You are on page 1of 6

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu


I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà văn chống Mỹ.
- Không ngừng trăn trở về số phận của nhân dân, trách nhiệm người cầm bút.
- Là một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà
từ 1975.
+ Ngòi bút Nguyễn Minh Châu có sự chuyển hướng
Trước thập kỉ 80 Từ thập kỉ 80
- Là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình - Chuyển dần sang cảm hứng triết luận về
lãng mạn. những giá trị nhân bản đời thường
- Nhân vật được lí tưởng hóa, mang vẻ đẹp - Nhân vật là con người trong cuộc mưu
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. sinh trong hành trình tìm kiếm và hoàn
- Giọng văn say mê, trang trọng lạc quan, thiện nhân cách.
đúng giọng văn sử thi. - Giọng văn suy tư, ngẫm ngợi
+ Lặng lẽ, âm thầm mà cực kì dũng cảm, ông kiên cường đi vào cảm hứng mới,
đầy chông gai và hiểm nguy. Mặc dù vậy, ông vẫn cứ là ông với sự nhất quán của một
tấm lòng, một ý thức trách nhiệm, một niềm tin thiêng liêng đối với nhân dân của mình -
một "nhân dân trầm tĩnh và kì tài, lặng lẽ và lầm lụi".
NMC từng tâm niệm rằng: “ Không có một thứ nghề nào có thể cắt nghĩa nghề đó
như nghề viết văn”-> NMC là một nhà văn tài năng và là một nhân cách lớn. Trong điếu
văn, nhà văn Nguyên Ngọc đã khẳng định NMC là “ Người mở đường tinh anh và tài
hoa” của nền VH VN.
NMC coi văn học và cuộc sống là 2 vòng tròn đồng tâm, mà tâm điểm đó là con người.
-> Lấy làm mở bài( VCAP: con ng là trung tâm phản ánh của văn học, Vợ nhặt)
“Tình huống chính là thứ nước rửa ảnh, làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng
của nhà văn.”
2. Tác phẩm: (Truyện ngắn luận đề: Trình bày 1 tư tưởng bằng 1 câu chuyện./ Luận đè
về phạm vi, khoảng cách, ý thức về cuộc sống mà nhà văn tâm niệm.)
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Viết xong tác phẩm 8/1983, lần đầu tiên được in trong tập "Bến quê" (1985), sau đó
được lấy làm tên chung cho tuyển tập truyện ngắn gồm 15 tác phẩm, xuất bản năm 1987.
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc, cuộc sống đời thường trở lại sau chiến tranh,
nhiều vấn đề của đời sống, văn hóa, nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh
chưa được chú ý, nay đặt ra như một tất yếu khách quan, văn học cũng phải đổi mới do
tác động của đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội.
- Tác phẩm mang xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội,
khai thác số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
b. Ý nghĩa nhan đề:
- Chiếc thuyền ngoài xa hàm chứa một ẩn ý của nhà văn. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa
khác với con thuyền lúc ở gần.
+ Ở ngoài xa, chiếc thuyền mang vẻ đẹp thơ mộng, hài hòa với biển cả mênh
mông. Khi chiêm ngưỡng, lòng ta dấy lên rung cảm thẩm mĩ, gợi cảm giác nhẹ nhàng,
trong trẻo, thư thái.
+ Vào gần, chiếc thuyền đem lại nhiều điều bất ngờ. Tương quan giữa "ngoài xa-
vào gần" hóa ra cũng là tương quan giữa cái bề ngoài và bên trong. Nhìn từ xa, ta chỉ thấy
vẻ bề ngoài thơ mộng, còn nhìn gần ta phát hiện cái bên trong phức tạp, gai góc.
→ Sự đối lập giữa số phận cực nhọc, tăm tối của người dân hàng chài với cái ngoại cảnh
mà người thợ ảnh đã tưởng “chính mình vừa khám phá cái chân lí của sự toàn thiện” là
điều nhà văn muốn nhấn mạnh. Đó là mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và đời
sống, phụ thuộc vào nhu cầu hiểu biết và bản lĩnh trung thực của người nghệ sĩ.
- Nhan đề cũng là nơi thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn:
+ Nghệ thuật phải gắn bó khăng khít với đời sống. Nghệ thuật phải cất lên tiếng
nói về nghệ thuật cuộc đời.
+ Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, dễ dãi, mà phải có tấm
lòng, sự can đảm và biết trăn trở về con người vì chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật
không xa lạ với số phận cụ thể của con người.
→ Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống như một sự gợi ý về khoảng cách, cự li nhìn
ngắm đời sống mà người nghệ sĩ phải ý thức.
II. Đọc hiểu văn bản
A. Tình huống truyện
1. Tình huống truyện được tạo dựng bởi những phát hiện đầy nghịch lí
a. Phát hiện ra cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh
- Để làm một bộ lịch phong cảnh, Phùng được giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh cảnh
biển buổi sáng có sương. Suốt một tuần kiên nhẫn trên một vùng biển miền Trung, nơi có
phong cảnh đẹp thơ mộng, cũng là chiến trường xưa, anh vẫn chưa chụp được bức ảnh
nào ưng ý. Chi tiết này đã cho thấy phẩm chất đáng quý của một nghệ sĩ có trách
nhiệm với sáng tạo nghệ thuật, có ý thức nghiêm túc và công phu trong lao động
nghệ thuật.

