You are on page 1of 4

Sứ mệnh cuả thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật.

Chi tiết
nghệ thuật đặt trong truyện ngắn là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng
lồ.

Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng
lừa dối. Nghệ thuật chỉ nên là những tiếng đau khổ thoát ra từng những kiếp lầm
than.- Nam Cao

Cái đẹp là sự phối hợp cuủa các chất liệu khác nhau như âm, màu, từ ngữ, sao
cho tác phẩm tạo ra có được một hình thức có thể tác động lên tình cảm và lí trí
như một sức mạnh khơi dậy ở con người sự ngạc nhiên, lòng kiêu hãnh và niềm
sung sướng trước khả năng sáng tạo của mình.

Với nhà văn/ nhà thơ- cái đẹp bao giờ cũng vĩnh hằng- niềm tin vào cái đẹp là
vĩnh cửu. Ngẫm ra cảm hứng trước cái đẹp trở thành quy luật đối với người
nghệ sĩ. Nguyễn Trãi cảm khán trước cảnh sông nước ẩn tàng công danh chiến
tích của người anh hùng hào kiệt, bà Huyện Thanh Quan than thở một triều đại
rực rỡ đã đi qua, và sau này Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin mãnh liệt vào cái
đẹp qua con chữ của Huấn Cao được Viên quản ngục nâng niu, cất giữ. Và văn
học chân chính, thực chất cũng chính là một cái đẹp ở đời. Cái đẹp ấy nếu muốn
thoát khỏi quy luật băng hoại khỏi thời gian thì cần phải chạm tới những vấn đề
mamg tính nhân loại. Bởi vây mà

Cuộc sống là nới bắt đầu và là nơi đi đến của văn chương. Hơn bất cứ loại hình
nghệ thuật nào, văn học đều gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ
cuộc sống dồi dào. Một tác phẩm có giá trị hiện thực bao giờ cũng giúp người ta
nhận thức được tính quy luật của hiện thực và chân lí đời sống. Như Lê Quí Đôn
từng nói: Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi
sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được. Nếu như văn chương tách
khỏi dòng chảy của cuộc đời thì sẽ không thể vươn tới những giá trị đích thực,
không là nghệ thuật vị nhân sinh nữa. Nếu như anh Phùng không hiểu được câu
chuyện của người đàn bà hàng chài thì chắc chắn một điều rằng anh luôn quan
niệm cái đẹp chính là đạo đức, nhưng ra thật ra các đẹp chính là hiện thực của
cuộc sống, cái đẹp không phải là ánh trăng lừa dối mà cái đẹp.

