You are on page 1of 6

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

MB: NMC là 1 trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi VN hiện đại.
Ông là người mở đường tinh anh và thành công nhất của nền văn học trong
thời kì đổi mới. Những sáng tác của ông đều theo phương châm đi tìm ‘hạt
ngọc’ ẩn dấu trong tâm hồn mỗi con người, mang ước nguyện khám phá con
người bên trong con người, ông mang đến cái nhìn đa chiều với các sự vật và
con người trong cuộc sống vào tác phẩm của mình. Ngòi bút ấy giàu trách
nhiệm, suy tư, trăn trở và khám phá. Những tác phẩm của ông luôn ẩn chứa
nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc đông thời thể hiện sự tài hoa đặc biệt về nghệ thuật
mang nét rát riêng cuả tác giả. Và ‘CTNX’ là tác phẩm tiêu biểu nhất trong số đó,
nó không chỉ phơi bày hiện thực cuộc sống vẫn còn những nghịch lý, đau khổ
mà còn gửi gấm những thông điệp về nghệ thuật và những điểm nhìn, tư tưởng
của người nghệ sĩ
TB:
Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn ‘CTNX’ xuất bản năm 1987. Chiếc
thuyền ngoài xa được viết năm 1983 khi cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước
đã đi qua, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề cuộc sống,
văn hoá, nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh của chiến tranh chưa được chú
ý, nay được đặt ra. Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn
hoá thời kì đổi mới hướng nội khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận
con người đời thường. Nhan đề chiếc thuyền ngoài xa trước hết là biểu tượng
của nghệ thuật, là thứ nghệ thuật đạt tới sự hoàn mỹ và thánh thiện đễn mức
mà chiêm ngưỡng nó người nghệ sĩ cũng thấy tâm hồn được thanh lọc. Chiếc
thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa nhưng hiện thực thì lại ở rất gần.Đó chính là
quan niệm về nghệ thuật của NMC. Người nghệ sĩ cần có những khoảng cách
nhất định để khám phá và thưởng thức vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật nhưng
cũng cần bám sát vào hiện thực cuộc sống để có thể phát hiện ra những sự thật.
a)Phát hiện thứ 1: cảnh bình minh trên biển
Hiện thực của ‘chiếc thuyền ngoài xa’ không phải bức tranh hoành tráng của
mảnh đất chiến trường xưa ghi lại tội ác kẻ thù cũng như bao chiến công lừng
lẫy từng đi vào lịch sử. Sau bao ngày trở về chiến trường xưa, lang thang ở bãi
xe tăng hỏng, Phùng đã phát hiện ra vẻ đẹp của bức tranh mà anh chụp được,
đó chính là hình ảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang được tưới thẫm lên bằng
màu của sương khói. Đó là cảnh sắc thiên nhiên đẹp thơ mộng, 1 cảnh đắt trời
cho, 1 vẻ đẹp kinh điển lung linh và cổ kính không có bút lực nào tả hết cảnh
tượng tuyệt đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Bằng cặp mắt tinh tường của
người nghệ sĩ Phùng phát hiện ra một ‘cảnh đắt trời cho’là cảnh chiếc thuyền
lưới vó ẩn hiện trong cảnh ‘mũi thuyền in nét mơ hồ…do ánh mặt trời chiếu
vào’ đó là cảnh diệu kì mà thiên nhiên cuộc sống đã ban tặng cho con người.
