You are on page 1of 15

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

ĐỀ 1 : TÌNH HUỐNG TRUYỆN


1. Mở bài
-NMC là nhà văn luôn chiêm nghiệm về con người và cuộc
đời , tiên phong cho sự nghiệp đổi mới văn học sau 1975
-CTNX là tác phẩm tiêu biểu cho PCST của NMC
-Tình huông truyện :quan niệm sáng tác của tác giả

Nguyễn Minh Châu là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt
Nam . Từng là cây bút xuất sắc của nền văn học sử thi thời kháng
chiến chống Mĩ . Từ sau 1975 ông là nhà văn tiên phong cho sự
nghiệp đổi mới. Nếu như trong giai đoạn trước Nguyễn Minh Châu
sáng tác theo cảm hứng sử thi đậm nét, sau năm 1975 ông đã chuyển
sang cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức và triết lý nhân
sinh. “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc được sáng tác
theo cảm hứng thế sự ấy. Truyện ngắn đã xây dựng được tình huống
đặc sắc, qua đó thể hiện được những tư tưởng triết lí nhân sinh mà
Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm.
2. Thân bài
*Khái quát về tác phẩm
-Xuất xứ +HCST
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được in lần đầu tiên trong tập
“Bến quê“, sau được tác giả lấy làm tên chung cho cả tuyển tập truyện
ngắn của mình, in năm 1987. Trong thiên truyện ngắn này, Nguyễn
Minh Châu đã tạo dựng được một tình hưống truyện vô cùng đặc

* Định nghĩa tình huống truyện:


- Là hoàn cảnh được tác giả tạo dựng bằng một sự kiện đặc biệt để
từ đó thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác giả.=>Chìa khóa, điểm
tựa để làm nổi bật cá tính nhân vật và quan điểm nghệ thuật
-Bao quát 2 tình huống truyện: Phát hiện ngoài biển, phát hiện ở tòa
án
=>Và chính tình huống truyện đã trở thành chìa khóa then chốt, là
điểm tựa để tác giả dễ dàng làm nổi bật cuộc sống cũng như cá tính
của toàn nhân vật, đồng thời cũng là cách để tác giả bộc lộ những tư
tưởng, những suy nghĩ của của mình.

Chiếc thuyền ngoài xa là một nhan đề có ý nghĩa biểu tượng , khơi


gợi suy tưởng , hé mở tình huống và góp phần thể hiện chủ đề tác
phẩm
Nhan đề bao gồm cả đối tượng quan sát là chiếc thuyền và cự li quan
sát là ở ngoài xa cùng một người quan sát , cùng 1 đối tượng quan sát
và thời điểm quan sát nhưng cự li quan sát khác nhau sẽ cho ra kết
quả khác nhau
=> Sự đối lập giữa ngoại cảnh và hiện thực cuộc sống ở những cự li
và góc độ quan sát khác nhau khiến cho nhan đề trở thành một biểu
tượng khơi gợi những ý nghĩa và thông điệp về cách nhìn cuộc sống
và trách nhiệm của người nghệ sĩ với nghệ thuật và con người
* Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tình huống truyện ở đây là
một tình huống mang tính nhận thức thông qua hai bức tranh, một là
bức tranh ở bãi biển sáng sớm và bức tranh thứ hai chính là bức
tranh ở tòa án của huyện. Điểm chung là chúng đều chứa đựng
những nghịch lý bất ngờ, từ đó để lại cho nhiếp ảnh Phùng, cũng như
độc giả những nhận thức mới mẻ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc sống.

