You are on page 1of 4

Tất cả mọi việc xẩy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu,

tôi cứ đứng
há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất
chạy nhào tới.

Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác - thằng bé
trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm. Thằng bé cứ chạy một mạch, sự
giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên đạn trên
đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp
một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông.

Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi
biết là nó khỏe đến thế!

Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế
nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật
vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn
xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được
nữa, liền giang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống
cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Không hề quay mặt nhìn
lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một
con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và
sâu trên bãi cát hoang vắng.

Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu
hổ, nhục nhã.

- Phác, con ơi!

Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó
rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này
vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên
qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những giòng nước mắt, nó lặng lẽ đưa mấy ngón
tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong
những nốt rỗ chằng chịt.

Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi cát xe tăng hỏng,
đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền.
“Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về
tôi.

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn
được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen
trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương
mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng
thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao
lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt
sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi,
bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.”

Mở bài: Trong thời kì văn học đổi mới sau năm 1975, nhà văn Nguyên Hồng đã vô cùng
trân trọng mà gọi nhà văn Nguyễn Minh Châu với cái tên đầy cao quí “ Người mở đường
tinh anh và tài năng nhất”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu thời kì này luôn mang trong
mình những trăn trở về cuộc đời, “cuộc sống đa diên, con người đa đoan”, vậy nên mỗi
nhân vật trong sáng tác của ông thường được xây dựng với thế giới nội tâm sâu sắc, với
những tình huống nhận thức mang đầy tính triết lí, thể hiện thế giới quan nhiều chiều của
tác giả. Có lẽ, nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoại xa” cũng không
không nằm ngoài ý niệm ấy.

Thân bài:

a. Giới thiệu chung:

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu: Về NMC trước và sau năm 1975 với
2 phong cách khác biệt.

- Giới thiệu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: Được ra mắt với tập truyện
ngắn cùng tên, là tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng đời tư thế sự, tiêu biểu cho
văn học thời kì đổi mới.

- Khái quát về nhân vật Phùng, là một nghệ sĩ nhiếp ảnh nhưng còn là một cựu
binh bước ra từ cuộc chiến tranh đầy khốc liệt để bảo vệ độc lập dân tộc.
Truyện được viết theo ngôi kể số 1 nên có thể coi Phùng chính là hoá thân của
nhà văn Nguyễn Minh Châu, là nhân vật thể hiện triết lí cũng như quan điểm
của tác giả giúp cho câu chuyện trở nên đa điểm nhìn hơn.

b. Văn bản thứ 1: Chuyển biến từ Phùng- một ng nghệ sĩ => Tư cách 1 con
người nhìn trực diện với cuộc sống
- Đoạn trích nằm ở nửa đầu tác phẩm, sau khi Phùng nhận nhiệm vụ đi chụp bộ
ảnh phong cảnh cho 12 tháng trong năm. Sau khi đến vùng biển nơi mà anh
từng có thời gian chiến đấu trước đây, Phùng đã bắt được “khoảnh khắc trời
cho” với tấm ảnh mang vẻ đẹp tuyệt mĩ của mình. Đoạn trích mở ra sau sự kiện
ấy.

- Mở đầu đoạn trích, tác giả dùng những động từ khá mạnh để nói về cảm xúc
của Phùng khi chứng kiến cảnh bạo hành gia đình trên bãi phá ấy: “kinh ngạc
đến mức”, “đứng há mồm ra nhìn”, “Chạy nhào tới”,… => thể hiện tâm trạng
kinh ngạc đến tột độ của Phùng, đánh thức tinh thần nghĩa hiệp của người lính
trong anh mà xông tới. Không chỉ biết rung động trước cái đẹp tuyệt mĩ và anh
còn biết đau xót trước cái xấu đang ở ngay trước mắt.

