You are on page 1of 10

B - PHÂN TÍCH CHI TIẾT

📌 1. HAI PHÁT HIỆN CỦA NGHỆ SĨ PHÙNG


a) Phát hiện thứ nhất: Bức danh hoạ mực Tàu thời cổ.

🎨
- Đoạn văn : “Lúc bấy giờ... mang lại”.
Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng tìm đến vùng ven biển miền
Trung (Trung trung bộ), nơi vốn là chiến trường cũ của anh, để chụp những tấm ảnh phục
vụ cho chủ đề thuyền và biển của bộ lịch năm sau. Về lại mảnh đất một thời gắn bó trong
cuộc sống đời thường, người nghệ sỹ đi tìm vẻ đẹp bí ẩn của cuộc sống của người dân làng
chài. Sau bao ngày săn ảnh, Phùng đã chớp được một cảnh kì diệu về chiếc thuyền ngoài
xa đang thu lưới trong biển sớm mờ sương: ” mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào
bầu sương mù trắng như sữa…đang hướng mặt vào bờ”. Với Phùng đây là khoảnh khắc kì
diệu trong đời cầm máy của mình. Bởi từ khung cảnh sông nước đến con người ngư phủ, từ
đường nét, màu sắc, ánh sáng tất cả đều hài hòa tuyệt đẹp. Trong con mắt Phùng, cảnh

🎨
tượng đó giống như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.
Cảnh đẹp bất ngờ xuất hiện trước mắt Phùng như một phần thưởng cao quý trời cho để
thưởng cho người nghệ sĩ kiên trì dày công mai phục (như Nguyễn Tuân mấy chục năm

🎨
trước đã hơn hai tuần phục cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô).
Ngòi bút đặc tả vẻ đẹp vừa cổ kính vừa mơ màng đúng như mong ước trong tưởng
tượng của nghệ sĩ về cảnh thuyền và biển trong sương mù nhạt nhoà. Vẻ đẹp giản dị và

🎨
toàn bích của thiên nhiên mà người nghệ sĩ may mắn chớp được khoảnh khắc hiếm hoi.
Cảm xúc của người nghệ sĩ sáng tạo: bối rối, trong tim như có cái gì bóp thắt vào, cảm
thấy niềm vui của sự khám phá chân lí toàn thiện, khọảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Tất

🎨
nhiên là anh vội, không tiếc phim, bấm máy liên tục để vĩnh cửu hoá cảnh tuyệt vời
Ý nghĩa chi tiết: với nhà nghệ sĩ chân chính, không niềm vui nào bằng khám phá được
vẻ đẹp bất ngờ của thiên nhiên nhiên và cuộc sống. Nhưng để có được khoảng khắc hiếm
hoi ấy, phải kiển trì, phải vượt khó, phải ham mê, hết mình vì nghệ thuật. Và cái đẹp kì diệu
có khi lại đến với người nghệ sĩ vào lúc không ngờ nhất. Đó là cái đẹp tự nhiên, hoà hợp kì
lạ giữa cảnh vật và con người đơn giản và hoàn mĩ.

b) Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo hành gia đình người đàn bà mặt rỗ.
- Dẫn: Nhưng đó mới là vẻ đẹp bên ngoài của bức tranh chiếc thuyền ngoài xa. Tình cờ,
Phùng lại phát hiện được một bức tranh sinh hoạt của con người xảy ra bên bờ biển ấy.

🎨
- Đoạn từ: “Ngay lúc ấy... thuyền lưới vó đã biến mất”.
Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng thật bất ngờ, lí thú nhưng phát hiện thứ
hai ngay sau đó còn bất ngờ hơn nhưng chẳng lí thú chút nào mà khó hiểu và buồn đau,
căm giận. Phát hiện bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. Từ trong con
thuyền đẹp như mơ ấy bước ra hai người đàn ông và đàn bà quái lạ. Và tiếp theo là cảnh
bạo hành trong gia đình thuyền chài xảy ra vô tình trước sự chứng kiến từ đầu đến cuối của

🎨
nhà nghệ sĩ - người lính chiến năm xưa.
Gã đàn ông thô lỗ, hung bạo, vũ phu, cục súc, với sức khoẻ như gấu, hình dáng cổ quái,
hắn trút sự căm giận điên cuồng vào việc đánh đập người vợ của mình bằng chiếc thắt lưng
to bận như đánh kẻ thù, hàm răng nghiên ken két, vừa đánh vừa chửi, nguyền rủa rên rỉ,

🎨
đau đớn
Chúng ta đồng cảm với sự ngạc nhiên cao độ và hành động cứu ứng kịp thời của nghệ
sĩ Phùng, khi “anh há mồm ra nhìn rồi vứt máy ảnh lao tới định cứu người đàn bà nạn nhân
của sự bạo hành man rợ”.
🎨 Nhưng trong cách tả của tác giả đã hé ra phần nào cái nguyên nhân sâu xa khiến gã đàn
ông nọ trở nên thô bạo tàn ác đến thế với vợ mình: gã gịân dữ và đau đớn vì bế tắc, hay vì

🎨
một cái gì đó mà chính gã cũng không hiểu.
Còn người đàn bà, hành động và cử chỉ của mụ càng làm Phùng ngạc nhiên, khó hiểu
hơn, khi mụ nhẫn nhịn chịu đánh, lại chắp tay vái lạy con trai vừa cứu mẹ bằng cách giật cái

