You are on page 1of 12

Chiếc thuyền ngoài xa

Bài 1: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI KHI Ở TÒA ÁN HUYỆN
Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới,
ông là người tiên phong trong việc khám phá đời sống con người trong sự phức tạp, đa diện thời sau chiến
tranh. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông về đề tài trên, từ
một câu chuyện về bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh. Hình ảnh người đàn bà được
Nguyễn Minh Châu khắc họa rõ nét qua chi tiết: <………>

Nhắc đến NMC ta sẽ biết đến ông vs vai trò là người mở đương tinh anh và tài năng của văn học VN thời kì đổi
mới. Và đặc biệt ở phong cách nghệ thuật trong các sang tác của ông có sự thay đổi qua các thời kì. Giai đoạn
trước 1975, các tác phẩm của ông thiên về nguồn cảm hứng sử thi và trữ tình lãng mạn. Nhưng sang giai đoạn
sang sau 1975, các tác phẩm của ông lại chuyển sang cảm hứng thế sự và đạo đức nhân sinh. “Chiếc thuyền
ngoài xa” là tác phẩm tiêu biểu in đậm trong phong cách tự sự triết lí của NMC dc viết vào năm 1983 và đc in
lại trong tập chuyện cùng tên 1987. Truyện ngắn là ẩn dụ cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời “Khi
nhìn xa nó là bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ. Khi đến gần lại là bức tranh hiện thực cuộc sống phũ phàng.”

Đầu tác phẩm, người đàn bà hiện lên với vẻ ngoài xấu xí như là kết quả của cuộc sống lam lũ, khổ cực. Tuổi
ngoài bốn mươi, mặt rỗ do di chứng bệnh đậu mùa để lại, áo quần bạc phếch, rách rưới được mặc lên thân
hình thô kệch của người đàn bà miền biển càng tô đậm nên cuộc sống mưu sinh vất vả lúc bấy giờ. Người đàn
bà còn là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” của gã chồng
vũ phu. Thế nhưng chị vẫn cam chịu, không khóc lóc van xin. Người đàn bà có cuộc sống mới bất hạnh làm sao.
“Nhà văn phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”, tuy người đàn bà có cuộc sống khổ cực nhưng nhà văn đã
thành công khi đào sâu tìm kiếm vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà thất học thông qua câu chuyện ở tòa án
huyện. Ban đầu, người đàn bà tỏ ra rụt rè, e ngại, chỉ xưng: “con-quý tòa” nhưng sau đó chuyển thành “tôi-các
chú”, từ đó ta thấy rõ được sự sắc sảo ở chị.

Thứ nhất ta nhận thấy ở người phụ nữ có một tấm lòng nhân hậu, vị tha nghĩa tình, từng trải và thấu hiểu lẽ
đời. Chị không bao giờ quên câu chuyện nghĩa tình ở quá khứ của người chồng. Lúc đó chị là một người phụ
nữ xấu xí vì di chứng bệnh đậu mùa, nhưng người đàn ông là chồng chị bây giờ - người đàn ông khỏe mạnh đã
thông cảm, chấp nhận sự thiệt thòi này về nhan sắc của chị. Chị kể về câu chuyện nhắc đến nguyên nhân
không thể bỏ chồng đó là chị luôn tự nhắc bản thân về lòng biết ơn sâu sắc đối với người đàn ông này. Người
chồng chính là người mang đến hạnh phúc lứa đôi và sau đó là hạnh phúc gia đình cho chị. Chị cố biện minh
cho chồng, biện minh cho hành động của chồng mình bằng cách tự nhận hết lỗi về bản thân như là do đẻ quá
nhiều hay do gia đình đông con. Chị cho rằng vì thuyền chật, con đông nên cuộc sống khốn khó lại càng khốn
khó, gia đình không đóng nổi một chiếc thuyền to lớn hơn, có những lúc phải ăn xương rồng chấm muốn thay
cơm. Cố gắng phân tích, biện minh để khẳng định người chồng không xấu mà là do hoàn cảnh bởi trước kia
anh là người hiền lành nhưng để giải tỏa khó khăn thì mới đánh vợ. Chị xem hành động dã man của người đàn
ông là một cách để giải tỏa bức bí của cuộc đời.

Chị ghi nhận lòng tốt của Phùng và Đẩu nhưng càng rất thẳng thắn và chân thật khi chỉ ra hạn chế của họ. Chị
thẳng thắn: “Là bởi vì các chú không phải là người đàn bà, chưa bao giờ các chú biết được như thế nào là nỗi
vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” bởi lẽ người chồng là trụ cột, thuyền trưởng
của chiếc thuyền. Nếu không có gã đàn ông vũ phu, cuộc đời chị liệu sẽ còn thê thảm đến mức nào nữa? Vì
vậy, chị quyết hy sinh để người đàn ông ở lại chèo chống chiếc thuyền cùng chị nuôi đàn con. Chị không phải là
một người thất học, cam chịu đến vô lý và chị không phải là một nạn nhân cần được sự giúp đỡ, chị hiểu mình,
hiểu đời, nhận thức chồng mình vừa đáng trách vừa đáng thương.
Chị vị tha, đồng cảm và rất thấu hiểu cho chồng, chị còn sắc sảo, từng trải khi phân tích về lẽ đời, cuộc
sống và gia đình. Một nạn nhân cần giúp đỡ như chị lại giúp cho Phùng và Đẩu ngộ ra nhiều điều về cuộc sống.
Trong nỗi cơ cực vô hạn, người đàn bà vẫn biết “gạn đục khơi trong”, chắt chiu những giọt hạnh phúc với tinh
thần lạc quan. Cuộc đời chị khoảnh khắc vui nhất là khi chị chứng kiến đàn con của chị được ăn no, gia đình chị
hạnh phúc, sum vầy. Ngay từ đầu, khi chị van xin, chắp tay lạy lục người chồng lên bờ đánh mình hay ngăn
thằng Phác không được đánh bố nó đã cho thấy tâm hồn vàng ngọc của chị. Chị thấu hiểu và không muốn
những đứa con của mình chứng kiến cảnh bạo lực gia đình để rồi ghi lại những vết chàm trong tâm hồn đứa
trẻ. Ngươi đàn bà đó muốn con mình có tình yêu thương của cả cha và mẹ. Vì lẽ đó chị sẵn sàng hy sinh, chịu
tất cả những khổ cực để đổi lấy cuộc sống tốt đẹp cho con mình.

