You are on page 1of 8

1

VỢ CHỒNG A PHỦ

- Tô Hoài -

A. Kiến thức cơ bản

I. Tác giả

1. Vài nét về tiểu sử: Tô Hoài là tấm gương của sự tự học. Để trở thành nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam ông tự học
trong sách vở, trong đời sống, say mê lao động nghệ thuật. Ông là một trong những nhà văn có số lượng tác phẩm lớn nhất
trong số tác giả Việt Nam hiện đại (gần 200 đầu sách).

2. Đặc điểm sáng tác:

- Hướng tới sự thật của đời thường với những con người và cảnh đời ngang trái. Ông rất tài về tả cảnh và tả phong
tục tập quán.

- Lối trần thuật hóm hỉnh và sinh động.

- Ngôn ngữ phong phú gần với đời sống.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1952, Tô Hoài đi cùng với bồ đội giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi dài ngày ấy Tô hoài đã thực hiện “ba
cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với nhân dân vùng cao. Điều ấy đã giúp ông tích lũy vốn sống và gắn bó sâu đậm với
nhân dân Tây Bắc. Tô Hoài đã từng thốt lên “ .. đất và con người miền Tây để thương để nhớ cho tôi nhiều quá” và ông viết
tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” như một cách để trả ơn sâu nặng cho mảnh đất và con người mà mình đã có một thời gian gắn
bó máu thịt.

2. Xuất xứ

- Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được rút ra từ tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài xuất bản năm 1953. Tác phẩm đạt
giả nhất của hội Văn nghệ Việt Nam ( 1954- 1955).

3. Bố cục và nội dung tư tưởng của tác phẩm

* Bố cục gồm 2 phần :

+ Phần 1 : Kể về cuộc đời Mị và A phủ ở Hồng Ngài


+ Phần 2 : Cục đời tiếp theo của vợ chồng A Phủ ở Phiềng Sa

- Đoạn trích trong SGK được rút từ phần 1, phần có giá trị nhất của tác phẩm. Truyện ngắn này được đưa lên màn
ảnh, Tô Hoài cũng chỉ chọn phần 1 để làm phim.

* Nội dung tư tưởng: thông qua số phận của Mị và A phủ nhà văn đã nêu bật lên chủ đề và tư tưởng của tác phẩm
đó là nhân dân miền núi trong quá trình đấu tranh giành hạnh phúc họ phải trải qua bao nhiêu tủi cực, đắng cay nhưng họ đã
đấu tranh giải phóng bằng sức mạnh quật khơi của mình .

B. LUYỆN ĐỀ

Đề 1: Anh chị hãy trình bày cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ”
2

1. Mở bài

*Ý chính

- Giới thiệu nhà văn Tô Hoài

+ Mệnh danh là nhà viết hay nhất về đồng bào dân tộc vùng cao

+ “Khai hoang” một mảng hiện thực bị lãng quên

- Giới thiệu tác phẩm “Vợ chồng A phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953).

- Giới thiệu nhân vật Mị…

* Lời văn

Tô Hoài được đánh giá là một trong những nhà văn viết hay nhất về cuộc sống đồng bào các dân tộc vùng cao Tây
Bắc. Đồng thời ông cũng là cây bút tiên phong trong việc “khai hoang” một mảng hiện thực bị bỏ quên trong văn xuôi giai
đoạn trước cách mạng - hiện thực cuộc sống, số phận con người ở miền Tây Bắc. “Vợ chồng A phủ” in trong tập “Truyện
Tây Bắc” là tác phẩm thành công xuất sắc của nhà văn về mảng hiện thực đó. Tác phẩm không chỉ chứa đựng giá trị hiện
thực mà còn thấm đẫm tinh thần nhân đạo và kết tinh được phong cách văn xuôi của Tô Hoài. Hình tượng trung tâm của tác
phẩm chính là nhân vật Mị. Trong tác phẩm, Mị không chỉ là đại diện cho vẻ đẹp phẩm chất và sức sống tiềm tàng của người
dân lao động miền núi phía Bắc mà còn là đại diện cho số phận đầy khổ đau, bất hạnh của họ trước khi tìm đến với cách
mạng.

