You are on page 1of 5

Đề: Cảm nghĩ về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài

xa của Nguyễn Minh Châu.


Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Hai mươi chín năm cầm bút, sống và viết trong thời kì chiến tranh giải phóng
đất nước, thời kì đổi mới, tác phẩm của ông luôn được độc giả hoan nghênh, đón nhận nhiệt
thành. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một trong những sáng
tác tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác thứ hai (sau năm 1980) của nhà văn. Trong tác phẩm,
hình ảnh người đàn bà vùng biển cao lớn, “nửa thân dưới ướt sũng”, “khuôn mặt nhợt nhạt”
là hình ảnh chân thực, xúc động ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc.

Nguyễn Minh Châu luôn không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà
văn. Ông trở thành một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn
học nước nhà từ sau 1975. Hành trình sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn rõ rệt. Trước
thập kỉ 80, ông hướng ngòi bút theo khuynh hướng sử thi, thiên hướng trữ tình lãng mạn. Từ
đầu thập kỉ 80 đến khi mất, ông chuyển hẳn sang viết về cảm hứng thế sự với những vấn đề
đạo đức và triết lí nhân sinh.

“Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác năm 1983. Đây là một tác phẩm mang đậm tính nhân văn,
thể hiện một lối tư duy mới mẻ của nhà văn về cái đẹp và số phận con người trong cuộc mưu
sinh nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.

(Cần giới thiệu vị trí và nội dung đoạn trích nếu đề cho cảm nhận 1-2 đoạn trích cụ thể)
Nhân vật người đàn bà trong tác phẩm được tác giả gọi một cách phiếm định. Tuy không có
tên tuổi cụ thể, gần như vô danh, nhưng lại được nhà văn tập trung thể hiện khá đầy đủ và sâu
sắc về số phận cũng như tính cách, tâm trạng. Người đàn bà khốn khổ ấy cũng như biết bao
nhiêu phụ nữ khác, cũng đang rất khốn khổ, tồn tại thật trên cõi đời này.

Người đàn bà được khắc họa qua cái nhìn của Phùng – nghệ sĩ nhiếp ảnh. Khi ấy, Phùng vừa
chụp được một bức ảnh cảnh thuyền và biển trong làn sương sớm đẹp đạt đến độ tận thiện tận
mĩ. Nhưng cũng từ chiếc thuyền ấy, Phùng thấy cảnh vợ chồng hàng chài bước lên bờ. Bà
hiện lên với ngoại hình trạc ngoài 40, vẻ thô kệch, thân hình cao lớn của người vùng biển,
những “ đường nét thô kệch”, cái mặt “rỗ”, trắng bệch, “tái ngắt” vì mệt mỏi in dấu một đêm
dài kéo lưới. “Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng”, in dấu cuộc đời
lam lũ, nhọc nhằn mà bà trải qua. Nhân vật dường như từ cuộc sống đời thường lấm láp đi
thẳng vào trang văn của Nguyễn Minh Châu mà không cần dụng công tô vẽ.

Ấn tượng đầu tiên về người đàn bà là sự chịu đựng, nhẫn nhịn thầm lặng. Theo điểm nhìn của
Phùng, ta thấy người đàn bà đã bị chồng đánh một cách tàn nhẫn. Kinh ngạc hơn khi người
đàn ông hùng hổ, trút cơn giận như lửa cháy, lấy thắt lưng quất tới tấp vào người vợ thì người
đàn bà vẫn “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”. Bà
cứ hứng lấy những nhát thắt lưng quật như lửa cháy lên mình một cách điềm tĩnh đến kiên
cường, cứ như chuyện phải thế. Sự nhẫn nhịn, chịu đựng một cách thái quá của người đàn bà
trong truyện có lẽ khiến nhiều người không thể chấp nhận.
1

Bao nhiêu năm nay, bà sống cùng với người chồng thô bạo, độc ác, đánh vợ không tiếc tay,
“bất cứ khi nào thấy khổ quá”, “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”… Hắn đánh
bà như để trút lên người vợ tất cả những bực dọc, uất ức, hổ thẹn về cuộc sống đói rách. Đối
với hắn, bà và lũ con là nguyên nhân làm cuộc sống gia đình đói khổ. Ấy vậy mà bà vẫn cam
chịu, chấp nhận và dường như coi đó là định mệnh không đổi thay của đời mình. Dường như,
bà xem đấy như một lẽ đương nhiên, đã là người đàn bà vùng biển phải chấp nhận.