Mặt khác, Phùng cảm nhận bức tranh mang nét tráng lệ thời cổ ‘ bức tranh mực
tàu của 1 danh hoạ thời cổ’. Toàn bộ khung cảnh ấy ‘từ đương nét đêsn ánh
sáng đều hài hoà và đẹp,1 vẻ đẹp thật sự đơn giản và toàn bích’. Những từ láy
‘loè nhoè, hồng hồng , khum khum’ làm tô đậm thêm vẻ đẹp huyền ảo và thơ
mộng của bức tranh kinh điển này. NMC không phải là một hoạ sĩ nhưng với cặp
mắt và ngòi bút tinh tường ông đã tạo cho người đọc những hiện tượng về 1
bức tranh hết sức xinh đẹp. Đứng trước sản phẩm nghệ thuật của taoj hoá
người nghệ sĩ trở nên ‘bối rối’ và ‘trong tim như có cái gì bóp thắt vào’ đây là
những rung động vô cùng mãnh liệt của người nghệ sĩ khi khám phá ra cái đẹp,
1 cảm xúc thẩm mỹ thường thấy trong lòng người nghệ sĩ. Chưa hết trong giây
lát, người nghệ sĩ còn ‘khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá
thấy kho ảnh khắc trong ngần của tâm hồn’. trong 1 kho ảnh khắc của cuộc sống
nghệ sĩ phùng đã cảm nhận được caí chân thiện mỹ của cuộc đời, anh cảm thấy
tâm hồn mình như được gột rửa trở nên thật trong treo, tinh khôi. Cho thấy
những cảm xúc ấy được mô tả được cảm xúc tột đỉnh của người nghệ sĩ khi trái
tim anh chạm vào cái đẹp, cái đẹp ấy đã chạm đến huyết mạch của anh 1 niềm
cảm xúc trào dâng xâm chiếm cả tâm hồn. Qua đó tác giả khăng định cái đẹp
chính là đạo đức. Nghệ sĩ Phùng là người nghệ sĩ chân chính với cái nhìn sắc
xảo, với những rung động sâu sắc trước cái đẹp, cái đẹp có thể thanh lọc tâm
hồn thu phục cảm hoá dc tâm hồn con người. NMC đã gián tiếp cho thấy vai trò
vfa ý nghĩa của nghệ thuật chân chính đó là: nghệ thuật chân chính thì bao giờ
cũng đem đến cho con người những rung động tinh tế và mãnh liệt, không chỉ
dừng lại ở đó nghệ thuật chân chính còn dùng cái đẹp để thanh lọc tâm hồn con
người để hướng họ đến với cái đích của ‘chân,thiện,mỹ’. NMC đã có cùng quan
điểm với Thạch Lam ‘văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà
chúng ta có để vừa tố cáo vừa thay đổi một tgioi giả dối và tàn ác, vừa làm cho
lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn’. Qua đó thấy được phát
hiện thứ nhất của Phùng là phát hiện nghệ thuật đầy thơ mộng.
b)Phát hiện thứ 2: bức tranh cuộc sống-cảnh bạo hành gia đình
Tất cả những hình ảnh tuyệt vời ấy có lẽ sẽ không bị phá vỡ và Phùng có lẽ sẽ
không kinh ngạc khi chiếc thuyền đâm thẳng vào chổ anh đứng, Phùng đã nghe
thấy tiếng quát lớn. Người nghệ sĩ đã nhìn thấy người đàn ông và người đàn bà
cùng với tiếng quát ‘cứ ngồi nguyên đấy, động đậy t giết cả m đi bh’. Những tín
hiệu xuất hiện đầu tiên của con thuyền khi vào gần bờ đã khác hẳn với khi nó ở
ngoài xa. Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy là người đàn bà ‘trạc
ngoai 40 tuổi…buồn ngủ’. Cùng với đó là người đàn ông có ‘tấm lưng rộng…độc
dữ’. Một cảnh tượng hoàn toàn trái ngược với hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa
đẹp như mơ ngoài kia bước ra từ chiéc thuyền không phải là chàng hoàng tử
hay cô công chúa lộng lẫy mà là những con người xấu xí, lam lũ, và cực nhọc.
Dấu vết của cuộc sống lam lũ in hằng trên hình hài của họ. Một cảnh tượng thật
tàn nhẫn của lão đàn ông ‘lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ…cho ông nhờ’,
hành động tàn ác, dã man chắc nhắn đã tác động ghê gớm đến người đàn bà,
chắc hẳn người đàn bà ấy phải vô cùng đau đớn. Mâu thuẫn được đẩy lên rõ
nét khi người đàn bà kia bị đánh nhưng vẫn cam chịu 1 cách tuyệt đối đầy nhẫn
nhục, ko kêu ko chống trả hay tìm cách chạy trốn. Đứa con vì thương mẹ đã
đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tay ngã dúi xuống đất, với cha nó phản
ứng dữ dội trong sự căm ghét nhưng với mẹ , nó lại yêu thương và xót xa ‘nó lại
an ủi đưa mấy ngón tay…nốt rỗ chằng chịt’. Thằng Phác là đứa trẻ vừa đáng
thương vừa đáng giận , vừa có hiếu vừa bất hiếu, là một đứa trẻ bất hạnh bởi
phải sống trong hoàn cảnh trái ngang, là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình. Ta
nhận thấy đứa con trong gia đình này được miêu tả chẳng khác nào một viên
đạn, nó đập vào hình ảnh của người cha và xuyên qua trái tim của người mẹ. Có