- Nêu vấn đề: Đề cho đoạn trích nào, liên quan đến nội dung nào thì khái quát nội dung đoạn trích để giới thiệu.

2. Thân bài

a. Khái quát ngắn gọn về tác phẩm (dựa vào phần I)

b. Cảm nhận về nhân vật

b.1. Nhận xét nghệ thuật giới thiệu nhân vật Mị của nhà văn

* Ý chính

- Giọng kể trầm buồn phảng phất phất ý vị cổ tích, chứa đựng tín hiệu dông bão về cuộc đời nhân vật.

- Nghệ thuật tương phản đối lập: thống lí giàu có >< Mị phải làm những công việc nặng nhọc => thân thể thấp hèn của
một nô lệ.

- Nghệ thuật đồng nhất: người xuất hiện bên tảng đá, trước tàu ngựa, một người phụ nữ trẻ tuổi nhưng lại hiện diện như
một vật thể vô tri, im lìm.

=> Cách giới thiệu nhân vật hấp dẫn, cuốn hút.

* Lời văn:

- Đọc tác phẩm “Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài, người đọc nhận thấy ngay từ trang đầu tiên Mị được tác giả giới thiệu
bằng giọng kể trầm buồn phản phất ý vị cổ tích: “Ai ở xa về…”, rất quen thuộc với câu văn mở đầu những trang truyện cổ
tích dân gian. Với cách kể và giọng kể như vậy nhà văn đã hé mở cho bạn đọc tín hiệu giông bão về cuộc đời nhân vật Mị.
3

- Ngay sau đó người đọc nhận thấy Mị xuất hiện trong hình ảnh người nhà thống lí với một chuỗi những công việc: “ngồi
quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, dù thái cỏ, dệt vải, chẻ củi…’’. Chính ở
đây Tô Hoài đã tạo ra một sự tương phản đối lập gay gắt giữa một bên là Mị với hàng loạt những công việc nặng nhọc với
một bên là nhà thống lí “giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng…”. Chính nhờ sự tương quan
đối lập gay gắt đó mà nhà văn cho ta cảm nhận rất nhiều về thân phận thấp hèn của mộ người nô lệ mang danh là con dâu
thống lí .

- Không chỉ vậy, đọc đoạn văn giới thiệu nhân vật Mị của Tô Hoài ta còn thấy tác giả còn dụng nghệ thuật đồng nhất:
người mà lại ngồi lẫn với đá, cạnh tàu ngựa. Mị là người phụ nữ còn trẻ tuổi ấy vậy mà hiện lên như một vật thể vô tri , như
một mảng sống im lìm cực nhọc và đầy tâm trạng “mặt buồn rười rượi” . Điều này đã không chỉ hé mở thế giới nội tâm của
nhân vật mà còn dự báo trước một số phận, một đời nhiều đắng cay, bất hạnh.

=> Có thể nói nghệ thuật giới thiệu nhân vật của nhà văn Tô Hoài hết sức ấn tượng hấp dẫn và cuốn hút người đọc.

b.2. Mị là một cô gái hội tụ đủ phẩm chất đẹp đẽ đáng được hưởng hạnh phúc

* Ý chính:

- Mị trẻ đẹp;

- Mị tài năng : chỉ cần đặt chiếc lá lên môi là thổi thành những bản tình ca say đắm;

- Mị khát vọng tự do và ý thức lao động chân chính: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả
nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu’’.

=> Nhận xét: Mị hiện lên dưới ngòi bút thấm đậm long yêu thương và tinh thần nhân đạo của nhà văn

* Lời văn

- Mị là hình ảnh tiêu biểu của người con gái H’Mông dưới chế độ thực dân phong kiến miền núi, là linh hồn của “Vợ
chồng A phủ”. Thành công của Tô Hoài là ở chỗ ông không nhìn ngắm Mị như “vẻ lạ rừng xa” không miêu tả Mị theo công
thức “Truyện đường rừng” một thời mà tạo dựng một chân dung sinh động như chính con người ngoài cuộc đời.

