You are on page 1of 3

- Tình huống trong truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa được tạo dựng bởi những phát

hiện đầy nghịch lý. Bằng nghệ thuật tương phản, “Chiếc thuyền ngoài xa” đã dựng lên
trước mắt người đọc những nghịch lý, những trớ trêu, đa đoan của đời sống. Vẻ đẹp thơ
mộng của chiếc thuyền ngoài xa trái ngược hẳn với hiện thực đời sống nhọc nhằn cay cực
của gia đình người dân chài; cảnh người đàn bà bị đánh đập tàn nhẫn trái ngược với việc
chị ta van xin không muốn li dị người chồng vũ phu; ý đồ cứu giúp đầy thiện chí của
chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng trái ngược với sự kiên quyết từ chối của người đàn bà
hàng chài,…Những cảnh trái ngược nói trên được tổ chức theo kiểu móc xích, cảnh trước
làm tiền đề cho cảnh sau, làm toát lên những nhận thức, gơi ra biết bao vấn đề về con
người, cuộc sống và nghệ thuật Kiểu tình huống này xuất hiện rất nhiều trong các truyện
khác của Nguyễn Minh Châu như “Bến quê”, “Bức tranh”, “Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành”… Đó là kiểu tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện và nhận thức.

Chủ thể của quá trình nhận thức ở đây là nhân vật Phùng (người kể chuyện xưng tôi –
một sự hóa thân của Nguyễn Minh Châu) có phẩm chất của một người nghệ sĩ giàu tâm
huyết, tinh tế, thiết tha với cái đẹp. Suốt một tuần kiên nhẫn trên một vùng biển miền
trung, nơi có phong cảnh đẹp, thơ mộng, có sương mù tháng bảy, cũng là chiến trường
xưa, anh vẫn chưa chụp bức ảnh nào ưng ý. Chi tiết này cho thấy những phẩm chất đáng
quý của một người nghệ sĩ có trách nhiệm với nghề, có ý thức nghiêm túc trong lao động
sáng tạo nghệ thuậtmột công việc đòi hỏi tài năng, tâm huyết và công phu. Sau nhiều
ngày phục kích, điều kì diệu của nghệ thuật đã bất chợt đến với Phùng vào một buổi sáng
khi anh nhìn thấy một chiếc thuyền trên mặt biển xa “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe
nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu
vào”. Trong cảm nhận của Phùng, đó là cái đẹp tuyển đỉnh của ngoại cảnh, là một cảnh
đắt trời cho quý giá, hi hữu, kì diệu, là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”,
cái đẹp cổ điển, chuẩn mực tưởng chỉ có trong một thời quá vãng nay bất ngờ hiện hữu
ngay trước mắt, trong hiện tại; toàn bộ từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp,
một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích – vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, lý tưởng, thánh
thiện. Cái đẹp ấy đã đem lại những cảm xúc mãnh liệt, những khoảnh khắc tràn ngập
hạnh phúc cho người nghệ sĩ, anh bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Trong
giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện,
khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Đó là những rung động thật sự,
niềm hạnh phúc ngất ngây của người nghệ sĩ trước cái đẹp. Đó cũng là niềm hạnh phúc
của sự khám phá, thấy cái chân lýcủa sự toàn thiện, toàn mĩ. Trong khoảnh khắc đó, anh
nhận thấy bản thân cái đẹp chính là đạo đức khiến tâm hồn anh được gột rửa, trở nên
trong trẻo, thánh thiện. Đó là cái đẹp có khả năng thanh lọc tâm hồn con người. Đó là sự
giác ngộ, nhận thức về sức mạnh kì diêu của cái đẹp, của nghệ thuật đối với con người,
bởi nói như quan niệm của Dostoiepxki : “ Cái đẹp cứu rỗi thế giới”- khi đứng trước cái
đẹp, người ta thường không nghĩ đến cái xấu, cái ác, cái dung tục, tầm thường của cuộc
đời mà để tâm hồn mình bay bổng, hướng thiện. Như vậy, phát hiện thứ nhất đã diễn ra
trong khoảnh khắc gặp gỡ kì diệu giữa một tâm hồn nghệ sĩ say mê sự tận thiên, tận mĩ
với bức thanh thiên nhiên toàn bích khi chiếc thuyền được nhìn từ xa, qua làn sương mù
huyền ảo- phát hiện giúp Phùng có được một tấm ảnh nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ mãi
mãi về sau…vẫn được treo trong các gia đình sành nghệ thuật.