Nguyễn Minh Châu đã thành công trong việc xử dụng nghệ thuật đối lập. Một bên là người đàn bà xấu xí,
phi thẩm mĩ, một bên là vẻ đáng thương, phẩm chất bên trong của con người đáng trân trọng. Người đàn bà
trong truyện là người có cốt cách bên trong, biết nhìn xa, thương đàn con nhỏ, giàu đức hi sinh, lòng vị tha,
thương chông, thương con am hiểu lẽ đời, sẵn sàng hi sinh bản thân về hạnh phúc, no ấm cho chồng, cho con.
Đây chính là những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Như vậy, qua câu chuyện ở tòa án huyện cho ta thấy vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài thất học:
nhân hậu, vị tha, nghĩa tình. Chị đã làm “vỡ” ra nhận thức của cả Phùng và Đẩu về cơ sự của người đàn ông và
chân lý đơn giản của người đàn bà. Phùng đã phát hiện ra cái đẹp của đời thực, của nghệ thuật trong đời sống
nội tâm của con người- thế giới con người là thế giới phức tạp, khám phá về con người, muốn giúp đỡ con
người không phải là điều đơn giản. Còn chánh án Đẩu, vị bao công của phố huyện nghèo cũng sẽ thấy pháp
luật và công lý không nằm trong đống sách vở thô cứng, lẽ phải ở chính lòng người, luật pháp là cần thiết, lòng
tốt là đáng quý nhưng chưa đủ, cần phải thấu hiểu,thâm nhập sâu vào đời sống của nhân dân hơn để tìm cách
phù hợp giúp đỡ họ. Hơn nữa, câu chuyện ở tòa án huyện còn nêu lên cốt lõi tinh thần nhân đạo của tác
phẩm.

Vẻ đẹp của người phụ nữa VN

Qua hình ảnh người đàn bà trong truyện chúng ta thấy người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được những nét đẹp
truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Dù vẻ ngoài không đẹp nhưng bên trong luôn có phẩm chất cao quý.
Luôn nghĩ tới gia đình, hạnh phúc nhỏ của mình, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để giữ gìn, chăm sóc gia đình, hạnh
phúc đó chính là con cái của mẹ. Người phụ nữ mang một lòng vị tha cao cả, những khác biệt của người phụ
nữ làng chài, phụ nữ ngày nay năng động hơn, làm chủ cuộc sống hơn, làm chủ được kinh tế. Họ không còn
phải nhẫn nhục chịu trận đòn roi của chồng. Họ yêu thương chồng con, họ cần một người đàn ông chèo kéo
mái ấm gia đình, là người yêu thương gia đình, yêu thương vợ con. Nhưng nếu là người đàn ông vũ phu đánh
đập vợ con, họ sẵn sàng báo cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi hạnh phúc của gia đình mình. Bên cạnh
đó vẫn còn những người phụ nữ nhu mì, hèn nhát, nhẫn nhục sẵn sàng chịu đựng đòn roi của chồng, cố bấu
víu lấy cái hạnh phúc chỉ có trong ảo tưởng, sống không có lập trường. Họ cần phải thay đổi cách sống, cách
suy nghĩ tới giải pháp cuối cùng để giải thoát tìm hạnh phúc, cho mình cơ hội để đến với hạnh phúc đích thực.
BÀI 2: HÌNH TƯỢNG CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU

Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới,
ông là người tiên phong trong việc khám phá đời sống con người trong sự phức tạp, đa diện thời sau chiến
tranh. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông về đề tài trên, từ
một câu chuyện về bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh. Nếu như Nguyễn Tuân lấy hình
tượng con sông Đà để giới thiệu vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của nó thì Nguyễn Minh Châu lấy hình tượng
chiếc thuyền ngoài xa để nói lên những dụng ý nghệ thuật của mình. Hình tượng chiếc thuyền được Nguyễn
Minh Châu khắc họa rõ nét qua chi tiết: <………>

Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã là một ẩn ý nghệ thuật về hình tượng này. Chiếc thuyền ngoài xa theo nghĩa
tả thực thì nó chính là không gian sinh sống của những cặp vợ chồng làng chài. Nó là những chiếc thuyền mưu
sinh của con người đánh cá. Nói một cách khác đi thì đó chính là nhà của họ. Thế nhưng nếu như chỉ hiểu theo
nghĩa tả thực kia thì chẳng có gì gọi là ẩn ý ở đây cả.

Chẳng là nghệ sĩ Phùng là một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp trong một chuyến công tác chụp cảnh thuyền và
biển cho bô lịch năm ấy nghệ sĩ Phùng đã đến vùng biển để chụp bức ảnh chiếc thuyền và biển trong buổi sớm
tinh sương. Và đúng như mong muốn Phùng bắt gặp cảnh tượng chiếc thuyền in những nét lòa nhòa trong làn
sương. Đó thực sự là một cảnh đắt trời cho. Có thể nói hình tượng chiếc thuyền này chính là một hình ảnh
nghệ thuật. Một chiếc thuyền với mũi thuyền in những nét lòa nhòa trong làn sương sớm. Đây quả thật là một
bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ để lại. Trước mắt chúng ta hiện lên một bức tranh đen trắng, chiếc
thuyền nhỏ kia mang màu đen in hình mình lên màu trắng là làn sương sớm của buổi sáng trên biển. Sự kết
hợp sáng tối giữa hai hình ảnh, hai màu sắc khiến cho thi nhãn của ta như được đắm chìm, bị thu hút bởi sự
hài hòa dịu mắt ấy. Những mắt lưới đánh cá cũng được xuất hiện, với cuộc sống thường nhật thì nó chỉ để bắt
cá mà đến với nghệ thuật nó lại trở thành một hình ảnh thật đẹp. Hình ảnh những con người ngồi trên thuyền
thì im phăng phắc. Cảnh đẹp đó khiến cho người nghệ sĩ như bóp thắp tim lại vì sung sướng. Nó chỉ là một
cảnh tượng đời thường thế khám phá nghệ thuật của nó lại trở nên đẹp đến vậy. Người nghệ sĩ nhận ra nghệ
thuật chính là đạo đức.