- Mị là người con gái đáng được hưởng hạnh phúc. Cô mang nét đẹp của người phụ nữ trong văn học truyền thống: nhan
sắc và tài hoa. Nhà văn đã chú ý miêu tả Mị có tài thổi sáo, chỉ cần đặt chiếc lá trên môi Mị thổi thành những bản tình ca say
đắm nghĩa là cô có tài năng âm nhạc mà âm nhạc vốn là nơi chuyên chở cái tinh tế của tâm hồn.

- Không chỉ nhan sắc, tài hoa Mị còn có tấm long hiếu thảo và khao khát sống tự do. Điều đó được thể hiện ở chi tiết nhà
thống lí tỏ ý muốn đưa Mị về làm dâu gạt nợ. Mị đã nói với cha: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương
ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu’’. Câu nói giản dị mà chứa đựng thước đo phẩm chất con người. Mị
thà lao động vất vả nhưng được tự do còn hơn là về làm dâu nhà giàu mà phải chịu đời nô lệ.

=> Dường như Tô Hoài đã mang bao nhiêu yêu thương dồn vào ngòi bút để phủ lên Mị vầng hào quang rực rỡ nhất của
người phụ nữ. Vì thế Mị hiện lên trang văn của Tô Hoài như một bông hoa ban trắng tinh khôi thánh thiện nơi sườn núi cheo
leo Tây Bắc, hứa hẹn hạnh phúc và đáng được hưởng hạnh phúc.

b.3. Mị bị chà đạp đến tận cùng của nổi đau.

- Chuyển ý: Có ai ngờ cánh hoa ban xinh đẹp mỏng manh kia lại bị giông tố vùi dập, lại phải gánh một thân trâu
ngựa thể hiện cái quy luật nghiệt ngã ngàn đời “hồng nhan bạc mệnh”. Tô Hoài đã tỏ ra có nhiều tìm tòi trong việc thể hiện
nỗi đau của Mị.

* Ý chính:
4

- Đoạn văn mở đầu gây tín hiệu giông bão về cuộc đời nhân vật;

- Mị con nhà nghèo trở thành dâu gạt nợ;

- Thân phận Mị được ví với thân trâu thân, thân ngựa, thân rùa, trở thành công cụ lao động trong nhà thống lí.

- Mị còn bị chà đạp về mặt tinh thần: chi tiết căn buồng của Mị - ngục thất tinh thần.

- Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi – thói quen nô lệ.

* Lời văn:

- Đoạn mở đầu của tác phẩm gây chú ý đối với bạn đọc bởi lời kể trầm buồn và Mị hiện lên với đầy đủ tín hiệu giông bão
cuộc đời: ngồi bên tảng đá , cạnh tàu ngựa , mặt buồn rười rượi.

- Từ đoạn văn trên cánh cửa địa ngục đời Mị đã hé mở. Mị là con nhà nghèo, vì món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ mà Mị
đã trở thành con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. Đây là cơ hội cho Tô Hoài dựng lên một bản cáo trạng, tố cáo tội ác
của bọn phong kiến, chúa đất vùng cao mà đại diện là cha con thống lí Pá Tra. Dưới ngòi bút của nhà văn hình tượng người
nô lệ hiện ra thật chua xót.

- Mị vào nhà thống lí mang danh là con dâu nhưng thực chất là sống đời nô lệ. Thân Mị được ví với thân trâu, thân
ngựa, thân rùa, Mị “lùi lùi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Không phải ngẫu nhiên Tô Hoài so sánh thân phận của Mị với
thân rùa bởi hình tượng con rùa trong văn học dân gian mang thân phận áp bức, đè nén:

“Thương thay thân phận con rùa


Lên đình đội hạc, xuống đình đội bia”

- Nghệ thuật so sánh của Tô Hoài đã cực tả nỗi đau của Mị. Mị quên mình là ai, quên mình là một con người. Kiếp người
nào có khác kiếp gì vật, Mị chỉ còn là công cụ lao động trong nhà thống lí Pá Tra: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa
năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp …suốt năm suốt đời như thế.’’

