You are on page 1of 3

Nhà văn Nguyễn Minh Châu khẳng định: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng

tâm mà
tâm điểm là con người”. Tác phẩm văn học bao giờ cũng bắt rễ từ đời sống hàng ngày mà con người
là nhân vật trung tâm. Phải chăng tư tưởng ấy đã thể hiện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa như
một minh chứng cho tấm lòng hướng về con người và khẳng định con đường của nghệ thuật chân
chính? Dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu – người mở đường tinh anh và tài năng nhất, tác phẩm
gửi gắm bức thư thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cũng như những vấn đề
phức tạp của cuộc sống con người những năm sau 1975. Nổi bật trong tác phẩm là đoạn: “Ngay lúc
ấy… đã biến mất.” nhà văn đã phơi bày hiện thực cuộc sống vẫn còn những nghịch lí, đau khổ thời
hậu chiến thông qua cảnh bạo lực trong gia đình người đàn bà hàng chài đồng thời gửi gắm bài học
đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người.
Tác giả của “Mùa lạc” từng nhận xét rằng: "Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc
những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ
tài năng sau này". Những tác phẩm của ông luôn ẩn chứa cái nhìn đa dạng nhiều chiều, cất giấu cái
đẹp ẩn sau những câu chuyện, hiện tượng đời sống. Ngòi bút của ông thường hướng về những âm
vang chiến trận, bao quát cả những vấn đề dân sự qua cảm hứng của một người lính đầy trải nghiệm.
Bên cạnh đó, ông còn được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ
đổi mới. Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa” được đánh giá là “đứa con tinh thần” mang đậm phong cách tự sự - triết lý
của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn ngữ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một
nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật, cuộc đời và con người mà
chính Nguyễn Minh Châu đã từng viết rằng: “Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét
đẹp kì diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám phá tất cả những cái đó”.
Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ Phùng tìm đến vùng biển miền Trung – chiến trường xưa nơi anh
cùng đồng đội cầm súng chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân - để chụp những tấm ảnh cho bộ
lịch năm sau với chủ đề “Thuyền và biển”. Sau khi suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định sẽ thu vào tờ lịch
tháng bảy của bộ lịch năm sau cảnh thuyền thu lưới vào lúc bình minh. Và buổi sáng hôm ấy, bất ngờ
anh lại gặp được một cảnh “đắt” trời cho, cảnh mà theo Phùng suốt đời cầm máy anh chưa gặp được
một lần. Trong đoạn trích, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tiếp tục thể hiện những khám phá, phát hiện về nghệ thuật và đời
sống, khiến tình huống truyện được phát triển. Éo le thay khi con thuyền ngư phủ đẹp như một giấc mơ trong bức tranh nghệ
thuật đẹp một cách toàn bích ấy tiến vào bờ thì bước xuống từ đó không phải là những con người đẹp và toàn thiện như cổ tích
mà là một người đàn bà xấu xí, một người đàn ông độc ác và một màn bạo lực gia đình khiến cho không chỉ Phùng mà người
đọc cũng sửng sốt và đau đớn.

Đọc đoạn trích cũng như đọc hết câu truyện người đọc vẫn không biết tên của người đàn bà là gì, tác giả đã gọi một cách
phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị….như một sự xóa mờ tên tuổi nhằm tô đậm
thêm số phận của chị. Chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác
không hiếm gặp trên những miền quê Việt Nam. Điều đó chỉ ra một thực tế rằng, người đàn bà không phải là hiện tượng cá biệt
và cũng không phải quá phổ biến nhưng ta có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc đời.