Như vậy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi. Nhà văn như khẳng định
nguồn gốc của nghệ thuật chính là sinh ra từ cuộc sống này. Những điều bình dị hay những điều lớn lao của
cuộc sống đều có thể trở thành nghệ thuật. Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa mang nét nghệ thuật đẹp đến
nổi người nghệ sĩ không thể thốt nên thành lời mà như có ai bóp thắt tim mình lại.

Đó là một nét của hình tượng chiếc thuyền ngoài xa, nếu chỉ dừng lại ở đó thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nhà
văn Nguyễn Minh Châu tiếp tục cho chúng ta khám phá nghịch lý của cuộc đời qua hình tượng chiếc thuyền
ấy.

Sau một bức tranh tuyệt mĩ ấy nơi có những con người chỉ ngòi im phăng phăc êm đềm hiền lành thế. Vậy mà
khi chiếc thuyền ấy lại mang cả một sự thật ẩn dấu đằng sau. Đó là người chồng đánh người vợ của mình thậm
tệ. Anh ta lấy một chiếc thắt lưng mỹ ngụy của mình để dáng đòn liên tục vào người vợ không hề thương tiếc
hay đau xót gì. Bất chợt thằng con trai ở đâu lao tới, nó cầm một con dao và bất chấp chạy tới chỗ ông bố để
đâm ông ta. Mũi dao ấy có thể lấy mạng ông bố. Người chồng ấy phũ phàng tát cho thằng con một cái ngã lộn
nhào và sau đó trở về thuyền để mặc cho hai mẹ con ở lại trên bờ. Vậy là hình tượng chiếc thuyền kia đâu còn
là hình ảnh nghệ thuật nữa nó lại quay trở lại là hình ảnh của cuộc sống hiện thực của những người dân chài
nơi đây. Vẫn là con thuyền mưu sinh ngày đêm lênh đênh trên biển, vẫn là con thuyền với những con người
ngồi im phắc thế nhưng đến khi vào bờ lại là một trận đánh tơi bời. Đến đây thì ai nghĩ rằng chiếc thuyền kia
chỉ đẹp như thế.

< ĐOẠN NÀY CÒN THỜI GIAN THÌ CHÉP>Hình tượng của chiếc thuyền ngoài xa là như thế và cho đến bây giờ
hễ cứ nói đến hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là nói đến sự hàm ẩn giữa nghệ thuật và cuộc đời. nghê thuật
được sinh ra từ cuộc đời nhưng đồng thời nghệ thuật phải gắn liền với cuộc đời. Con người chúng ta khi nhìn
bất cứ một sự việc nào là nghệ thuật hay không nghệ thuật thì cũng nên nhìn nhận một cách đa chiều. Bởi vì
cuộc đời này không bằng phẳng một màu, trong một sự vật có thể chứa đựng nhiều mặt khác nhau. Dòng đời
thì đa đoan phức tạp. Vì thế chúng ta nên nhìn nhận một cách thấu hiểu nhất chứ không nên phiếm diện

Nguyễn Minh Châu đã thành công dựng lên nhân vật người đàn bà trong cái lấm lem bụi đời để bày tỏ tình
cảm nhân đạo của mình. Cách trần thuật, tình huống truyện và lời thoại nhân vật đã góp phần làm nên cái đắc
địa, tuyệt mĩ của “Chiếc thuyền ngoài xa”. Từ đó cho ta thấy những triết lý nhân sinh và nghệ thuật, cuộc đời
cũng như trách nhiệm của người nghệ sĩ ấy.

Có thể nói nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kế thừa quan niệm của nhà văn Nam cao “Nghệ thuật không phải là
ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ
những kiếp lầm than”. Thế nhưng Nguyễn Minh Châu vẫn có cái mới lạ ở chỗ hình tượng chiếc thuyền kia quả
thật là một nghê thuật đó chứ đâu có phải lừa dối đâu. Cái mà nhà văn muốn thể hiện đó chính là mối quan hệ
giữa cuộc đời và nghệ thuật, cái nhìn đa chiều vào sự vật hiện tượng. Ngay chính bản thân hiện tượng cũng có
những nghịch lý mà ta phải nhìn nhận.
BÀI 3: Phân tích hai phát hiện của nhân vật phùng

Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới,
ông là người tiên phong trong việc khám phá đời sống con người trong sự phức tạp, đa diện thời sau chiến
tranh. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông về đề tài trên, từ
một câu chuyện về bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh. Trong truyện, thông qua hai
phát hiện của nhân vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những đánh giá, quan điểm về mối
quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ và nhân dân.

Nhắc đến NMC ta sẽ biết đến ông vs vai trò là người mở đương tinh anh và tài năng của văn học VN thời kì đổi
mới. Và đặc biệt ở phong cách nghệ thuật trong các sang tác của ông có sự thay đổi qua các thời kì. Giai đoạn
trước 1975, các tác phẩm của ông thiên về nguồn cảm hứng sử thi và trữ tình lãng mạn. Nhưng sang giai đoạn
sang sau 1975, các tác phẩm của ông lại chuyển sang cảm hứng thế sự và đạo đức nhân sinh. “Chiếc thuyền
ngoài xa” là tác phẩm tiêu biểu in đậm trong phong cách tự sự triết lí của NMC dc viết vào năm 1983 và đc in
lại trong tập chuyện cùng tên 1987. NMC đã cho thấy cách nhìn nhận cuộc sống con người và đặc biệt hơn là
mqh giữa NT và cuộc đời qua chuyến công tác của nhân vật phùng.

Phùng là một người lính trở về từ cuộc chiến “vào sinh ra tử” của đất nước. Sau cách mạng, anh làm nghề
nhiếp ảnh. Nhiệm vụ của Phùng được trưởng phòng giao phó là tạo ra được một tác phẩm nghệ thuật về
thuyền và biển để hoàn thiện đủ cho bộ lịch năm sau. Theo yêu cầu đó, Phùng đã bắt tay vào công việc, trở lại
chiến trường cũ miền Trung Trung Bộ, anh bắt đầu hành trình tìm kiếm một tấm ảnh nghệ thuật đắt giá. Cũng
từ đây, Phùng có những phát hiện mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời.

