You are on page 1of 1

VỢ CHỒNG A PHỦ

Mở bài: Nếu như tương lai của một nhà văn được đánh giá qua văn học anh ta để
lại như lời của Albert Camus thì tôi nghĩ Tô Hoài có thể tự hào về những gì mà
ông đã để lại cho đời. Những trang văn của ông đã làm đúng công việc của một kẻ
sĩ " nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ", làm đúng công việc của một
kẻ sĩ luôn " quan hoài thường trực cho số phận con người". […]

Thân bài:

1. Tác giả/ tác phẩm

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Tô Hoài đứng vào bậc “trưởng lão” , cả về
tuổi đời , tuổi văn và cả gia tài đồ sộ mà ông đã cống hiến cho văn học nước nhà.
Tô Hoài sáng tác theo xu hướng hiện thực, thiên về phản ánh những sự thực của
cuộc sống, đặc biệt là đối với những phong tục tập quán của nhiều vùng đất khác
nhau, có sự gần gũi, gắn bó với cuộc sống và con người miền núi khiến những tác
phẩm viết về đề tài miền núi trở thành mảng sáng tác quan trọng và có giá trị của
Tô Hoài. Thiên truyện “VCAP” được ông sáng tác năm 1952, in trong tập Tây
Bắc, tiêu biểu là VCAP. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng
Tây Bắc 1952. Đây không chỉ là truyện ngắn hay nhất trong tập Truyện Tây Bắc
nói riêng, trong mảng sáng tác của Tô Hoài về miền núi nói chung mà còn là một
tác phẩm có giá trị của văn xuôi Việt Nam hiện đại.Với những nét bút đầy chất thơ
và nội tâm, Tô Hoài đã làm nổi bật vẻ đẹp sức sống tiềm tàng, sức phản kháng
mãnh liệt của con người lao động Tây Bắc – thông qua nhân vật Mị - nhân vật
trung tâm) -> Đề cho Mị

(Trong truyện ngắn này, Tô Hoài đã xây dựng hình tượng nhân vật A Phủ - bức
chân dung chân thực về những khổ đau của nông nô miền núi nhưng mang trong
mình nhiều phầm chất tốt đẹp) -> A Phủ

2. Phân tích
a. Sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị trong đêm tình mùa xuân

Mị là người con gái xinh đẹp, có tài năng, có phẩm chất cao đẹp nhưng lại
có cuộc sống thống khổ

You might also like