You are on page 1of 3

Kiều ở lầu Ngưng Bích

I. Nguyễn Du:
- Thể hiện tài năng văn chương kiệt xuất của thi hào Nguyễn Du mà còn
thể hiện tấm lòng yêu thương con người thiết tha của ông.

- Sự đồng cảm, xót xa của Nguyễn Du đối với Thúy Kiều - nhân vật đại
diện cho những người phụ nữ tội nghiệp ở thời phong kiến.

=> Từ đó thấy được những phẩm chất tốt đẹp của Nguyễn Du:
+ Thể hiện qua cái tài, bút pháp, văn phong
+ Tầm nhìn xa trông rộng, khách quan & nỗi thương cảm sâu sắc đối với
mảnh đời bị đối xử bất công, đặc biệt là phụ nữ trong thời đại bấy giờ

- Tác giả đạt đến trình độ biện chứng tâm hồn:


+ Thấu hiểu con người đến tận thẳm sâu tiềm thức, làm lộ rõ sự vận
động bên trong tâm hồn đớn đau, khổ nhục của Thúy Kiều trong những
ngày đầu lưu lạc phải chịu nhiều khổ nhục, đắng cay.
+ Lời thơ xiết mạnh vào giác quan người đọc, khiến người đọc càng
thêm cảm thương cho số kiếp bèo dạt mây trôi của thiếu nữ tài sắc vẹn
toàn mà bất hạnh
-> Từ đó làm toát lên tấm lòng cảm thương vô hạn của tác giả đối với
kiếp người nhỏ bé trong xã hội phong kiến vốn tồn tại nhiều bất công.

- Mỗi nét tưởng tượng của Nguyễn Du đều phản ánh một mức độ khác
nhau trong sự đau đớn của Kiều.
-> Cho thấy Nguyễn Du thực sự hiểu nỗi lòng nhân vật trong cảnh đời
bất hạnh để ca ngợi tấm lòng cao đẹp của nhân vật, để giúp ta hiểu thêm
tâm hồn của những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh.

II. Tác phẩm:


- Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn trích miêu tả tâm
trạng nhận vật Kiều đặc sắc và thành công, mà tiêu biểu là bút pháp tả
cảnh ngụ tình

- Miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ
người thân da diết & tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy
Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

- 1 bức tranh tâm tình đầy xúc động.

- Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tác giả miêu tả tâm trạng nhân vật 1
cách xuất sắc.

- Đoạn thơ cho thấy nhiều cung bậc tâm trạng của Kiều: nỗi cô đơn,
buồn tủi, tấm lòng thủy chung, nhân hậu dành cho Kim Trọng & cha mẹ.

- Khẳng định giá trị nghệ thuật làm nên thành công của đọan trích:
+ Thể thơ lục bát cổ truyền
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế kết hợp biện pháp tu từ quen thuộc,
điệp ngữ “buồn trông”…

- Thể hiện tâm trạng buồn đau, cô đơn hiu quạnh trước khung cảnh thiên
nhiên cùng bao nỗi nhớ ùa về trong lòng.

- Cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu :


+ Không gian : mênh mông, hoang vắng, cô đơn, bốn bề bao la bát
ngát, cồn cát im lìm, dãy núi nhấp nhô, ánh trăng làm bạn.
+ Thời gian : từ sáng sớm đến đêm khuya, sự quay vòng của thời gian.
+ Kiều đang bị giam lỏng, cô đơn, mất tự do nơi hữu tình thơ mộng
mà hoang vắng.

- 1 bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là một bức tranh tâm trạng có
bố cục chặt chẽ và khéo léo.
+ Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con
người.
- Tám câu thơ cuối:
+ Sử dụng tài tình bút pháp “tả cảnh ngụ tình” của văn học cổ điển để
diễn tả tâm trạng “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” của Kiều khi
bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
+ Mỗi câu thơ là 1 bức tranh thực cảnh cũng chính là thực tình của con
người mang trong mình nỗi buồn đau chồng chất.
+ Đó là nỗi đau đớn, xót xa, lo lắng và khắc khoải của một kiếp má đào,
trôi nổi, vô định, mong manh và bế tắc không biết đi về nơi đâu.
+ Vì thế, dù nàng “Thông minh vốn sẵn tính trời” nhưng đang đứng
trước sự tuyệt vọng, yếu đuối của bản thân, Kiều đã bị Sở Khanh lừa gạt
để rồi dấn thân vào một cuộc đời đầy sóng gió, truân chuyên “Thanh lâu
hai lượt, thanh y hai lần”.

- 22 câu Kiều với nét nghệ thuật đặc trưng nhất là tả cảnh ngụ tình:
+ Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, nỗi lo âu, sợ hãi trước hiên tại và tương lai
của Kiều.
+ Trong hoàn cảnh ấy, vẻ đẹp nhân cách vẫ sáng rỡ với tấm lòng thủy
chung và hiếu thảo.
+ Lời tố cáo xã hội phong kiến mục ruỗng với những thế lực tàn ác, xấu
xa của đồng tiền chà đạp con người.

You might also like