You are on page 1of 2

Nguyễn Minh Châu làmột nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại VN.

Ông cũng là một trong


những cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới. “Chiếc thuyền ngoài xa” in trong tập “Bến
quê" là 1 trong những tác phẩm truyện ngắn đặc sắc của NMC, viết về cảm hứng đời tư – thế sự .
Truyện phản ánh một cách chân thực hiện thực cuộc sống của vùng biển miền Trung sau chiến tranh.
Điều đó được thể hiện sâu sắc trong câu chuyện người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện.

Truyện kể về chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng tại vùng biển miền Trung xđể chụp ảnh làm
lịch nghệ thuật. Sau nhiều ngày phục kích, Phùng đã chụp được bức ảnh “trời cho”, đó là ảnh của
một chiếc thuyền lưới vó trong buổi bình minh sương sớm. Cùng lúc ấy, Phùng phát hiện ra cảnh
tượng phi thẩm mĩ. Câu chuyện kì lạ về gia đình hàng chài sống trên chiếc thuyền ấy : người đàn bà
bị chồng đánh đập tàn nhẫn với thái độ cam chịu. Phùng bị đánh và người đàn bà ấy được toà án mời
đến giải quyết chuyện gia đình.

Câu chuyện kể về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam
lũ… Theo lời mời của Đẩu, chánh án toà án huyện, bạn thân của Phùng, người đàn bà hàng chái đã
có mặt ở toà án huyện.Với tấm lòng nhân hậu và sự bất bình trước cái ác của bạo lực gia đình, cả
Phùng và Đẩu đều hi vọng phần nào giải thoát người đàn bà hàng chài khỏi người chồng vũ phu. Đẩu
chủ động đề nghị người đàn bà li hôn với chồng “chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy
đâu”. Cả hai đều tin rằng việc khuyên người đàn bà khốn khổ li hôn là đúng đắn và nhân đạo nhất, họ
cũng tin rằng bà ta sẽ tin vào thiện chí của mình và biết hơn. Nhưng trước lời đề nghị và giúp đỡ của
Đẩu và Phùng, người đàn bà lung túng, sợ sệt “thưa quý tòa”, xưng “con” từ chối lời đề nghị ấy . Chị
đau đớn đánh đổi bằng mọi giá để không bỏ lão chồng vũ phu, con người bị cầm tù bởi nghèo đói,
tăm tối ấy lại khẩn thiết van xin “quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được”. Điều này
khiến cho cả Phùng và Đẩu ngạc nhiên, không hiểu nổi. Sau khi Đẩu đổi cách xưng hô “tùy bà”,
dường như sợi dây ngăn cách giữa hai người đã rút ngắn lại. Người đàn bà không còn sợ nữa mà cảm
ơn và bắt đầu kể cho Đẩu và Phùng nghe về cuộc đời của mình và tại sao chị không thể bỏ chồng tàn
bạo ấy được. Từ nhỏ, chị là “đứa con gái xấu xí, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa”. Dù gia đình
khá giả nhưng mãi không có ai lấy chị và rồi chị chót có mang với một anh con trai hàng chài thường
đến mua bả đan lưới. Chị tự hào về lão chồng là một thanh niên hiền lành nhưng cục tính. Lúc ấy,
“lão không bao giờ đánh đập tôi”. Chị thấu hiểu được nguyên nhân của nỗi khổ, nhận lỗi về mình. Vì
chị đẻ nhiều, “thuyền chật con đông”. Cuộc mưu sinh vất vả, nhọc nhằn trên mặt biển đầy sóng và
gió, sự nghèo khó quấn lấy một con thuyền chật hẹp. Gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc
đời những người hàng chài như chị, nhất là khi biển động, phong ba, cả nhà phải ăn xương rồng
chấm muối.