lẽ ít ai hình dung và tưởng tượng được rằng không hiểu sao cảnh tượng phũ
phàng ấy lại xảy ra khi con người ta đang xây dưng cuộc sống mới trong thời đại
mới. Kết thúc bằng việc người đàn bà đuổi theo người đàn ông về thuyền trông
chốc lát chiếc thuyền biến mất, tất cả trở lại với sự im lặng. Qua đó người đọc
nhận ra được ngoài sự tàn bạo vũ phu còn có cả sự nghịch lý trong cuộc sống
đời thường: một chiếc thuyền đẹp như mơ nhưng con người trên thuyền lại
xấu xa, lam lũ nghèo khổ và câu chuyện bạo hành gia đình của người đàn bà
hàng chày đã mang lại nhiều điều nghịch lý. Đó là giữa sự tàn bạo của lão chồng
vũ phu thì người vợ vẫn cam chịu nghịch lý ở chổ con lại đánh cha và cha đánh
lại con. Nhiếp ảnh gia Phùng ngạc nhiên đến mức tưởng tất cả cảnh tượng vừa
xảy ra là câu chuyên cổ tích đầy quái đản, kinh ngạc đến thẩn thờ ‘tất cả mọi
việc xảy đến…nhìn’. Người nghệ sĩ ấy như chết lặng. Phùng không thể nào ngờ
tới cái xấu lại ẩn náu sau cái đẹp tuyệt vời đến như vậy, cái đẹp và sự hào
nhoáng của nó đã tạo nên vỏ bọc hoàn hảo để che mờ đi cái xấu xa tàn ác. Vừa
mới trước đó, anh còn cảm thấy ‘bản thân cái đẹp chính là đạo đức’ thấy chân
lý của sự hoàn thiện ‘thế mà chỉ ngay sau đó chẳng còn cái gì là đạo đức là cái
toàn thiện của cuộc đời’. Phùng xót xa cay đắng nhận tháy cái xấu xa ngang trái
bi kịch trong gia đình người dân làng chày đã làm cho tấm ảnh mà anh chụp
được kia nhuộm màu đau thương ghê sợ. Nghệ thuật không thể là màn sương
mờ ảo, màu sữa pha ánh hồng ban mai che lấp đi nỗi đau thương của kiếp
nguời. Khi chứng kiến cảnh tượng ấy, hành động tiếp theo của Phùng là ‘chẳng
biết từ bao giờ tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới’. Máy ảnh là
cả kho tàng nghệ thuật của người nghệ sĩ nhiếp ảnh, đấy chính là chiếc máy ảnh
mà anh đã mất biết bao nhiêu công sức để phục kích mới có được, nó có thể nói
trong cuộc đời của người nhiếp ảnh thì chiếc máy ảnh là thứ bảo vật ở đời làm
nên tên tuổi của người nghệ sĩ. Nhưng anh lại dứt khoát vứt chiếc máy ảnh
xuống chạy nhào tới để can ngăn, đây là 1 phản xạ tự nhiên chứng tỏ anh rất
ghét sự xấu xa, bất công và anh đấu tranh cho lẽ phải.Qua đó cho thấy Phùng là
người lính người nghệ sĩ có tinh thần chính nghĩa, hơn nữa tất cả cảnh tượng
mà anh vừa chứng kiến đều nằm ngoài trí tưởng tượng của anh. Hành động của
anh không phải xuất phát từ động cơ mà là xuất phát từ tâm thánh thiện, là
người nghệ sĩ nhạy cảm, dễ rung động trước cái đẹp và anh cũng nhạy cảm với
nỗi bất hạnh của con người. Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, NMC muốn
người đọc nhận thức về mqh giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật không
thể chỉ dừng lại ở vẻ đẹp thơ mộng bề ngoài mà còn phải nhìn tới bề sâu. Bề sâu
của cuộc đời không hề đơn giản, mà tâm điểm là con người với số phận đa
đoan với mọi nhọc nhằn và cả đau khổ những ngang trái bi kịch. Cuộc đời đâu
phải chỉ toàn màu hồng, cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng
nhiều điều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập: những mâu
thuẫn, đẹp-xấu, thiện-ác…Vì thế mà nhà văn đã có dụng ý khi để cảnh tượng
trời cho hiện ra trước như là vỏ bọc bên ngoài hồng che dấu cái bản chất thật
của cuộc đời ở bên trong. Qua đó phùng đã khám phá ra nhận thức: hiện thực
cuộc sống còn quá nhiêù những khổ đau, bất hạnh, nếu không có chuyến đi này
thì người nghệ sĩ đã từng chiến đấu lấy lại bình yên cho mảnh đất này sẽ không
thể nào biết được. Bao lâu nay anh chỉ chụp những cảnh đẹp mà không nhìn
thấy cuộc sống phía sau cho tháy mqh giữa nghệ thuât và cuộc sống còn cách xa
nhau và nghệ thuật của anh chưa phản ánh bản chất của cuộc sống. Phái có cái
nhìn sự vật hiện tượng với cái nhìn đa chiều đa diện. nhà văn khẳng định đừng
nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất , giữa hình thức bên ngoài và nội dung ở
bên trong, không phải bao giờ cũng đồng nhất, đừng đánh giá con người, sự vật
ở dáng vẻ bên ngoài phải phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp dẽ của
hiện tượng.