Trong cuộc mưu sinh và giữ gìn nhân phẩm, con người nhiều khi phải chấp nhận sống trong
nghịch lí, bằng lòng với nghịch cảnh, dù cho đó là những nguyên nhân dẫn đến bi kịch cuộc
đời. Người đàn bà trong truyện cũng như nhiều người đàn bà ở ngoài đời vẫn đang sống trong
những nghịch lí mà nhiều khi khó có thể lí giải hoặc đổi thay được.

Sự nhẫn nhịn ấy, thoạt nhiên, người đọc cũng như Phùng và Đẩu xem đó là mù quáng, thậm
chí dại dột, ngu ngốc, thiếu ý thức về quyền sống con người. Song, tại tòa án huyện, người
đàn bà đã trải lòng kể về sự cam chịu của mình. Bà chấp nhận chịu sự hành hạ của chồng
trước hết là vì con. Tình thương con vô bờ là nguyên cớ cho lựa chọn cam chịu ấy của bà.
Với bà: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho
nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống
cho mình như ở trên đất được”. Câu nói của mụ như được chắt ra từ máu thịt, chưng cất từ
nước mắt của cuộc đời. Như vậy, lí do để chị không bỏ người chồng vũ phu kia, chấp nhận
những trận đòn đau đớn chính là vì con. Tình yêu con vốn là bản năng mãnh liệt ngàn đời của
người phụ nữ. Nhưng yêu con đến mức quên mình, thương con trong nghịch cảnh của người
mẹ này khiến người đọc phải rơi lệ.

Vì thương con, tránh cho con chứng kiến nỗi khốn khổ của mình, người đàn bà còn phải gửi
thằng Phác lên sống với ông ngoại, rồi xin chồng đưa lên bờ mà đánh. Chính vì thế khi bị
đánh, nỗi đau đớn của bà không phải vì bị hành hạ về thể xác mà là nỗi khổ tâm về tinh thần.

Khi chứng kiến cảnh con vì thương mẹ mà đánh lại cha để rồi nhận lấy cái tát từ cha, bà bàng
hoàng thảng thốt gọi con trong nước mắt: Phác, con ơi. Rồi bà “ngồi xệp xuống trước mặt
thằng bé, ôm chầm lấy nó, chắp tay vái lấy vái để”. Hành động ấy thể hiện nỗi đau đớn đến
tột cùng của người mẹ, vừa muốn bảo vệ con, vừa tự thấy có lỗi đã làm tổn thương con, lo
lắng con vì mình mà phạm tội bất hiếu với cha. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho ta thấm thía
ân tình mẫu tử.
Sự nhẫn nhịn ấy còn bởi mụ thấu hiểu nỗi khổ của chồng mình. Trước đây, người chồng vốn
“hiền lành nhưng cục tính”. Chỉ vì cái khổ, cái đói của những ngày sống chật chội trên thuyền
cùng một “sắp con” trên chục đứa, khiến lão cùng quẫn, uất ức mà trút cái khổ lên người vợ.
Bà không muốn bỏ chồng, van xin không phải bỏ chồng có lẽ là vì hiểu thấu sự khổ sở trong
chồng. Ta còn thấy, tình nghĩa vợ chồng trong bà ẩn sâu qua tình yêu đặc biệt của bà với đứa
con trai có vẻ ngoài giống chồng mình nhất: thằng Phác. Và vì thương chồng, cảm thông cho
chồng, bà nhận hết tội lỗi về phần mình, vì “đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá”. Sự từng trải, thấu
hiểu chồng, thấu hiểu lẽ đời khốn cực cùng thiên tính của người đàn bà luôn sống cho con, vì
con đã giúp bà đứng vững giữa cuộc đời và gìn giữ được gia đình. Hóa ra những biểu hiện
cam chịu và nhẫn nhục ở bà là tột cùng của đức hy sinh, lòng vị tha.