Chị tiếp tục kể về câu chuyện của đời mình “Mỗi lần khổ quá, lão lại xách tôi ra đánh”. Lão đàn ông
xem việc đánh vợ là phương thức giải tỏa căng thẳng mệt nhọc. Người đàn bà ấy cũng xem đây là
một cách san sẻ nỗi vất vả của chồng. Bà chịu đựng nhẫn nhục, không dám vùng lên đòi công bằng.
Thật tội nghiệp! Chị ước ao “giá như chồng chị cũng uống rượu như bao lão chồng khác, thì chị đã
đỡ khổ”. Sau này, không muốn con thấy cảnh bi kịch này, chị xin lão được lên bờ mà đánh. Chị gửi
thằng Phác lên rừng ở với ông bà ngoại, bởi chị sợ. Sợ nó học theo cha, lại căm thù mà làm những
điều bất hiếu. Người đàn bà ấy chính là nạn nhân của bạo lực gia đình, chị phản chịu đựng nỗi nhục
nhã, đau đớn bởi những trận đòn táo bạo của người chồng vũ phu, nhất là luôn khổ sở nơm nớp lo sợ
con cái bị tổn thương mà đánh bố. Đẩu và Phùng vẫn không tài nào hiểu được. Người đàn bà lí giải
“Người đàn bà trên thuyền cần cí người đàn ông để chèo chống khi phong ba để cùng làm ăn nuôi
nấng đặng một sấp con”. Chị biết thiên chức của người vợ, người mẹ là sinh con, nuôn con cho đến
lúc trưởng thành, sống cho con chứ không phải sống cho mình như đàn bà trên đất liền được. Chị
không thể ích kỉ vì hạnh phúc cá nhân mà bỏ rơi con, đi tìm hạnh phúc mới. Chị cũng biết rằng chỉ có
cha chúng nó mới thật sự yêu thương những đứa con của mình. Dù là người thất học nhưng chị vẫn ý
thức được thiên chức, trách nhiệm của một người mẹ nên đã gánh lấy cái khổ. Câu chuyện của người
dàn bà ở Tòa Án huyện mang đến cho Phùng và Đẩu những bài học sâu sắc. Thay đổi cách nhìn về
người đàn bà thật học, quê mùa không hề cam chịu một cách vô lí, không hề nông nổi một cách ngờ
nghệch mà thực ra chị ta là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Trong khổ đau, cơ cực, chị biết chắt
chiu từng giọt của hạnh phúc đời thường. Chị luôn sống với tâm niệm thiêng liêng là: “sống cho con
chứ không thể sống cho mình”.

Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà, thái độ của anh rất cương quyết. Anh tin ở lời
khuyên đúng đắn và đầy sức thuyết phục của mình. Nhưng khi nghe xong câu chuyện “một cái gì đó
vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy
suy nghĩ”. Có lẽ giải pháp “bỏ chồng” mà Đẩu áp dụng trong trường hợp của người đàn bà này là
không ổn. Trong hoàn cảnh ấy, cách hành xử của chị ta dường như là không thể nào khác? Cũng như
Đẩu, nghệ sĩ Phùng im lặng sau câu chuyện của người đàn bà. Có lẽ, người nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng
đang trầm ngâm suy nghĩ những gì vừa xảy ra. Lúc này, Phùng vỡ ra được nhiều điều, hiểu rõ hơn về
người đàn bà, về Đẩu và về cả chính mình. Chánh án Đẩu là người có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công
lí nhưng còn xã rời thực tế, chưa thực sự đi vào cuộc sống nhân dân. Lòng tốt là điều rất quí, luật
pháp là điều cần thiết nhưng cả hai vẫn chưa đủ sức mạnh giúp con người thoát khỏi cuộc sống tăm
tối và những hành động man rợ. Tất cả phải đặt vào hoàn cảnh cụ thể và cần phải có giải pháp thiết
thực. Phùng nhận thấy mình đã đơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người. Cũng như người đồng
đội Đẩu, anh chỉ nhìn người một cách phiến diện, nông nổi ngây thơ chẳng khác gì thằng bé Phác:
chỉ thấy được một khía cạnh của người đàn ông hàng chài là độc ác, tàn nhẫn, vì vậy cần phải đấu
tranh, lên án. Trong khi đó, người đàn bà quê mùa, xấu xí, thất học lại có cái nhìn toàn diện và sâu
sắc hơn. Đối với người đàn ông độc ác, dữ dằn, chị đau đớn nhưng không oán hận vì chị thấu hiểu
nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động vũ phu ấy, bởi xét đến cùng, anh ta cũng chỉ là một nạn nhân
của hoàn cảnh sống khắc nghiệt.

Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả
năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả
trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống. Ngôn ngữ
người kể chuyện và Ngôn ngữ nhân vật Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. Lời văn giản
dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

Tóm lại, qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật,
nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đứng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản,
phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều. .

You might also like