Lđ 1: ngạc nhiên
( sự ngạc nhiên bàng hoàng đau xót >< sự ngạc nhiên trước cái cảnh đắt trời cho)

Lđ 2: tốt bụng, nhân hậu biết Từ đó ta nhận ra rằng, bắt kì người nghệ sĩ nào
biết rung động trước cái đẹp đều xót xa trước những khổ đau bất hạnh. Nghệ thuật
buộc người nghệ sĩ phải biết lặn ngụp sâu vào đời sống, ghi vào tâm trí mình những
khoảnh khắc méo mó đầy nhức nhối ở cuộc đời như chính Nguyễn Du trong Truyện
Kiều có viết :
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

Khi anh đang liên tiếp chứng kiến những sự việc đầy rắc rối, nhằng nhịt,
từ đó :
- Bên cạnh đó, đoạn trích này còn cho ta thấy rằng, Phùng chỉ đơn thuần là nhân
vật đứng ngoài, không có quyền can dự vào xung đột bạo lực trong gia đình
này kể cả khi anh có “vứt chiếc máy ảnh” của mình mà chạy đến thì cũng
không kịp nữa. Điều này mang tính ẩn dụ tiền đề cho chính câu chuyện ở toà
án, khi mà hành trình nhận thức của Phùng dần được sáng tỏ. Từ đầu chí cuối,
Phùng chỉ có thể là người quan sát bởi anh không sống cuộc sống của họ, anh
không hiểu cuộc sống của họ, anh không thể áp dụng lối suy nghĩ của anh, lối
suy nghĩ của những người lính vào ra sinh tử cho một gia đình làng chài nhỏ bé
nằm cô độc nơi đầm phá.

c. Đoạn trích số 2:

Cuộc đời đa sắc hơn, nó k chỉ là sự phân biệt đúng sai.


 Vẻ đẹp xô lệch hơn, ngổn ngang hơn, chính nó mới làm nên sự sinh
động cho bức ảnh.
 P đã thực sự thay đổi, thực sự chấp nhận hiện thực khác của csong.
- Bối cảnh đoạn trích là ở phần cuối câu chuyện, khi Phùng trở về gặp vị tổng
biên tập của mình và nộp những bức ảnh.

- Đối với những con người đam mê nghệ thuật thuần tuý, bức ảnh của Phùng
chính là vẻ đẹp mang tính đấy thường thức. Nó là bức ảnh được Phùng có thể
chỉ nắm bắt được 1 lần trong đời.

- Nhưng đối với Phùng, đằng sau vẻ đẹp, đằng sau sự tung hô ấy lại có đôi phần
hụt hẫng. Anh bị ám ảnh trước số phận của gia đình bất hạnh, về kiếp đời
người phụ nữ, về thằng Phác và có thể là người đàn ông cục mịch.

 Người nghệ sĩ phải là người đồng cảm, người trăn trở trước những kiếp đời
bất hạnh, những số phận bên lề chứ không nên chỉ tập trung vào những thứ
đẹp đẽ làng nhàng theo một sự sắp đặt đã cho, hay theo một yêu cầu đặt
hàng từ người khác. Điều này cũng được thể hiện trong chính một tác phẩm
chính luận của nhà văn Nguyễn Minh Châu mang tên “ Lời ai điếu cho một
nền văn nghệ minh hoạ.”

d. Kết luận:

- Từ 2 đoạn trích này, nhà văn NMC đã cho thấy trách nhiệm của người nghệ sĩ
trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Ông coi người nghệ sĩ như con trai ở
biển, phải biết chịu đau lòng để chiết xuất những hạt ngọc cho đời.

- So sánh với nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Bức tranh cùng tác giả. Cùng bàn
về hình tượng người nghệ sĩ bước ra từ chiến tranh, cùng nhân vật kể chuyện là
những người lính từng chiến đấu nơi chiến trường với ngôi số một. Ấy là
những hành trình tự nhận thức của người nghệ sĩ, những sự “vỡ lẽ”, những sự
tự nhìn lại và góp phần làm nên bức tranh cuộc sống của con người trong thời
đại mới.

You might also like