🎨
thắt lưng trong tay bố và chịu hai cái tát của người bố hung bạo.
Người mẹ sợ con, xin con đừng chống lại cha mình? Người mẹ sợ con bị cha đánh
chết? Người me quá thương con, lo cho con, sợ con phạm tội với người đã sinh ra mình?
Tất cả đều mới chỉ là ức đoán, chưa có căn cứ làm sáng tò nhưng đã hiện ra trước mắt

🎨
người đọc một chú bé vùng biển gan góc, lầm lì, dũng cảm, hết lòng thương mẹ.
Và đó là là mặt trái của bức ảnh mơ màng, lãng mạn đẹp tuyệt vời kia. Nhưng đó cũng
mới là một phần bên ngoài của sự thật. Tình cờ, lại tình cờ mà may mắn, Phùng có dịp
chứng kiến và tham gia vào câu chuyện để tự mình khám phá thêm chiều sâu và bản chất
của sự thật đau buồn mà dữ dội ấy. Là người lính cũ, Phùng không thể làm ngơ trước sự
bạo hành của cái ác. Phùng cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa, bi kịch gia đình nhà
chài kia lại chính là thứ thuốc rửa quái đản lộn trái những thước phim anh đã dày công mới

🎨
chụp được.
Qua phát hiện thứ hai này Nguyễn Minh Châu cho chúng ta thấy đằng sau bức tranh
thuyền và biển tuyệt diệu là cuộc đời đầy khắc nghiệt với những mảnh đời tội nghiệp. Nhà
văn muốn thể hiện cái đẹp của nghệ thuật dễ nắm bắt hơn cái đẹp của cuộc sống. Vì cái
đẹp của cuộc sống cần có thêm hạnh phúc và tình thương. Và đôi cánh khi cái đẹp của
ngoại cảnh làm khuất lấp cái xấu tồn tại ở đời sống. Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà
chứa đựng nhiều nghịch lí với những mảng sáng tối, xấu đẹp, thiện ác, thật giả… Quan
trọng là chúng ta đừng nhầm lẫn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong, chúng ta
phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống. Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng
cuộc đời không phải bao giờ lúc nào cũng đẹp như nghệ thuật.

📌 2. CÂU CHUYỆN Ở TOÀ ÁN HUYỆN


🎨 Tác giả cố ý không đặt tên cho nhân vật của mình để tỏ rằng mụ cũng là một trong bao
nhiêu người phụ nữ vùng biển khác mà thôi. Đây không phải là một số phận, một cá tính
quá cá biệt. Người đàn bà trung niên, lam lũ, vất vả, thầm lặng, tự nguyện chịu đựng đòn
đánh của chồng như một lẽ đương nhiên, tất yếu đến vồ lí với người ngoài nhưng lại vì lí do
thật đơn giản: bà cần sức mạnh của một người đàn ông trong cuộc mưu sinh và tồn tại gia
đình đánh cá trên biển. Bà sẵn sàng chịu đựng tất cả vì đàn con đông đúc, bà chỉ mong
chúng được ăn no, khoẻ mạnh và lớn lên. Vì thế bà cay đắng và tự nguyện để lão chồng ba
ngày, năm ngày hai trận đòn nhục nhã, chỉ để hắn không bỏ đi, không rời bỏ gia đình. Đó là
sự cam chịu nhẫn nhục đầy hi sinh, đáng cảm thông, chia sẻ. Thấp thoáng trong người đàn

🎨
bà ấy là bóng dáng của người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh cao cả.
Đó là câu chuyện về sự thật cuộc đời, giúp Đẩu và Phùng hiểu nguyên nhân thật sự
những điều tưởng chừng như vô lí vừa xảy ra. Và họ - một đại diện cho công lí, một đại diện
cho lương tâm nghệ sĩ mới nhận rõ điều này: Không thể dễ dãi, đơn giản khi nhìn nhận,

🎨
đánh giá mọị sư việc, hiện tượng cuộc sống. \
Với tư cách là một chánh án toà án nhân dân huyện, đại diện cho chính quyền và pháp
luật, một cựu binh thời đánh Đẩu có quan điểm dứt khoát, rõ ràng, bênh vực nạn nhân, giúp
chị tìm con đường giải thoát, răn đe và trừng trị kẻ ác phạm tội. Quan điểm đó là đúng,
nhưng trong trường hơp cụ thể này lại tỏ ra cực đoan và rõ ràng chưa được người bị hại tán
thành chứ đừng nói gì đến tâm phục khẩu phục. Khi nghe tâm sự thật lòng của người đàn
bà, khi hiểu ra vấn đề, phức tạp hơn anh tưởng, nhiều, Đẩu thấy hiện tại chỉ có cách theo
cách của nạn nhân, vẫn đề họ sống với nhau, và gọi lão chồng lên huyện răn đe nghiêm
khắc. Nhưng với gã đàn ông thô bạo, cục súc, đánh vợ như trò giải trí ấy, mấy lời thuyết
giáo của vị chánh án oai nghiêm nhưng xa vời kia liệu có phải như nước đổ lá khoai? Đó là
cái khó của vị quan toà chân chính thời nay.

3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN VẬT

🎨
a) LÃO ĐÀN ÔNG:
Cuộc sống nghèo đói, quanh năm vất vả đã biến chàng trai biển lành nhưng cục thành
gã đằn ông vũ phu, lão chồng độc ác, coi vợ như cái bao tải, để trút nỗi bực dọc, đau khổ,
buồn phiền của riêng mình. Lạ, lão lại không nghiện rượu như nhiều người đàn ông khác!
Tự cho mình cái quyền được hành hạ người khác để thoả mãn lòng ích kỉ, bản thân lão vừa
là thủ phạm vừa là nạn nhân gây nên nỗi khổ cho vợ con mình, gia đình mình. Đối xử vói
loại người này, cần phải kết hợp nhiều biện pháp lí tình, cương nhu, tác động từ nhiều phía
mới hi vọng cải tạo y từ gốc để trở lại là người chồng, người cha tốt như xưa.

