sự thất bại, tiêu vong của nhận vật tích cực- những con người đã
đấu tranh đến cùng vì lí tưởng đẹp đẽ, vì khát vọng chân chính của con
người, qua đố gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ tích cực- những con người
đã đáu tranh đến cùng vì lí tưởng đẹp đẽ, vì khát vọng chân chính của
con người, qua đố gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ tích cực, khẳng điịnh
niềm tin của con người đổi với những giá trị chân chính của cuộc sống,
kích thích con người hướng về phía trước.
1.2. Cái bi trong nghệ thuật
- Nghệ thuật- như ta biêt là hình thái cao nhất của mối quan hệ thẩm mĩ
giữa con người với hiện thực, bởi vậy cái bi cũng được biểu hiện trong
nghệ thuật với tính tập trung nhất, điển hình nhất. cái bi có mặt hâu fheet
strong các loại hình nghệ thuật đặc biệt là trong bi kịch. Từ bi kịch thừoi
Hi Lạp cổ đại với những tác giả nổi tiếng như Eschyle, Xôphoclo, ơripit
với những xung đột bi kịch chủ yêu xoay quanh con người với định
mệnh, cho đến những bi kịch thời phục hưng tập trung phản ánh mâu
thuẫn sâu săc giữa lí tưởng nhân văn với sự trói buộc tôn giáo và chế độ
phong kiến thần quyền. vào thời kì này người ta xem nhiều kịch của
Shakespeare từ Othello đến vua Lia hay đặc biệt là Hamlet. Nhiều nhà
nghiên cứu nhận định Hamlet thực sự là một trong những bi kịch nổi
tiếng nhất của lịch sử sân khấu thế giới. Trong một hình thức nghệ thuật
kịch-thơ trữ tình tuyệt vời, tác phẩm phản ánh được tinh thần của thời đại
với sự khủng hoảng, bế tắc của lý tưởng nhân văn chủ nghĩa.
- Trong sự bát nháo của một xã hội với “nhà tù”, “sự bẩn thỉu”, “phải hàng
vạn người mới nhặt ra được một kẻ lương thiện” vẫn lóe sáng những hạt
vàng của chủ nghĩa nhân văn, với nhân vật Hamlet không chỉ quan tâm
đến nghĩa vụ trả thù và ngai vàng mà quan tâm hơn hết đến phẩm giá, lẽ
sống và lối sống con người. Thực tế xã hội xấu xa mâu thuẫn với lý
tưởng của chàng, khiến chàng phải đánh giá lại tất cả và tìm cho mình
một thái độ cư xử phải đạo.
- Quá trình đánh giá thực tế và xác định đó đã gây ra trong tâm hồn
Hamlet những phút đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, những phút trăn
trở “tồn tại hay không tồn tại” (to be or not to be), những phút “chịu đựng
hay vùng lên chống lại”. Cuối cùng, Hamlet đã tìm ra được 32322 chân
lý đấu tranh nhưng vì đơn độc và thiếu cảnh giác nên chàng đã gục ngã vì
cạm bẫy của kẻ thù. Ngày nay, trong 4181191văn học thế giới vẫn tồn tại
khái niệm “bệnh Hamlet” chỉ thái độ suy tư, lý luận nhiều nhưng không
đủ tin tưởng và dũng khí để hành động cụ thể. Nhưng dù sao chăng nữa,
Hamlet cũng sống mãi trong lòng độc giả thế giới, với bi kịch của cuộc
đời chàng phản ánh mâu thuẫn tất yếu của sự phát triển, của cuộc đấu
tranh giữa 3141911 cái đẹp và 3115111 cái xấu trong tồn tại xã hội.
Hamlet sẽ luôn làm nảy sinh trong lòng người muôn đời sau không chỉ
tâm trạng trước nỗi buồn mà còn cả những xúc cảm thẩm mĩ, hướng họ
đến những suy cảm về 3113111 cái cao cả luôn hiện hữu giữa cõi đời
trong đục. Và tác phẩm về bi kịch tình yêu bất hủ của Romeo Và Juliet la
sự xung đột giữ tình yêu và thù hận. bi kịch cổ điển Pháp chủ yêu tập
trung vào mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và dục vọng rồi đến nhưng bi kịch
hiện thực của thế kỉ XIX. Loại hình bi kịch ở Việt Nam cũng ảnh hưởng
nhiều từ phương Tây.
Chương 2: Cái bi của nhân vật Hoàng Quyên trong bộ phim Cô gái từ
quá khứ.
2.1. Khái quát nhân vật Hoàng Quyên và bộ phim Cô gái từ quá khứ
- Cô gái từ quá khứ (tên tiếng Anh: Girl From The Past) là một bộ phim điện
ảnh tâm lý drama của Việt Nam do Bảo Nhân và Namcito làm đạo diễn, viết
kịch bản. Bộ phim có sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng như Ninh
Dương Lan Ngọc, Kaity Nguyễn, NSND Lê Khanh, NSƯT Hữu Châu, Ốc
Thanh Vân... Bộ phim điện ảnh được cho là nằm trong sê-ri vũ trụ của Gái
già lắm chiêu.