Bạo lực gia đình lại diễn ra ngay sau chiếc xe rà phá mìn của Mĩ trên bãi cát, và gã đàn ông đánh vợ bằng chiếc thắt lưng
da của lính Ngụy. Phải chăng cái ác mà Mĩ Ngụy gieo xuống đất nước ta còn không khủng khiếp bằng cuộc chiến giữa cái thiện
với cái ác trong cuộc sống hòa bình. Hay đó là hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn hiện hữu ngay cả khi hòa bình lập lại. Tưởng
rằng cuộc chiến đấu giành độc lập tự do ta đã giải quyết được trọn vẹn, mang lại niềm vui cho mọi người. Nhưng sau khi miền
Nam hoàn toàn giải phóng còn biết bao vấn đề đặt ra: Đói kém, bệnh tật, bạo lực gia đình … Dấu tích của chiến tranh để lại
không chỉ là mấy cái xe hỏng mà hơn nữa là cuộc sống đói nghèo, lạc hậu của những người như hai con người bất hạnh kia.
Người đàn bà từ dáng vẻ đến hành động đều thể hiện sự bất lực, buông xuôi và cam chịu thể hiện qua cánh tay buông thõng, đôi
mắt nhìn xuống dưới chân khi “đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa
cặp mắt nhìn xuống chân”.
Tiếp đó, Phùng lần lượt chứng kiến những cảnh tượng vô cùng đau lòng. Lão đàn ông hàng chài ra sức đánh người vợ
khốn khổ một cách tàn bạo. Với môt vẻ “hùng hổ, mặt đỏ gay”, lão đàn ông dùng chiếc thắt lưng lính ngụy ngày xưa để đánh vợ
“chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”.
Trong cơn giận dữ như lửa cháy, lão vừa nghiến răng ken két vừa dùng hết sức lực để dùng chiếc thắt lưng quất tới tấp vào
người đàn bà. Không chỉ đánh vợ tàn độc mà lão đàn ông còn ra sức chửi rủa. Mỗi nhát quất xuống là một câu nguyền rủa đầy
nghiệt ngã dành cho vợ con: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Nhưng kì lạ là trước trận đòn như
với kẻ thù của người đàn ông, người đàn bà chỉ im lặng, nhẫn nhục chịu đựng, không chống trả cũng không chạy trốn.

Phùng chưa hiểu nổi những gì đang xảy ra trước mắt, sau vài phút đứng há mồm ra mà nhìn, anh chỉ kịp vứt máy ảnh
định chạy đến can thiệp, Nhưng cũng chưa kịp làm gì để giúp đỡ người đàn bà thì lại chứng kiến màn bạo lực gia đình đau lòng
hơn. Thằng Phác, là con trai của lão đàn ông và người đàn bà chạy tới như một mũi tên và giật chiếc thắt lưng từ tay cha nó,
vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần của cha để che chở cho người mẹ đáng thương. Lão đàn ông từ chỗ đánh vợ
thì giờ chuyển sang đánh con “Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho
thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát”. Có thể nhận thấy trong đoạn văn là một tấn bi kịch gia đình
đầy đau đớn. Trong gia đình ấy có một người chồng độc ác, đánh vợ một cách tàn độc, nguyền rủa vợ con bằng những lời lẽ
nặng nề, nghiệt ngã nhất; có một người vợ chỉ biết cam chịu trước những trận đòn vô cớ của người chồng; có một đứa con vì
thương mẹ nên căm ghét và đánh lại cả bố. Nghệ sĩ Phùng là người chứng kiến câu chuyện gia đình ấy và từ đây trong anh có
thêm những phát hiện, nhận thức về hiện thực đời sống. Chỉ có điều, phát hiện lần này của anh đầy bất ngờ và trớ trêu như trò
đùa quái ác của cuộc sống mà trong đó, cuộc đời thực hiện lên thật trần trụi, đau đớn biết bao. Hóa ra, cuộc sống không chỉ tồn
tại cái đẹp mà còn có bao nhiêu điều nghịch lí, đau lòng. Nếu như trước đó, cảnh tượng hiện ra trước mắt anh là bức tranh nghệ
thuật đầy lãng mạn, đẹp tuyệt đỉnh thì màn bạo lực gia đình liên hoàn mà anh vừa chứng kiến chính là bức tranh hiện thực
đời sống đầy nghiệt ngã. Tất cả những sự việc ấy diễn ra khiến cảm giác, cảm xúc trong Phùng hoàn toàn thay đổi. Không còn
thấy hạnh phúc tràn ngập tâm hồn nữa mà thay vào đó là ngạc nhiên, đau đớn. Đằng sau bức tranh nghệ thuật đẹp, lãng mạn mà
anh tưởng là toàn thiện, toàn mĩ kia hóa ra lại ẩn chứa một hiện thực đời sống đầy nghiệt ngã, đáng sợ. Và đó là chính là tính hai
mặt của hiện thực đời sống.

