You are on page 1of 6

Chiếc Thuyền ngoài xa Trên đỉnh núi Odenzo kì diệu, nơi có những vòm hoa thạch

thảo tim tím, mơ màng, Andecxen đã nhặt lấy những hạt giống trên luốn đất của
người dân cày mà dệt lên những bài ca bất tận. những hạt phù sa của dòng sông
Mixixipi miền Tây nước Mĩ đã bồi đắp cho những trang văn của Mác Tuyên . Có
thể thấy thành công của một người nghệ sĩ bắt nguồn từ cách họ buộc trái tim mình
với cuộc sống và nhìn nó bằng lăng kính đa chiều . Và để đến dải đát hình chữ S
thân yêu này, cũng đã có một người nghệ sĩ buộc chặt, trọn vẹn trái tim mình với
hơi ấm, với chất mặn nồng của dải đất miền tây như thế, không ai khác chính là
Nguyễn Minh Châu với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
Nguyễn Minh Châu, một “nhà văn khoác áo lính” tiêu biểu, là ngòi bút có ảnh
hưởng lớn đối với nền văn học VIệt Nam vào giai đoạn chiến tranh và thời kì đỏi
mới mà theo như nhà văn Nguyên Ngọc “Nguyễn Minh Châu là một trong số
những người mở đường tinh anh và tài năng nhất”. Ông luôn tự nhận thức được sứ
mệnh của một nhà văn đối hướng ngòi bút của mình tới những kiếp người sống ở
đời, chính vì vậy mà các tác phẩm của ông đều mang giá trị nhân văn vô cùng sâu
sắc. trong thời kì chiến tranh, ông viết nhiều về chủ để kháng chiến và thể hiện tình
yêu nước nồng nàn, sua 1975, nhà văn tập trung khai thác về con người và nghệ
thuật, điều mà ông đã làm rất tốt, được coi là đi tiên phong trong phong trào mở
đường cho công cuộc đổi mới văn học. ông luôn đi tìm sự thật và viết lên những
góc khuất đời sống dưới cái nhìn đa diện, đa chiều, đúng như nhà văn từng quan
niệm:” Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần
phấn đấu để đào xới bản chất của con người vào các tầng sâu lịch sử.” Truyện
ngắn “ chiếc thuyền ngoài xa” (1987) in đậm phong cách tự sự- triết lí của Nguyễn
Minh Châu, là bước dài đáng trâng trọng trong quá trình đi khám phá vào bề sâu,
vào tầng chìm về cuộc sống con người. Với ngôn ngữ dung dị đời thường cà cách
xây dựng cốt truyện đọc đáo, tác phẩm đã để lại biết bao cảm xúc lẫn lộn trong
lòng độc giả.
Tình huống truyện đến từ sự phát hiện ra nghịch lí của Phùng