- Phim “Cô gái từ quá khứ” xoay quanh Ms Q - Hoàng Quyên (Ninh Dương
Lan Ngọc). Cô là mỹ nhân nức danh showbiz, đang trên đỉnh cao danh vọng,
hạnh phúc với đám cưới sắp diễn ra cùng Jack (Lê Xuân Tiền).
Đột ngột, “bạn cũ” trong quá khứ đồng loạt xuất hiện, uy hiếp lấy đi tất cả
hào quang và hạnh phúc đang có của Quyên. Đó là Bách (Lãnh Thanh) - kẻ
bị xã hội ruồng bỏ và vừa ra tù, Quỳnh Yên (Kaity Nguyễn) - nhân viên bất
động sản khéo léo, xinh đẹp trở về từ Mỹ. Họ kéo Quyên vào rắc rối cùng
vũng lầy tội ác không hồi kết.
- Xuyên suốt phim là cuộc chạy trốn của Quyên dưới sự “bày mưu tính kế”
của Yên để chống lại Bách. Cũng từ đó, các vị trí dần đảo lộn, quá khứ và
hiện tại đan xen đưa người xem vào hành trình ly kỳ. Người xem dần thấy rõ
mặt trái đen tối nhưng đầy bi kịch về cuộc đời “Đại mỹ nhân showbiz” Ms
Q.
2.2. Quá khứ 15 năm trước và bi kịch của Hoàng Quyên trong quá
khứ.
- Có thể thấy ở thời điểm lúc bấy giờ, một mặt chúng ta thấy được rằng Hoàng
Quyên đang có một cuộc sống vô cùng hào nhoáng, cô dường như có tất cả,
đang ở trên đỉnh cao của cả sự nghiệp và tình yêu, chỉ còn 1 tuần nữa là tổ
chức đám cưới cùng chồng sắp cưới điển trai Jack ( Lê Xuân Tiền ). Thế
nhưng đâu ai thấy được nỗi bất hạnh chìm ẩn phía sâu trong cô, 1 quá khứ
đầy kinh hoàng. Áp lực về sự khác biệt giữa hình ảnh của Ms Q hiện tại và 1
Hoàng Quyên trong quá khứ đã gây ra cho cô 1 căn bệnh tâm lí. Chính căn
bệnh đó đã 1 lần nữa tái hiện lại Hoàng Quyên 15 năm trước, đem theo
những bí mật tưởng chừng đã ngủ vùi ngần ấy năm, đe doạ hình ảnh lung
linh sang giàu của đại mỹ nhân showbiz. Vậy, quá khứ mà Hoàng Quyên
muốn tẩy trắng là gì, cô ta đã làm những chuyện “tày trời” nào đến mức phải
hoảng sợ khi tái ngộ Quỳnh Yên ( chính là màn hiện thân của Hoàng Quyên)
- Trở lại quá khứ 15 năm trước tong ngôi nhà tồi tàn , quá khứ của Hoàng
Quyên chỉ toàn song gió, không yên cũng chả lành. Nguồn cơn của những bi
kịch đều xuất hiện từ những quá khứ kinh tăm tối của nhân vật Hoàng
Quyên. Cô sinh ra trong một gia đình thiếu thốn , bất hạnh đủ điều, vừa
nghèo về vật chất vừa thiếu thốn tình thương. Cô có một người mẹ thương
con nhưng lại vô cùng hèn nhát, không dám đứng ra can thiệp vào những trò
bệnh hoạn , biến thái mà gã chồng sau gây ra cho con gái của mình.
- Hình ảnh Hoàng Quyên đau đớn, thều thào “ tại sao mẹ không cứu con” với
ánh mắt van xin khẩn thiết còn người mẹ chỉ biết câm lặng nhìn qua khe cửa
nơi căn nhà gỗ vách lá xiêu vẹo, bất lực vô giác chứng kiến con gái bị bố
dượng cưỡng bức, khiến cho không chỉ tôi và còn rất nhiều khán giả khác
phải ám ảnh. Hoàn cảnh thật nghiệt ngã và trớ trêu tại sao những nỗi đau
khổ ấy lại rơi hết vào cuộc đời cô gái ấy. Phải chăng có hình ảnh nào oái
oăm hơn cảnh người mẹ phải nhìn cảnh con gái bị chính chồng mình cưỡng
bức, ánh mắt đau đáu nhìn con chịu đựng tất cả, dùng những sức lực yếu ớt
cầu cứu mẹ nhưng mẹ không thể làm gì. Ngôi nhà xiêu vẹo cới những ớn
lạnh không tài nào lột tả được hết, có lẽ cuộc đời của Hoàng Quyên trong
quãng thời gian đó không khác gì địa ngục trần gian, có lẽ cô luôn phải sống
sợ hãi từng phút từng giây trong cái nơi được gọi là mái ấm đó. Cái nỗi ám
ảnh đó của cô, cô sợ, sợ hãi tột cùng, tủi thân biết bao nhưng không thể kể ,
tâm sự với bất kì ai, không một ai đồng cảm với cô , ngay chính cả người mẹ
của cô cũng thế. Cô phải chịu những chuỗi ngày bi kịch ấy triền miên,
những chuỗi ngày bị đánh đập với những vết thương da thịt khó lành , vết
thương lòng đeo bám cả cuộc đời.