1
2

Tình thương con, đức hi sinh của người đàn bà khiến ta cảm động. Nhưng điều người đọc
phải cảm phục chính là những suy nghĩ trong sâu thẳm tâm hồn của người phụ nữ thất học
này. Tại tòa án huyện, Đẩu- một người tốt bụng, một chánh án đầy tình thương và trách
nhiệm đã khuyên nhủ bà hãy giải thoát khỏi con người thô bạo đó. Phùng và Đẩu đều tin rằng
mình đã làm đúng khi bảo vệ người phụ nữ bằng thiện chí và pháp luật. Họ đinh ninh gã
chồng kia là kẻ xấu xa, bỏ lão là giải pháp tốt nhất.
Nhưng thật bất ngờ, sự thay đổi hoàn toàn trong tư thế, lối xưng hô, những câu nói thấu lí đạt
tình của bà làm cho cả Đẩu và Phùng phải bối rối. Người đàn bà thất học lại có tư cách giảng
giải cho hai vị trí thức về nghịch lí cuộc đời mà con người đôi khi phải chấp nhận. Thì ra,
thiện chí và lòng tốt của các anh lại đơn giản chỉ là thứ lí thuyết xa thực tế. Anh hiểu pháp
luật, hiểu tình tiết sự việc nhưng anh không hiểu đương sự, cho nên anh trở nên nông nổi,
ngây thơ. “Chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ chú biết như thế nào là nỗi vất vả của
người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông… khi biển động sóng gió…”. Đơn giản chỉ
như vậy mà cam chịu và sẵn sàng chấp nhận! Người đàn bà lam lũ, thất học ấy đã làm Đẩu và
Phùng “ngộ” ra những nghịch lí đời sống buộc con người phải chấp nhận không được lựa
chọn.
Chính sự thấu hiểu lẽ đời có được từ cuộc sống thực tế, từ sự từng trải đã giúp bà không cam
chịu một cách vô lí, không nông nổi một cách ngờ nghệch. Với bà, đó là sự lựa chọn bất đắc
dĩ nhưng được suy tính kĩ lưỡng. Cuộc sống nhọc nhằn dạy cho bà biết cần chắt chiu, nâng
niu và giữ gìn những hạnh phúc bình dị trong cuộc sống vốn bộn bề và đa đoan này. Câu nói
về hạnh phúc của bà khiến chúng ta giật mình nhìn lại chính ta, cảm động thay cho tấm lòng
người mẹ, cảm động thay cho sự sâu sắc, bao dung của một con người: “Ở trên thuyền cũng
có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ… Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con
tôi chúng nó được ăn no”. Những điều ấy tôn lên vẻ đẹp sâu thẳm trong bà là sự sâu sắc, thấu
hiểu lẽ đời.
Hình ảnh người đàn bà được xây dựng dựa trên bút pháp đối lập giữa ngoại hình và tính cách
đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc và cũng là bài học cho người nghệ sĩ. Hãy từ hiện
thực trần trụi của cuộc đời mà kiếm tìm hạt ngọc ẩn giấu bên trong của con người! Người đàn
bà còn được khắc họa qua điểm nhìn của Phùng, một điểm nhìn linh động, thay đổi theo nhận
thức. Điều này khiến nhân vật hiện lên sống động trên nhiều khía cạnh và khách quan, chân
thực. Nhân vật người đàn bà được chú trọng miêu tả qua ngoại hình, lời nói, nét mặt. Tác giả
đặt nhân vật trong một tình huống nghịch lí, từ đó, giúp người đọc nhận ra những nghịch lí
cuộc đời, thương cảm và thấu hiểu cho số phận và vẻ đẹp nhân vật.
Số phận của người đàn bà ấy là số phận chung của biết bao con người trong biển đời sống
gió, bủa vây cái nghèo, cái lạc hậu. Nỗi ám ảnh về nhân vật cũng là nỗi trăn trở tác giả gởi
gắm đến bạn đọc: trăn trở về nạn bạo hành, về vấn đề giữ gìn thiên lương con người, về cuộc
đời, thân phận con người.
Khép lại tác phẩm, Nguyễn Minh Châu kịp ghi lại ấn tượng về người đàn bà trong lòng bạn
đọc. Để rồi khi con chữ lùi xa, trong ta vẫn không nguôi câu hỏi: con người ấy rồi sẽ ra sao?
Hạnh phúc có tìm đến những mảnh đời như thế? Truyện mang lại nhiều dư âm trong lòng độc
giả, khắc khoải về số phận một người đàn bà như thế, thật mỏng manh, xa vời, chấp chới như
“chiếc thuyền ngoài xa” không biết đâu là bến bờ hạnh phúc. Từ đó, tác phẩm đánh thức
lương tri, lòng vị tha, nhân cách, đạo đức trong bạn đọc.

