You are on page 1of 20

Nội dung nghệ thuật các tác phẩm văn học 11

Vào phủ chúa Trịnh

Phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ
chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả.

Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh cụ thể, sống động, chọn lựa những chi
tiết đắt gây ấn tượng mạnh.

Cách kể chuyện hấp dẫn, chân thực, hài hước.

Kết hợp giữa văn xuôi và văn vần làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần
thể hiện kín đáo thái độ của người viết.

Tự tình

Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn
uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho
thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của Hồ Xuân
Hương.

Bài thơ khẳng định tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử
dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng

Câu cá mùa thu

Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình
yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ
thuật
Nghệ thuật sử dụng từ láy, cách gieo vần chọn vần, tả cảnh ngụ tình lồng ghép vào
nhau

Thương vợ

Với tình cảm thương yêu quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách chân thực xúc động
hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh

Cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị sâu sắc

Khóc Dương Khuê

Bài thơ Khóc Dương Khuê mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về một tình bạn tri
kỷ, góp phần khẳng định về tình cảm giữa những con người với nhau. Bài thơ đã
để lại cái nhìn cao đẹp về tình bạn cũng như nhân cách cao đẹp của Nguyễn
Khuyến.

Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc

Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu

Sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật: nói giảm nói tránh + các câu hỏi tu từ +
điệp từ,...

Vịnh khoa thi hương

Nội dung: Bài thơ vừa ghi lại cảnh nhập trường vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh,
qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước,
giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

Nghệ thuật: Nghệ thuật đối, đảo ngữ, ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng,
giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

Bài ca ngất ngưởng


- Bài thơ khẳng định ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá
nhân trong cuộc sống

Cách gieo vần, các câu thơ thuần Hán , thuần Việt được đan cài vào nhau tạo nên
nhịp điệu câu thơ

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Bài thơ biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức với con đường danh lợi tầm
thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống

Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc suy tư của nhân vật
trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở

Lẽ ghét thương

Trong đoạn trích Lẽ ghét thương, Nguyễn Đình Chiểu đề cập đến mối quan hệ giữa
“ghét” và “thương”, thực ra là hai mặt đối lập mà thống nhất trong tình cảm của
con người. Lời giãi bày đó thể hiện được quan điểm đạo đức yêu - ghét trước cuộc
đời mà xuất phát của tình cảm đó là bởi vì cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy có thể
khẳng định tư tưởng cốt lõi của đoạn trích là ở tấm lòng yêu thương nhân dân sâu
sắc, tha thiết của nhà thơ.

Bút pháp trữ tình nồng hậu

Ngôn ngữ bình dị

Sử dụng nhiều điệp từ “thương”, “ghét” ( mỗi từ 12 lần )

Sử dụng phép đối, phép tiểu đối


Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tiếng khóc bi thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kỳ lịch sử "khổ nhục
nhưng vĩ đại" của dân tộc trong cuộc đọ sức với kẻ thù xâm lược - thực dân Pháp,
một trong những đế chế quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

Bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm
chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc. Hình ảnh của những con người ấy hiện lên với vẻ
đẹp bi tráng - vừa mang nét bi thương nhưng không mất đi vẻ hùng dũng, gân guốc

Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có một vị trí trung tâm và
hiện ra với rất cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn phẩm chất của họ: Giản dị, chân chất trong
những ngày thường nhưng lại anh hùng, bất khuất khi đứng trước mũi súng của kẻ
thù.

Bài văn tế mang đậm chất trữ tình, với những hình ảnh và giọng điệu xót thương,
ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân

Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một
sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước
đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ.

Ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.