- Mị không chỉ bị chà đạp về mặt thể xác mà còn bị chà đạp về cả mặt tinh thần. Tô Hoài tỏ ra cảm thông sâu sắc với nỗi
đau này khi ông tạo ra một tương phản nghiệt ngã giữa không gian núi rừng Tây Bắc bát ngát, hùng vĩ, rộng lớn là cái buồng
nằm kín mít, chỉ có một chiếc cửa sổ , một lỗ vuông bằng bàn tay, “lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là
sương hay là nắng”. Chi tiết này cho thấy Mị đã mất hết ý niệm về thời gian, không gian. Đây là một ẩn dụ tê tái gợi lên cách
diễn đạt thật hay về một thứ ngục thất tinh thần bức bối, ngột ngạt. Nó là phòng giam giam cầm tuổi thanh xuân của Mị, thậm
chí nó chính là nhà mồ chôn sống Mị.

- Nhưng đỉnh điểm của nỗ đau là khi nhà văn hạ bút miêu tả “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi’. Chính thói quen nô lệ
này đã tước đoạt ở Mị tất cả, kể cả khả năng phản kháng. Dường như sức sống ở trong Mị đã bị tê liệt.

b.4. Mị là người phụ nữ có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

* Ở phản ứng muốn ăn nắm lá ngón để tự tử khi bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí.

Lời văn:

- Đọc truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” người đọc trân trọng sức sống mãnh liệt tiềm ẩn trong nhân vật Mị . Sức sống tiềm
tang của Mị được thể hiện trước hết ở phản ứng gay gắt quyết liệt khi bị bắt về làm dâu gạt nợ, đó là muốn ăn nắm lá ngón để
tự tử.

- Thông thường đó là hành động phản ứng sự bế tắt tiêu cực, bi quan. Nhưng trong cảnh ngộ riêng của Mị, sống không
được làm người thì dám chết cũng là mọt phản kháng tích cực. Mị muốn chết nghĩa là muốn chống lại một cuộc sống không
5

ra sống. Xét đến cùng cô còn tha thiết với sự sống chân chính. Như vậy, muốn ăn lá ngón – dám chết là sự phản kháng mạnh
mẽ, là sự trỗi dậy của sức sống tiềm tang.

* Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân (nội dung quan trọng)

- Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí của nhà văn Tô Hoài:

+ Nhưng vì thương cha Mị đành tự nguyện quay trở lại nhà thống lí. Sống trong cái địa ngục trần gian, bị chà đạp cả
thể xác lẫn tinh thần Mị lùi lũi, câm lặng, mất hết ý niệm thời gian , không gian, sức sống bị tê liệt. Nhưng vào đêm tình mùa
và xuân sức sống của Mị đã trỗi dậy. Đoạn văn này thực sự là một thử thách đối với ngòi bút của Tô Hoài bởi đang từ một cô
Mị sống trong cuộc sống nô lệ mòn mỏi bỗng nhiên vào đêm tình mùa xuân Mị lại trỗi dậy sức sống tiềm tàng. Phải chăng
Tô Hoài đang làm trò ảo thuật dưới ngòi bút của mình ?