+ Tình huống truyện đầu tiên diễn ra trên bãi biển, bắt đầu với chuyện
nhiếp ảnh gia Phùng được giao nhiệm vụ chụp lấy một bức ảnh
đẹp về cảnh biển buổi sáng sương mù để in làm bộ lịch nghệ thuật.
Với tâm thế của một nhà nghệ thuật chân chính khao khát cái đẹp,
Phùng đã mai phục ở bãi biển này đến cả chục ngày, tuy nhiên vẫn
chưa chụp được bức nào thật sự đáng giá. Trong khi người nghệ sĩ
quyết định chọn một bức ảnh trong số ảnh đã chụp được làm kết quả
báo báo, thì bất ngờ anh lại gặp được một cảnh “đắt” trời cho, cảnh
mà suốt đời cầm máy Phùng chưa bao giờ thấy được
+ Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng: Bức tranh thiên nhiên toàn
bích của chiếc thuyền lưới vó đang tiến gần bờ trong buổi sớm mai
“trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu... tôi tưởng chính mình
vừa khám phá cái chân lí của sự hoàn thiện...”. Trong đôi mắt
người nghệ sĩ khát khao cái đẹp thì đó là “cảnh đắt trời cho” chứa
đựng chân lí sự hoàn thiện, khiến tâm hồn anh như được gột rửa,
thanh lọc.
+ Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí, phi nghệ thuật:
Thế nhưng đối lập hoàn toàn với cái cảnh “đắt” trời cho, với bức tranh
toàn thiện, toàn mỹ, thì bước xuống từ chính con thuyền ấy lại là hai
con người đọng lại như một nỗi ám ảnh, trên con thuyền đó cũng có
những mảnh đời bất hạnh, những nỗi khốn khổ của một gia đình
làng chài lênh đênh trên sóng biển ẩn dưới cái vẻ đẹp thơ mộng đến
không thực trong mắt người nghệ sĩ. Tiếng thét của người đàn ông
dường như đã xé tan cái bức họa toàn bích “Cứ ngồi nguyên đấy.
Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.
+Cảnh tượng xấu xí:
Một người đàn bà trông mệt mỏi xấu xí, thô kệch, mặt đầy rỗ, sau
một đêm dài thức kéo lưới,

Người đàn ông cục mịch, hung bạo với mái tóc tổ quạ, chân đi
hình chữ bát, ánh mắt độc dữ nhìn chằm chằm vào tấm lưng
người đàn bà. Rồi một cuộc bạo hành gia đình diễn ra ngay trước
mắt Phùng, gã đàn ông rút thắt lưng quất liên tiếp vào vợ, miệng rít
lên những tiếng căm hận “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày
chết hết đi cho ông nhờ”, những tưởng chỉ có kẻ thù mới đối với
nhau như thế chứ không phải là một cặp vợ chồng.

=> Người đàn bà im lặng, nhẫn nhục chịu đựng, không chống trả
cũng không chạy trốn. Phùng không thể hiểu nổi những gì đang xảy ra
trước mắt. Chỉ kịp vứt máy ảnh chạy đến ngăn cản, rồi anh chàng lại
chứng kiến tiếp cảnh đứa con trai vì thương mẹ mà đánh lại cả
bố, nó lại căm thù bố như kẻ thù, như ác quỷ. Cuối cùng những
con người ấy rời đi chỉ để lại một bãi cát mênh mông và hoang vắng,
không còn bóng dáng của một cảnh “đắt” trời cho mà người nghệ sĩ
chộp được ban nãy.
Người nghệ sĩ cay đắng nhận ra: đằng sau cái đẹp cảnh “đắt” trời
cho là khung cảnh xấu xí, chứa đựng sự thật tàn nhẫn - nạn bạo
hành gia đình
– Trong toà án huyện
Tình huống truyện thứ hai diễn ra trong tòa án huyện, trước những
nhận thức của mình về gia đình của người đàn bà làng chài, Phùng và
Đẩu (chánh án của toà án huyện) đã có ý muốn giúp chị ly hôn.
Thế nhưng trái với những mong đợi về việc người phụ nữ này có thể
thoát khỏi cảnh bạo hành, thì chị lại khăng khăng không muốn ly
hôn: “Con lạy quý tòa, quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con
cũng được, đừng bắt con bỏ nó,...”. Phản ứng ấy của người đàn bà
làng chài khiến cả Phùng và Đẩu vô cùng khó hiểu, gian phòng trở
nên ngột ngạt và khó chịu vô cùng. Cũng từ đây Phùng bắt đầu nhận
thức được nỗi lòng của người đàn bà, hóa ra chị cam chịu nhẫn
nhục từng ấy năm, rốt cuộc cũng chỉ vì một chục đứa con đang
chờ ăn trên chiếc thuyền của hai vợ chồng chị.
+ Với bà “người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” là
rất khó khăn. Dù người đó có vũ phu thì cũng cần đến những lúc sóng
gió ngoài biển khơi.
Niềm vui của bà là được ngắm con cái ăn no, ngủ say và chờ đợi
những đôi lúc “vợ chồng con cái hòa thuận vui vẻ”, người đàn bà trên
thuyền sống vì con.
+ Câu chuyện người đàn bà khiến Phùng và Đẩu một lần nữa nhận
thức sâu hơn về cuộc đời:
=> -Cuộc sống mưu sinh có thể làm người hiền lành trở nên thô bạo
-Đằng sau vẻ xấu xí kia thì người đàn bà lại nhân hậu, vị tha, hiểu
đời
- Vị chánh án nhận ra cuộc sống hôn nhân không dễ dàng giải
quyết được bằng cách dứt khoát như anh nghĩ.
- Nhà nhiếp ảnh nhận ra nghệ thuật thì đẹp đấy nhưng cuộc đời sinh
ra nghệ thuật vẫn nhiều khiếm khuyết. Hình thức bên ngoài của
người đàn bà không nói lên được lòng vị tha, nhân hậu và nỗi đau bên
trong. Người cán bộ đôi khi lại chưa thể thấu hiểu vì còn thiếu trải
nghiệm.