Chiếu cầu hiền

Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà
Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

Là một áng văn nghị luận mẫu mực bởi lập luận chặt chẽ, hợp lý, thuyết phục, lời
lẽ khiêm nhường, chân thành

Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ

Từ ngữ giàu sức gợi


Xin lập khoa luật

Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai
trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Bản điều trần đã nói rõ tư tưởng
canh tân của Nguyễn Trường Tộ nhằm đổi mới đất nước. Đặt trong hoàn cảnh lúc
bây giờ, khi chế độ phong kiến nước ta còn bảo thủ, trì trệ, thì tư tưởng canh tân
của ông càng đáng ghi nhận.

Lập luận chặt chẽ

Dẫn chứng xác thực

Lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục.

Hai đứa trẻ

Giá trị hiện thực: Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của những kiếp người nghèo khổ
như chị em Liên và An, của mẹ con chị Tí, của bác phở Siêu, của bà cụ Thi
điên,...nơi phố huyện buồn tẻ. Cuộc sống của họ quanh đi quẩn lại cũng chỉ có
bằng ấy con người, bằng ấy câu chuyện. Bóng tối bao trùm lên tất cả khiến cho
chính họ cũng không biết cuộc sống, ánh sáng của họ đang ở đâu

Giá trị nhân đạo

Sự xót thương đối với những kiếp người nghèo đói, quẩn quanh, bế tắc

Ca ngợi khát vọng về cuộc sống mới mẻ, đủ đầy qua hành động đợi chuyến tàu
đêm của những gương mặt quen thuộc nơi phố huyện. Họ chờ đợi một ánh sáng
rực rỡ, ánh sáng trưng của con tàu từ Hà Nội chứ không phải là thứ ánh sáng le lói,
nhạt nhòa nơi phố huyện này
Là một truyện ngắn trữ tình, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam,
với những câu chuyện không có cốt truyện, với những cảm xúc mong manh, mơ hồ
mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng gặp, ít nhất một lần trong đời.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong khoảng thời gian từ khi hoàng hôn buông
xuống đến khi đêm về kết hợp với không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể tác giả
đã để cho các nhân vật của mình xuất hiện và bộc lộ mình

Ngôn ngữ đơn giản, súc tính, giàu tính tạo hình

Chữ người tử tù

Khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao , người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên
lương trong sáng và tiêu biểu cho kiểu người chỉ còn vang bóng trong những tác
phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng.

Qua đó, ta cũng thấy được quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân. Đó là
việc lựa chọn những con người để đưa vào tác phẩm của mình, phải là những con
người tài hoa, tài tử, khí phách hiên ngang mang vẻ đẹp vang bóng thời xưa trong
thời kì trước cách mạng và là con người lao động bình dị, thuần thục, nhuần
nhuyễn với công việc của mình thời kỳ sau cách mạng.

Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo với màu sắc, không khí cổ xưa tạo ra
những đặc sắc cho câu chuyện

Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao: giữa kẻ tử tù với viên quản ngục, đặc
biệt là trong cảnh cho chữ cuối truyện, khi vị trí của các nhân vật trong tác phẩm
hoàn toàn bị đảo lộn để nâng cao vị thế của Huấn Cao - đại diện cho thiên lương
trong sáng, trong chốn ngục tù tăm tối, bẩn thỉu, tà ác.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để dựng nên những hành
động, lời nói, khung cảnh mang đậm nét cổ xưa, cũng là để tạo cơ hội cho nhân vật
Huấn Cao bộc lộ hết khí khái, bản chất của mình

Hạnh phúc của một tang gia

Tác phẩm đã mở ra khung cảnh đám ma hoành tráng, to tát sau cái chết của cụ Tổ
Cố Hồng và khắc họa thành công, đầy ám ảnh những bức chân dung của lũ con
cháu trong gia đình: Ông bà Văn Minh, cụ Cố Hồng, cô Tuyết, cậu Tú Tân cũng
như chân dung của những người ngoài tang quyến mà mỗi người lại hiện lên với
dáng vẻ và theo đuổi những suy nghĩ khác nhau.