+ Thực ra không phải vậy! Sự thức tỉnh của Mị là hết sức phù hợp với qui luật tâm lí. Nhà văn đã tìm đến tận cùng
trong ý thức con người khốn khổ để khơi dậy ở họ niềm ham sống và khao khát hạnh phúc. Diễn biến tâm lí của Mị
được đặt vào một hoàn cảnh điển hình đó là mùa xuân về trên nẻo cao với những hình ảnh ăm ắp sức sống tràn trề: “cỏ gianh
vàng ửng, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ’’, trẻ con chơi quay cười ầm ầm trên
sân chơi trước nhà, người ra kẻ vào thống lí tấp nập… tất cả làm bừng dậy sức sống đầy sắc màu. Đặc biệt là tiếng sáo trong
đêm tình mùa xuân, mỗi lần tiếng sáo bay tới là khát vọng sống của Mị lại cháy sáng.
- Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân
Chặng 1: Tiếng sáo vẳng lại từ đầu núi
* Ý chính
- Mị “ nhẩm thầm lời bài hát – bước qua ranh giới câm lặng”
- Mị uống rượu, uống ực từng bát – như uống cái cay cực, sầu tủi, uống như một cách sầu đời, quên hiện tại, nhớ về ngày
trước.
=> Sức sống quẫy đạp, dấu hiệu hồi sinh.
* Lời văn:
- Tiếng sáo gọi bạn ở đầu núi tuy rất xa nhưng nó đã đưa Mị bước qua một ranh giới, đó là từ chỗ câm lặng lùi lùi đến
chỗ cất lên tiếng nói dẫu chỉ là những tiếng “nhẩm thầm”. Không những thế ngày tết Mị cũng uống rượi. Mị lén lấy hủ rượi,
cứ uống “ực” từng bát. Việc ngày tết Mị uống rượu không có gì là lạ bởi đó là phong tục ở vùng cao mỗi khi tết đến xuân về
họ thường tìm đến cái men say muôn đời khao khát. Nhưng lạ ở chỗ uống “uống ực từng bát” của Mị uống như một cách
giận đời, say đến lịm người. Hơi men vừa gây lãng quên vừa đem về nỗi nhớ. Quên hiện tại đắng cay, Mị ngồi xuống đấy
nhìn mọi người nhảy đồng, người hát nhưng long Mị đang sống về ngày trước. Thế nghĩa là tiếng sáo của hiện tại đã dìu Mị
trở về với quá khứ của ngày xưa và những biểu hiện này cho thấy sức sống trong Mị đã có dấu hiệu của sự quẫy đạp, hồi
sinh.
Chặng 2: Tiếng sáo dìu Mị về quá khứ và ý thức sâu sắc hơn thực tại

* Ý chính:
- Mị nhớ về ngày trước: + Mị thổi sáo giỏi
+ Trai làng đứng nhẵn chân vách
- Mị thấy lòng phơi phới trở lại, Mị trẻ lắm, Mị vẫn con trẻ - ý thức được hiện tại và khát vọng hạnh phúc .
- Nắm lá ngón – là muốn giải thoát mình khỏi kiếp con vật, là biểu hiện của sức sống tiềm tàng .
* Lời văn:
- Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn ở đầu làng. Tiếng sáo ấy đã dìu Mị về những kỉ niệm đẹp của tình yêu, Mị uống
rượi bên bếp lửa, Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cây cũng hay như thổi sáo, có biết bao nhiêu người mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo
Mị. Như vậy Mị đã có ý thức được thời gian quá khứ, ý thức được tài năng và tuổi trẻ đày hạnh phúc của mình. Không chỉ
có vậy Mị còn ý thức được thực tại và đột nhiên Mị thấy trong lòng “phơi phới trở lại ..Mị trẻ lắm , Mị vẫn còn trẻ”.
=> Đến đây ta đã thấy Mị đã vượt qua được tình trạng sống mà như chết bấy lâu nay. Mị thấy mình trẻ lắm tức là trong
Mị đã trỗi dậy khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc. Khi lòng ham sống trở lại thì ý nghĩ đầu tiên đến với Mị lúc này là ‘
“Nếu có nắm lá ngón trong tay tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buông nhớ lại nữa”. Ý nghĩ này của Mị không
hề mâu thuẫn với sức sống vừa hồi sinh bởi khi sức sống đã trỗi dậy cô nhận thức rõ tình trạng thê thảm của đời mình sống
không bằng kiếp trâu ngựa. Mị muốn ăn lá ngón lúc này là muốn giải thoát mình khỏi kiếp sống của con vật, là biểu hiện của
sức sống tiềm tàng.