- Điều kỳ diệu của nghệ thuật bất chợt đến với Phùng vào một buổi sáng, khi anh nhìn
thấy một chiếc thuyền ngư phủ trên mặt biển: mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào
bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.
Trong cảm nhận của Phùng, đó là cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, là “cảnh đắc trời
cho” quý giá, hy hữu, kì diệu, là “ bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, cái đẹp
cổ điển chuẩn mực; là một vẻ đẹp “ đơn giản và toàn bích”- vẻ đẹp nguyên sơ thuần
khiết,lý tưởng, thánh thiện.

- Cái đẹp đã đem đem đến những cảm xúc mãnh liệt, những khoảnh khắc tràn nghập hạnh
phúc cho người nghệ sĩ, anh thấy bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Đó là
sự xúc động vì thấy mình vừa may mắn được tạo hóa ban tặng một món quà đắt giá, sự
may mắn không có nhiều trong cuộc đời những người luôn khao khát được khám phá và
sang tạo cái đẹp. Những xúc cảm này cho thấy tư chất nghệ sĩ của Phùng, con người có
tâm hồn nhạy cảm, có những rung động tinh tế trước cái đẹp.
- Trong giây phút thăng hoa của cảm xúc, thậm chí nghệ sĩ còn như phát hiện ra bản thân
cái đẹp chính là đạo đức, anh như vừa khám phá thấy chân lí của sự toàn thiện, khám
phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn – đó là khoảnh khắc con người cảm
thấy cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, gột rửa để trở nên trong sáng, thánh
thiện khi đứng trước cái đẹp trong trẻo của thiên nhiên. Đó cũng chính là sự nhận thức về
sức mạnh kì diệu của cái đẹp, của nghệ thuật đối với con người, bởi nói như Dostoevski:
“ Cái đẹp cứu rỗi thế giới”. Khi đứng trước cái đẹp, người ta thường không nghĩ đến cái
xấu, cái ác, cái dung tục tầm thường, và để tâm hồn mình bay bổng. Nhưng nơi người
nghệ sĩ bấm máy lại là một bãi biển còn những dấu vết chiến tranh, ấy thế mà Phùng chỉ
chăm chăm vào cảnh đẹp trước mắt đến mức khẳng định cảnh đẹp ấy là “chân lý của sự
toàn thiện”, là biểu hiện của “đạo đức”,… Đằng sau câu văn khá du dương, hào phóng
mỹ từ trong đoạn này ngầm ẩn một nụ cười hài hước chế giễu nhẹ nhàng lối tư duy lãng
mạn của nhiều nghệ sĩ thời bấy giờ, cũng có thể là nụ cười tự trào đầy thâm thúy của
NMC.
 Phát hiện thứ nhất đã diễn ra trong khoảnh khắc gặp gỡ kỳ diệu giữa tâm hồn
nghệ sĩ say mê lao động nghệ thuật với bức tranh thiên nhiên toàn bích. Chiếc
thuyền ngư phủ ngoài xa trong làn sương mù huyền ảo – phát hiện đã giúp Phùng
có được một tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ cao mà mãi mãi về sau, chúng
vẫn được công nhận, đánh giá là một tác phẩm có giá trị.