- Hình ảnh đầy ám ảnh của cuộc đời Hoàng Quyên thêm một lần nữa được tái
hiện trong bộ phim là lúc cảnh Quỳnh Yên - cô gái cùng cảnh ngộ với cô bị
cưỡng bức trong ngôi nhà cũ nát, phải chăng đó chính là hình ảnh khủng
khiếp do cô nghĩ lại, hay lại thêm một số phận đầy xót xa như thế. Cô gái
nhỏ bé, toàn thân đầy dấu vết của bạo lực, ánh mắt khiến người khác nhìn
vào đều phải cảm thấy thương xót tuyệt vọng dưới sự bạo hành thể xác và
tinh thần của một gã đàn ông đang khát tình, một con quỷ đột lốt người mà
cô phải gọi là “ cha” dưới mảnh chiếu rách, căn nhà lụp xụp , sau đó là hình
ảnh cô gái bé nhỏ bước đi trước căn nhà cháy rụi. Căn nhà cháy đó là do
chính cô đốt cháy, nó như một sự tàn lụi, như muốn thiêu cháy hết quá khứ
kinh khủng của cô . Tất cả tạo hình nhân vật, góc quay, bối cảnh kết hợp lại
đã vẽ lên một số phận thật nghiệt ngã, và đầy bi thương của Hoàng Quyên.
 Bi kịch đó của Hoàng Quyên hiện lên cũng vô cùng đau đáu với vấn
nạn bạo hành và lạm dụng tình dục. Nó không còn là câu chuyện mới
mà ngày nay rất nhiều phụ nữ, trẻ em đang gặp phải. Đa phần họ âm
thầm chịu đựng bởi họ cảm thấy bế tắc, xấu hổ hay mặc cảm hoặc do
bị áp lực đe dọa. Cả xã hội hiện nay luôn lên án và cảnh báo cho mọi
người nhất là phụ nữ và trẻ em khi rơi vào hoàn cảnh đó.
- Thông qua câu chuyện, hình ảnh quá khứ của Hoàng Quyên và Quỳnh Yên
trong phim, chúng ta sẽ thấy được một trong vô vàn hậu quả xảy ra với
những trẻ em, phụ nữ bị bạo hành và lạm dụng tình dục từ nhỏ. Những hậu
quả không chỉ ở mặt thực thể, thể xác mà còn ở cả tâm lý đi theo đeo bám họ
suốt cả cuộc đời thậm chí gây ra vô cùng nhiều những tác động xấu đến
chính sức khỏe và tinh thần của họ không thể phục hồi. Như hình ảnh nhân
vật trong phim là một lời cảnh báo đến tất cả mọi người. Hãy quan tâm hơn
đến phụ nữ , trẻ em và những vấn nạn có thể xảy ra với họ. Vì tất cả điều đó
sẽ gây ảnh hưởng và dẫn đến những hậu quả khó lường cả cuộc đời.
Theo Arixtot , cái bi luôn thuộc về người tốt, “ tốt nhất so với những người
trong thực tế” , và nhiệm vụ của bi kịch là “ làm thanh lọc cảm xúc bằng
cách khêu gọi sự xót thương và khủng khiếp. Vấn đề mâu thuẫn , xung đột
trong cái bi đó chính là mâu thuẫn giữa khát vọng sống với số mệnh nghiệp
ngã hay giữa sự phù phiếm của vinh quang và sự mỏng manh của hạnh phúc
người đời. Cái bi bao giờ cũng thuộc về cái đẹp- cái tất yếu sẽ chiến thắng,
nhưng vì còn non yếu nên bị tổn thất.
Thật đúng vậy, nhân vật Hoàng Quyên cũng thế, cô vốn là một nhân vật “
đẹp” mà, số phận nghiệt ngã, cuộc sống tăm tối, luôn luôn sống trong sự sợ
hãi, … nhưng cô ấy đâu chọn bước đường cùng cho chính cuộc đời mình, cô
đâu có được ai cứu. Thế nhưng trong cái cuộc đời bi kịch ấy cô vẫn phải
sống, phải gồng mình mà cố gắng sống, mang bên mình chiếc mặt nạ tưởng
như không có gì. Có lẽ cô nhận thức được rằng, số phận cuộc đời mình như
thế nào là do chính mình làm chủ, vì vậy cô mới rời đi khỏi ngôi nhà cháy
tàn đó. Ở đây như một sự bừng tình, một dấu mốc đáng nhớ, mở ra cuộc đời
cô sang một trang mới tưởng chừng bớt đau thương hơn.
2.3. Trang mới của cuộc đời Hoàng Quyên , những bi kịch tiếp diễn.
- Cuộc đời Hoàng Quyên đã bước sang một trang mới, nhưng vẫn chưa hẳn là
nhiều cái tốt đẹp hơn. Trước khi cuộc đời cô có bước ngoặt lớn để trở thành
phiên bản hoàn hảo của hiện tại , cô ấy đã từng rất nghèo đói, cái bi của cô
lúc này chính là sự nghèo khổ và đói nát. Tôi cảm nhận được sự nhục nhã
của cô gái khi ngồi trên chuyến xe đò Sài Gòn – Bảo Lộc . Đó là hình ảnh
một cô gái lem nhem, đen đúa , đầu tóc rũ rượi, tả tơi , nhếch nhác. Đó cũng
chính là hình ảnh của một đứa trẻ nghèo khó, đang phải tự tìm cách sinh tồn
với cuộc đời.