Chặng 3: Tiếng sáo lơ lửng gọi bạn yêu ngoài đường


* Ý chính:
6

- Mị đến góc nhà lấy ống mỡ ,xắn một miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng – Mị đang thắp lòng ham sống của mình trở lại;
- Mị chuẩn bị đi chơi – hành động của con người đang sống trong ước mơ và hạnh phúc.
* Lời văn văn:
- Nhưng may thay tiếng sáo lơ lửng gọi bạn yêu ở ngoài đường :
“Anh ném pao, em không bắt
Êm không yêu , quả pao rơi rồi…”
Đã đưa Mị ra khỏi trạng thái cực đoan đó để rồi tiếng sáo ấy không còn là tiếng sáo bên ngoài mà dường như nó đã
thâm nhập vào tâm hồn Mị và trở thành tiếng lòng của cô. Khi tiếng sáo trở thành tiếng lòng nó thôi thúc Mị hành động: “Mị
đến góc nhà lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Đây là hành động rất có ý nghĩa. Hình ảnh ngọn đèn
được khêu lên nghĩa là Mị đã được thắp lòng ham sống của mình trở lại, Mị đã thắp ánh sáng vào cuộc đời tăm tối cực nhục
của mình, cô làm cháy lên ánh sáng của tương lai hi vọng .
- Hành động đó tiếp tục thôi thúc những hành động ý nghĩa hơn: “Mị muốn đi chơi.. Mị quấn lại tóc Mị, với tay lấy
cái váy hoa, Mị rút thêm cái áo”. Tô Hoài đã miêu tả rất kĩ sự chuẩn bị đi chơi của Mị. Ta hiểu đây là hành động của con
người đang sống trong hi vọng, hạnh phúc.

Chặng 4 : Sợi dây trói oan nghiệt


- Đau đớn thay một cô Mị vừa được hồi sinh trong giá trị tinh thần đã bị hiện thực đánh thức một cách tàn nhẫn. A Sử trở
về , sự xuất hiện của y với sợi day trói tàn bạo đã quăng lưới vào khát vọng sống của Mị, Mị bị trói đứng, khát vọng đi chơi
cũng bị chặn đứng. Ban đầu khi mới bị A Sử trói Mị đứng lại như không biết mình đang bị trói , tâm hồn Mị vẫn mộng du
theo tiếng sáo: “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Trong trạng thái ấy “Mị vùng bước
đi’’. Ba chữ ấy thật quyết liệt và lãng mạn lạ lùng chứng tỏ khát vọng yêu, khát vọng sống của Mị vẫn cứ trào ra ngoài dây
trói. Bạo lực trở nên bất lực trước khát vọng sống của cong người.

Chặng 5: Trở về với thân phận trâu ngựa


- Nhưng hiện tại đã cứa vào vào da thịt Mị bằng những lằn dây trói.. Mộng du tan biến trong ý nghĩ cay đắng về thân
phận: “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
- Nhận xét đêm tình mùa xuân để đánh giá nội dung và nghệ thuật
* Ý chính:
- Dây trói hiện thực tàn bạo
- Tiếng sáo – sức sống mãnh liệt.
* Lời văn:
- Sự quẫy đạp lần này của Mị tuy không giải phóng được số phận của cô nhưng rất có ý nghĩa trong dòng chảy tâm lí
của Mị. Tô Hoài đã làm nổi bật hai hình ảnh có sức ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc đó là dây trói và tiếng sáo.
+ Hình ảnh dây trói xuất hiện khắp nơi, Mị bị trói, những người đàn bà trong nhà A Sử từng bị trói, A Phủ cũng bị
trói… Đây là hình ảnh đầy tính dã man của chế độ thực dân phong kiến miền núi, của bọn chúa đất chúa Mường mà đại diện
ở đây là cha con thống lí Pá Tra nhằm chống lại quyền sống của con người thật đáng lên án, tố cáo.