-Tình huống truyện còn đưa đến thông điệp quan trọng về trách
nhiệm của người nghệ sĩ với nghệ thuật và con người
+ Nghệ thuật không thể tách rời cuộc đời, nó phải có cội rễ từ đời
sống và phản ánh đời sống chân thật nhất.
+Người nghệ sĩ không chỉ cần có phẩm chất đáng quý trong việc
sáng tạo nghệ thuật mà cần có tấm lòng nhân ái , tình yêu thương
với những con người
– Tình huống truyện còn mang ý nghĩa nền tảng để nhà văn xây
dựng thành công nhân vật:
+ Người đàn bà hàng chài với nỗi khổ cả thể xác lẫn tâm hồn thế
nhưng vẫn ngời lên đức tính tốt đẹp của người phụ nữ.
+ Người chồng là kết quả của cuộc sống túng thiếu, bế tắc
+ Phùng – người nghệ sĩ tha thiết với cuộc đời, Đẩu - chánh án có
lòng tốt nhưng cả hai còn thiếu kinh nghiệm sống.

– Tình huống truyện còn lôi cuốn người đọc bởi nhiều sự vỡ ra, bất
ngờ.
– Tình huống truyện chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân
đạo sâu sắc của nhà văn:
+ Giá trị hiện thực: Cuộc sống đói nghèo lạc hậu tăm tối là nguyên
nhân dẫn tới nạn bạo hành gia đình. Cuộc chiến đấu bảo vệ quyền
sống của cả dân tộc trải qua bao hi sinh gian khổ nhưng cuộc đấu
tranh bảo vệ quyền sống của từng con người còn đầy cam go, lâu
dài, cần có sự quan tâm của cách mạng, của cộng đồng
+ Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số
phận đau khổ tủi nhục của những người lao động vô danh đông đảo
trong xã hội. Lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác vẫn còn tồn tại
trong từng gia đình. Phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp
của người lao động.
3. Kết bài
- Tình huống truyện là một thành công lớn của truyện ngắn nói chung
và của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng.
- Với tình huống truyện độc đáo sẽ tạo ra tài năng của tác giả.

ĐỀ 2 : PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI


1. Mở bài
- Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài
hoa và tinh anh nhất”. Ông luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn
giấu nơi bề sâu tâm hồn.
- Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê, tác phẩm đem đến cái
nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.
- Tác giả đã tìm thấy một trong những hạt ngọc ẩn giấu ấy trong tâm
hồn người đàn bà hàng chài.
2, Thân bài
*Khái quát tác phẩm ( như trên)
-Xuất xứ+HCST
*Kể sơ qua về truyện để dẫn vào nhân vật
-> Từ tình huống này mà nhân vật người đàn bà dần hé lộ số
phận và tính cách.