b. Phát hiện ra cảnh đời ngang trái, trớ trêu, tàn nhẫn
- Ngay lập tức, phát hiện thứ hai thật trớ trêu với người nghệ sĩ đang bàng hoàng xúc
động bởi cảm giác cái đẹp chính là đạo đức! Sự thật trần trụi, tàn nhẫn của cuộc sống đã
khiến người nghệ sĩ kinh hoàng, sợ hãi, phẫn nộ đã hiện ra khi chiếc thuyền không còn ở
ngoài xa nữa. “ Chiếc thuyền ngoài xa” tiến lại gần và hiện hữu trên đó là bi kịch của
cuộc sống thường ngày, là cái xấu, cái ác do con người tạo ra khi hai vợ chồng hàng chai
rời thuyền và người chồng đánh đập vợ tàn nhẫn ngay trước mắt Phùng. Sự thật còn đáng
sợ hơn khi Phùng tiếp tục chứng kiến cảnh đứa con trai đánh lại bố để bênh vực mẹ, cảnh
người mẹ nhẫn nhục trước trận đòn khủng khiếp của chồng, xấu hổ và đau đớn trước đứa
con. Phùng còn phải chứng kiến những cảnh tượng đau lòng ấy lần thứ hai, và được biết
đó chuyện thường ngày của gia đình họ khi người chồng vũ phu cứ đánh vợ “ ba ngày
một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
- Bước ngoặt trong nhận thức người nghệ sĩ được tác giả khắc họa thật sắc sảo qua sự đối
lập gay gắt giữa “ cái-thấy-phút-trước” với “ cái-thấy-phút-sau”. Mấy cụm từ giản dị mà
đầy sức nén của chân lý: “ Tôi chắc mẩm”( niềm tin có sẵn), “ ngay lúc ấy”( đột biến),
“bất giác tôi nghe” (hoang mang trước sự thật).
 Như vậy, cùng một thời điểm, cùng một người quan sát, cùng một đối tượng
quan sát nhưng với hai cự li và góc độ khác nhau, người nghệ sĩ đã phát hiện hai
bức tranh hoàn toàn tương phản: phía sau cái đẹp thánh thiện trong trẻo của ngoại
cảnh lại là sự độc ác, xấu xa, u tối trong cuộc sống con người. Nghịch lý đau đớn này
sẽ đưa đến những nhận thức sâu sắc mới mẻ cho người nghệ sĩ về cách nhìn với hiện
thực cuộc đời.
2. Phát hiện ở tòa án huyện
Từ thực tế nhìn thấy trên bờ biển đến thực tế nghe thấy trong câu chuyện của người đàn
bà hàng chài trong Tòa án huyện, Phùng và Đẩu đã có những nhận thức sâu sắc hơn bởi
những phát hiện đầy nghịch lí của cuộc đời.

- Với tấm lòng nhân hậu và sự bất bình trước cái ác của bạo lực gia đình, cả Phùng
và Đẩu đều hi vọng góp phần giải thoát người đàn bà hàng chài khỏi người chồng
vũ phu, tàn nhẫn, nhưng thái độ của người đàn bà đã khiến các anh phát hiện ra
nghịch lí không thể hiểu nổi của cuộc sống con người. Trong suy nghĩ của Phùng
và Đẩu, người đàn bà khốn khổ đáng thương không nên cam chịu bị hành hạ, chắc
bà ta sẽ vui vẻ chấp thuận bỏ chồng để được giải thoát khỏi đòn roi. Ngờ đâu cả
thiện chí lẫn luật pháp đều bất lực: Người đàn bà khi mới được thuyết phục ly dị
chồng đã “chắp tay vái lia lịa”. Trước cảnh này, Phùng kinh ngạc cao độ và cảm
thấy bức bối: “ Gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết
không khí, trở nên ngột ngạt quá” vì không thể nào hiểu được thái độ cam chịu lạ
lùng ấy. Ở đây diễn ra một sự va chạm gay gắt giữa những điều đã mặc định về
con người với thực tế sống động của hiện thực. Phùng và Đẩu đều tin rằng mình
đúng: Họ đã bảo vệ bà ta bằng cả thiện chí lẫn luật pháp. Họ đinh ninh rằng chồng
bà ta là kẻ xấu xa, bỏ lão là giải pháp tốt nhất. Chỉ có điều người đàn bà lam lũ ấy
giống như một bí mật mà họ chưa bao giờ biết. Những câu nói chất phát mà thấu
tình đạt lý của chị ta làm cả Phùng lẫn Đẩu bối rối bởi “ những lời ấy, nhất là đấy
lại là lời một người đàn bà khốn khổ không phải dễ nghe đối với chúng tôi”. Một
lần nữa cái nhìn định kiến và đơn giản đã va chạm với trí khôn của đời sống.
Người đàn bà thất học lại có tư cách giảng giải cho hai vị trí thức về những nghịch
lý mà con người phải chấp nhận khi bị cầm tù trong hoàn cảnh đói nghèo cùng
cực. Hóa ra cuộc sống vốn đầy nghịch lý mà cái nhìn chủ quan duy ý chí không
bao giờ thấy hết. Pháp luật công bằng, lòng tốt vô tư đều chưa đủ hóa giải những
nghịch lý ấy. NMC thật sâu sắc khi phát hiện sự cam chịu của người đàn bà là một
phẩm chất, là cái đẹp vì nó cần thiết cho những người dân hàng chài kia khi xã hội
chưa có một giải pháp thật sự hiệu quả để thay đổi số phận họ.