Phát hiện đầu tiên của Phùng là một bức tranh đẹp từ cuộc sống tựa "bức họa cổ thời tàu". Dưới cặp mặt tinh
tế và nhạy cảm của người nghệ sĩ, Phùng đã phát hiện một vẻ đẹp tận thiện, tận mỹ, đó là cảnh biển với "Mái
thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng
do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi khum
khum, đang hướng mặt vào bờ". Đó là một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, một khung cảnh “đắt trời cho” mà khi
Phùng thấy được như vỡ òa trong hạnh phúc.

Khung cảnh không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến lý trí và tâm hồn Phùng. Sợ lỡ mất giây phút
diệu kỳ ấy, Phùng đã vội đưa chiếc máy ảnh của mình lên bấm liên hồi để thu lấy tất cả những khoảnh khắc
đẹp nhất của bức tranh cuộc sống. Khung cảnh đẹp đẽ được phát hiện sau bấy lâu tìm kiếm đã làm trái tim
Phùng thực sự rung động và hạnh phúc. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa không gian mờ sương của biển cả
khiến lòng người nghệ sĩ trở nên trong trẻo, tinh khôi, trong giây phút đó, Phùng cảm nhận được sự trong
ngần của chính tâm hồn mình, anh nhận ra rằng "cái đẹp chính là đạo đức". Có thể thấy qua phát hiện đầu tiên
của Phùng, tác giả đã gửi gắm một thông điệp về nghệ thuật sâu sắc: Để làm nên một tác phẩm nghệ thuật ý
nghĩa đòi hỏi mỗi người nghệ sĩ phải cất công tìm tòi, khám phá, bỏ công sức và quá trình lâu dài, bền bỉ. Tác
phẩm nghệ thuật có giá trị phải là một tác phẩm có tác động đến tư tưởng, tình cảm và tâm hồn con người,
khiến cho "con người gần người hơn".

Phát hiện thứ hai của Phùng là phát hiện về một cuộc đời đau thương ẩn sau sự hoàn mỹ, toàn bích của bức
tranh nghệ thuật được Phùng khám phá trước đó. Một sự thật nghiệt ngã được phơi bày khi chiếc thuyền từ
xa tiến lại gần bờ. Một người đàn bà ấy có ngoại hình cao lớn, thô kệch, khuôn mặt mệt mỏi bước ra từ chiếc
thuyền, đi cùng một người đàn ông mái tóc tổ quạ, hai con mắt tràn đầy vẻ giận dữ, độc ác. Họ bước xuống
thuyền, đi nhanh vào bãi bờ, người đàn ông nhanh chóng lấy chiếc thắt lưng lo bản quất tới tấp vào người vợ
của mình. Hành động hùng hổ, người đàn giáng xuống tấm thân người đàn bà những nhát quất đầy hung bạo.
Vừa đánh hắn vừa nghiến răng ken két, con mắt tràn ngập sự giận dữ. Vừa đánh hắn vừa quát: “Mày chết đi.
cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ”, cứ mỗi nhát danh của hắn là một tiếng rên rỉ đầy đau đớn cất
lên. Nhưng kỳ lạ là người đàn bà ấy không hề phản kháng, trách móc hay chạy trốn để thoát khỏi trận đòn roi
tàn nhẫn mà lặng lẽ cam chịu.
Đứng trước cảnh tượng đó, Phùng không khỏi ngạc nhiên, bất ngờ, ngỡ ngàng há hốc mồm như không hiểu
chuyện gì đang xảy ra trước mắt mình. Với một người từng chiến đấu nơi chiến trận để giành lại độc lập, yên
vui cho nhân dân, bắt gặp cảnh bất công khiến Phùng không chịu được, Phùng cũng không thể nào chấp nhận
một hiện thực nghiệt ngã, cuộc sống và số phận con người sau chiến tranh lại trớ trêu, khổ cực đến như vậy.
Cũng vừa mới đây thôi, bức tranh nghệ thuật đẹp đẽ đã khiến anh nhận ra cái đẹp chính là đạo đức, vậy mà
một hiện thực "phi đạo đức" lại vừa xảy đến trước mắt , điều đó khiến Phùng không khỏi chua xót, cay đắng.
Với phát hiện thứ hai, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc một thông điệp đầy ý nghĩa về nghệ thuật và cuộc
sống, giống như nhà văn Nam Cao từng nói “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không
nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” nghệ
thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và vì cuộc sống.

Hai phát hiện của Phùng đều gắn liền với hình ảnh chiếc thuyền chài vùng biển. Ở khoảng cách xa, trong màn
sương sớm, chiếc thuyền hiện lên thật đẹp, đó là vẻ đẹp của nghệ thuật. Khi tiến lại gần, một hiện thực trần
trụi được hiện ra, đó là thực tế của cuộc sống. Nghệ thuật không thể che giấu những thô ráp, nghiệt ngã của
cuộc sống, nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống. Để có được điều ấy, đòi hỏi người
nghệ sĩ phải dành tâm sức tìm kiếm, sáng tạo, phải đặt cả trí tuệ và tâm hồn mình vào mỗi tác phẩm. Hình ảnh
chiếc thuyền ngoài xa trở thành chi tiết đầy ý nghĩa trong hai phát hiện độc đáo của Phùng.

Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo, hình ảnh biểu trưng “chiếc thuyền ngoài xa”
là nghệ thuật ẩn dụ cho kiếp người đơn độc, lênh đênh trên biển lớn cuộc đời. Nghệ thuật tự sự độc đáo,
người trần thuật là Phùng một nghệ sĩ dày dặn kinh nghiệm, từng trải trên chiến trường. Ngôn ngữ truyện
chân thực, giàu hình ảnh sáng tạo, hấp dẫn người đọc.

Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm văn học xuất sắc của Nguyễn Minh Châu, để lại cho chúng ta những bài
học quý giá về triết lý nhân sinh của cuộc đời, biết đồng cảm, sẽ chia với những mảnh đời khốn khó. Từ tình
huống truyện có ý nghĩa như một nút thắt để người đọc khám phá về sự thật cuộc đời, từ những thay đổi
trong nhận thức con người, tác giả đã chỉ rõ mối liên hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Nhà văn cũng như thư
ký của thời đại, phải có trách nhiệm tái hiện cuộc sống trong ngòi bút nghệ thuật của mình.
Bài 4: Cuộc đối thoại giữa trương ba và người thân

Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong
những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở kịch nổi
tiếng của ông với nhiều tư tưởng nhân văn cao đẹp. Mà đoạn trích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với
người thân đã góp phần thể hiện điều đó.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đây là một trong
những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được công diễn nhiều lần ở trong nước và ngoài nước. Trương
Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba
sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa chết. Khi trú nhờ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp phải rất
nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, ngay đến gia đình của ông cũng cảm thấy xa
lạ... Bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống trái với tự nhiên. Đặc biệt là khi xác anh hàng thịt đã làm
cho Trương Ba nhiễm một vài thói xấu. Trước nguy cơ bị tha hóa, ông đã quyết định trả lại xác cho anh hàng
thịt, còn mình thì chấp nhận cái chết.