Ở cái độ tuổi ấy, lẽ rằng những đứa trẻ khác đang được sung túc trong vòng
tay yêu thương của bố mẹ, không lo toan, nghĩ ngợi, và đó cũng chính là
điều từ sâu thẳm bên trong Hoàng Quyên luôn hằng ao ước. Ôi thật thương
cảm, tôi thấy xúc động thay khi nhìn cảnh cô gái đó với ánh mắt đáng
thương nhìn người khác ăn miếng bánh mì, rồi nhặt chính phần vụn bánh đó
lên ăn. Còn đáng thương hơn khi cô bị đuổi xuống xe đò, bị sỉ nhục, đánh và
vứt quăng ra khỏi xe ngã xuống bờ bụi vì không có tiền.Nhìn hình ảnh đó
không ai có thể nhận ra đại mỹ nhân vạn người mê, sở hữu những hợp đồng
triệu đô, xe sang chục tỷ và cả căn penthouse đắt đỏ bậc nhất đất Sài
Thành .Cũng chính từ giây phút đó, từ lúc cô đọc được thông tin tìm người
giúp việc tại biệt thực Bảo Lộc trên tay, cuộc đời cô đã phần nào được thay
đổi, tuy thay đổi nhưng vẫn không hết bi kịch.
- Ở một nơi mới, nơi không còn hình ảnh khủng khiếp năm xưa , nhưng
những ký ức về quá khứ ây, những sự khốn khổ cuộc đời cô vẫn tiếp diễn.
Một nửa bối cảnh trong phim diễn ra tại căn biệt thự có vẻ ngoài bệu rã, in
hằn dấu vết thời gian. Sau vườn là cái chết của vợ ông Tùng - mẹ Bách,
trong nhà là một người đàn bà bị tật ở chân… dường như ẩn giấu nhiều bí
mật kinh khủng mà bộ phim không nhắc đến. Kể từ khi Quyên bước vào
ngôi biệt thự, cuộc sống của cô thay đổi hoàn toàn: cô gặp Yên - một thiếu
nữ trẻ côi cút trong bộ dạng sợ sệt, người mà cô ra sức bảo vệ vì tìm thấy sự
đồng điệu.
- Ở đây, môi trường khác, với những công việc không ngừng gọi tên, cô phải
làm cả những việc khó tả như tắm cho ông chủ, chăm sóc một người khó
tính bị liệt dưới sự dám sát của một bà quản gia già hà khắc. Lúc mới đến,
cô bé Yên theo cô và kể cho cô nghe về quá khứ, về nỗi sợ của mình, chỉ
muốn theo cô, không muốn trở về, Hoàng Quyên luôn che chở bảo vệ và tìm
cách “ dấu” đi thân phận cô bé đó. Phải chăng cô bé đó chính là nỗi ám ảnh
về quá khứ địa ngục của Hoàng Quyên hiện lên, việc cô che dấu đi cô bé đó
cũng chính là muốn vùi lấp, che đậy đi quá khứ của mình. Tạm thoát khỏi
điều đó, lúc bấy giờ ở biệt thự, tưởng chừng như cảnh Quyên bị cưỡng bức
đã dừng lại, những cũng chính tại nơi đây, cô cũng bị ông chủ cùng “ cái bản
chất” đó một lần “ đụng chạm” , nó gần giống như cảnh cô bị cha dượng
cưỡng bức năm xưa, trước kia là người mẹ thấy và biết nhưng chỉ dám nhìn
qua cửa, còn bấy giờ là bà quản gia thấy và biết , thậm chí còn đóng chặt cửa
để cô không thể vùng vẫy và thoát ra, vùng vẫy và không thể làm gì được.Và
cũng một lần nữa, cô bị gã Bách ( con trai ông chủ) cưỡng bức, cô gào thét
bất lực, nhưng làn này đã khác, Quỳnh Yên đã lao vào cứu cô, phải chăng
thời điểm đó chính là hình ảnh cô đã bừng tỉnh , dũng cảm hơn đứng lên tự
bảo vệ cho bản thân mình ? Tại đây, cô đối mặt với những nỗi lo khác với
nỗi lo bên ngoài cảnh cổng sắt: ông Tùng - một lão già ngồi trên chiếc xe lăn
không giấu nổi ham muốn thể xác cuối đời; bà Kim - bà quản gia què quặt
hay cáu gắt; và Bách - con trai ông Tùng với người vợ quá cố, một kẻ “phá
của” đúng nghĩa luôn lăm le hãm hại Quyên mỗi khi trở về nhà…
- Tuy mới đầu là sự khốn khổ như thế, nhưng sau đó, với bản chất “ đẹp” của
con người cô, cái đẹp trong Hoàng Quyên đã chiến thắng khỏi những cám
dỗ , con người cô đã được ông chủ công nhận, và quý mến, từ đó cô được
ông chủ dành tình thương cho như một người cha, một điều mà cô chưa từng
được cảm nhận khi sống chung cùng gã cha dượng kia. Bách muốn giành lấy
tài sản của ông Tùng, cốt là để khiến ông sụp đổ và điều này một phần nào
đó dẫn tới việc ông trao niềm tin cho Quyên khi cô từng một lần xả thân cứu
ông khỏi một vụ cướp (do Bách thực hiện). Mâu thuẫn giữa họ tăng cao:
Quyên sau khi được ông Tùng trao cho sợi dây chuyền - một minh chứng
cho việc “nhập gia” thì nổi lên tham vọng muốn chiếm lấy ngôi biệt thự;
Bách nhận ra tờ di chúc ông Tùng đã sửa tên thì nổi cơn điên tiết… Bi kịch
bắt đầu từ đây, và nó kéo dai dẳng 15 năm, khi Hoàng Quyên đã trở thành
Miss Q. và chúng ta mới thật sự đi tìm câu trả lời cho thân phận thật của cô.