+ Đối lập với hình ảnh dây trói là âm thanh tiếng sáo. Điều kì diệu là trong khi Mị bị trói tiếng sáo vẫn vút lên
như một sức sống không gì cản được. Đó cũng là sức sống kì diệu của tâm hồn con người. Qua đây nhà văn muốn bộc lộ
niềm tin mãnh liệt của mình dẫu thế lực tàn bạo có chà đạp con người đến tận đáy cùng của nỗi đau nhưng chúng chỉ có thể
làm tê liệt chứ không thể tiêu diệt được sức sống của con người . Sức sống ấy vẫn âm ỉ , mãnh liệt tựa như hòn than bị vùi
trong đống tro tàn gió lạnh chỉ cần một ngọn gió đời thổi đến là bùng cháy thành ngọn lửa sống nồng nàn. Mị biểu tượng cho
sức sống mãnh liệt của phụ nữ vùng cao Tây Bắc .

- Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm cắt dây trói giải thoát cho A Phủ và chính mình
+ Nhưng cái đêm quan trọng nhất, đột biến nhất làm thay đổi cuộc đời Mị, chính là cái đêm đông trên rẻo cao hôm ấy
với sự kiện A Phủ bị trói đứng. A Phủ là chàng trai trẻ đẹp của núi rừng, là người làm công trong nhà thống lí đồng thới cũng
là nạn nhân của giai cấp thống trị bị trói đứng trong những vòng dây thít chặt. Chính những nét tương đồng về số phận này đã
tạo ra một cơ hội đánh thức sức sống mãnh liệt ở trong Mị. Đây là thử thách lớn nhất của cây bút hiện thực tâm lí Tô
Hoài. Chủ nghĩa hiện thực không chỉ đòi hỏi nhà văn miêu tả nhân vật làm gì mà còn như thế nào. Tô Hoài đã chăm
chút cắt nghĩa hành động của Mị bằng những diễn biến tâm lí sau:

Chặng 1: Thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng


7

- Nhà văn đã miêu tả vào những đêm đau khổ nhất của A Phủ, Mị sống gần như vô tri. Cô chỉ biết sống với ngọn lửa bởi
đêm trên miền núi buồn và dài lắm: “nếu không có bếp lửa kia thì Mị cũng đến chết héo”. Câu văn của Tô Hoài đã diễn tả
thật thấm thía cái heo hắt của người đàn bà vì đau khổ cùng cực mà mất hết ý niệm sống. Đêm nào Mị cũng dậy thổi lửa hơ
tay, nghe thấy tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ mở mắt, Mị thấy mắt APhủ mở “trừng trừng” mới biết A Phủ còn sống, Mị
nghĩ “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi’’. Đây là tâm lí dửng dung vô cảm với bất hạnh của người khác. Khi
người đàn bà mất đi khả năng đồng cảm với đồng loại thì đó là mất mát đáng sợ nhất. Mất mát này là chứng tích của tình
trạng bị áp bức thường xuyên và dai dẳng đến mức người nộ lệ đã chai lì cảm xúc , mất đi khả năng đồng cảm.

Chặng 2: Bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ (đưa Mị từ cõi quên về cõi nhớ - so sánh với những giọt nước mắt của các
nhân vật khác trong văn học)

- Nhưng tình thương tiềm ẩn trong Mị không chết cũng như sức sống của Mị không thế lực nào tiêu diệt được, nó chỉ có
thể bị tê liệt gặp sự tác động lại là bùng cháy thành sức sống nồng nàn. Trong đêm đông nơi rẻo cao hôm ấy sức sông của
Mị đã đước hồi sinh. Nhưng khác với đêm tình mùa xuân, nếu trong đêm tình mùa xuân nhà văn để tiếng sáo gọi bạn
yêu đánh thức lòng ham sống ở Mị thì trong đêm cởi trói cho APhủ nhà văn lại để cho Mị bắt gặp dòng nước mắt của
A Phủ. Khi ngọn lửa vừa bùng sáng lên Mị lé mắt trông sang, thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lành bò
xuống hai hõm má xám đen lại. Trong văn chương, chúng ta đã từng bắt gặp dòng nước mắt trong phút hồi tỉnh của
nhân vật Chi Phèo hoặc giọt nước mắt xót xa, ân hận của nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao
khi nhận ra sự xấu xa của mình. Còn ở đây là giọt nước mắt đắng cay tuyệt vọng của người đàn ông đầy sức sống
mạnh mẽ . Vì thế trong khoảnh khắc diễn ra diệu kì diệu, nói như nhà giáo Đỗ Kim Hồi: “nó đã đưa Mị ra khỏi cõi quên
để trở về với cõi nhớ”. Cô nhớ lại mình những lần bị trói đứng, như vậy Mị đã đau lại nỗi đau của mình ngày xưa, nhờ đó
mà hiểu được nổi đau của A Phủ. Xúc cảm thương thân dẫn đến xúc cảm thương người đó là qui luật của lòng nhân
hậu. Mị đã mơ hồ nhận thấy một điều bất bình “cơ chừng này chỉ còn ngày mai là người kia chết… người kia việc gì mà
phải chết thê”. Khi người đàn bà câm lặng dám ném vào bóng tối một câu hỏi có yếu tố chất vấn cho thực tại bất công đó là
dấu hiệu của tính cách nổi loạn.