2
3

Đề. Ý nghĩa đoạn kết của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu
Tóm tắt
Tấm ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” do Phùng chụp được chọn vào bộ lịch năm ấy. Tấm ảnh
không những được trưởng phòng rất ưng ý mà mãi mãi về sau vẫn được treo ở nhiều nơi,
trong các gia đình sành nghệ thuật. Song, đối với Phùng lại khác, “Quái lạ, tuy là ảnh đen
trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc
bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người
đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. . .Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên
mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông".
Ý nghĩa
Đọc lại nhiều lần đoạn kết trên, tôi ngẫm nghĩ vì sao Nguyễn Minh Châu lại có cái kết luận
đầy ám ảnh như vậy? Qua cách nhìn lại tấm ảnh của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốn gởi gắm
điều gì cho người đọc?
Tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được những người yêu nghệ thuật đánh giá cao. "Không
những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau" nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Có thể nói
cách khác, tấm ảnh ấy cũng đựơc treo trong những phòng khách sang trọng của những người
sành điệu. Sự đánh giá cao ấy xứng đáng với công sức mà Phùng đã bỏ ra để "phục kích"
nhiều ngày mới chụp đựơc nó. Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một
lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Điều ấy cũng có
nghĩa là tấm ảnh của Phùng khá đạt chuẩn với nghĩa nghệ thuật là cái đẹp. Cũng có thể thấy
đấy là quan niệm thẩm mĩ của đa số con người thời bấy giờ. Họ là những người yêu nghệ
thuật thuần túy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng
thức, đáng treo ở những nơi sang trọng nhất.
Nhưng, mỗi lần ngắm nhìn bức ảnh đen trắng, Phùng đều thấy chiếc thuyền “hiện lên màu
hồng hồng của ánh sương mai”. Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà
ấy bước ra khỏi tấm ảnh…”. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên trong cái màu hồng hồng của
ánh sương mai là chất thơ của cuộc sống, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng của
nghệ thuật. Còn hình ảnh “người đàn bà bước ra khỏi bức tranh” là hiện thân của những
người lam lũ, khốn khó trong đời thường. Người phụ nữ hàng chài nghèo khổ vừa phải lo cái
ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánh liên miên "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày
một trận nặng". Cái khổ, cái nghèo của chị hiện ra trong hình dáng "tấm lưng áo bạc phếch,
rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ mệt mỏi, đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt
đêm". Hình ảnh nhẫn nhục, cam chịu của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng,
không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão
đàn ông cục mịch, vũ phu. Đó là những mảnh đời khốn khổ, mà để lại ấn tượng sâu đậm nhất
trong tâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài. Bà là đại biểu cho những kiếp
người lao động vất vả trăm chiều. Hạnh phúc trong cuộc đời người lao động nghèo là những
điều rất đơn sơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được (lúc gia đình hòa thuận, vui
vẻ, lúc nhìn đàn con được ăn no...).
Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, vô danh không ai biết đến nhưng họ là số đông, là thành
phần đại đa số của cư dân trên mặt đất này "bàn chân chị dậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn
trong đám đông".