🎨
b) NH N VẬT THẰNG PHÁC
Trong những gia đình như thế này, đáng thương nhất là những đứa con. Chúng bị đẩy
vào tình thế thật khó xử: làm thế nào để trọn đạo hiếu? đứng về phía ai? Thương mẹ nhưng
không thể ngăn được bố, càng không thể chống lại bố... Với tính cách giống cha như lột,
phản ứng của thằng Phác là dữ dội, quyết liệt kiểu trẻ con xốc nổi, nghĩ sao làm vậy hết
mình. Nó hết sức xông thẳng .vào người cha hung bạo, giật được cái thắt lưng từ tay gã,
nghiến răng chịu hai cái tát nảy lửa. Và lần sau còn thủ sẵn một con dao găm để đâm bố,
cứu mẹ. Tình thương mẹ vô hạn đã khiến đứa con trai quyết lòng bảo vệ mẹ. Trong mắt
thằng Phác, bố nó đâu còn là một người cha mà chỉ là lão già độc ác, lúc nào cũng chỉ
muốn hành hạ mẹ nó. Chị thằng Phác là đứa con gái can đảm mà biết nghĩ hơn nhiều. Nó
vật nhau với em để tước con dao găm, tránh cho em một việc làm hết sức dại dột, Nó chăm
sóc mẹ khi lên toà án huyện... Nguyễn Minh Châu không hướng trọng tâm vào các nhân vật
trẻ con, nhưng hai đứa bé này vẫn để lại trong người đọc không chỉ lòng thương cảm mà
còn mến yêu và xúc động.

🎨
c) NGHỆ SĨ PHÙNG
Là nhân vật, là người kể chuyện xưng tôi, là người chứng kiến trực tiếp và trực tiếp tham
gia vào câu chuyện, nhân vật Phùng là nơi gửi gắm quan điểm và suy tư của chính tác giả.
Đó là một nghệ sĩ có tài, say mê nghề nghiệp vẫn còn mang trong mình dòng máu người
lính chiến sôi nổi, chân thành. Qua chuyến đi săn tìm ảnh lịch theo yêu cầu của vị trưởng
phòng tinh khôn và khó tính, anh đã đạt kết quả mĩ mãn về chuyên môn, nhưng sâu sắc hơn
anh hiểu biết thêm được bao nhiêu sự thật cay đắng, nghịch lí của cuộc sống đời thường.
Hơn nữa anh còn thức nhận sâu sắc hơn một điều, rằng, trước khi là một nghệ sĩ biết rung
động trước cái đẹp hãy là người biết yêu ghét, buồn vui, đồng cảm chia sẻ và đấu tranh
bằng hành động chống lại cái ác, cái xấu để có cuộc sống xứng đáng với con người. Và
cuộc sống bao giờ cũng cần được khám phá, lí giải với tất cả nhận thức và tình cảm, cái
nhìn đa diện, nhiều chiều mới mong hiểu thấu diện mạo muôn màu và bản chất thực của nó.

🎨
d) NGƯỜI ĐÀN BÀ LÀNG CHÀI
Về tên gọi : Cũng giống như nhân vật người vợ nhặt (truyện ngắn “Vợ Nhặt”- Kim Lân),
người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh châu cũng không được đặt tên.
Nhân vật được gọi bằng những cái tên phiếm chỉ : Người đàn bà, chị ta, mụ ,...Đây là nhân
vật tiêu biểu cho những người đàn bà vô danh ở những vùng biển khác nhau nhưng cùng

🎨
chung số phận đau thương.
Ngoại hình: xấu xí , thô kệch, mặt rỗ vì hồi nhỏ bị đậu mùa, mụ trạc ngoài 40, khuôn mặt
mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, quần áo rách rưới bạc phếch, thân người ướt

🎨
sũng ...
Hoàn cảnh gia đình, số phận
+ Nghèo khổ lam lũ, đông con, gia đình làm nghề chài lưới, sống chen chúc trên cái thuyền
chật hẹp.
+ Mụ xấu xí từ nhỏ, lại bị rỗ mặt
+ Có mang với một anh hàng chài, đến mua bả về đan lưới, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống
mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả
+Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng. Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh 1
con thú, với lời lẽ cay độc "Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ".
Khi bị đánh chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn mà coi
đólà một lẽ đương nhiên. Người đàn bà ấy nhẫn nhục, cam chịu, thầm lặng chịu đựng mọi