Bi kịch của hồn Trương Ba được Lưu Quang Vũ khắc họa qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
là bi kịch không được thừa nhận. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác kết thúc. Hồn Trương Ba trong xác anh hàng
thịt đang ngồi lặng lẽ bên cái chõng, thì vợ bước vào hỏi: “Cái Gái chưa về hả ông?” Hồn Trương Ba thẫn thờ
trả lời: “Chưa”. Vợ Trương Ba tiếp tục giải thích: “Nó sang nhà cu Tị từ sớm. Cu Tị bị ốm nặng”. Hồn Trương Ba
không giấu sự ngạc nhiên nói: “Ốm nặng? Vậy mà tôi không biết”. Hai lời thoại đầu chỉ mang tính giao tiếp
thông thường chẳng một dấu hiệu gì mang đến cơn sóng gió tiếp theo cho Trương Ba lúc này thì từ lời thoại
thứ ba: “Ông bây giờ con biết đến ai nữa. Cu Tị ốm thập tử nhất sinh… Khổ thằng bé ngoan là thế… Cái thân tôi
thì sao trời lại không bắt đi cho rảnh”. Đây là sự thay đổi hoàn toàn cảm xúc của cái hờn trách, giận dỗi và
chua xót của cái tủi thân tủi phận mà bất lực. Không để vợ nói tiếp nữa, Hồn Trương Ba cắt ngang: “Sao bà lại
nói thế?”. Nghe chồng nói, người vợ đi thẳng vào vấn đề mà bà đang ấm ức: “Tôi nói thật đấy… Ông Trương
Ba ạ, tôi đã nghĩ kĩ… Có lẽ tôi phải đi”. Hồn Trương Ba hỏi lại: “Đi đâu?”. Người vợ tiếp tục nói thực lòng với
bao hờn dỗi: “Chưa biết! Đi cấy thuê làm mướn… đi biệt để ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt…
Còn hơn là thế này?”. Nghe vợ nói, Hồn Trương Ba chỉ còn biết kêu gào: “Bà! Sao lại đến nông nỗi này?”. Đó là
sự bất lực, đau đớn của hồn Trương Ba trước lời nói của người vợ. Để rồi người vợ phải lên tiếng giải thích:
“Chỉ tại bây giờ… ông đâu còn là ông Trương Ba nữa… Thằng Cả đã quyết định bán khu vườn để có tiền mở
thêm vốn liếng cửa hàng thịt”. Hồn Trương Ba quá ngạc nhiên nói: “Thật sao? Không được!”. Nghe chồng
phản đối bà vợ: “Ông bảo không được nhưng tôi biết sự thể sẽ dẫn đến như vậy. Ông sẽ đành ưng chịu như
vậy”. Người vợ của Trương Ba dù rất mực yêu thương chồng, giàu lòng vị tha nhưng cuối cùng vẫn rơi vào sự
bế tắc. Những dấu ba chấm kết hợp với câu cảm thán và các từ “rưng rưng… khóc…” đã diễn tả đầy đủ sự
buồn bã, bất lực. Trong cuộc đối thoại với vợ, hồng Trương Ba chỉ sử dụng câu ngắn, câu hỏi liên tiếp cùng với
đó là các câu cảm thán đã cho thấy sự thảng thốt, ngỡ ngãng tê sót của ông. Kết thúc đợt thoại này Hồn
Trương Ba chỉ còn biết ngồi xuống tay ôm đầu.

Khi Hồn Trương Ba ngẩng lên thì thấy cái Gái đứng trước mặt. Ông đã kêu đứa cháu như là để cầu cứu: “Gái,
cháu!”. Đó đã không còn chỉ là lời gọi thông thường nữa mà là tiếng kêu của một trái tim được phát ra từ
miệng khát khao có một điểm tựa, sự đồng cảm cầu cứu. Có lẽ lúc đó hồn Trương Ba tưởng rằng đứa cháu gái
bé bỏng sẽ sà vào lòng thì trái lại, cái Gái đã phản ứng quyết liệt và dữ dội: “Nó lùi lại nói đã tạo nên một
khoảng cách không chỉ về mặt không gian mà còn cả về tâm hồn giữ ông và cháu sau đó lại nói: “Tôi không
phải là cháu của ông”. Câu nói như là gáo nước lạnh phũ phàng tạt thẳng vào mặt Hồn Trương Ba. Nhưng Hồn
Trương Ba vẫn giữ bình tĩnh dịu giọng nhẫn nhục giải thích, khẳng định: “Ông đúng là ông nội cháu. Nếu ông
nội tôi hiện về được sẽ bóp cổ ông”. Hồn Trương Ba vẫn cố ra sức thuyết phục bằng những chứng cứ mặc cho
sự đe dọa từ đứa cháu gái: “Sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn… chỉ có ông nội cháu
mới biết quý cây như thế”. Chính vì quá yêu thương nên giờ đây nó không thể chấp nhận, cũng không thể nào
mở lòng mình đớn nhận con người trước mặt mình cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như
cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông
nội. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ
tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự
kết tội, ruồng bỏ xua đuổi người thân yêu: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi”. Như vậy cái Gái là
người yêu thương gắn bó với ông hết mực. Ông mất, đêm nào nó cũng khóc, nâng niu từng chút kỉ niệm của
ông. Bây giờ lại phản ứng dữ dội. Những lời nói của đứa cháu nhỏ, thêm một lần nữa xoáy khoét vào nỗi đau
sâu thẳm của ông, để ông cảm nhận thấm thía bi kịch bị chính những người thân yêu chối bỏ.