Qua đoạn trích, người đọc thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng
lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là bộ mặt
của lũ con cháu giả dối, khốn nạn, mất nhân tính khi chúng mong mỏi cái chết của
cụ Tổ cố Hồng để thành toàn cho nguyện ước của mình: khối tài sản kếch xù, để
được người ta chỉ trỏ, bàn tán; được lăng xê những bộ cánh mốt mới cho gia đình
có tang, để chứng minh mình vẫn còn một nửa chữ "trinh". Đó còn là bộ mặt của
những kẻ ngoài tang quyến với những con người không mảy may thương xót cho
người vừa nằm xuống mà chỉ đến để tìm kiếm cơ hội đặt chân vào giới thượng lưu,
đề khoe râu, khoe huân chương,...

Tình huống trào phúng vô cùng độc đáo: Cái chết của cụ Tố cố Hồng lại là niềm
hạnh phúc cho lũ con cháu. Đây chính là phông nền cho lũ con cháu bộc lộ suy
nghĩ và bản chất đồi bại, khốn nạn của mình

Nhân vật trào phúng: Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công một hệ thống các
nhân vật trào phúng cả bên trong tang quyến lẫn bên ngoài tang quyến. Mỗi người
một mục đích, một suy nghĩ khi đến đám tang nhưng đều là những suy nghĩ ích kỉ,
đê hèn cho lợi ích cá nhân chứ không hề mảy may thương xót cho người vừa nằm
xuống kia

Cảnh tượng trào phúng: Cảnh hạ huyệt ở cuối tác phẩm đã hoàn tất bức tranh của
xã hội thượng lưu giả dối, thối nát.

Chí phèo

Giá trị hiện thực

Sự đàn áp, bóc lột và tàn ác của bọn thực dân, phong kiến đối với những người
nông dân trong xã hội xưa

Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng thê thảm, bần cùng và trở
thành lưu manh. Họ bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và cái chết là
điều tất yếu để giải thoát họ khỏi những đau khổ.
Giá trị nhân đạo

Lời kết án đanh thép xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân
lao động hiền lành, chất phác. Chân dung của những kẻ như Bá Kiến, như bà cô
Thị Nở, như những người dân làng Vũ Đại chính là hình ảnh thu nhỏ của cả một xã
hội với tất cả các tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành,
lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại. Kể cả khi Chí
Phèo đã khao khát quay trở về làm người lương thiện thì xã hội ích kỷ, hẹp hòi kia
cũng sẽ không chừa chỗ lại cho hắn. Hắn chỉ còn một con đường duy nhất là cái
chết để giữ lại sự lương thiện cuối cùng trong con người mình

Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông
dân, ngay cả khi họ bị vùi dập, mất cả nhân hình lẫn nhân tính thì khao khát được
sống, được yêu thương và hạnh phúc cũng chưa bao giờ bị dập tắt trong họ

Lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước
Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng,
tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ là điều không thể tránh khỏi. Điều ấy được thể
hiện qua chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống dưới bụng và lời dự báo về một Chí
Phèo con sẽ ra đời.

Xây dựng thành công nhân vật điển hình bất hủ, đặt trong một xã hội điển hình để
người đọc có thể nhận rõ được tính cách, số phận của nhân vật, của cả một lớp
người mà nhân vật ấy làm đại diện

Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ với giọng điệu
có vẻ thờ ơ, lạnh lùng, khách quan song đằng sau đó là sự xót thương, cảm thông
của tác giả với nhân vật.

Ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc


Bút pháp miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí tinh vi, sắc sảo. Nam Cao đã lách sâu
ngòi bút của mình vào thế giới nội tâm của nhân vật để nhận thấy những thay đổi
dù là nhỏ nhất của họ

Cha con nặng nghĩa

Qua truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thể hiện được sâu sắc tư tưởng, chủ đề của
tác phẩm, đó là sự khẳng định ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân
văn sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn, sức mạnh vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của
chiến tranh.

Tạo dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên và hợp lí, thành công

Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc qua suy nghĩ, hành động và lời nói.