Ngay khi tâm hồn đang bay bổng trong những cảm xúc thẩm mĩ, đang tận hưởng cái
khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ lại kinh ngạc trước một bức tranh
đời thường phũ phàng, nghiệt ngã. Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy là
một người đàn bà khắc khổ, xấu xí và một lão đàn ông dáng vẻ dữ dằn. Ngay sau khi vào
bờ, lão đàn ông ấy lập tức đánh đập người đàn bà hết sức tàn bạo. Hắn hùng hổ, mặt đỏ
gay, trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn
bà. Vừa đánh, hắn vừa thở, vừa nghiến răng ken két, nguyền rủa: Mày chết đi cho ông
nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!” . Hành động thật vũ phu và tàn bạo, tưởng như
không có người chồng nào như thế, nhưng trong cách đánh như chứa đựng những uất ức,
khổ đau, bao dồn nén đang tuôn trào. Tấm thân người vợ trở thành chỗ để ông ta trút sự
phẫn nộ trước cuộc sống cơ cực, bế tắc của lão. Cảnh tượng đó như một nhát dao vô hình
cắt đứt giây phút lãng mạn của người nghệ sĩ và kéo anh về với hiện thực khổ đau. Phùng
ko chỉ ngạc nhiên trước sự độc dữ của người đàn ông mà càng kinh ngạc hơn vì sự cam
chịu, sự chấp nhận của người đàn bà: “ không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng
không tìm cách chạy trốn”. Cứ như thể ba ta biết trước điều gì sẽ xảy ra và bình thản đón
nhận nó. Trong hoàn cảnh đó, người nghệ sĩ cứ như bị rơi tuột từ thiên đường xuống địa
ngục. Anh kinh ngạc đến mức “trong mấy phút đầu tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn…”.
Điều càng làm cho Phùng kinh ngạc và sững sờ hơn khi nhìn cảnh đứa con của họ - thằng
Phác giận dữ, căng thẳng, chạy một mạch như một viên đạn trên đường lao tới đích
ngắm. Nó nhảy xổ vào lão đàn ông, giành chiếc thắt lưng, dướn người, vung chiếc khóa
sắt quậtvào ngực bố. Ẩn sau hành động táo tợn, quyết liệt, giận dữ kia là cả một tình yêu
thương đau đớn, mãnh liệt đối với mẹ. Tình yêu thương đó lại trở thành niềm căm hận
đối với người cha, trở thành sức mạnh bùng nổ. Hành động đó mang nỗi đau nhức nhối
của tâm hồn trẻ thơ, trong sáng bị tổn thương, bị đẩy vào hành động trái đạo lý. Sự thật
còn đáng sợ hơn khi Phùng được biết đây là chuyện thường ngày của gia đình họ khi
người chồng vũ phu cứ đánh vợ “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Có
một sự đổ vỡ ghê gớm trong tâm hồn người nghệ sĩ…

Như vậy, cùng một thời điểm, cùng một người quan sát, cùng một đối tượng quan sát
nhưng với hai cự li và góc độ khác nhau, người nghệ sĩ đã phát hiện ra hai bức tranh hoàn
toàn tương phản: cảnh đẹp tuyệt vời của thiên nhiên và hiện thực nhọc nhằn của đời sống
trên vùng biển . Tình huống truyện này đã đưa ra những vấn đề đầy nghịch lí, nghịch lí
giữa cái đẹp của nghệ thuật với sự trần trụi bi đát của hiện thực. Đằng sau hai bức tranh
ấy, rõ ràng nhà văn muốn gởi đến người đọc một thông điệp: đằng sau cái đẹp không phải
bao giờ cũng là cái thiện, cái chân lý và đạo đức, mà có khi ngược lại là cái ác, cái xấu.
Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đầy những mặt đối lập: đẹp - xấu, thiện -
ác; thiên thần - ác quỷ; rồng phượng - rắn rết. Bản chất cuộc đời có khi ở những góc
khuất cho nên không thể chỉ nhìn cuộc đời ở bề nổi, ở bên ngoài mà phải khám phá chiều
sâu bên trong của nó. Với tình huống trên của truyện, nhà văn NMC đã đặt ra vấn đề rất
quan trọng để người đọc suy nghĩ, đó là mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống.
Nghệ thuật là một cái gì xa vời như chiếc thuyền ngoài xa trong màn sương sớm mờ ảo,
còn cuộc sống thì rất gần như con thuyền khi đã vào tới bờ. Hay nói một cách khác,
NMC cho rằng nghệ thuật trước hết phải gắn liền với cuộc sống, phải phản ánh chân thực
cuộc sống và góp phần cải tạo cuộc sống, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Quan điểm này của nhà văn NMC rất gần với quan điểm của nhà văn Nam Cao “Nghệ
thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ
có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kíp lầm than…”(Trăng sáng). Người nghệ sĩ
cần tránh cái nhìn chủ quan, đơn giản , không nên thi vị hóa, lãng mạn hóa hiện thực khi
cuộc đời còn quá nhiều mồ hôi và nước mắt và cay đắng.

You might also like