- Chính người đàn bà hàng chài đầy vẻ lam lũ cam chịu ấy lại là người sắc sảo, hiểu
đời hơn hẳn hai vị trí thức. Chánh án Đẩu và phóng viên nhiếp ảnh Phùng đã từng
kinh qua chiến tranh, đi nhiều thấy nhiều mà hóa ra vẫn nông cạn, hời hợt trước
hiện thực khắc nghiệt của gia đình bà và những người dân chài khác. Cuộc sống
được Đẩu nhìn bằng sự rành rẽ công bằng của luật pháp, Phùng nhìn bằng đôi mắt
nghệ sĩ. Cả hai đều có sẵn lòng tốt và thiện chí với cuộc đời. Chỉ có điều họ đã
quen tư duy một chiều về cuộc đời nên chỉ thấy được những gì là tất yếu, hợp lý,
chẳng hạn như câu hỏi lạc đề của Phùng: “ Lão ta hồi trước bảy lăm có đi lính
Ngụy hay không” hay thắc mắc ngây thơ của Đẩu: “ Vậy sao không lên bờ mà
ở?”. Người đàn bà trái lại, từ số phận mình đã buộc các anh phải đặt đời sống bằng
cái nhìn nhiều chiều để nhận ra vô vàn nghịch lý: Bãi xe tăng - Chứng tích về
chiến công anh hùng lại là nơi người đàn bà thường xuyên bị đánh đập, người mẹ
yêu con cố che giấu sự thật cho câu hỏi đau long lại khiến nó trở nên tức giận đến
mù quáng.. Chính những lời giải bày chất phác, dè dặt của người đàn bà đã mở ra
nhận thức mới cho Phùng và Đẩu. Tất nhiên, việc thay đổi cách nhìn cách nghĩ
không dễ dàng gì. Làm sao hai vị cựu chiến binh có thể thấm thía được ngay bao
nỗi yêu thương đắng cay hờn tủi, bao nhiêu thấu hiểu độ lượng trong giọng nói đứt
quãng của bà ta: “ Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh cũng như
đàn ông thuyền khác uống rượu..”. Phùng và Đẩu đã cùng một lúc thốt lên: “
Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được.” Có lẽ, họ chỉ thật sự tâm
phục khẩu phục khi phát hiện sức mạnh nội tâm kì lạ đã nâng đỡ người đàn bà: “
Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả
lại ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ
[…] vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”