Truyện được kể lại qua lời kể của nhân vật Phùng, một người lính vừa
bước ra từ cuộc chiến tranh nhiều đau thương mất mát. Theo lời đề
nghị của trưởng phòng, Phùng trở về chiến trường xưa để chụp một
tấm hình cảnh thuyền biển cho bộ lịch Tết. Tại đây, anh đã phát hiện
ra một bức tranh để chụp một tấm hình cảnh thuyền biển cho bộ lịch
Tết. Tại đây, anh đã phát hiện ra một bức tranh thuyền biển lúc bình
minh đẹp như tranh mực Tàu của một danh họa thời cổ. Nhưng éo le
thay, đang ngây ngất với cảm giác hạnh phúc thì Phùng phải chứng
kiến một cảnh tượng phũ phàng. Đó là cảnh người chồng đánh vợ một
cách thô bạo, còn người vợ thì nhẫn nhục chịu đựng một cách khó
hiểu. Phùng từ ngất ngây sung sướng đến kinh ngạc, sững sờ. Có thể
nói, nhà văn đã ra tình huống truyện độc đáo và từ tình huống này
mà nhân vật người đàn bà dần hé lộ số phận và tính cách.
* Ngoại hình và dáng vẻ :Xấu xí, khổ cực
->Người đàn bà chính là hiện thân cho nỗi thống khổ của người
phụ nữ làm nghề chài lưới
+ Ngoại hình xấu xí, “trạc ngoài 40 tuổi, thân hình cao lớn, thô kệch”,
“gương mặt với những nốt rỗ chằng chịt”, “cũng vì xấu, trong phố
không ai lấy”.
+Lưng áo bạc phếch, mặt mệt mỏi, tái ngắt, dường như đang buồn
ngủ. Đó là kết quả của chuỗi ngày dài đối diện với hiểm nguy, đói
khát.

Ở người đàn bà xấu xí, rỗ mặt ấy có một đôi mắt thật lạ. Đôi mắt
chính là cuộc đời chị. Đôi mắt của một cuộc đời không bình lặng.
Đôi mắt “ngước nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu
một thoáng rồi… đưa cặp mắt nhìn xuống chân’ đầy vẻ cam chịu.
Có thể nhận thấy đây là nơi vô cùng quen thuộc với chị , sự quen
thuộc ghê sợ với những trận đòn đã thành lệ của người chồng vũ phu ,
thô bao cứ “ba ngày trận nhẹ , năm ngày trận nặng”Vì thế người
đàn bà vẫn không nén nổi cảm giác cay đắng mặc dù đã chấp nhận
Chị nhìn lại con thuyền dường như để tìm ở các con một chút an ủi
ấm áp , mong được tiếp thêm sức lực giúp chị vượt qua nỗi bất hạnh
chuẩn bị ập tới
+Cử chỉ “ đưa một cánh tay lên” như vô thức của chị có lẽ muốn tìm
đâu đó một sự trì hoãn dù chỉ 1 thoáng nhưng chị cũng hiểu rằng
điều đó là không thể nên cánh tay chị “buông thõng phó mặc”
+Khi bị chồng đánh thì chị chịu đòn với 1 dáng vẻ cam chịu đầy
nhẫn nhục , không hề kêu 1 tiếng , không chống trả cũng không chạy
trốn => Thái độ của một người đang nhẫn nhục thực hiện nghĩa vụ
đau khổ của mình , không oán thán , ne stranhs . Cuộc sống đau khổ
hình như đã làm người đàn bà mất đi những phản xạ bản năng tối
thiểu
+ Sự khốn khổ còn hiện ra ngay trong dáng vẻ lúng túng , sợ sệt lúc ở
tòa án , khi Đẩu mời đến lần thứ 2 chị mới dám ngồi mép bên ghế -
dáng vẻ của một con người tội nghiệp luôn phải nghe những lời
nguyền rủa cay độc “mày chết hết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết
hết đi cho ông nhờ” vì thế luôn mặc cảm và thấy tội lỗi , luôn muốn
giảm thiếu sự vướng víu khi gây ra cho người khác .

*Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án


+ Cùng với cả gia đình , người đàn bà phỉa chịu đựng những nỗi vất
vả , nhọc nhằn trong cuộc sống mưu sinh .Khi biển động, không thể
đi biển: cả gia đình ăn xương rồng chấm muối. Đó là nỗi khổ vật
chất và tinh thần. ->Cuộc sống của những người ngư dân trên biển
không hề thơ mộng và lãng mạn như trong thơ mà họ vất vả , bế tắc
+ Trải qua nhiều lần sinh nở, “có một sắp con trên dưới 10 đứa”.
+ Không gian sống lại là con thuyền lưới vó chật hẹp.