🎨
đau đớn tất cả vì những đứa con.
Phẩm chất, tính cách:
+ Nhẫn nhục, chịu đựng: Bị chồng trút dây thắt lưng quật tới tấp , chị vẫn nhẫn nhịn, không
hề khóc lóc kêu van, không chạy trốn, không tìm cách chống trả. Chị coi việc mình bị đánh
đó như 1 phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình. Khi được Phùng và Đẩu góp ý, đề nghị
giúp đỡ thì : "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng đượcnhưng đừng bắt con bỏ
nó" Chị cam chịu đến tội nghiệp.
+ Được mời lên tòa án để giải quyết chuyện gia đình, lúc đầu chị ta lúng túng, rụt rè tìm một
góc tường để ngồi. Chị thấy sợ hãi Khi đến một không gian lạ và cảm thấy mình thật nhỏ bé
giữa chốn công đường. Cái thế ngồi của chị như cố thu mình lại để tự vệ, cho dù đã được
Đẩu, Phùng chia sẻ và cảm thông.
+ Nguyên nhân nỗi cam chịu : Vì con cái, vì hạnh phúc gia đình. Chị hiểu cơ cực của của
cuộc sống mưu sinh trên biển không có người đàn ông.
+ Người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Sau khi biết hành động vũ phu của chồng mình đã bị
đứa con trai và người khách lạ (nghệ sĩ Phùng) chứng kiến, chị thấy đau đớn, vừa đau đớn
vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn về thể xác. Giọt
nước mắt đau khổ của người đàn bà đã ứa ra. Đó là giọt nước mắt của nhọc nhằn và chịu
đựng. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót cho tình cảnh trớ trêu của mình,
kể cả thằng Phác, đứa con trai mà chị quý nhất. Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc
phạm nhưng người đàn bà ấy không hề để ý, không hề bận tâm. Đúng là sự nhẫn nhục của
một người có nhân cách, có lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ đời.
+ Yêu thương con tha thiết(" phải sống cho con chứ không thể sống cho mình")
Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờbến của chị. Sự cần
thiết của việc có người đàn ông làm chỗ dựa, đểchèo chống khi phong ba bão táp, cùng
nuôi dạy các con " Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, không thể sống cho
mình như trên đất được".
Vì thương con, chị gửi nó lên rừng, chị đau xót khi thấy nó vì thương mẹ mà hận bố,.... Chị
không muốn các con nhìn thấy cảnh bạo hành gia đình. Và niềm hạnh phúc lớn nhất của chị
là nhìn những đứa con chúng được ăn no,...
=> Tình mẫu tử vút lên, trên cái nền của 1 cuộc sống cơ cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa
.
+ Người đàn bà vị tha, lạc quan :
Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt chiu niềm hạnhphúc nhỏ nhoi trong
cuộc đời bình dị ( "...nhìn con được ăn no, có khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hoà thuận")
.Chị tự động viên mình, và sống vì các con. Đặc biệt, chị không hề hận chồng mặc dù
thường xuyên bị chồng đánh đạp chửi rủa, trái lại, chị còn biết ơn lão. Chỉ Phùng, Đẩu, và
người đọc cảm thấy ngột ngạt trước cuộc sống quá ư khổ cực của chị, còn bản thân chị thì
thấy đó là sự việc rất đỗi bình thường. Chị lí giải nguyên nhân dẫn đến tính khí hung bạo
của chồng và cảm thông, tha thứ cho lão.Nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu nhìn người chồng
là kẻ vũ phu, thô bạo, đáng lên án. Nhưng qua cái nhìn của người vợ, lão từng là: “anh con
trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”.Thậm chí bà còn sẵn sàng
nhận lỗi về mình, coi mình là nguyên nhân khiến cuộc sống của chồng trở nên khốn khổ.
Đây quả là người phụ nữ có cái nhìn sâu sắc, đa chiều, bao dung, độ lượng với chồng
+ Người đàn bà thất học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời:
Ý thức được thiên chức của người phụ nữ ("Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và
nuôi con cho đến khi khôn lớn"). Chị lí giải nguyên nhân dẫn tới nỗi khổ của gia đình mình, lí
giải vì sao mình không thể, và không muốn li hôn. Câu chuyện của chị đã khiến Phùng và
Đẩu đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Sau khi nghe câu chuyện của chị, Phùng và
Đẩu mới vỡ lẽ , và rút ra bài học sâu sắc về cách nhìn đời, nhìn người. Qua câu chuyện của
người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi,đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật,
hiện tượng của cuộc sống,không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và
cuộc sống.

ĐỀ 2: VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

📌
Bài làm
Mở bài: Nếu trước cánh mạng ta bắt gặp một một Nguyễn Tuân hoang mang, bế tắc, tìm
cái thoát li trong rượu, đàn hát, thuốc phiện thì sau cách mạng, với hình tượng người lái đò
sông Đà, Nguyễn Tuân đã khám phá ra thứ vàng mười đã qua thử lửa ở những người lao
động Tây Bắc bình dị. Người lái đò với tay lái ra hoa ấy đã hiện lên sừng sững, vững chãi,
tự do và đẹp như một huyền thoại trong thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà”.

📌 Thân bài: Vẻ đẹp của hình tượng người lái đò


- Giới thiệu vắn tắt hcst, xx, mđst

🌻
a. Cách giới thiệu nhân vật
Nhân vật người lái đò hiện diện trong tâm thức người đọc được đặt trong mối tương
quan giữa thạch thủy trận sông Đà. Cái dằn dữ khắc nghiệt của dòng sông càng tô đậm
thêm tầm vóc, vẻ đẹp của con người lao động bình thường song cũng rất đỗi phi thường.