3
4

Họ chính là đám đông đã bám gốc rễ trên trên hành tinh này từ thuở có loài người. Nhưng
khổ nỗi, đám đông ấy dường như xa lạ với những bức ảnh tuyệt mĩ thể hiện cuộc sống của
họ. Nói cách khác, tấm ảnh nghệ thuật Chiếc thuyền ngoài xa đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề
ngoài, đằng sau nó còn có những cuộc sống rách rưới, đói nghèo. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất
động ở một nơi sang trọng trong những gia đình sành nghệ thuật!
Phùng là tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhưng Phùng lại không nhìn lướt,
nhìn hời hợt như một số người thưởng thức. Phùng "mỗi lần ngắm kĩ", rồi lại "nhìn lâu hơn",
nghĩa là đằng sau tấm ảnh, vẫn còn có điều gì khiến anh trăn trở. Ấn tượng của Phùng là một
sự ám ảnh sâu sắc của người nghệ sĩ. Phùng sẽ nhìn bức ảnh qua sự ám ảnh đó.Và Phùng đã
trăn trở điều gì? Phùng vẫn còn nhiều băn khoăn, ray rứt. Bởi vì Phùng còn nhìn thấy từ tấm
ảnh, đằng sau tấm ảnh , những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ.
Nguyễn Minh Châu muốn bộc bạch tâm sự về người nghệ sĩ chân chính. Nghệ thuật chân
chính không bao giờ rời xa cuộc sống. Nghệ thuật là chính cuộc đời, phải luôn luôn vì cuộc
đời, vì con người.
Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí
tưởng như nghệ thuật. Điều này không mới. Cách ta hơn sáu mươi năm, Nam Cao chẳng đã
từng nói "Nghệ thuật không cần phải là . . .không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể
chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than. . ." (Trăng sáng - 1943). Người nghệ
sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấm ảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó
sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ
là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh mà những người không trực tiếp chứng kiến như
anh thì sẽ không bao giờ cảm nhận được một cách đầy đủ đằng sau tấm ảnh kia chứa đựng
những gì. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn còn một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia
sẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng, vì thế mà anh
"ngắm kĩ" rồi lại "nhìn lâu hơn", Phùng muốn đào bới những gì trong một tấm ảnh rất quen
thuộc của chính mình? u đó cũng là cái tâm của người say mê nghệ thuật.
Bằng hành động tự ý thức, người phóng viên đã nhận ra cái chưa đến được của mình để rồi tự
hoàn thiện mình, tự nhận ra trách nhiệm của con người đối với cuộc sống. Nếu người nghệ sĩ
mang trái tim có tình yêu sâu nặng với con người, anh ta cần phải trung thực, dũng cảm nhìn
thẳng vào hiện thực và quan tâm số phận con người. Có lẽ vì vậy mà Phùng dường như còn
muốn làm điều gì xa hơn, cụ thể hơn chăng để cho nghệ thuật gắn liền với cuộc đời. Bằng
không thì tấm ảnh đẹp như một giấc mơ đó mãi mãi vẫn là Chiếc thuyền ngoài xa !
Một điểm nữa, Nguyễn Minh Châu cũng làm cho người đọc không thể bỏ qua trong cách
nhìn lại tấm ảnh của Phùng "tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện
lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai" . Phải chăng tác giả muốn nói sau khi tước bỏ
mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, cái chất thật của cuộc đời khi hiện ra chỉ là hai màu đen
trắng. Nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, hay đen tối làm cho người ta cảm thấy buồn rầu,
mà khi để hết tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra những điểm hồng nào đó.
Chẳng qua là màu hồng kia bị che lấp bởi vô vàn cái bùng nhùng, rối rắm của cuộc đời - cũng
như cuộc đời thầm lặng, vô danh của người phụ nữ hàng chài kia tưởng như không có gì đáng
nói mà thật ra, một cách tình cờ, Phùng đã phát hiện ở chị những phẩm chất đáng quý khiến
anh phải suy ngẫm rất nhiều và thay đổi quan niệm về con người và cuộc sống. Cái đẹp của
tâm hồn người đàn bà chính là cái đẹp chân thật nhất chắt lọc từ máu thịt cuộc đời.

You might also like