Vi hành

Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân.

Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu.

Bản chất của những tên thực dân lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất
cướp nước.

Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp.

Hình thức bức thư gửi cô em gái, tạo sự khách quan, tăng tính tự nhiên, chân thật
cho tác phẩm.

Tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại.

Tình huống truyện độc đáo.

Cách kể chuyện tự nhiên, hóm hỉnh, kết hợp giữa kể và tả.

Tinh thần thể dục


Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền
thực dân phong kiến. Trong khi cuộc sống của nhân dân ta vô cùng khốn khổ thì
chính quyền tay sai thực dân lại bày đặt những trò thể thao xa xỉ.

Tác giả đã dùng các thủ pháp nói giễu, cường điệu, giọng điệu kể chuyện tự nhiên
hài hước khi kể về phản ứng của nhân dân trước việc phải đi xem đá bóng.

- Giọng kể tự nhiên, pha tính chất hài hước để làm nên giá trị châm biếm của tác
phẩm.

Vĩnh biệt cửu trùng đài

Tác phẩm đã thể hiện được quan điểm dân tộc, giữa cái chung và cái riêng, và với
cái mang tính chất của cường quyền, với thế lực và lợi ích của nhân dân, tác phẩm
đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi tài năng trong việc xây dựng nên những
bi kịch mâu thuẫn để làm nổi bật lên tính bi kịch trong tác phẩm.

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn
thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần
túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

Khắc họa hình tượng nhân vật

Chú trọng thể hiện tính cách diễn biến tâm trạng nhân vật

Xây dựng các mâu thuẫn kịch tính

Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao

Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch
tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Tình yêu và thù hận


Vở kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù
địch vây hãm. Thông qua câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca
ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân
văn. Mối tình của họ khẳng định sức sống vươn dậy trên mọi hoàn cảnh của con
người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo thành kiến phong kiến,
nguyên nhân thù hận của tình người, của chủ nghĩa nhân văn

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội
tâm.

Cách nói, lối nói hồn nhiên của hai nhân vật, cách sử dụng lối nói của nhau để xóa
đi sự ngăn cách mà hận thù tạo ra.

Lưu biệt khi xuất dương

Bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm
đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng
cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.

Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng

Hình ảnh sinh động vá sức truyền tải cao.

Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết.

Hầu trời

Bài thơ kể về việc Tản Đà được mời lên thiên đình đọc thơ cho trời và chư tiên
cùng nghe, cuộc đọc thơ và đối thọai về trời. Từ đó tác giả đã thể hiện cái tôi cá
nhân ngông ngạo, phóng túng, tư ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và
khao khát được khát vọng được khẳng định giữa cuộc đời
Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do

Giọng điệu thoải mái tự nhiên

Ngôn từ bình dân

Vội vàng

Bài thơ là lời giục giã thế hệ trẻ sống vội vàng, sống cuống quýt để hưởng thụ hết
những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Bởi tuổi trẻ của mỗi người chỉ đến một lần duy
nhất và thời gian thì không đứng yên để đợi một ai cả. Nó sẽ trôi đi và người ta sẽ
mất nó vĩnh viễn.

Đồng thời, bài thơ đã thể hiện lòng ham sống mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu rất
hiện đại cùng với một quan niệm sống mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc.

Cái tôi trong thơ Xuân Diệu là cái tôi tiêu biểu của thời đại thơ Mới, cũng là dấu
mốc cho sự thắng thế hoàn toàn của thơ Mới trên thi đàn lúc bấy giờ:

Đó là một quan niệm đầy táo bạo về vẻ đẹp của con người, vượt thoát và đảo lộn
hoàn toàn những quan niệm nghệ thuật cũ kĩ đã tồn tại hàng nghìn năm của văn
học trung đại. Đó là quan niệm lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên
nhiên. Thiên nhiên sẽ chỉ đẹp khi nó gắn liền và mang vẻ đẹp của con người.