+ Người đàn bà là nạn nhân bị hành hạ vũ phu, thường xuyên: gã


chồng lấy việc lấy vợ làm phương thức giải tỏa uất ức “trút cơn giận...
người đàn bà”, “”3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng”. và đau
đớn , khổ sở khi chứng kiến con đánh cha vì quá thương mẹ .
+Tác giả để cho bi kịch thường ngày của người đàn bà diễn ra sau
bãi xe tăng hỏng => Gợi suy ngẫm cuộc chiến chống đói nghèo, bạo
lực còn lâu dài và khó khăn hơn chống giặc ngoại xâm .
=> Người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ,
cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường.
* Vẻ đẹp tiềm tàng của người đàn bà làng chài
- Sự bao dung, độ lượng, vị tha
+ Có cái nhìn bao dung với người chồng mình:

 Thấy người đàn ông đáng thương, đáng được cảm thông “lão
chồng tôi khi ấy... hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”; trốn
đi lính ngụy, chính cuộc sống nghèo khổ đã biến anh ta thành kẻ
ác (có thể so sánh với cái nhìn của Phác, Phùng, Đẩu).
 Luôn coi chồng là người bạn đời thân thiết: cùng chèo chống
con thuyền trong lúc phong ba, cùng nuôi con, mưu sinh trong
cõi đời cơ cực,...

+ Nhận mọi lỗi về mình: “cái lỗi chính là đám đàn bà chúng tôi...”,
“giá tôi đẻ ít đi”
+ Chắt chiu, nâng niu, trân trọng hạnh phúc: “vả lại trên thuyền
cũng có lúc vợ chồng, con cái hòa thuận, vui vẻ,...”

- Một người mẹ giàu đức hi sinh, lòng thương con vô hạn( tình
mẫu tử)
+ Coi việc mình bị hành hạ, chịu đói khổ là lẽ đương nhiên, là
vì hạnh phúc con cái: “đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống
cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.
+ Muốn nuôi con khôn lớn nên chịu đựng hành hạ để ở cùng các
con. Niềm vui nhỏ nhoi, tội nghiệp: “vui nhất là khi thấy chúng
được ăn no”

- Thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:


+ Nhận ra sự ngây thơ, đơn giản trong suy nghĩ của nghệ sĩ
Phùng và chánh án Đẩu: “Các chú không phải người làm ăn...
lam lũ”, theo người đàn bà, hai người họ thiếu sự từng trải, quen
nhìn đời qua sách vở.
+ Người đàn bà xấu xí thất học ấy giúp người có học thức như
Đẩu và Phùng hiểu được nguyên nhân mình không bỏ chồng:
muốn nuôi con khôn lớn “cần phải có người đàn ông để chèo
chống khi phong ba , để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp
con”
+ Lặng lẽ kín đáo: tất cả những vẻ đẹp của chị ta đều không
được bộc lộ ra bên ngoài.

=> Người đàn bà không chỉ là hiện thân cho nỗi thống khổ mà là hiện
thân cho vẻ đẹp cao cả của người phụ nữ.

* Đặc sắc nội dung và nghệ thuật


Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài với
sự đối lập về ngoại hình và tính cách, giữa sự bất hạnh chị phải gánh
chịu với tấm lòng vị tha, bao dung và đức hi sinh của chị. Người đàn
bà ấy đã mang đến cho tất cả bạn đọc chúng ta một cách nhìn nhận
thực tế và bao quát hơn về con người và cuộc đời. Vẻ đẹp của của chị
được ẩn sâu bên trong vẻ bề ngoài rách rưới, cam chịu. Và tác giả đã
“đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người” để phát hiện và trân
trọng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách trong những nhân vật của mình.
- Cốt truyện hấp dẫn
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo
- Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở
- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo
c) Kết bài
Nguyễn Minh Châu đã “cắm cây sào sáng tạo” vẽ nên một bức tranh
về hiện thực đời sống giai đoạn sau những năm 1975 làm cho người
đọc cảm nhận được cái xấu , cái ác đồng thời cũng thấy được vẻ đẹp
tiềm ẩn của con người thông qua nhân vật người đàn bà . Đồng thời
thức tỉnh con người về cách nhìn nhận cuộc đời.

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH


Nguyễn Thi
Phân tích nhân vật Việt
MB.
Tác giả : Nhà văn của người nông dân Nam Bộ

Tác phẩm : Khái quát về con người Nam Bộ trong những năm kháng
chiến chống Mĩ ác liệt

Việt : thể hiện tính cách, phẩm chất người Nam Bộ

TB.