Cuối cùng là cuộc đối thoại với chị con dâu. Sau cuộc đối thoại với cái Gái, chị con dâu ở trong nhà bước ra
nghe thấy những lời cuối cùng con. Chị vừa gọi theo con gái: “Gái, quay lại đây, Gái”. Rồi chị lại quay sang nói
với Hồn Trương Ba: “Thầy, thầy đừng giận con trẻ… Chỉ tại nó nghĩ thầy không phải là ông nội nó, con dỗ dành
thế nào nó cũng không nghe (rưng rưng) khổ thân thầy”. Hồn Trương Ba cảm thấy ấm lòng: “Đến lúc này, cả
nhà chỉ một mình con vẫn thương thầy như xưa”. Người con dâu khẳng định thêm: “Hơn xưa nữa… nhưng
thầy ơi con sợ lắm… mỗi ngày thầy một đổi khác dần… có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa… làm sao
giữ được thầy ở lại hiền hậu vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con xưa kia?”. Hồn Trương Ba lại tiếp tục thất
vọng buồn rầu nói: “Giờ thì con cũng…”. Người dâu vội chữa lại nói: “Thầy đừng giận nếu con đã nói điều gì
không phải”. “Không ta không giận. Cảm ơn con đã nói thật. Bây giờ thì đi đi, cho ta được ngồi yên một lát”.

Trương Ba như được an ủi phần nào, bởi nhận ra cái Gái rất thương ông, ông nghĩ cô con dâu sẽ là điểm tựa
để sẻ chia tâm sự. Nhưng trước những lời nói vừa yêu thương, vừa thẳng thắn của cô con dâu Trương Ba lặng
ngắt như đá tảng đau khổ đến cùng cực đầy sợ hãi. Có lẽ lúc ấy Trương Ba giống như người đứng trước một
cái vực thẳm sâu hoắm khắc khoải cần một ai đó níu giữ nhưng kết quả vẫn là sự bế tắc đi vào vô vọng.

Như vậy, những người trong gia đình Trương Ba, người tủi thân (vợ), người thì tức tưởi xua đuổi (cháu gái) ;
người thì lại thấu hiểu sẻ chia (con dâu) nhưng họ vẫn nhận ra và đau khổ trước sự thay đổi của Trương Ba.
Tuy yêu quý, muốn níu giữ Trương Ba xưa tìm giải pháp để thoát khỏi hoàn cảnh nhưng trớ trêu thay đều bất
lực. Đó là bi kịch của Hồn Trương Ba càng bị đẩy lên tới điểm đỉnh. Những người thân thiết nhất cũng không
chấp nhận nỗi tình trạng hai mảnh hồn, người bất nhất của chồng, cha, ông mình. Không còn gia đình nền tảng
của một sự bấu víu hi vọng vào mặt đất không có ý nghĩa và dường như cũng chẳng còn tồn tại. Trương Ba
hiểu mình đã mất tất cả rơi vào trạng thái hoàn toàn cô độc.

Để làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, Lưu Quang Vũ đã sử dụng một số
thủ pháp nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội
tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh và tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện. Có
chiều sâu triết học khách quan

Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân giúp ông hiểu tất những gì mình đã, đang gây ra và có lẽ nếu tồn
tại tiếp tục bi kịch ấy sẽ còn tiếp diễn và thiêu chiều hướng tiêu cực hơn nữa. Trương Ba sống làm gì khi mà
điều hồn còn sống là để mang lại hạnh phúc cho người thân hoàn toàn trái ngược lại, vô nghĩa lý. Từ đó hồn
Trương Ba suy nghĩ về việc lựa chọn cách lựa chọn cách sống, một cách phục sinh tâm hồn như đã mà dần, tan
biến dân ấy mở ra cho Trương Ba những thử thách mới, lựa chọn mới trong cuộc đối thoại với Đế Thích.
Bài 5: Cuộc đối thoại giữa trương ba và đế thích

Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong
những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở kịch nổi
tiếng của ông với nhiều tư tưởng nhân văn cao đẹp. Mà đoạn trích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế
thích đã góp phần thể hiện điều đó.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đây là một trong
những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được công diễn nhiều lần ở trong nước và ngoài nước. Trương
Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba
sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa chết. Khi trú nhờ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp phải rất
nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, ngay đến gia đình của ông cũng cảm thấy xa
lạ... Bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống trái với tự nhiên. Đặc biệt là khi xác anh hàng thịt đã làm
cho Trương Ba nhiễm một vài thói xấu. Trước nguy cơ bị tha hóa, ông đã quyết định trả lại xác cho anh hàng
thịt, còn mình thì chấp nhận cái chết.

Phần đầu của màn đối thoại là cuộc tranh luận về quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích. Qua cuộc tranh
luận ấy, tác giả đề cao quan điểm sống – “phải sống là chính mình”. Mở đầu là màn độc thoại: “Anh đã thắng,
cơ thể không phải là của em… Nhưng lẽ nào em chịu thua anh, đầu hàng anh và đánh mất chính mình?”. Đoạn
độc thoại thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt ở Trương Ba. Thực ra, cuộc đấu tranh ấy đã được tác giả
Lưu Quang Vũ chuyển tải qua cuộc đối thoại giữa Trương Ba và hàng thịt. Đó là cuộc đấu tranh giữa thể xác và
tâm hồn; giữa cái cao cả và cái thấp hèn; giữa tốt và xấu; giữa cao thượng và thô tục; giữa dục vọng và dục
vọng. Đó cũng là cuộc đấu tranh để hoàn thiện nhân cách. Cuộc đấu tranh này tuy thắng về thể xác nhưng
chính hồn Trương Ba không khuất phục, không khuất phục mà tìm mọi cách để được sống là chính mình – đây
chính là nhân cách cao đẹp của Trương Ba.
Trương Ba bày tỏ nguyện vọng với Đế Thích: “Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa,
không thể được!”. Lời thoại có tới hai lần phủ định “tôi không thể”; “không thể được” cho thấy quyết tâm rời
bỏ xác hàng thịt là ý chí sắt đá của Trương Ba khi thấm thía nghịch cảnh trớ trêu của mình. Tiếp đó, Trương Ba
nêu lên một nhu cầu chính đáng cũng như một quan điểm sống cao đẹp – sống phải là chính mình: “Bên trong
không được, bên ngoài không được. Con muốn là con trọn vẹn”. Đây là nỗi dằn vặt, đau khổ và trăn trở của
Trương Ba, hai người không thể dung hòa vì không thể có một tâm hồn cao thượng trong một thân xác tội lỗi.
Từ đó, Trương Ba lên tiếng đòi hỏi những nhu cầu chính đáng của chính mình: “Ta muốn là ta trọn vẹn”. Đây
là khát vọng mãnh liệt của Trương Ba, khát vọng sống hòa thuận. “Toàn vẹn” nghĩa là phải có sự hài hòa giữa
bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức, giữa thể xác và tâm hồn. Không thể có sự sống là “hồn và
xác”. Cuộc sống không thuận theo tự nhiên, không thuận theo tự nhiên, sống không được là chính mình là một
bi kịch nghiệt ngã. Trước những yêu cầu của Trương Ba, Đế Thích cho rằng: “Trương Ba nên chấp nhận cuộc
sống ấy vì“ trên trời dưới đất ”. Đế Thích chỉ ra rằng không chỉ Trương Ba sống bất nhất từ trong ra ngoài,
nhưng ai cũng vậy, nên Đế Thích khuyên Trương Ba đừng cố làm hòn bi lăn ngược mà hãy biết chấp nhận, hãy
biết thỏa hiệp, học cách chấp nhận. Đế Thích dẫn chứng mình và Ngọc Hoàng không được sống là chính mình:
“Nhìn bề ngoài thì không thể sống theo suy nghĩ bên trong, nhưng Ngọc Hoàng cũng vậy, chính con người cũng
có lúc phải nhào nặn. để xứng đáng với danh hiệu Ngọc Hoàng. ”