Đó là một ý thức ráo riết về ý thức cá nhân, về đời sống cá thể, những khao khát
này là của một người, của một cái tôi, mạnh dạn bước ra để bày tỏ chứ không còn
cần phải núp dưới bóng của cái ta nữa.

Đó là một quan niệm vô cùng mới mẻ về thời gian. Thời gian với những nhà thơ
mới là thời gian tuyến tính, đã đi là không bao giờ trở lại chứ không còn là thời
gian tuần hoàn, sẽ quay lại đúng thời điểm như người trung đại vẫn quan niệm nữa.
Và cũng chính vì thế mà Xuân Diệu đã sống vội vàng để hưởng thụ hết những cảnh
đẹp, những giá trị của cuộc sống này.
Đó là khao khát sống mãnh liệt và một tâm thế chủ động, sẵn sàng hưởng thụ, sẵn
sàng đến với hạnh phúc của mình. Mùa xuân chính là tuổi trẻ, là hạnh phúc cá
nhân của con người.

Cách liên tưởng, so sánh mới lạ với những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi cảm,
gợi hình: Tháng Giêng ngon, Mùi tháng năm,...

Thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để người thi sĩ có thể cảm nhận mùa xuân, cái
đẹp của thiên nhiên đất trời bằng tất cả các giác quan. Đó chính là cách sống hết
mình, tận hưởng hết mình, giao hòa với thiên nhiên của Xuân Diệu

Một loạt những hình ảnh nhân hóa, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc và
các động từ mạnh đã tạo ra nhịp điệu cuống quít, hối hả, rộn rã khiến cho bài thơ
mang âm hưởng như một lời hiệu triệu, một sự giục giã của Xuân Diệu với những
con người trẻ.

Tràng giang

Bài thơ “Tràng Giang” đã vẽ trước mắt ta những một bức tranh hùng vĩ, với cách
nhìn độc đáo vừa gần vừa xa, vừa cao vừa sâu, nhưng bao trùm không gian ấy là
một nỗi buồn. Đó không chỉ là nỗi buồn cô đơn lẻ loi của chính tác giả mà còn là
nỗi buồn của một thế hệ khi phải sống trong cảnh nước mất nhà tan. Bức tranh mà
Huy Cận tạo nên với những hình ảnh gần gũi như sông nước bến thuyền vừa mang
một vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại. Điều đó đã tô đậm thêm sự độc đáo trong thơ
của Huy Cận.

Hình ảnh thơ giàu sức gợi, mang đậm phong vị Đường thi, với những hình ảnh cổ
điển tiêu biểu

Đây thôn Vĩ Dạ

Cả bài thơ là một bức tranh thôn Vĩ vừa mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong
sáng, tinh khôi, thơ mộng với những đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế. Nhưng
dường như những hình ảnh ấy mơ hồ, mờ nhòe như thực, như ảo. Tất cả được tái
hiện lại qua kí ức của người nghệ sĩ.

Ba khổ thơ với những hình ảnh dường như không liên quan nhưng sự thực chúng
là những mảnh ghép kí ức của nhà thơ. Đồng thời cũng là nỗi đau đớn, quằn quại
của Hàn Mặc Tử khi khao khát được sống, tha thiết với đời còn quá sâu nặng mà
thời gian còn lại của đời người lại quá ngắn ngủi.

=> Bài thơ vừa là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước nhưng đồng thời
cũng là khao khát sống đến cháy bỏng của nhà thơ.

Mạch thơ đứt nối không theo tính liên tục của thời gian và duy nhất của không gian
nhưng lại diễn tả mạch vận động nhất quán của dòng tâm tư

Hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, ngôn ngữ cực tả trong sáng, súc tích khiến cho
trường liên tưởng được mở rộng, khung cảnh thiên nhiên trở nên đẫy đà, giàu sức
sống để nhấn mạnh hơn khao khát sống của người nghệ sĩ

Sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ, giọng điệu da diết khắc khoải khiến cho bài thơ
đọng lại trong lòng người đọc là một nỗi băn khoăn, day dứt về cuộc đời.