Biến cố lại ập đến, khi chính ngôi nhà ấy và Hoàng Quyên phải chứng kiến
ảnh con muốn giết cha, gã Bách giết ông chủ Hữu Tùng. Hắn ta đã dung sức
lực để giết ông Tùng nhưng được Hoàng Quyên phát hiện và ngăn lại, nhưng
có lẽ là đã muộn, cô giằng co cùng tên Bách, cô không muốn ông Tùng chết
cũng có lẽ bởi nhiều lý do , lý do lớn nhất lẽ rằng cô được ông bảo vệ.
- Cảnh tượng ấy cũng không kém phần ám ảnh và kinh hoàng, sự giằng co ấy
đã tạo them nhiều sợi tơ rối cho câu chuyện, tình tiết Quỳnh Yên cầm lọ hoa
đập vào đầu tên Bách , ông Tùng đã ngừng thở, quản gia Kim chết rồi căn
nhà dần dần di vào biển lửa đã trở thành vụ án mạng kinh hoàng năm ấy.
Theo tôi thấy ở đây, Hoàng Quyên đâu có giết người, cô cũng chỉ muốn bảo
vệ, kéo nhân vật tái hiện của mình ra khỏi tội ác, phải chăng nỗi ám ảnh đến
tận sau này của cô chính là hình ảnh ấy, là vì cô được để lại di chúc, được
ông Tùng nhận làm con nuôi. Thế nhưng lại xuất hiện phân cảnh trước khi
bỏ trốn, Quyên kịp lấy toàn bộ tiền bạc, trang sức quý mà ông Tùng dành
dụm suốt cả đời. Đây có thể là khởi nguồn cho những ám ảnh của cô về sau.
Với cách kể chuyện đan xen thực tại với quá khứ, theo thời gian, bộ phim đã
làm rõ mối quan hệ giữa Ms. Q với các nhân vật trên và cũng lý giải được lý
do tại sao từ một cô giúp việc nghèo khổ mà Ms Q lại có được cuộc sống
sung túc, đáng ngưỡng mộ sau 15 năm. Mặc dù là kể chuyện đan xen thế
nhưng Cô gái từ quá khứ vẫn không khiến khán giả cảm thấy khó hiểu và
khó chịu thay vào đó người xem có thể theo dòng sự kiện để tìm ra góc
khuất cuộc đời mà Ms. Q muốn che giấu tất cả mọi người.
Một lần nữa cô lại phải bỏ chạy sang một hoàn cảnh mới, cũng vẫn là rời đi
qua cảnh căn nhà cháy rụi. Nơi đốt hết và chôn vùi tất cả quá khứ của Hoàng
Quyên để có một Ms Q của hiện tại. Rất có khả năng, chính vụ cháy nhà
trong quá khứ này là nguyên nhân khiến “hai chị em” xa cách nhau. Hình
ảnh Hoàng Quyên quằn quại, đau đớn và tuyệt vọng nằm bên dưới hình ảnh
đám cháy trong quá khứ như thể hiện cho ý đồ: “Chính quá khứ u ám đó đã
nhấn chìm đại mỹ nhân showbiz Ms. Q lún sâu vào vũng lầy tội ác do chính
mình tạo ra?”
2.4. Ms.Q hiện tại , hạnh phúc – bi kịch.

- Hành trình từ một Hoàng Quyên tổn thương tâm lý cho đến Ms. Q tự tin,
sang chảnh không hề dễ dàng. Cô cần nhiều yếu tố hơn thế nữa vì không
phải ai có tiền cũng có thể xây dựng được vị thế trong showbiz. Cô gái đó là
làm những gì để trở thành Ms Q hiện tại là một nút thắt không hề dễ dàng
nhận ra.
- Ở hiện tại, Hoàng Quyên có vẻ ngoài bóng bẩy , hào quang nhưng bên trong
lại vô cùng cô đơn và bơ vơ. Căn bệnh tâm lý của cô cũng chính là nhân tố
làm thay đổi cả cuộc đời của Ms Q hiện tại. Một đại mỹ nhân, MC đình đám
nhưng lại mang trong mình một quá khứ tăm tối, những bí mật không thể
tâm sự cùng ai có ẽ là hình ảnh mọi người không thể ngờ đến. Tưởng rằng bi
kịch cuộc đời cô sẽ dừng lại ở đó, nhưng không, sống chung với căn bệnh
kia chính là nguồn cơn cho những chuỗi bi kịch đến tận cuối đời cô. Từ một
người có tất cả, đến một người không còn gì cả.