🌻
b. Lai lịch, nguồn gốc, nghề nghiệp
Ông đò quê ở Lai Châu, ông làm nghề lái đó đã hơn 10 năm. Đó là một tay lái lão luyện:
“Trên sông Đà ông xuôi, ông ngược trên một trăm lần rồi, chính tay lái độ sáu chục lần…”.
Ông là một con người từng trải, hiểu biết, thành thuộc nghề lái đò trên sông. Ông am hiểu
dòng sông như hiểu chính bản thân mình với một khả năng đặc biệt: “Bằng cách lấy mắt mà
nhớ như đanh vào lòng tất cả những luồn nước của tất cả những con thác hiểm trở”. Sông
Đà đối với ông lão ấy như một thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc tất cả dấu chấm than,
chấm câu và những đoạn xuống dòng. Nhà văn khâm phục và ngợi ca người lái đò bằng
những liên tưởng và so sánh đầy chất văn chương. Cuộc sống lao động của ông lái đò là
một bài thơ hào hùng và lãng mạn đến kì lạ. Hình tượng ông lái đò 70 tuổi với mái tóc bạc
phơ “Cái đầu bạc quắc thước” đặt trên một thân hình cao to gọn quánh như chất sừng, chất
mun và hai cánh tay “trẻ tráng”, “nhỡn giới của ông cao vời vợi”, tiếng nói ào ào như tiếng
thác nước, hai chân khuỳnh khuỳnh như lúc nào cũng đang kẹp chặt một cái cuống lái trong
tưởng tượng, tay ông dài lêu nghêu. Hình ảnh ông lái đò là biểu tượng cho con người cưỡi
gió đạp sóng, điển hình cho người anh hùng lao động dưới đời thường. Ông lái đò được
miêu tả bằng những giác quan nghệ sĩ, bằng cảm hứng tụng ca và bằng kho ngôn từ phong
phú đầy giá trị tạo hình để người đọc có được một cảm nhận con người ấy như được sinh
ra từ sóng nước của Đà giang.

🌻
c. Ông lái đò trí dũng vô song
Ông lái đò hiện lên trên trang văn Nguyễn Tuân như một dũng tướng. Ông xử lí các tình
huống nguy hiểm một cách chính xác, thông minh và táo bạo, tài tử đến kì diệu. Nhà văn đã
dụng tâm diễn tả ông đò trí dũng tuyệt vời tương khắc với thác nước sông Đà mưu mô xảo
quyệt. Sóng thác sông Đà như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào
dụng, vào hông thuyền. Nhưng ông đò dù đã bị thương vẫn cố giữ mái chèo, hai chân kẹp
chặt lấy cuống lái. Với ông lão “cưỡi lên thác sông Đà phải cưỡi đến cùng như cưỡi hổ”, ông
nắm chặt lấy bờm sóng đúng luồng rồi ông ghì cương lái lái miết một đường chéo về phía
cửa đá. Với binh pháp của thần sông, thần đá ông lão linh hoạt trong việc vận dụng chiến
lược: “Rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Ông lão
đã giao chiến với tướng đá sông Đà như một tướng sĩ, như một anh hùng đời thường làm
chủ thiên nhiên và làm chủ tự do của chính mình. Con thuyền là chiến mã, mái chèo là
thanh gươm. Ông lái hiện lên vững chãi lồng lộng giữa sóng nước dữ tợn dù đơn độc, nhỏ
bé, dù: “Có lúc chúng đổi cả thuyền lên, nước bám đầy thuyền như đô vật bám lấy thắt lưng

🌻
ông đò đòi vạt ngửa mình ra giữa trận nước vang trời”.
Qua vòng một, vòng hai, ở vòng ba ít cửa hơn nhưng bên phải, bên trái đều là luồng
chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Ông lái đò
tài tình mà nghệ thuật khi chèo lái con thuyền “vun vút” ra cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong
cùng. Thuyền như một mũi tên tre xuyên qua hơi nước vừa xuyên vừa lái được, lượn được.
Nguyễn Tuân đã đưa ra phép so sánh độc đáo và chính xác gợi tả hình ảnh người lái đò với
người lái xe đang lao xuống dốc đèo. Người lái xe khi nguy nan thì còn có chỗ để bám víu,
còn lái đò thì: “Cái thuyền thì lao xuống thác thì chả có cái phanh nào”, chỉ có lao đi chứ
không lùi lại. Ông lái đò giống như một chiến tướng tả xung hữu đột trên thạch trận sông
Đà, vượt qua ba trùng vi với nhiều cửa tử, rất ít cửa sinh nhưng ông lái đò đánh thốc vào
trùng vi thạch trận tan tành. Miêu tả ông lái đò như thế Nguyễn Tuân muốn đưa ra một triết
lí: giữa thế giới độc dữ, nham hiểm và lập lờ cạm bẫy, con người ấy vẫn dũng cảm, vẫn đủ
khả năng tìm thấy luồng sinh bằng sự trải nghiệm và trí tuệ tuyệt vời của mình.

🌻
d. Ông lái đò tài hoa nghệ sĩ
Ông lái đò, người lao động bình thường nhưng cũng là người lao động nghệ thuật với
tay lái ra hoa vừa thông minh, tự tin, anh hùng vừa tài tử nghệ sĩ. Miêu tả hình ảnh người lái
đò trên bối cảnh sóng nước sông Đà nhà văn đã tạo ra một tình huống độc đáo để người lái
đò bộc lộ tố chất nghệ sĩ của mình. Một cuộc đọ sức giữa con người với thiên nhiên thật
ghê gớm, căng thẳng nhưng với bản lĩnh và sức mạnh sáng tạo con người đã chiến thắng
và trở về với cuộc sống thanh bình. Thế là hết thác, “dòng sông vặn mình vào một cái bến
cát có hang lạnh…sóng nước lại thanh bình”. Đêm đó nhà đò đốt lửa trong hang đá nướng
ống cơm lam và bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những hang cá, hầm cá mùa khô. Ông
lái đò đã trải qua những phút giây cận kề với cái chết lại trở về với trạng thái bình yên trong
tâm hồn, quên đi những khoảnh khắc đối mặt với thủy quái sông Đà. Đó là một cao nhân
nhưng đồng thời cũng là một tao nhân. Vì vậy, viết về người lái đò Nguyễn Tuân đã thể hiện
một cái nhìn tràn đầy cảm hứng lãng mạn, cảm hứng ấy thấm sâu và lan tỏa trong từng câu
văn tả thực, giàu giá trị tạo hình, cảm hứng ấy cũng khiến tác phẩm có sức hấp dẫn nghệ
thuật mãnh liệt, trở thành một bài ca lao động, một khúc hát khỏe khoắn về người lao động.
Tác phẩm là tấm huy chương lấp lánh trên ngực ông lái như nhà văn miêu tả: “Ông đò đã
thôi làm nghề, trên ngực vẫn còn bầm tụ một củ khoai nâu…”. Đấy là một thứ hình ảnh quý
giá của một thứ huân chương siêu hạng mà cuộc sống lao động tặng cho người lái đò.