c)Phát hiện thứ 3: qua câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện
Người đàn bà bị mời đến toà án huyện để giải quyết công việc gia đình, từ đây
đã có cuộc tranh luận giữa 3 người là phùng, người đàn bà hàng chày và chánh
án đẩu. Cả bài thơ tác giả chỉ gọi mụ, chị ta, người đàn bà hàng chay, không đặt
cho chị bất cứ 1 cái tên cụ thể nào nhằm cho thấy chị là hình ảnh tiêu biểu cho
bao người phụ nữ nhọc nhằn, lam lũ thường bắt gặp ở miền quê VN sau chiến
tranh. Được mời đến toà án huyện tuy không phải lần đầu nhưng chị ta vẫn
lúng túng, sợ sệt, bà tìm đến 1 góc tường để ngồi , khi được mời bà ‘rón rén
đến ngồi ghé vào mếp chiếc ghé và cố thu người lại’, lúc thì ngước lên lúc lại
cuối mặt xuống. Người đàn bà chấp tay vái lại lia lịa ‘con lạy..quí toà..’ cùng với
lời cầu khẩn ‘quí toà…bỏ nó’ xin toà cho con sống với lão đàn ông bằng mọi giá
cho thấy người đàn bà lạc hậu, u mê, mù quáng trong cuộc sống. Ban đầu khi
với chuyện và tiếp xúc với cánh án đẩu, chị còn xưng ‘con’ với ‘quí toà’ nhưng
khi thấy phùng xuất hiện, đang cúi gục mặt bỗng người đàn bà hàng chài ngẩng
lên nhìn thẳng và đổi cách xưng hô thành ‘chị’ và ‘các chú’ , ‘chị cảm ơn các
chú…lòng các chú tốt nhưng các chú…’. Câu nói mang đầy ý nghĩa vừa là lời cảm
ơn vừa là lời thanh minh, vừa là lời trách móc.Cái vẻ sợ sệt,cúm múm cũng
không còn cùng với đó là điệu bộ khác, ngôn nhữ khác vừa đủ để lại sự sắc xảo
để lại sự tò mò cho đẩu và phùng. Chị kể lại số phận và cuộc đời bất hạnh của
mình, khi còn nhỏ sau 1 trận dịch đậu mùa đã bị rỗ mặt, trở nên xấu xí. Vì xấu
nên lớn lên không ai để ý, nhỡ có mang trước rồi xây dựng gia đình với người
con trai hàng chày, khi xây dựng gia đình nhà đông con nghèo khổ thuyền chật
không thể bỏ nghề, nhà nghèo ‘suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái ăn
toàn xương rồng chấm muối’, đông con bị chồng đánh đập tàn nhẫn ‘3 ngày 1
trận nhẹ, 5 ngày 1 trận nặng’, là nạn nhân của cái nghèo khổ, cuộc đời bà là 1
chuỗi dài dằng dẳng những khổ đau, bất hạnh và bế tắc. Qua đó, cho thấy người
đọc không chỉ nhận ra bề nổi số phận và cuộc đời bất hạnh mà còn là vẻ đẹp
khuất lấp bên trong vẻ ngoài xấu xí, thô kệch ấy. Câu nói ‘ bởi vì các chú…tàn
bạo’ đã làm cho cả đẩu và phùng hết sức ngạc nhiên ‘phải, phải bây giờ tui đã
hiểu’. Người đàn bà hàng chài kia không hề đơn giản. Chị là một nguoi rất hiểu
hoàn cảnh của mình, hiểu lẽ đời thì ra cái nghề chài lưới trên 1 chiếc thuyền vó
chèo lênh đênh không thể thiếu bàn tay và sức lực của người đàn ông. Để duy
trì sự tồn tại của cả gia đình thì họ phai hợp sức lại làm quần quật để nuôi đàn
con nhà nào cũng trên dưới chục đứa cho thấy người đàn bà săc xảo, hiểu lý lẽ
và thấu tình đạt lý. Người đàn bà khẳng định chồng trước đây là anh con trai
cục tính nhưng hiền lành không bao giờ đánh đập vợ. Nhưng giờ đây người đàn
ông là một người chồng vũ phu bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh,
đánh để giải toả uất ức, để trút đi nỗi tức tối buồn phiền. Bây giờ lão thay đổi là