- Những bí mật trong quá khứ trỗi dậy khiến cuộc đời của Ms. Q phải thay
đổi, danh tính thực sự của Đỗ Hoàng Quyên dần được lộ diện bởi hai nhân
vật lần đầu xuất hiện: Quỳnh Yên (Kaity Nguyễn) và Bách (Lãnh Thanh).
Hoàng Quyên – một lần nữa – phải tìm cách vùi lấp những tội lỗi mà cô đã
tẩy trắng trong 15 năm qua để vươn lên ngôi vị đại mỹ nhân showbiz, trở
thành ví dụ điển hình cho câu nói: “Không có bông tuyết nào là trong sạch
cả”.
- Lo lắng cho danh tiếng của mình, cũng như không để chuyện gì xảy ra trước
ngày cưới cùng Jack, Quyên quyết định hẹn gặp tên Bách để trả hết món nợ
năm xưa. Lúc này, cô gặp lại Quỳnh Yên, người em kết nghĩa năm xưa đã ở
cùng cô trong căn biệt thự. Vì có quá khứ cơ cực nên Yên quyết đi theo
Quyên, dù rằng không ai biết sự tồn tại của Quỳnh Yên.
- Quỳnh Yên là nhân viên bất động sản vừa quay trở về Việt Nam sau 15 năm
du học ở nước ngoài. Cô gặp lại Hoàng Quyên, một “người quen cũ”, giờ đã
trở thành Ms. Q – một Đại Mỹ nhân nổi tiếng và đang sống trên đỉnh cao
danh vọng cùng cuộc sống viên mãn, hạnh phúc bên chồng sắp cưới Jack.
Sự xuất hiện của Quỳnh Yên đã làm sống lại quá khứ kinh hoàng của Ms. Q,
đồng thời thay đổi cuộc đời màu hồng hiện có của nữ MC nổi tiếng này. Cả
hai chị em sau những buổi gặp gỡ, đã quyết định cùng nhau trở lại căn biệt
thự năm xưa. Tại đây mọi bí mật đều được phơi bày, kể cả những vấn đề
riêng tư của Quyên, thậm chí chính điều đó đã khiến cô phải ra tay với Jack.
- Ngày càng xuất hiện lại nhiều nhân vật trong tưởng tượng của Hoàng Quyên
hơn, cũng chính là lúc mà căn bệnh của cô ngày càng nặng hơn. Căn bệnh
tâm lý khiến cô ám ảnh nhớ về quá khứ xa xưa, liên tục mất ngủ và cần uống
thuốc ngủ. Hơn nữa cô đang mang trong mình một hình hài bé nhỏ, bi kịch
của người mẹ là căn bệnh tâm thần phân liệt đó, muốn che dấu sự thật tăm
tối đó, nhưng lại toát lên một tình yêu cao cả, luôn bảo vệ đứa bé, chấp nhận
ảnh hưởng của căn bệnh để giữ lại, đảm bảo an toàn cho đứa con trong bụng
mình .
- Dường như tất cả sự việc xảy ra đều đo căn bệnh tâm thần phân liệt của Ms
Q vẽ ra, từ những sự trả thù của tên Bách, sự trở lại của Quỳnh Yên đều
không có thật . Sắp đến ngày đám cưới, nhưng ám ảnh sẽ bị tiết lộ thân phận
nên cô tìm mọi cách che dấu và chấm dứt những sự việc xảy ra. Đau đớn
thay những sự việc đó đều do cô tự biên và tự diễn, do chính cô tưởng
tượng và tự mình vạch ra tất cả. Từ những tin nhắn đe dọa của anti fan cũng
khiến cô vô cùng lo sợ. Hằng ngày , từng giây từng phút sống trong thấp
thỏm, căng thẳng đến tột cùng. Hoàng Quyên và Quỳnh Yên phải trải qua
một quá khứ rất khắc nghiệt để có được ngày hôm nay, và đây là lý do tại
sao Ms Q rất sợ khi Quỳnh Yên trở lại. Rõ ràng trong hình still được công
bố, vẻ mặt hốt hoảng, kêu gào trong tuyệt vọng của Yên phản ánh một tình
huống cùng cực mà cô đang phải đối mặt. 15 năm trôi qua, Quỳnh Yên giờ
đây cũng đã sở hữu cho mình vẻ ngoài rực rỡ, sang trọng, khác hẳn với hình
ảnh năm xưa. Tuy nhiên, liệu rằng Quỳnh Yên có giống Hoàng Quyên, tìm
mọi cách để gột rửa cái quá khứ kia, hay cô lại muốn lật tung nó lên, dùng
chính những điều này để uy hiếp Ms Q?