*Khái quát
-Phong cách sáng tác : Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế , đặc điểm
người dân Nam Bộ
-Hoàn cảnh sáng tác : 1966 khi ông đang công tác ở tạp chí "Văn
nghệ quân giải phóng"
=> Xây dựng thành thành công những hình tượng nhân vật chân thật,
sống động, có những nét chung thống nhất lại vừa có những nét tính
cách độc đáo (trẻ con , hồn nhiên , anh hùng dũng cảm)

* Nguồn gốc gia đình : giàu truyền thống cách mạng


Ông nội bị chánh tổng bắn chết,
Bà nội bị lính huyện đánh đập,
Ba Việt đi thăm dò tình hình địch thì bị chết vì pháo của giặc,
Thím Năm bị chúng bắn bể xuồng
Má Việt đòi đầu chồng-> bị tên lính Mĩ giết
-> Ghi lại trong cuốn sổ gia đình (tính chất sử thi: Thời đại kháng
chiến chống Mĩ của cả dân tộc )

* Hoàn cảnh nhân vật được khắc họa.


Chiến đấu 1 mình-> bị thương nặng->ngất đi tỉnh dậy nhiều lần-> nhớ
về quá khứ
Điểm nhìn :Thuật lại dòng hồi tưởng của Việt ->nửa trực tiếp
Lần thứ nhất Việt tỉnh dậy và nhớ đến má của mình.
Lần thứ hai Việt tỉnh dậy trời lất phất mưa, tiếng ếch kêu ran khiến
Việt nhớ đến chuyện bắt ếch, chú Năm và cuốn sổ gia đình.
Lần thứ ba tỉnh dậy, cậu nhận ra đó là ban ngày ngửi được mùi nắng
và tiếng chim cu rừng quanh đây Việt nhớ đến cái ná thun và má của
mình.
Lần thứ tư Việt tỉnh dậy nghe thấy tiếng súng Việt sợ ma cụt đầu và
nhớ về chuyện hai chị em đi lính

*Tính cách của nhân vật.


-Hồn nhiên ,trẻ con
+Nụ cười lỏn lẻn dễ thương, mặt bầu bầu , mũi hơi hếch
+Tranh giành với chị Chiến về chiến công trên tàu khi bắn giặc Mĩ
+Đá trái dừa xuống mương cái vì chị Chiến không cho đi bộ đội
+Nghe chuyện ma thấy sợ “ con ma cụt đầu’
+Nghịch ngợm , lăn kềnh ra ván cười , ngủ quên lúc nào k hay, phó
mặc mọi việc cho chị Chiến
=>Dễ thương, dễ mến rất đỗi giản dị đời thường

-Gan dạ, dũng cảm của người chiến sĩ cộng sản :Thừa hưởng từ
người thân trong gia đình
+Cùng chị theo du kích đánh tàu Mĩ
+Quyết tâm tòng quân ->Tinh thần tự giác ngộ cách mạng của người
dân miền Nam
+Tiêu diệt được xe tăng bọc thép của giặc -> bị thương nặng-> kiên
cường, chịu đựng ->luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu
+Cố gắng bò về phía đồng đội ->Tính cách anh hùng của nhân vật
 Tình yêu cách mạng, đảng
-Tình yêu gia đình sâu sắc
+Thương chị Chiến : qua cảnh khiêng bàn thờ
+Yêu mến chú Năm : chú Năm bênh Việt
+Yêu thương Má: Trong những lần tỉnh dậy nhớ má

*Nhận xét về nội dung và nghệ thuật

-Khắc họa thành công về vẻ đẹp của con người Nam Bộ anh dũng,
khẳng khái...trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ
-Truyền thống gia đình ->chất sử thi
-Màu sắc đậm chất Nam Bộ : ngôn ngữ , tính cách của con người
-Tái hiện tâm lí lứa tuổi, tâm lí giới tính nhân vật