do cuộc sống quá chật vật túng quấn, đôi khi người ta làm việc xấu không phải
là người ta xấu mà do người ta quá khổ. Chị đổ lỗi về phía mình đẻ nhiều quá,
nếu những người phụ nữ trên thuyền khác chấp nhận người đàn ông uống
rượu thì chị cũng chấp nhận để chồng đánh chỉ xin chồng đánh trên bờ, đừng
để các con nhìn thấy. Đó là cách ứng xử hết sức nhân văn của người đàn bà ít
học, đã toát lên vẻ đẹp nhân hậu, bao dung, thấu hiểu và trân trọng chồng của
chị, thì ra chồng chị cũng là nạn nhân của cái nghèo khổ và thất học nên vừa
đáng thương vừa đáng trách. Trong câu chuyện kể về cuộc đời mình, người đàn
bà hàng chày kia đã chấp nhận đau khổ, coi nỗi khổ vận vào đời mình như 1 lẽ
đượng nhiên, chị sống cho con chứ không phải sống cho mình. Ở đây lẽ đòi đã
chiến thắng, người lao động lam lũ, nghèo khổ không có uy quyền nhưng có cái
tâm của một người thương con, thấu hiểu lẽ đời cũng là một thứ uy quyền có
sức công phá lớn. Nó làm cho người nghệ sĩ phùng và đẩu nhận ra nỗi nhọc
nhằn vất vả của cư dân vùng biển và chua chát nhận ra rằng ‘trên thuyền phải có
1 người đàn ông…tàn bạo?’. Chị nhận ra thiên chức của người đàn bà ‘ông trời
sinh ra …cái khổ’. Những đứa con là nguyên nhân mà người đàn bà ấy sống kiếp
cam chịu. Với người phụ nữa và với người đàn bà hàng chày kia, họ vẫn luôn
tìm thấy cho mình niềm vui, hạnh phúc nho nhỏ trong cuộc sống còn đầy rẫy
những khó khăn, họ vẫn luôn tin vào một sự lạc quan và tình yêu cuộc sống.
Điều hạnh phúc của chị là được nhìn thấy đàn con mình được ăn no ‘vui nhất là
lúc …ăn no’. Lúc bất hoà bà coi đó là lúc ‘biển động sống gió’ đặc biệt nghĩ đến
giây phút hoà thuận hiếm hoi chị đã vô cùng hạnh phúc. Tình thương con là sức
mạnh để người đàn bà ấy nhẫn nhục ‘đàn bà ở thuyền chúng tôi…đất được’.
Khi bị đánh bà xin được đánh trên đất liền, mong muốn hứng trọn vẹn nỗi đau
cho riêng mình và không để các con bị tổn thương. Qua đó cho thấy người mẹ
thương con, giàu đức hy sinh, các con chính là lẽ sống của bà. Thông qua nhân
vật người đàn bà hàng chày, NMC cũng khẳng định: sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn
không làm mất đi ở những người phụ nữ vùng biển nói riêng, người phụ nữ VN
nói chung tấm lòng yêu thương nhân hậu bao dung vị tha và với người phụ nữ
gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên cho dù đâu đó vẫn còn
những tính cách chưa hoàn thiện. Tình yêu thương gia đình của người đàn bà
hàng chày đã khiến cho ‘một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị bao công …suy
nghĩ’. Đó là sự vỡ lẽ về quan niệm tình yêu, hạnh phúc, lòng nhan ái và sự
khoan dung mang giá trị nhân banr sâu sắc. Chánh án Đẩu có lòng tốt sẳn sàng
bảo vệ công lý nhưng anh thưcj sự chưa đi sâu vào đời sống người dân. Dù là
người đàn bà ít học, suốt ngày lênh đênh trên biển, am hiểu về cuộc sống cũng
khiến cho phùng và đẩu vỡ lẽ. Nhưng kết hợp ấy mang lại cho tác phẩm NMC
cái nhìn đa diện về số phận con người.

You might also like