Chiều tối

Khắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm mây cùng với
hoạt động của con người miền sơn cước khi màn đêm đang dần dần buông xuống

Tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của
Bác. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi đang bị tù đày, gông cùm xiềng
xích nhưng tâm hồn của con người ấy vẫn hoàn toàn tự do ta thấy ngời sáng lên vẻ
đẹp của người chiến sĩ - nghệ sĩ Hồ Chính Minh. Đó là một tình yêu thiên nhiên,
tình thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ và ý chí sắt
đá trong suy nghĩ của người chiến sĩ.

=> Bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại; là sự kết hợp
khéo léo giữa chất thép và chất tình, giữa tinh thần của người thi sĩ và ý chí của
người chiến sĩ.
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh thơ đậm chất cổ điển cùng với bút
pháp chấm phá trong cách xây dựng không gian đã khiến cho người đọc hình dung
cả khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người chỉ bằng vài nét vẽ.

Ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc
khiến bài thơ không chỉ chân thực mà còn mang cả tâm hồn của con người ấy.

Từ ấy

Từ ấy" đã đánh dấu bước ngoặt trưởng thành vô cùng lớn lao của nhà thơ Tố Hữu
trên chặng đường Cách mạng. Nó là tiếng reo mừng, sung sướng của một người
thanh niên trẻ khi tìm được đường đi cho mình để từ đó, quyết tâm đem sức mình
cống hiến cho Tổ quốc, đó là tấm gương để lớp trẻ chúng ta noi theo.

Bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức
ngân vang).

Các biện pháp tu từ gợi cảm: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.

Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.

Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình mà đậm chất trữ tình chính trị.

Lai tân

Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng
Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay

Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.

Lối viết mỉa mai sâu cay.

Bút pháp trào phúng.


Nhớ đồng

Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng
của nhân vật trữ tình.

Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính
mình.

Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

Tương tư

Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

Thể hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa
dân gian.

Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang tính chất biểu cảm nồng nàn.

Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lãng mạn, thơ mộng.

Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo.

Hình ảnh sóng đôi: trầu - cau, bến - đò, hoa - bướm, thôn Đoài - thôn Đông; quan
niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung...

Thi liệu dân gian: Bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ
Nguyễn Bính.

Chiều xuân
Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.

Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.

Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.

Tôi yêu em

Tôi yêu em là một lời nói nhân văn, là tiếng lòng của bao nhiêu đôi trai gái có
duyên mà không có phận.. Bài thơ thấm đẫm nỗi buồn của mối tình vô vọng,
nhưng là nỗi buồn của một tâm hồn yêu đương trong sáng, chân thành, mãnh liệt
và nhân hậu.

Nghệ thuật điệp từ tôi yêu em, yêu được sử dụng vô cùng thành công

Nhịp thơ khi ngập ngừng sâu lắng diễn tả đau đớn thổn thức trong trái tim thi sĩ,
khi mãnh liệt trào dâng trong cảm xúc yêu đương nồng cháy

Bài thơ số 28

Bài thơ thể hiện quan niệm về một tình yêu chân chính.

Tình yêu cần sự thấu hiểu, cần đến từ hai phía.

Tình yêu ẩn chứa nhiều bí ẩn, là một thế giới thiêng liêng, vô hạn.

Tình yêu là cuộc sống, hướng con người đến cái thiện, cái đẹp trong tâm.

Bài thơ sử dụng hình tượng so sánh độc đáo, diễn tả được những khao khát đẹp
trong tình yêu.