🌻
e. Ý nghĩa việc xây dựng hình tượng người lái đò
Với việc xây dựng thành công hình tượng người lái đò sông Đà, Nguyễn tuân đã trân
trọng và đề cao vẻ đẹp của con người lao động mới: “Chất vàng mười đã qua thử lửa”. Hình
tượng người lái đò sông Đà cũng thể hiện sự chuyển biến trong cái nhìn và trong phong
cách nghệ thuật của nhà văn qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng. Nhân vật trong
những trang viết của Nguyễn Tuân thời quá khứ là những con người tài hoa xuất trúng, phi
thường, là sự phóng túng hình hài bản thân tác giả ngông nghênh, ngạo mạn, bi quan và bế
tắc. Nhưng với ông lái đò trên sông Đà ta cảm nhận được giọng văn nồng hậu, ấm áp cái
nhìn trìu mến, ngưỡng mộ dưới con người lao động bình thường song cũng rất đỗi phi
thường.

📌 Kết bài: Nói tóm lại, hình tượng người lái đò trong “Người lái đò sông Đà” là một thành
công nghệ thuật của Nguyễn Tuân, gây ấn tượng khó phai trong lòng nghệ thuật. Nguyễn
Tuân đã tìm được người nghệ sĩ tài hoa ngay ở những công việc bình thường nhất ở ông lái
đò. Đó cũng là điều mà Nguyễn Tuân luôn tâm niệm: Khám phá thiên nhiên ở phương diện
văn hóa thẩm mĩ, khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.