- Qua First Look, nhân vật Quỳnh Yên của Kaity Nguyễn xuất hiện với cây
cời lửa trên tay (một dụng cụ dùng cho lò sưởi ở xứ lạnh như Đà Lạt, Sa Pa),
ả lạnh lùng dẫm lên vũng máu để bước vào bên trong quán bar. Trái ngược
với hình ảnh kiêu sa, lộng lẫy, thể hiện một đại mỹ nhân Ms. Q sang chảnh
trong những phim trước, tạo hình vai diễn Hoàng Quyên vô cùng tàn tạ, đầu
tóc rối bù, gương mặt đầy những vết xước, quần áo xốc xếch như vừa trải
qua một trận chiến sống còn. Vẻ hốt hoảng, đầy lo sợ hằn rõ trên khuôn mặt
của cô ta khi bước qua từng tấm gương được đặt khắp nơi, như muốn phản
chiếu tất cả bản chất, quá khứ và chân tướng của những người đối diện với
nó. Màn đuổi – bắt của hai nữ chính Hoàng Quyên và Quỳnh Yên trong
không gian có cảm giác vừa thực vừa ảo bởi hiệu ứng từ căn phòng có nhiều
tấm gương phản chiếu. Đây chính là cuộc trốn chạy của Hoàng Quyên khỏi
sự đeo bám của quá khứ, của cô em Quỳnh Yên, diễn ra trong không khí hồi
hộp, li kì. Quỳnh Yên mang đến vẻ đẹp gợi cảm qua thần thái sắc lạnh cùng
sự bí ẩn nằm ở khuôn mặt ngây thơ nhưng lại sở hữu nụ cười ám ảnh.
Những phân cảnh cô ả thản nhiên truy lùng Hoàng Quyên, thoắt ẩn thoắt
hiện mang đến bầu không khí đậm chất thriller (li kì, giật gân). Sau màn truy
đuổi gây cấn, cả hai cùng lao vào tấm gương khiến nó vỡ tan, báo hiệu một
mối quan hệ đổ bể sắp bắt đầu. Cuối đoạn phim, Quỳnh Yên thẳng tay kết
liễu Hoàng Quyên bằng chính cây cời lửa với vẻ mặt không một chút do dự.
Tiếng hét đau đớn của Hoàng Quyên khi bị “xuống tay” thô bạo như thế
cùng ánh mắt tuyệt vọng, bên cạnh gương mặt lạnh lùng, tàn nhẫn của
Quỳnh Yên. Và từ đó, nhiều nghi vấn được đặt ra về mối thâm thù chị em
này là gì khiến Yên phải ra tay tàn bạo để kết liễu người chị của mình? Phỉa
chăng chính Quyên muốn giết chết nhân cách kia của mình. Khi Yên và
Bách xuất hiện sau 15 năm, cũng là lúc Quyên nhận ra cô không thể một
mình ôm lấy “kho báu”, khi họ đều đồng lõa trong vụ hỏa hoạn ở căn biệt
thự đồ sộ kia. Bách muốn giành lấy căn biệt thự Quyên đang rao bán, Yên
muốn bảo vệ cô khỏi một kẻ vừa ra tù, mất tất cả và có thể làm liều… Hai
nhà làm phim Bảo Nhân và Nam Cito thành công khi tạo ra không khí đặc
quánh trong căn biệt thự, cùng màn “thanh trừng” hiếm có khó tìm trên màn
ảnh Việt, gợi nhớ nhiều tới loạt phim “American Horror Story” của Mỹ mà
điển hình là tập phim Murder House nơi con người phải đối diện với những
“bóng ma” đang tồn tại ở bên trong chính bản thân họ.
- “Bóng ma” này có thể đến từ nỗi sợ kéo dài, những tổn thương tâm lý từ khi
còn trẻ, và dường như không thể thoát ra. Hoàng Quyên lo sợ bí mật của cô
bại lộ, cô sẽ mất tất cả trong đó có sự nghiệp, người chồng rất mực yêu
thương và nhan sắc, sự giàu có - những thứ mà Hoàng Quyên dụng công xây
dựng thành Miss Q. hiện tại.

- Bi kịch đau dớn nhất cuộc đời Hoàng Quyên có lẽ là tự ra tay với chính
người mình yêu trong vô thức, cứ tưởng đó là kẻ thù. Cô Gái Từ Quá Khứ
khép lại bằng phân đoạn sau khi Jack lên cứu Quyên và nhận ra không có ai
tên Quỳnh Yên, tất cả chỉ là do Quyên tưởng tượng. Bởi theo như lời bác sĩ
Linh Đan (Ốc Thanh Vân), Quyên mắc bệnh tâm lý nặng, khiến bản thân
phải tự sinh ra một nhân cách khác để bảo vệ mình, đó là Quỳnh Yên. Vốn
dĩ không tin điều này, Quyên bất ngờ làm loạn mọi thứ và tin rằng Quỳnh
Yên đang uy hiếp mình. Một phần sau khi biết tin bản thân có thai và được
tham vấn từ bác sĩ Linh Đan giữa việc chọn lựa tiếp tục điều trị hoặc ngưng
điều trị để giữ lại đứa con. Quyên đã chọn ngưng điều trị để giữ con, khiến
tâm lý của cô ngày một nặng thêm. Nhận ra Quỳnh Yên đang uy hiếp mình,
Quyên cứ giằng co mãi. Trong phút chốc quyết định ra tay kết liễu Quỳnh
Yên, Quyên nhận ra người đó lại là Jack, bởi không có Quỳnh Yên nào thật
sự ở đây. Giây phút ấy thực sự đau khổ và tuyệt vọng.