Đọc Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy vấn đề xã hội mà nó phản ánh. Hình như toàn
một gam màu xám. Chồng chất, ngợp thở, thắt lòng! Cuộc sống bấp bênh, khốn
khó; tệ nạn xã hội: rượu chè, bạo hành gia đình: chồng đánh đập vợ tàn nhẫn, con
đánh bố, thậm chí còn có ý định giết bố; sự bất lực của công lí, pháp luật và cả đạo
đức, nguy hiểm hơn là tình trạng bế tắc, không lối thoát…
Bức tranh hiện thực kém phần tươi sáng này là kết quả của một sự quan sát, chiêm
nghiệm về đời sống của một nhà văn “mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và
nhất là tình yêu thương con người”. Tình yêu ấy, với ông “vừa là một niềm hân
hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực
về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình”. Nguyễn Minh Châu
đã nhìn sâu vào hiện thực, xuyên qua màn sương mờ ảo, đẹp đẽ, mộng và thơ để
nhìn ra cái thực, không ảo, không thơ, “phát giác sự vật ở cái bề chưa thấy, ở cái bề
sau ở cái bề sâu ở cái bề xa” (Chế Lan Viên). Quan niệm về hiện thực phức tạp, đa
diện, về cuộc đời đa đoan đa sự là quan niệm rất đáng chú ý của nhà văn ở thời
điểm đó. Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra, đang là sự tương tác giữa những cái
có lí và phi lí, những tất yếu và ngẫu nhiên. Bao nhiêu nghịch lí đời sống đã được
phơi bày trong truyện ngắn của ông.
Cuộc sống trên mặt đất và cuộc sống trên sông nước; bình yên và bão tố; nơi có
cơm ăn áo mặc và nơi chỉ có xương rồng chấm muối; nơi có công lí, pháp luật điều
hành và nơi chỉ có luật lệ của tự nhiên, của sông nước; một người trưởng phòng
thông minh muốn có tờ lịch tĩnh vật hoàn toàn nhưng thực tế thì hình ảnh con
người lại không thể tước bỏ; một nghệ sĩ săn được một cảnh biển và thuyền đẹp
toàn bích thì chính từ đó lại hiện ra một cảnh tượng vô cũng xấu xí, đằng sau cái
đẹp mơ mộng thi vị là những nhọc nhằn, đau thương của kiếp người; người đàn bà
xấu xí lại là mẹ của một cô gái xinh đẹp; người nghệ sĩ chuyên sáng tạo nghệ thuật
lại có nắm đấm rắn sắt ra trò đối với gã đàn ông vũ phu; người đàn bà bị chồng
đánh đập hành hạ vô lí nhưng không muốn từ bỏ ông ta, người là nạn nhân lại luôn
nghĩ mình là tội nhân, là nguyên nhân gây ra đau khổ (cái lỗi chính là đám đàn bà
trên thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật); đứa con muốn bảo vệ mẹ thì lại trở
thành đứa con bất hiếu; người mẹ muốn bảo vệ con, thương yêu con nhất mực thì
lại trở thành nỗi đau, nỗi lo âu khắc khoải của đứa con; cái đẹp hiện hình ngay
trong những nhọc nhằn thô kệch; những người nhân danh công lí, tình thương,
muốn đem lại công bằng cho những kiếp nạn đau khổ lại chính là những người
được giáo hoá bởi những lí lẽ của cuộc đời phàm trần. Từ đây, họ mới vỡ lẽ ra
những chân lí tưởng chừng là nghịch lí của đời sống: “Lòng các chú tốt, nhưng các
chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu hiểu được cái việc của các
người làm ăn lam lũ, khó nhọc… Là bởi các chú ko phải là đàn bà, chưa bao giờ
các chú biết thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một cái thuyền không có
đàn ông... cũng có khi biển động sóng gió chứ... đám đàn bà hàng chài chúng tôi
cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng
đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra đàn bà là để đẻ
con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở
thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ ko thể sống cho mình như ở trên đất
được”. Cái lí lẽ của người đàn bà từng trải khiến cho những người như Phùng, như
Đẩu từ bỏ cái nhìn duy lí về cuộc đời và con người, từ bỏ những ảo tưởng về sự
thay đổi dễ dàng cuộc sống của người dân khi được cách mạng giải phóng (không
phải cứ bỏ chồng thì cuộc đời người đàn bà sẽ sáng sủa hơn: “Mong các chú lượng
tình cho cái sự lạc hậu! Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!”. Cái nghịch lí lớn nhất là:
chúng ta có độc lập tự do nhưng chưa có đủ hạnh phúc cho con người. Chừng nào,
con người còn phải chật vật vì miếng cơm manh áo, chừng nào vấn đề về cái đói và
miếng ăn còn là mối lo lắng hàng đầu; chừng ấy, cái đẹp và những giá trị nhân văn
còn có nguy cơ bị suy kiệt. Nhà văn viết về hiện trạng ấy với một mối lo âu và hoài
nghi nặng trĩu: chúng ta giải quyết nỗi lo âu ấy chỉ bằng thiện chí thì bao giờ những
số phận bi kịch ấy mới tìm được lối thoát? Liệu rồi đây, thằng Phác có trở thành
một người đàn ông như bố nó, chị nó có trở thành một người phụ nữ như mẹ nó,
nhà nhiếp ảnh có phải quăng đi máy ảnh? Niềm vui bé mọn, ngỡ như tầm thường
của người đàn bà (vui khi nhìn đàn con được ăn no) mới xót xa làm sao! Câu
chuyện kết thúc bằng sự vỡ lẽ, giác ngộ của Phùng và Đẩu (sau khi nói chuyện với
người đàn bà), và cũng chỉ dừng ở đó. Chiều hôm ấy, Đẩu lại kiên trì và thiện chí,
đi gặp lão chồng bà ta để giáo dục răn dạy lão. Có lẽ, Đẩu cũng không làm gì hơn
thế được. Những người tốt như Phùng, như Đẩu không thể giúp cho người đàn bà
kia và nhiều người đàn bà khác được sống tốt hơn. Phùng còn bị ám ảnh mãi bởi
hình ảnh người đàn bà như đang bước ra khỏi tấm ảnh, “Mụ bước những bước
chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”. Bà ta lại
chìm lẫn trong cái đám đông khốn khó, nheo nhóc, như chẳng thể nào khác được.
Muốn cho người ta sống cho ra con người, phải tạo ra cho họ một hoàn cảnh sống
nhân đạo hơn. Tư tưởng này, Nam Cao đã trình bày từ rất sớm. Nguyễn Đình Thi
cũng có lần nói: Thế nào là một xã hội nhân đạo? Một xã hội nhân đạo là một xã
hội làm cho con người ta không còn đói nữa, bởi khi đói, con người nó sẽ nhe răng
ra cả với nhau. Một cá nhân không thể làm được điều này. Đó là trách nhiệm của cả
xã hội. Đấy cũng không chỉ là câu chuyện của ngày hôm qua mà còn là câu chuyện
của hôm nay và ngày mai, cũng không phải chỉ trên dải đất này. Nguyễn Minh
Châu có lần viết: khi bước ra khỏi một cuộc chiến tranh, con người ta cũng phải có
đầy đủ nghị lực và bản lĩnh như khi bước vào một cuộc chiến tranh. Cuộc chiến đấu
chống lại kẻ thù để giành lại độc lập tự do đã kết thúc, nhưng cuộc chiến với đói
nghèo, bạo lực và tăm tối thì vẫn đang tiếp tục với rất nhiều gian khó.

You might also like