Trương Ba bắt đầu đổi giọng tố cáo Đế Thích: “Sống nhờ đồ đạc, của cải người khác là điều không nên, đằng
này, thân mình cũng phải sống nhờ hàng thịt”. Trương Ba so sánh về đồ đạc, vật chất và bản thân. Việc mượn
đồ đạc và của cải vật chất từ người khác là điều không nên; sống nhờ, sống nhờ, sống ký sinh trên cơ thể
người khác là một điều đáng xấu hổ đáng lên án. Trương Ba thẳng thắn: “Anh ấy chỉ nghĩ đơn giản là để cho
mình sống thôi, còn sống thì không cần biết!”. Đối với Trương Ba, sự sống không chỉ là sự tồn tại về mặt sinh
học, mà còn là sự tồn tại có ý nghĩa.
Tiếp đó, Trương Ba bày tỏ nguyện vọng: “Xác anh hàng thịt còn nguyên, ta sẽ trả lại cho anh. Cho hồn anh
sống lại với thân xác này”. Nhưng Đế Thích đã từ chối vì Đế Thích cho rằng linh hồn quý giá của Trương Ba
không thể thay thế được linh hồn tầm thường của anh hàng thịt. Trương Ba cho rằng: “Người tầm thường,
nhưng chân chính… sinh ra để ở với nhau”. Để khẳng định với lòng quyết tâm của mình, Trương Ba tỏ ra mạnh
mẽ: “Nếu không cứu giúp, ta sẽ nhảy xuống sông, găm dao vào cổ thì hồn không còn, xác hàng thịt”. Đối với
Trương Ba, thiên đường đẹp nhất, nơi linh hồn có thể trú ngụ sau khi chết là sống lại trong lòng những người
yêu thương mình.
Lưu Quang Vũ đặt Trương Ba vào một tình huống kịch độc đáo. Cái chết của đứa con trai duy nhất của bà, Ti,
khiến cuộc đối thoại có một bước ngoặt. Đế Thích muốn Trương Ba nhập hồn vào xác Tí: “Sống trong xác
chàng trai thì được”. Trước yêu cầu của Đế Thích, Trương Ba ngập ngừng: “Ông cho tôi suy nghĩ một lát đã”.
Sự phân vân của Trương Ba cho thấy: sống là đáng quý thật, được tồn tại mãi mãi là điều còn quý giá hơn. Sự
phân vân này cũng cho thấy Trương Ba rất ham sống, vẫn muốn được sống. Trương Ba lại tiếp tục trải qua
cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội. Ông hình dung thấy trước mắt là cuộc sống tương lai của mình trong cơ thể
của một thằng bé lên mười: “Có khi tôi còn phải sang nhà chị Lụa ở… Bà vợ tôi, các con tôi sẽ nghĩ ngợi, xử sự
thế nào, khi chồng mình, bố mình mang thân một thằng bé lên mười…”. Trương Ba thấy mọi sự vô lí nhất là
khi ông nhìn thấy được sự cô đơn của bản thân khi: “Vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng dặc. Mình tôi
giữa đám người hậu sinh… Tôi sẽ như ông khách ngồi ở nhà người ta… Tôi sẽ bơ vơ lạc lõng”. Điều khiến
chúng ta trân trọng ở Trương Ba đó chính là tâm hồn ông cao thượng: “Tôi không thể cướp cái thân thể non
nớt của cu Tị”. Trương Ba lên tiếng khẩn khoản cầu cứu Đế Thích “Ông hãy cứu nó! Ông phải cứu nó!… vì con
trẻ… Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng”.
Đế Thích vẫn muốn Trương Ba tiếp tục tồn tại nhưng Trương Ba đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Có
những cái sai không thể sửa được. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù bằng một việc đúng
khác”. Ông cũng khuyên nhủ Đế Thích phải làm cho bằng được việc đúng, đó chính là làm cho cu Tị được sống
lại. Những suy nghĩ tốt đẹp của Trương Ba và đức hi sinh cao thượng của ông cuối cùng cũng thay đổi được tư
duy của Đế Thích. Cu Tị được sống còn Trương Ba trở về với chính mình chứ không còn là “cái vật quái gở
mang tên hồn Trương Ba, da hàng thịt nữa”.