“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc


Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp lánh. “
Đã có biết bao dòng sông uốn lượn trải dài khắp Việt Nam, những dòng sông để thương, để
nhớ chảy về đã dệt nên bao vần thơ đẹp. Con sông uốn lượn, quanh co bồi đắp phù sa cho
đồng ruộng màu mỡ, sông tưới mát cho những mệt vườn cây trái tươi xanh, tạo nên một
bức tranh thiên nhiên mang đầy màu sắc. Từ cuộc đời, sông chảy vào những áng thơ văn.
Nếu sông Hương là người mẹ phù sa của nền văn hóa cố đô trong bút kí “ Rất nhiều ánh
lửa” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Đuống như dòng ánh sáng trôi nghiêng nghiêng
trong hoài niệm của Hoàng Cầm,…. thì hình tượng sông Đà trong trang viết tài hoa của nhà
văn Nguyễn Tuân trích trong tập tùy bút “Sông Đà” lại mang vẻ đẹp hùng vĩ, choáng ngợp
với cảnh sông nước hung bạo đầy hiểm trở. Tùy bút sông Đà là những trang văn được viết
bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội, hoặc cảnh
thiên nhiên đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp lánh giữa những vẻ đẹp ấy là người lao động bình
thường nhưng rất đỗi phi thường mà Nguyễn Tuân đã khắc họa.
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại những tác
phẩm đặc sắc mang dấu ấn đối với mỗi người đọc. Ông sinh ra và lớn lên ở một làng ven đô
bên bờ sông Tô. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công
nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến
cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo và đặc biệt không thể không kể đến chuyến đi thực
tế lên miền núi rừng Tây Bắc năm 1958. Trong chuyến đi dài ngày ấy, Nguyễn Tuân đã gắn
bó, chung sống với nhiều người dân thiểu ở đây. Trải nghiệm chân thực vốn sống sâu sắc,
phong phú cùng với cái nhìn đa chiều, ông thấu hiểu sông núi Tây Bắc hùng vĩ, là vàng còn
con người Tây Bắc, những người thầm lặng vô danh như ông lái đò là chất vàng mười đã
được tô luyện qua lửa gian khổ. Khi rời xa Tây Bắc để trở về Hà Nội, Nguyễn Tuân đã tâm
niệm sẽ viết để tri ân miền đất ấy đã bồi đắp phù sa cho tâm hồn mình. Tập Sông Đà là quả
ngọt kết tinh từ mồ hôi công sức của Nguyễn Tuân trong chuyến đi thực tế lên Tây Bắc.
Trong tập này đặc sắc và ấn tượng hơn cả là tùy bút Người lái đò sông Đà.
Trên phông nền thiên nhiên mênh mông của vùng núi Tây Bắc, nếu sông Đà hiện lên vừa
hung bạo, hiểm trở, vừa thơ mộng vừa trữ tình, bạt ngàn những tảng đá hay những vật cản
đầy nguy hiểm thì hình tượng người lái đò hiện lên như một nét thần tình đầy chất nghệ sĩ.
Nguyễn Tuân cho rằng bất cứ người lao động nào khi đạt tới trình độ điêu luyện giỏi giang
trong công việc của mình đều có thể coi là nghệ sĩ và xứng đáng được tôn vinh ở vẻ đẹp tài
hoa nghệ sĩ. Và ở nơi thượng nguồn ấy là một tượng đài nghệ thuật.
Ông lái đò quê ở Lai Châu làm nghề chèo đò trên dòng sông Đà đã hơn 10 năm. Với
khoảng thời gian này, người lái đò ấy đã đủ kinh nghiệm để chèo lái trên một dòng sông đầy
gian nan, hiểm trở. Nguyễn Tuân đã cho độc giả một cái nhìn độc đáo và ấn tượng bằng chi
tiết và sự lão luyện của người cầm lái: “Trên sông Đà ông xuôi, ông ngược trên 100 lần rồi
và chính tay ông giữ lái độ sáu mươi lần”. Nguyễn Tuân dùng tài năng nghệ thuật của mình
với cách thể hiện ngôn từ sắc sảo, linh hoạt đã khắc họa hình tượng ông đò đầy kinh
nghiệm với hơn chục năm làm nghề lái đò đầy nguy hiểm và gian khổ này. Với người lái đò,
sông Đà như một phần không thể thiếu đối với ông, là nơi để ông ghi lại dấu ấn, những bản
thiên nhiên hùng ca của cuộc đời mình trên thiên nhiên vùng sông nước đầy hiểm trở, vừa
thân thuộc vừa gắn bó.
Ông lái đò xuất hiện với ngoại hình vô cùng độc đáo và ấn tượng. Mỗi đường nét ngoại hình
đều in đậm dấu ấn của con sông Đà hung bạo. Xuất hiện với ấn tượng ban đầu là một ông
lão bảy mươi tuổi, ông đã dành hết phần lớn cuộc đời để chèo lái trên dòng sông, sự nguy
hiểm của dòng sông Đà không còn là nỗi băn khoăn và ngạc nhiên đối với ông. Hình ảnh cái
đầu bạc quắc thước đặt trên một thân hình cao to gọn quánh, hai cánh tay rắn chắc nhãn
giới cao vời vợi, với tiếng nói ồn ào như thác nước mặt ghềnh sông, độc giả không khỏi liên
tưởng đến hình tượng của một con người lão luyện, khỏe khoắn, một con người cưỡi sóng
đạp gió, hiện lên thật đẹp giữa thiên nhiên sông nước khắc nghiệt hiểm trở. Trên ngực ông
lái đò có những vết sẹo bầm lên như một khoanh củ nâu bởi mỗi lần vượt thác ghềnh ông
đều tì con sào lên ngực, dùng trái tim làm điểm tựa để vượt qua những con thác ghềnh đầy
dữ dội, nguy hiểm của con sông Tây Bắc. Qua mỗi chuyến ngược xuôi vết sẹo càng hằn
sâu thêm. Với cảm hứng tôn vinh nghệ thuật, Nguyễn Tuân gọi vết sẹo đấy là tấm huy
chương lao động siêu hạng. Chỉ bằng với vài nét khắc họa mà tác giả đã chạm khắc vào
tiềm thức của người đọc một hình ảnh người lái đò gần gũi, một người đã gắn bó lâu dài với
môi trường sông nước, dũng cảm vượt qua bao lần hiểm nguy, chờ trực của thác nước
mạnh, những hòn đá lớn. Ông lái đò thực sự rất xứng đáng với tấm huân chương mà nhà
văn đã phong tạo.
Trong cảm nhận của Nguyễn Tuân, ông lái đò rất mực thông minh và tài trí bởi con sông Đà
uốn lượn 500 cây số. Giữa núi rừng thiên nhiên mênh mông, hùng vĩ là một thiên anh hùng
ca vậy mà ông đò nhớ từng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than và cả những đoạn xuống
dòng. Ông đò quả thực rất tài năng, có một trí nhớ vô cùng siêu đẳng bởi ông thuộc mọi
binh pháp của thần sông, thần đá sông Đà, thuộc hết quy luật phục kích của từng trùng
điệp, thạch trận. Cách bày trí của từng hòn đá nằm ngổn ngang giữa lòng sông Đà ở
thượng nguồn như thử thách ông đò mỗi lần chèo thuyền qua đó nhưng ông vẫn luôn nhớ
mặt, nhớ từng tính cách và nhiệm vụ của từng hòn. Tất cả như một tấm bản đồ thu nhỏ
khắc sâu trong tâm trí của ông đò. Qua đó Nguyễn Tuân thể hiện sự cảm phục của mình với
những người lái đò, đó là một người yêu lao động, yêu công việc từng trải và giàu kinh
nghiệm với một trí nhớ vô cùng siêu phàm.