KB : Nhân vật khắc họa mang đậm tính sử thi ->truyền thống gia đình

ĐỀ 2: TÍNH SỬ THI TRONG TÁC PHẨM NHỮNG ĐỨA CON


TRONG GIA ĐÌNH
TB:
*Khái quát chung
-Xuất xứ+HCST
-Tính sử thi : Là tính chất thường được biểu hiện trong những sự
kiện trọng đại, quan trọng của đất nước, mang tính tồn vong của dân
tộc. Kể về những người anh hùng, kết tinh phẩm chất cao đẹp của
cộng đồng (Tnú, Chiến, Việt). Giọng điệu tự hào, trang trọng, hào
hùng.
-Khái quát trong tác phẩm tính sử thi được thể hiện thông qua hình
ảnh cuốn sổ của chú Năm và 2 chị em Việt và Chiến
*Phân tích
Được viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, về một gia đình
Nam Bộ có truyền thống Cách mạng.
- Thể hiện qua hình ảnh hai đứa con Việt và Chiến: Truyền thống gia
đình (ông, cha, má...)
+ Chiến: Người chị gái - người con gái Nam Bộ vừa đảm đang, tháo
vát lại yêu nước, căm thù giặc.
· Xin đi lính khi vừa đủ tuổi
· Đảm đang, thay mẹ nuôi em khi mẹ mất
· Lo lắng cho em, thu xếp cho gia đình trước khi ra đi (hình ảnh mang
bàn thờ mẹ đi gửi...)
+ Việt: Người em trai thông minh, gan dạ.
· Xin đi lính dù chưa đủ tuổi để đi
· Khi chiến đấu "bắn cháy xe bọc thép" bị thương "cả người đau nhức
vì vết thương", vẫn luôn gan dạ, quyết tâm đánh kẻ thù.
- Thể hiện qua giọng văn mộc mạc nhưng trang trọng, hào hùng, đầy
tự hào.
(Có thể liên hệ đến tác phẩm rừng xà nu)
*Chốt nội dung và nghệ thuật

HỒN TRƯƠNG BA,DA HÀNG THỊT


MB:
-Lưu Quang Vũ :Nghệ sĩ đa tài, nhà viết kịch tài ba của nền VHVN
TKXX
-Tác phẩm : Gây tiếng vang lớn, triết lí nhân sinh
-Đoạn trích được gọi là “thoát ra nghịch cảnh” ->bi kịch của TB
TB
*Khái quát
- Hoàn cảnh sáng tác
Hồn Trương Ba, da hàng thịt được LQV viết năm 1981 nhưng
đến năm 1984 mới công diễn. Từ một cốt truyện dân gian, LQV đã
xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ,
có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
- Nguồn gốc và sự sáng tạo của vở kịch.
+ Hồn Trương ba, da hàng thịt là một câu chuyện cổ tích .Câu
chuyện mở đầu bằng một cuộc cờ và kết thúc bằng một “phép tiên”
cải tử hoàn sinh - một mơ ước ngàn lần không tưởng của con người.
+ Sáng tạo của LQV:
.Nhiều nhân vật hơn ->Các nhân vật bên ngoài đã tạo ra những
phía đối lập của xung đột, can dự, chi phối đẩy cốt truyện kịch lên
cao trào và tạo nên bi kịch lạ lùng cho số phận Trương Ba.
.Đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật, (chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại) -
một hình thức đặc thù của văn bản kịch
.Câu truyện cổ tích khép lại cũng chính là lúc vở kịch của LQV
mới mở ra đầy mâu thuẫn, xung đột, đòi hỏi phải được giải quyết.
*Bi kịch của TB
-Sống “bên ngoài 1 đằng , bên trong 1 nẻo” suốt mấy tháng -
>Chính TB cũng muốn thoát ra khỏi xác hàng thịt : Phân tích
cảnh 1 khi TB đối thoại với xác HT
=> Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây mang ý
nghĩa ẩn dụ:
-Một bên đại điện cho sự trong sạch, nhân hậu và khát vọng sống
thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người
-Một bên là sự tầm thường, dung tục.
=> Triết lí :
-Cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con
người
->khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự
ý thức, tự chiến thắng bản thân.
-Bạn bè người thân xa lánh (Phân tích màn 2)
-Không được thấu hiểu về nỗi đau phải chịu-> “bị buộc phải
sống” ( Phân tích màn 3 với Đế Thích
*Ý nghĩa
- Con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường
về vật chất, chỉ thích hường thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.
- Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng
chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh
phúc toàn vẹn.
-Hồi chuông đáng báo động về việc phải sống giả tạo
*Nhận xét về nội sung và nghệ thuật

 Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng
được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn
có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa
khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và
tâm hồn.
 Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh,
với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân
cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
 Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống
tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Xây dựng tình
huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết
mẫu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng.

 Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét, xung đột hấp dẫn
 Có kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó
là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng
thấp hèn với những khát khao cao cả....

You might also like