Những khám phá, phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong đoạn trích và tác phẩm đã bộc lộ một tình huống truyện vô cũng
độc đáo, có tính nhận thức về đời sống và nghệ thuật. Thông điệp nhận thức được thể hiện sâu sắc khi giúp người đọc nhận ra:
Cuộc sống hóa ra vốn chứa đầy những nghịch lí giữa trong và ngoài, phải và trái, xa và gần… nhiều khi trong cùng một sự vật,
một sự việc, một con người cũng chứa đầy những mâu thuẫn, đối lập. Bởi vậy con người không được nhìn cuộc đời bằng cái
nhìn đơn giản, một chiều mà cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để khám phá ra bản chất thật của đời sống.

Những khám phá, phát hiện ấy còn giúp ta nhận thức được mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật. Con
thuyền nghệ thuật thì lãng mạn, lung linh huyền ảo nhưng ở rất xa, còn cuộc đời đôi khi rất nghiệt ngã lại ở rất gần. Người nghệ
sĩ chân chính không chỉ phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất thật của đời sống mà còn phải đừng vì nghệ
thuật mà quên cuộc đời. Bởi nghệ thuật chân chính là cuộc đời và vì cuộc đời. Người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp trước
hết phải là người biết vui buồn, yêu ghét trước cuộc đời.

Vậy là Phùng đã nhận ra một điều mà có lẽ từ đó sẽ thay đổi cái nhìn của anh về lao động nghệ thuật và khẳng định quan
niệm nghệ thuật vị nhân sinh. Nghệ thuật trước hết phải gắn liền với cuộc sống, phải phản ánh chân thật cuộc sống. Nghệ thuật
đích thực không thể xa rời cuộc đời, dù cuộc đời đó có đau đớn, trần trụi bao nhiêu. Vì nghệ thuật sẽ không là gì nếu nó không
phục vụ cho cuộc sống và làm cho nó tốt hơn lên. Nghệ thuật chỉ có thể sống được và xanh tươi khi nó thực sự bám rễ vào
cuộc đời. Nói như Biêlinxki thì văn học “trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. Chi tiết Phùng vứt bỏ chiếc máy ảnh
mà lao vào giúp đỡ người đàn bà đã khẳng định rõ thêm điều này.

Trong “Chiếc thuyền ngoài xa” nói chung và đoạn trích nói riêng nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo nên một tình huống
truyện khá độc đáo. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp với cốt truyện hấp dẫn, nghệ thuật khắc họa nhân
vật sắc sảo, … Điểm nhìn linh hoạt bởi truyện được kể ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”, và người kể chuyện chứng kiến lại toàn bộ
câu chuyện từ đầu đến cuối, ít có sự tham gia của các nhân vật khác. Người kể chuyện mang đặc điểm của người nghệ sĩ đang đi
tìm cái đẹp theo một chủ đề: sự hài hòa trong yên tĩnh của con người và thiên nhiên khiến người đọc nhận ra nhiều điều về cuộc
sống và mối quan hệ giữa cuộc sống và nghệ thuật. Bức tranh người nghệ sĩ chụp được tưởng là bức tranh tĩnh vật thì nó lại rất
động với trạng thái phức tạp, nhức nhối của nó.

You might also like