Hình ảnh con người lao động hiện lên không chỉ với vẻ đẹp thông minh, một chiến tướng trí
dũng song toàn và điêu luyện trong công việc của mình mà còn là một bậc anh hùng như
một viên thuyền trưởng gan dạ, đầy khí phách trong cuộc thủy chiến với con sông Đà. Đối
mặt với thác dữ, đồng nghĩa phải đối mặt với cái chết, cái nguy hiểm chờ trực, nhưng đối
với ông đò ông không thấy sợ hãi mà thấy được sự thú vị ở nghề chèo lái. Một con người
gan dạ, luôn đương đầu với tình huống khó khăn, hiểm nguy. Mỗi chuyến ông đò xuôi
ngược không êm đềm, bình lặng mà nó như là một trận sinh tử ác liệt. Sông Đà hung bạo,
nham hiểm là kẻ thù số một của ông đò, luôn chờ trực để hòng đoạt mạng ông bất cứ lúc
nào đi qua đấy. “Những đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn
chết cái thuyền”, bọn chúng không tùy tiện nằm ngồi bởi sông Đà đã giao nhiệm vụ cho từng
hòn. Ở hàng đầu tiên là sự phối hợp của những hòn đá to khủng khiếp được sắp xếp để
trông cửa. Những hòn đá bệ vệ, oai phong, lẫm liệt là một bọn làm tiền vệ giả vờ sơ hở để
lừa dụ ông đò vào sâu trong ổ mai phục đã phục sẵn rồi “đánh khuýp quật vu hồi”. Nếu
thuyền lọt vào ổ mai phục thì cũng tơi tả lại ngay lập tức đối mặt với những boong- ke chìm
và những tảng đá nổi sừng sững trên mặt nước, tảng thì nấp dưới những làn sóng dữ dội
của con sông Đà. Đó là cuộc chiến hung dữ nhất giữa con người và con sông đà. Không chỉ
thế, ở trùng vi thứ hai này lại tăng thêm nhiều cửa sinh nằm lập lờ ở phía tả ngạn như đang
chờ chực ông lái đò mắc vào cạm bẫy của dòng sông. Ngoài lũ binh tướng dữ tợn thì “bốn
năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa
tử”, tiếng reo hò ầm ĩ của sóng thác luồng sinh, tháp nước đổ ầm ầm như tiếng gầm rống
cuồng nộ của một ngàn con trâu mộng là thanh viện làm những ai lần đầu tiên nghe thấy
phải kinh hồn bạt vía. Còn sóng dữ ở quãng sông này là lũ quân liều mạng đánh tới tấp vào
bụng, hông thuyền khiến thuyền chao đảo, lắc lư và mặt của ông đò thì biến sắc, méo mặt
đi.
Trận thủy chiến dữ dội cùng với sự tàn bạo hung ác của con sông Đà làm nổi bật khí phách
của ông đò. Ông là một người lao động bình thường nhưng hiện lên trong tâm thức người
đọc là một người nghệ sĩ tài năng, là một con người điêu luyện trong công việc chèo thuyền
của mình. Dù bị bao vây giữa một vùng nước rộng lớn, bạt ngàn, sự reo hò của âm thanh
sông suối, nhịp nước tăng mạnh mỗi lúc chèo thuyền nhưng ông đò vẫn cất tiếng chỉ huy
rành rọt vang khắp ải nước. Ngay cả khi bị trúng độc chiêu nhưng ông đò vẫn kìm nén vết
đau để con thuyền vượt qua thạch trận một cách an toàn. Bằng tài năng nghệ thuật của tác
giả và cách thể hiện ngôn từ trong bài văn đã diễn tả được hình tượng ông đò hiện lên với
một hình ảnh vừa thông minh, vừa anh hùng, dũng cảm, gan dạ để vượt qua những cánh
cửa nguy hiểm của sông Đà. Nhà văn miêu tả ông đò nắm lấy bờm sóng ghì chặt cương lái
lao vút vào cọc biển khiến ta hình dung ông đò không chỉ là viên thuyền trưởng gan dạ như
chàng Uy lít xơ vượt biển trong sử thi hy lạp mà còn như vị tướng đang cưỡi chiến mã tung
hoành khắp trận mạn. Sông Đà luôn là kẻ thù số 1 luôn rình chực ông đò và mỗi chuyến cập
bến bình yên của ông như một trận chiến thắng oanh liệt và vang dội trước con sông hung
bạo, không phải ngẫu nhiên mà NT kể ông đò đã có cả trăm chuyến xuôi ngược SĐ. Đó là
người anh hùng bách chiến bách thắng với một bên là con sông Đà hung bạo và đầy những
hiểm nguy, cạm bẫy, một bên là người lao động bình thường với một tinh thần dũng cảm,
gan dạ cùng với sức mạnh trí tuệ. Với sự mưu trí, thấu hiểu kẻ thù như nhân gian từng nói:
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.
Nguyễn Tuân đã rất uyên bác khi dùng ngòi bút nghệ thuật của mình để khắc họa ông lái đò
anh hùng trong trận thủy chiến trên sông đà. Cảm hứng lãng mạn được sử dụng trong tùy
bút, đặc biệt khi viết về người lái đò đã tạo nên những liên tưởng độc đáo, những khúc ca
tươi đẹp để ca ngợi về con người lao động bình thường nhưng rất đỗi phi thường. Nguyễn
Tuân còn sáng tạo ra nhiều ngôn từ giàu sức gợi như ải nước, bờm sóng, cương lái,...khiến
câu văn trở nên sống động, có linh hồn, diễn tả một cách chân thực về hình ảnh người lao
động bằng xương bằng thịt ngoài đời thực chứ không còn là một nhân vật trong sách. Tác
giả đã sử dụng một ngôn từ phong phú, đa dạng bởi ông đã viết rất nhiều, cho ra đời nhiều
tác phẩm từ đó làm đổi mới và phong phú tiếng việt. Người ta gọi người nghệ sĩ này là “thầy
phù thủy ngôn từ, là người huyện đăng ngôn ngữ”.
Khép lại trang văn về “Người lái đò SĐ” của Nguyễn Tuân trước mắt độc giả vẫn là không
gian Tây Bắc, là hình tượng người lái đò tài hoa. Tác phẩm là một áng văn đẹp được làm
nên từ tình yêu đất nước thiết tha, say đắm của một người nghệ sĩ muốn dùng văn chương
để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên, kì vĩ, trữ tình thơ mộng của thiên nhiên, nhất là tài năng của
những người lao động bình dị. Đó là hình ảnh của tấm chương siêu hạng “độc đáo” và một
con người đầy khí phách trong cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên.

You might also like