- Sau tất cả, cô bị tống giam vào viện điều trị. Tại đây cô thấy Jack đang đến
thăm mình cùng bó hoa trên tay và nhân cách Quỳnh Yên vẫn không buông
bỏ cô. Cuối phim Ms. Q bị bắt vì các lỗi lầm trong quá khứ nhưng không
qua xét xử hình sự do mắc chứng tâm thần phân liệt. Thay vào đó , cô chỉ bị
tống vào nhà thương điên mà thôi. Song nhân cách Quỳnh Yên vẫn không
hề biến mất mà vẫn xuất hiện bên cạnh Ms.Q để bảo vệ cô và đứa bé chào
đời. Triệu chứng của Quyên được xếp vào loại hoang tưởng. Nghĩa là một
người bị lo lắng thái quá, tự tưởng tượng ra có người hại mình và có thể
tưởng tượng ra một người khác để đổ lỗi những việc mình làm cho người
kia. Điều này khiến tôi nghĩ Quỳnh Yên như một bản dạng chứa những nỗi
đau và cả sức mạnh bên trong của Miss. Q. Rõ ràng khi được hỏi vì sao Yên
không chịu về nhà mà cứ đi theo Quyên, Yên trả lời rằng sẽ sợ cha dượng
xâm hại. hực tế người phải chịu nỗi nhục đó lại là Quyên và Yên chỉ là một
nhân vật được sinh ra để có thể nói lên những gì mà Quyên phải gánh chịu.
Và tất nhiên một khi đã nói lên được những gì người khác gánh chịu và chịu
luôn tổn thương của người khác, thì việc gì lại không chịu luôn tội lỗi của
họ. Có thể ví Quỳnh Yên như một cái thùng đựng nước để Quyên có thể đổ
hết mọi thứ vào đó, và khi nó đã đầy và không thể chứa được nữa, tự khắc
nó sẽ tràn ra ngoài. Nước càng nhiều tự khắc sẽ gây ngập lụt, và kết quả là
Quyên phải chịu hết những đả kích từ sâu trong lòng cô một mình.
- Cái kết nói lên việc bất kỳ người con gái nào cũng mong muốn có một cuộc
sống hạnh phúc thật sự. Tất nhiên phụ nữ thường sẽ chịu thiệt nhiều hơn đàn
ông, bởi tâm lý của họ là một thứ gì đó rất khó đoán. Với việc Quyên đã
từng bị lạm dụng nhiều lần trong quá khứ, sẽ không khó khi nói rằng cô
muốn làm lại cuộc đời, muốn trở thành người phụ nữ mạnh mẽ. Đó là lý do
vì sao Quỳnh Yên được sinh ra và luôn miệng muốn bảo vệ cô. Tôi nghĩ
thực chất của việc Quỳnh Yên tồn tại chỉ là Hoàng Quyên đang cố tự lừa dối
bản thân mình rằng luôn có một ai đó âm thầm bên cạnh và bảo vệ mình.
Đặc biệt sau khi ngừng điều trị, thì tôi thấy nó như một cơ hội cho Quỳnh
Yên tiếp cận dễ dàng, hay nói cách khác là một cánh cửa mở toang cho căn
bệnh của Quyên tái phát nặng hơn.
- Phần hình ảnh của phim được đầu tư rất chỉn chu từ góc máy, bối cảnh đến
trang phục, và biên độ màu sắc. Thay vì sử dụng màu gold trong các cảnh
quay hiện đại, thể hiện sự giàu có của Miss.Q thì ở bối cảnh trong ngôi biệt
thự, các sắc xanh lam hay xanh dương, tông màu trầm của gỗ hay màu đỏ
của máu - hiện diện trên trang phục của Hoàng Quyên và Yên… cho thấy
dụng ý sắp đặt của Bảo Nhân, Nam Cito và Lanzi - Thiết kế sản xuất của
phim.

- Tóm lại, Cô Gái Từ Quá Khứ đã khai thác khá hay về tâm bệnh của người
phụ nữ - nhân vật Hoàng Quyên. Một bộ phim ly kỳ, giật gân nhưng lại xây
dựng chủ đề này với những giá trị vô cùng sâu sắc và thiết thực trong xã hội
ngày nay.
C. Kết luận

Với tư cách là một phạm trù của mỹ học , cái bi gắn liền với xung đột có ý
nghĩa xã hội giữa cái đẹp với cái xấu, cái tích cực với tiêu cực mà kết quả
chính là sự thất bại , tiêu vong của nhân vật tích cực , những con người đã
đấu tranh đến cùng vì khát vọng chân chính , qua đó gợi lên những cảm xúc
thẩm mỹ tích cực, khẳng định niềm tin của con người với giá trị chân chính
của cuộc sống, kích con người hướng về phía trước. Nhân vật Hoàng Quyên
trong bộ phim Cô gái từ quá khứ là một nhân vật với số phật tiêu biểu cho
cái bi. Bi kịch cuộc đời, quá khứ tối tăm không thể làm con người ta ngừng
cố gắng vì cuộc sống tốt đẹp hơn, đến cuối cùng những thứ tốt đẹp đã dường
như tan biến bởi số phận đầy bi kịch của cô, tuy nhiên vẫn còn động lại một
nhân cách khác , đi theo và bảo vệ chính bản thân của cô ấy.
Nhận xét và đánh giá của giảng viên
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….

Điểm bằng số Điểm bằng chữ

You might also like