Tác giả dùng cấu trúc so sánh - ẩn dụ trùng điệp, cấu trúc sóng đôi một cách sáng
tạo, đưa ra được những triết lý về tình yêu.
Người trong bao

Người trong bao của Sê-khốp là một tác phẩm mang lại cho người đọc thật nhiều
cảm xúc, vừa bi hài vừa đáng để suy ngẫm, vừa tiếc thương cho một kiếp người
sống vô nghĩa. Qua truyện ngắn, nhà văn không chỉ phản ánh khách quan hiện thực
xã hội Nga lúc bấy giờ, mà ông còn khéo léo nhắc nhở mỗi con người: Hãy nhìn
cuộc sống với sự lạc quan vốn có, giữ cho tâm không phê phán, hơn thua. Nếu ta
cảm thấy cuộc sống không hạnh phúc, vấn đề không phải do một ai khác mà nó
nằm ngay chính tâm ta.

Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng bên trong đầy trăn trở, bức xúc

Xây dựng nhân vật vừa cụ thể vừa khái quát, tính các nhân vật kỳ quái mà vẫn
chân thực

Hình ảnh cái bao, câu nói lặp đi lặp lại của nhân vật: Nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao
có giá trị nghệ thuật cao

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, đã tái hiện chân thực cuộc đối
đầu đầy gay go giữa cái thiện và cái ác. Đồng thời qua đó đã gửi gắm thông điệp
đầy ý nghĩa: Lòng nhân ái, tình yêu thương con người có thể giúp ta vượt qua mọi
trở ngại, khó khăn, đem đến ánh sáng hy vọng cho tương lai. Tác phẩm cho thấy
giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả của tác giả.

Xây dựng hình tượng tương phản, cốt truyện đầy kịch tính

Nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

Về lí luận xã hội nước ta

Đoạn trích đã toát lên dũng khí của một người yêu nước: vạch trần thực trạng đen
tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi
sáng của đất nước. Cần phải gây dựng đoàn thể để giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Đồng thời ta phải xóa bỏ chế độ phong kiến đã thối nát để xây dựng chế độ xã hội
chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó, nâng cao dân trí và ý thức dân chủ của người
dân, hướng dân chúng tới mục tiêu giành độc lập tự do cho dân tộc

Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép;
lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục

Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày
càng phát triển.

Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.

Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc.

Luận điểm rõ ràng, logic.

Dẫn chứng cụ thể, chân thực.

Giọng điệu nhẹ nhàng đầy sức thuyết phục.

Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

Với tư tưởng và những đóng góp to lớn ấy Mác xứng đáng trở thành một nhà tư
tưởng vĩ đại trong những nhà tư tưởng vĩ đại. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời
đời sống mãi. Đồng thời qua bài điếu văn này thì chúng ta còn cảm nhận được một
tình cảm thương xót của Ăng ghen nói riêng và hàng triệu nhân dân nói chung với
sự ra đi của nhà tư tưởng lỗi lạc ấy.

Là bài văn nghị luận với lập luận chặt chẽ, lí lẽ giàu sức thuyết phục
Nghệ thuật so sánh kết hợp kết cấu tầng bậc (tăng tiến) được sử dụng vô cùng
thành công khiến bài văn càng thêm sức thuyết phục

Một thời đại trong thi ca

Tác phẩm đã nêu rõ nội dung cốt yếu của tinh thần Thơ mới: Lần đầu tiên chữ tôi
với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên cái bi
kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ.

Đoạn trích là phần cuối của bài tiểu luận với lập luận chặt chẽ khoa học và một
phong cách nghệ thuật tài hoa, tác giả đã thể hiện rõ đặc trưng tinh thần của thơ
Mới là cái tôi cá nhân và số phận đầy bi kịch của nó.

Nghệ thuật lập luận khoa học

Chặt chẽ, thấu đáo, văn phòng kinh tế, tài hoa, giàu cảm xúc

Cách viết linh hoạt, uyển chuyển, giàu hình ảnh, so sánh gợi nhiều liên tưởng, có
sức hấp dẫn mạnh mẽ

Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích tinh tế

Giọng văn trong sáng, thiết tha, cảm thông thấm đượm tình người

You might also like