Để làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, Lưu Quang Vũ đã sử dụng một số
thủ pháp nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội
tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh và tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện. Có
chiều sâu triết học khách quan

Đoạn đối thoại chính là phân đoạn phát triển thêm so với cốt truyện gốc. Bằng tài năng dựng cảnh, dựng đối
thoại, độc thoại nội tâm, Lưu Quang Vũ đã cho người đọc những chân lý sống vô cùng quý giá. Chân lý sống ấy
không chỉ đúng với thời đại đó, với những con người trong hoàn cảnh đó mà nó có ý nghĩa với tất cả mọi
người, ở mọi thời đại, trên khắp nẻo đường ngõ xóm. Chính điều này đã nâng tầm giá trị cho tác phẩm của
Lưu Quang Vũ, để đến sau này, vở kịch vẫn sẽ được dựng lại như sự lưu danh một nhà soạn kịch tài năng và là
lời nhắn nhủ đến những thế hệ sau về một quan niệm sống tốt đẹp.
Bài 6: Cuộc đối thoại giữa Hồn và xác

Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong
những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở kịch nổi
tiếng của ông với nhiều tư tưởng nhân văn cao đẹp. Mà đoạn trích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Xác
hang thịt đã góp phần thể hiện điều đó.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đây là một trong
những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được công diễn nhiều lần ở trong nước và ngoài nước. Trương
Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba
sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa chết. Khi trú nhờ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp phải rất
nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, ngay đến gia đình của ông cũng cảm thấy xa
lạ... Bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống trái với tự nhiên. Đặc biệt là khi xác anh hàng thịt đã làm
cho Trương Ba nhiễm một vài thói xấu. Trước nguy cơ bị tha hóa, ông đã quyết định trả lại xác cho anh hàng
thịt, còn mình thì chấp nhận cái chết.

Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ đã để cho Hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một
hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn cấp và tha thiết: “Không! Không! Tôi không muốn
sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này.
ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi
cái xác này, dù chỉ một lát.”

Như vậy, hồn đang ở trong trạng thái vô cùng bức bối và đau khổ. Hồn bức bối vì không thể nào thoát ra khỏi
cái thân xác ghê tởm ấy, Ghê tởm vì mình không còn là chính mình nữa.Trong cuộc đối thoại với xác hàng thịt,
hồn là thế yếu, đuối lý không thể cãi được bởi những điều xác nói dù đúng hay sai, muốn hay không hồn cũng
phải thừa nhận.Đó là cái đêm khi hồn đứng cạnh vợ xác thì “tay chân run rẩy”; “hơi thở nóng rực”; “cổ nghẹn
lại” và suýt nữa thì…”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây hồn không thích và cho
đó là “phàm”. Hồn ghê tởm lúc ông tát thằng con “tóe máu mồm máu mũi”,... Tất cả đều là sự thật. Xác còn
gợi tả lại một cách chi tiết những sự thật khiến cho hồn càng cảm thấy xấu hổ. Hồn đưa ra lời ngụy biện cho
bản thân bằng lí lẽ: “Ta vẫn sống một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.” nhưng lại bị xác
cười nhạo và khinh thường.

Đối với Xác Hàng Thịt: Trong cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và xác hàng thịt, xác thắng thế nên hả hê cười
nhạo và liên tục tuôn ra những lời cười nhạo, chê bai với những lời thoại dài với chất giọng lúc thì mỉa mai lúc
thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Xác khôn ngoan, biết là lỡ lời nên đã biết tìm cách biện minh cho
chính mình bằng lý lẽ: “là hoàn cảnh” hay “cũng đáng được quí trọng”, không có tội. Hồn chỉ có phản ứng yếu
ớt: “Nhưng… Nhưng”... Nhận biết Hồn bị dồn vào thế bí, xác đưa ra giao kèo nhằm thỏa hiệp để chung sống
bằng giọng nhẹ nhàng, vuốt ve hồn, xác chủ động đưa ra “trò chơi tâm hồn”: “Những lúc một mình lẻ bóng,
ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông
phải nhân nhượng tôi. Làm xong một điều xấu ông cứ đổ lỗi cho tôi, để ông được thanh thản… miễn là… ông
vẫn làm đủ mọi việc thỏa mãn những thèm khát của tôi.” Nghe thấy xác nói xong, hồn nhận thấy được “lí lẽ ti
tiện” của xác và than lên một cách tuyệt vọng và bất lực: “Trời! Đã là một sự chấp nhận số phận trong nỗi đau
đớn khôn cùng muốn tìm đường thoát nhưng hoàn toàn vô vọng”.

Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, xác nhận rõ ràng đã hiện lên với ưu thế của kẻ nắm đầu chuôi, nắm sự
thắng thế, chứng tỏ quyền uy của mình đối với hồn. Linh hồn và thể xác vốn không tách rời được, cả hai phải
bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Chính vì thế cuộc đấu tranh giữa hồn và xác chính là đấu tranh giữa linh hồn -
thể xác, vật chất - tinh thần, nội dung - hình thức, bản năng - lý tưởng, cao cả - tầm thường trong mỗi con
người, là giữa sự cao sang giữa phần con và phần người.
Đây cũng chính là lời cảnh cáo, là thông điệp của Lưu Quang Vũ đối với bạn đọc, người xem. Khi con người
sống lâu trong môi trường dung tục thì chắc chắn sẽ bị nó chi phối và ảnh hưởng. Khi con người dù có thanh
cao đến đâu nhưng bị chi phối bởi những nhu cầu thiết yếu của bản năng thì chắc chắn chẳng thể đổ lỗi cho
thể xác. Suy cho cùng cả hai cũng chỉ là một, có sự chi phối lẫn nhau mà thôi.

Không thể tự an ủi, xoa dịu bản thân bằng những vẻ đẹp siêu hình của của tâm hồn, chính vì thế cần phải hoàn
thiện bản thân một cách toàn diện. Hoàn thiện bản thân chính là một cách để góp phần xây dựng xã hội văn
minh giàu đẹp. Cuộc đấu tranh giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh còn dài và dai trong mỗi con người ở trên thế
giới này.

Để làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, Lưu Quang Vũ đã sử dụng một số thủ
pháp nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh và tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện. Có chiều
sâu triết học khách quan

Thông qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, Lưu Quang Vũ gửi gắm sự cảnh báo của mình
vào đó: khi con người sống trong sự dung tục thì chắc chắn dung tục sẽ ngự trị và thắng thế, dẫn con người đi
vào sự tha hóa, lấn át dần những sự thanh cao, trong sạch và tốt đẹp. Đời sống đâu chỉ gói gọn trong trong
những nhu cầu thiết yếu của bản thân, mà còn rất nhiều thứ cần phải được quan tâm và dung hòa. Cuộc đấu
tranh giữa linh hồn và thể xác là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và hoài bão với dục
vọng ham muốn tầm thường, giữa tầm thường và cao cả, giữa phần con và phần người luôn diễn ra hằng
ngày, hằng giờ trong mỗi con người

You might also like