Chặng 3: Cắt dây mây cởi trói cho A Phủ

- Lòng thương người cứ lớn dần lên lấn át cả lòng thương thân, đó là qui luật của lòng nhân hậu mà Mị vốn là một
con người nhân hậu. Điều đó đã khiến Mị quên cả sợ hãi, đủ dũng khí cầm con dao cắt dây mây cởi trói cho A Phủ.

Chăng 4: Chạy theo A Phủ (bởi lòng ham sống mãnh liệt - so sánh với cái kết của “Tắt đèn”)

- Nhưng khi giải thoát xong cho A Phủ Mị mới hình dung thật sự cái chết đang đến với mình, thế là lòng thương mình
mới đến, ý nghĩ cứu mình mới đến. Mị gọi “A Phủ cho tôi đi’’ đó là câu nói hồn nhiên nhất của lòng ham sống. Mị giải thích
“ở đây thì chết mất’’. Như vậy nhân vật Mị bằng sức sống tiềm tàng mãnh liệt đã cắt đứt sợi dây mây cởi trói cho A Phủ
cũng là tự cởi trói cho cuộc đời mình.

=> Ngòi bút của Tô Hoài đã được chắp cánh bằng một niềm tin mãnh liệt: dù thế lực bạo tàn muốn biến con người thành
kiếp trâu ngựa nhưng bằng sức sống tiềm tàng họ đã vượt qua tất cả. Chính cách kết thúc của nhà văn cũng khẳng định tính
nhân đạo trong ngòi bút của tác giả. Mị và A Phủ chạy ra trong một đêm tối nhưng đó không phải là đêm tối, tối đen
như tiền đồ của chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố mà phía trước Mị và A Phủ vẫn thấy ánh sáng đó
là ánh sáng chân trời cách mạng của một tương lai, một sự đổi đời.

3. Kết bài

- Qua hình tượng nhân vật Mị, nhà văn đã thể hiện được một ngòi bút miêu tả nôi tâm tinh tế sâu sắc để tái hiên
thành công hình tượng người phụ nữ lao động mền núi đầy đau khổ bất hạnh song luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt mà
cuội nguồn của sức sống ấy là khát vọng cháy bỏng về tự do, hạnh phúc. Có lẽ bởi vậy mà tác phẩm “Vợ chồng APhủ” trở
thành những trang văn thành công nhất, hội tụ được chiều sâu giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mới mẻ, cảm động của ngòi
bút Tô Hoài. Những thành công nghệ thuật trọng sự nghiệp của nhà văn nói chung và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói riêng
đã cho chúng ta thấy một nghệ sĩ chỉ có thể tạo ra được tác phẩm có chỗ đứng trong lòng bạn đọc khi người viết có vốn sống
8

phong phú, am hiểu nội tâm sâu sắc của con người và có một kho từ vựng phong phú, giàu có. Tô Hoài đã làm được điều đó
trên hành trình văn chương bền bỉ, đầy nhiệt huyết, đầy đam me và tài năng của mình.

You might also like