c. Trải nghiệm của nghệ sĩ Phùng trước trận bão biển


- Nếu phát hiện kinh hoàng trên bờ biển về bức tranh bạo lực tăm tối của cuộc sống gia
đình người hàng chài là những điều nhìn thấy, phát hiện chua xót trong tòa án huyện về
bi kịch của họ là những điều nghe thấy tình huống nhận thức trong tác phẩm đã được đẩy
đến tận cùng khi Phùng bắt đầu sống và trải nghiệm với cuộc sống người dân chài trong
trận bão biển.
- Trong đoạn cuối tác phẩm, khi biển động, trời trở gió đột ngột, Phùng lang thang một
mình trên bờ biển, anh chia sẻ cảm giác lo lắng với ông lão làm nghề sơn tràng, anh trăn
trở trước một chiếc thuyền vó bè đang đậu trơ trọi giữa phá nước, một mình chống chọi
với sóng gió… Đó là biểu hiện của một tâm hồn nghệ sĩ gắn với bó sâu sắc với tất cả
những buồn vui của cuộc đời và số phận con người. Tác giả đã miêu tả hình ảnh một
nghệ sĩ đang bối rối vì vừa nhận ra những nghịch lý trớ trêu, những bất lực bế tắc của
cuộc đời, một ông lão sơn tràng ngoài 60 tuổi lo lắng nhìn ra mặt phá nước, một chiếc
thuyền trơ trọi, một “ cái bếp lửa cũng bị gió ném tung ra khắp bãi cát, những tàn lửa đỏ
rực bay quẩn lên”, một “ xoong cơm đã sống nhăn”… Tất cả được đặt trong sự đối lập
với bức tranh thiên nhiên khủng khiếp khi “ những tảng mây đen xếp ngổn ngang trên
mặt biển đen ngòm và biển bắt đầu gào thét, song bạc đầu ngoài cửa lạch nổi cồn lên, cao
như những ngọn núi tuyết trắng”. Từ đó, nhà văn đã cho thấy những dự cảm lo âu, bất ổn:
trước cái mênh mông rộng lớn của thiên nhiên, trước những đe dọa của sóng gió và bão
táp, con người hình như vẫn thật yếu đuối, nhỏ bé, và đơn độc.
- Và khi đã “chạm” vào cuộc sống của những người dân chài, dù chỉ thoáng qua trong
trận bão biển, với những dự cảm lo âu, với những mong manh, chới với, có lẽ Phùng đã
thấm thía hơn câu nói của người đàn bà hàng chài sâu sắc từng trải: Cũng có khi biển
động sóng gió chứ chú!, có lẽ Phùng càng thấu hiểu một cách chua xót rằng hành trình
tìm kiếm một bến bờ bình yên ấm áp hình như vẫn quá mong manh xa vời. Có lẽ Phùng
đã hiểu thêm phần nào những nghịch lý mà trước đó cả anh và Đẩu đều “ không thể nào
hiểu được”: không chỉ đứng trước cái đẹp người ta mới quên đi cái ác cái xấu, mà kể cả
khi đứng trước sự khốc liệt của thiên nhiên lúc ấy mọi tầm thường xấu xa bi kịch không
đáng kể, họ có thể quên đi hoặc đơn giản là chấp nhận nó để cùng nhau vượt qua cơn
cuồng nộ của thiên nhiên, cùng nhau sống, cùng nhau tồn tại.

d. Nỗi ám ảnh của Phùng về bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa


Qua Phùng – người phóng viên nhiếp ảnh, Nguyễn Minh Châu còn thực hiện một cuộc tự
vấn của văn chương: giữa cuộc sống cơm áo nhiều hệ lụy, văn chương chọn cách ứng xử
nào? Chiếc thuyền ngoài xa rất khác với khi nó cập bờ. Nghệ thuật tiếp cận hiện thực thế
nào để không bỏ qua số phận con người? Nhan đề truyện rõ ràng là một ẩn dụ sâu sắc,
một câu hỏi bỏ ngỏ cho những ai muốn chọn văn chương nghệ thuật để bày tỏ tình yêu
con người. Câu hỏi này ám ảnh đến mức dù bức ảnh lịch năm đó chỉ có hai màu đen trắng
mà sau này mỗi lần nhìn nó Phùng cứ thấy hiện về cái màn sương màu hồng( lãng mạn)
như đối lập với hình ảnh người đàn bà vùng biển cao lớn thô kệch ( hiện thực). Một lời
nhắc nhở hay một niềm tin sâu xa vào xứ mệnh của người nghệ sĩ? Chắc chắn rằng với
NMC người nghệ sĩ không có quyền nhìn sự vật một cách giản đơn dễ dãi mà phải đào
xới vào những tầng sâu đời sống để tìm thấy những gì có khả năng đánh thức tình yêu
thương con người.
 Tình huống truyện độc đáo, kết hợp với nhân vật tư tưởng và nhân vật tính
cách – số phận đã giúp nhà văn giãi bày nỗi băn khoăn, trăn trở về tính phức
tạp đa chiều của cuộc sống, về bao nhọc nhằn còn đè nặng lên số phận con
người, về mối quan hệ máu thịt giữa nghệ thuật và hiện thực. Khát vọng đổi
mới văn chương bằng việc đi tìm một quan niệm nghệ thuật chân thực hơn,
hợp lí hơn về con người dựa trên nền tảng triết học nhân bản qua giọng văn
thấm thía chiêm nghiệm, qua cái nhìn dân chủ hóa của người trần thuật, đã
trở thành nhu cầu tự vấn mạnh mẽ, trung thực, đủ sức khẳng định tư cách
“người mở đường” cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 của
Nguyễn Minh Châu.

You might also like