You are on page 1of 3

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

1. Mở bài
a. Người đàn bà
Nguyễn Minh Châu đã quan niệm: “Nhà văn phải là người đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu
tâm hồn con người”. Với ông, đó chính là thiên chức của người cầm bút và cũng chính là trách
nhiệm của người cầm bút đối với con người, với cuộc đời. Và ông đã thực hiện được thiên chức
cao cả ấy khi khắc họa hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền
ngoài xa”. Ở đó, nhà văn đã tìm ra…
b. Phùng (Phát hiện của Phùng)
Nguyễn Minh Châu – người đã thổi một làn gió mới vào văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Với
những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, về con người và về nghệ thuật, ông đã mang đến cho
người đọc tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” – nơi tác giả đã gửi gắm những quan niệm, nhận
thức sâu sắc trong cuộc sống qua hình tượng người nghệ sĩ Phùng (những phát hiện của
Phùng…).
2. Luận điểm 1
a. Tác giả - Tác phẩm
Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, ông thuộc
“trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên
Ngọc). Nếu trước 1975, Nguyễn Minh Châu là một cây bút sử thi có khuynh hướng trữ tình, lãng
mạn thì sang đầu 1980, ông chuyển sang cảm hững thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí
nhân sinh. Nhà văn thả bút theo tình đời để khám phá cái đẹp trong cuộc sống mưu sinh, trong
hành trình tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra cái
đẹp ấy là “hạt ngọc ẩn giấu trong chiều sâu tâm hồn con người” mà ông đã tái hiện qua truyện
ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – rút trong tập “Bến quê” (1985), sau đó được in lại trong tập
truyện cùng tên (1987). Tác phẩm ra đời khi chiến tranh đã đi qua, đất nước lập lại hòa bình và
cuộc sống đời thường với muôn mặt phức tạp trở lại. Đây là lúc nhiều vấn đề của đời sống văn
hóa nhân sinh do hoàn cảnh trước đây chưa được chú ý thì nay đã được đặt ra. Trong bối cảnh
ấy, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã khắc họa rõ nét cuộc sống lam lũ của
người lao động vùng biển và đồng thời đưa ra những nhận thức sâu sắc về cách nhìn người, nhìn
đời. Tất cả những đặc điểm ấy đã được nhà văn thể hiện qua…
b. Nhân vật
- Nghệ sĩ Phùng
Phùng trong truyện là nhân vật chính đồng thời là người kể chuyện – nhân vật mà Nguyễn Minh
Châu đã đặt điểm nhìn của mình vào để thể hiện cái tôi, để đưa ra những quan niệm, triết lý sâu
sắc về cuộc đời, con người và nghệ thuật. Phùng còn là một người lính trở về trong chiến tranh,
giờ đây anh đang làm nghệ sĩ nhiếp ảnh cho một tạp trí tại Hà Nội. Để có thể xuất bản một bộ
lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đề nghị Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức
ảnh về cảnh biển buổi sáng. Anh đã đi tới vùng biển nơi từng là chiến trường cũ lang thang,
“phục kích” gần một tuần lễ và cuối cùng cũng chụp được một tấm ảnh cảnh “đắt trời cho” –
chiếc thuyền ngoài xa. Nhưng sau đó, Phùng đã chứng kiến liên tiếp những cảnh tượng ám ảnh
khi chiếc thuyền dần tiến vào bờ. Từ trong “cái đẹp” ấy bước ra lại là một đôi vợ chồng hàng
chài xấu xí và những điều diễn ra sau đó thật kinh hoàng. Anh đã chứng kiến cảnh bạo lực gia
đình: chồng đánh vợ, con ;đánh cha rồi cha đánh con. (PHÁT HIỆN: Sau khi chứng kiến hai
cảnh tượng trái ngược liên tiếp, Phùng đã nhận ra những quan niệm sâu sắc về cuộc đời và
nghệ thuật). Song, ba ngày sau Phùng lại một lần chứng kiến việc đó diễn ra, lần này anh đã
xông tới buộc lão đàn ông dừng lại. Song, hắn đánh trả và khiến Phùng bị thương nhẹ, anh được
đưa về trạm y tế của tòa án huyện – nơi làm việc của một người bạn cũ là Đẩu. Và đó cũng chính
là nơi anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông, ngỡ ngàng, ngạc
nhiên. Qua đó, Phùng đã nhận ra những quan niệm vô cùng sâu sắc.
- Người đàn bà hàng chài
Người đàn bà là nhân vật chính của tác phẩm, là kiểu nhân vật không tên, chỉ được gọi là “người
đàn bà hàng chài”. Hai chữ “hàng chài” ấy đã khơi lên một hình tượng người phụ nữ làm nghề
chài lưới vô cùng nhọc nhằn, vất vả. Chỉ là một người vô danh như bao người đàn bà vùng biển
khác, nhưng bà lại được Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khai thác số phận và vẻ đẹp tâm hồn,
phẩm chất khi đặt vào tình huống nhận thức đặc sắc. Người đàn bà hàng chài là trung tâm của
những tình huống nghịch lí trớ trêu và đau khổ. Bà hiện lên qua cái nhìn của người nghệ sĩ
Phùng – nhân vật kể chuyện, chứng kiến toàn bộ sự việc, tình huống. Phùng là nghệ sĩ cho một
tạp chí ở Hà Nội và theo nhiệm vụ, anh tới vùng biển này để chụp bổ sung tấm ảnh cho một bộ
lịch nghệ thuật về thuyền và biển. Ở đó, anh đã phát hiện hai cảnh tượng liên tiếp khiến anh vô
cùng kinh ngạc và vỡ ra những nhận thức sâu sắc. Anh đã thấy “cảnh đắt trời cho” – chiếc
thuyền ngoài xa dưới ánh bình minh vô cùng đẹp đã, toàn bích. Song, ngay lập tức cảnh tượng
đẹp đẽ ấy đã biến mất mà bước ra từ vẻ đẹp đó là cảnh người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục để
chồng đánh. Sau hai lần chứng kiến sự việc ấy anh đã ngỡ ngàng khi nghe câu chuyện về cuộc
đời người đàn khi họ gặp lại ở tòa an huyện. Để rồi không chỉ là Đẩu, là Phùng ngỡ ngàng mà
chính người đọc cũng chợt nhận ra, thấu hiểu và cảm thông cho số phận của người đàn bà, đồng
thời trân quí và cảm phục vẻ đẹp phẩm chất, con người của người phụ nữ ấy.
3. Luận điểm 3
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa” đã mang đến những bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và
con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài
của hiện tượng. Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng
tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề - tư tưởng của tác phẩm.
4. Kết bài
Qua mỗi hình tượng nghệ thuật trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, qua tình huống truyện đặc sắc,
bất ngờ mà Nguyễn Minh Châu xây dựng, người đọc dường như đang dần bóc tách từng lớp
thông điệp nhân văn mà tác giả gửi gắm. Từ đó tự chi mình những bài học nhân sinh sâu sắc.
Đồng thời với những người mang duyên bút mực, tác phẩm đã nhắc họ về cách nhìn nhận sâu xa
hơn, nhiều chiều hơn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Trải qua bao năm tháng,
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu vẫn luôn giữ nguyện vẹn giá trị của mình trong
lòng người đọc.

You might also like