Có thể coi như một hiện thân của tác giả, là một cựu chiến binh, một nhà văn áo
lính, khi hòa bình được lặp lại anh trở thành một phóng viên ảnh làm việc cho tòa
soạn trung ương. Người phóng viên đó được cấp trên giao phó đi chụp ảnh buổi
sớm để hoàn thành bộ lịch tháng 7. Nguyễn Minh Châu cũng là một nhà văn sinh
ra ở miền biển, bởi vậy mà tác phẩm được miêu tả rất sinh động, rất chân thật như
có vị mặn mọi đặc trưng của miền biển. Phùng quyết định trở về chiến trường xưa
vừa là để chụp ảnh, vừa để đi thăm Đẩu là người bạn chiến đấu xưa. Sau cả tuần
trời đi săn lùng cảnh đẹp và lang thang ở Bãi Xe Tăng Hỏng, phùng đã phát hiện ra
một vẻ đẹp “trời cho”- cảnh đẹp dường như chỉ xuất hiện duy nhất 1 lần trong đời:
“trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in
một nét mơ hồ lòa nhòe vào cái bầu sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu
hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa, là
một vẻ đẹp đơn giản nhưng thật sự toàn bích. Trong cảm nhận của Phùng đó là
“một cảnh đắt’ trời cho là một “ bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”- một
cái đẹp cổ điển, chuẩn mực tưởng như chỉ có trong thời quãng vắng xa xôi. Sự trân
trọng và biết ơn của Phùng được bộc lộ sâu sắc khi anh coi đó là một bức “danh
họa”- một người nghệ sĩ đánh kính với những tác phẩm để đời quý giá chứ không
phải bất kì một họa sĩ vô danh, bình thường nào. Cách ví von cũng gián tiếp khẳng
định sự độc nhất của cảnh đẹp lúc đó trong đôi mắt người nghệ sĩ, là một tác phẩm
rất khó để mua được bằng tiền mà ta chỉ có thể ngắm nhìn trực tiếp. Trong bức
tranh tuyệt mĩ ấy, “vị danh họa” kia đã phác nên những đường nét uyển chuyển với
những gam màu thật hài hòa, tinh tế. Nếu chỉ có những sự “ mơ hồ lòe nhòe” của
làn sương trắng mờ ảo, bức tranh có lẽ không đẹp đến vậy, sẽ không chan chứa
một sức sống tươi mới, mát lành mà đâu đó thấp thoáng nét u buồn, sầu thẳm.
Thực vậy, tạo hóa đã đã điểm vào bức tranh buoir bình minh “ đôi chút hồng hồng”
của ánh mặt trời- một sắc hồng dịu nhẹ, ấm áp khiến ta lòng ta cảm thất thật an yên
mà tràn đầy sức sống. Bức tranh hi hữu diệu kì ấy khiến ta không khỏi nhớ đến
khung cảnh buổi sớm bình minh trong thơ Tế Hanh
“Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng”
Đó đều là những cảnh đắt trời cho có thể làm rung đọng trái tim bất cứ người nào
ngắm nhìn nó. Không thể thiếu trong cảnh tuyệt mĩ ấy là “vài bóng người lớn lẫn
trẻ con ngòi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt
vào bờ”. Bức tranh càng trở nên đặc sắc, kì diệu hơn bao giờ hết khi có sự xuất
hiện của con người bở sự hòa quyện, kết hợp của con người với thiên nhiên.
Khung cảnh hiện lên trong buổi sớm mai yên ắng, tĩnh lặng, con người trên thuyền
cũng chỉ “ngồi im phăng phắc như tượng” mà thôi. Ấy thế nhưng khung cảnh tĩnh
lặng ấy lại khiến lòng người nhiếp ảnh gợi lên bao nỗi niềm, khiến lòng anh không
ngừng cuồn cuộn trào dâng những đợt sóng cảm xúc. Từng cảm xúc đến với anh
bất chợt, ào ạt đổ vào trái tim anh “tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những mắt lưới
và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thủ y hệt cảnh con
dơi. Toàn bộ khung cảnh cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp”.
đứng trước “ một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”- một vẻ đẹp nguyên sơ, thuần
khiết, thánh thiện đó thì “ tôi trở nên bối rối, trong tim như có cái gì bóp thắt vào”.
Người nghệ sĩ ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước cảnh sắc mà cả đời anh chưa từng
nhìn thấy, hạnh phúc trước món quà mà tạo hóa ban tặng, xúc động khi được chiêm
ngưỡng một vẻ đẹp tuyệt mĩ-đích đến một thời của con người luôn khao khát, tôn
thờ cái đẹp, anh bối rối không biết làm sao, tâm trí thoáng như được gột rửa, không
còn bất kì suy nghĩ, toan tính gì. Sự bối rối của người nhiếp ảnh thật giống với
cách mà nhà thơ Pháp Baudelarie thốt lên:
“ Mi xuống từ trời cao hay lên từ vực thẳm
Hỡi cái đẹp…”
“trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của
sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần tâm hồn” tại sao mà chỉ
từ một bức tranh cảnh đẹp, thấy một khung cảnh trước mắt mình mà lại cảm thấy
giống như một cái chân lí của sự toàn thiện, cảm thấy trong ngần trong tâm hồn?
Phải chăng đối với một người nghệ sĩ thật sự tìm kiếm một điều gì đó thì giây phút
anh ta cảm thấy hạnh phúc, nghẹn ngào nhất chính là lúc người nghệ sĩ ấy chinh
phục được cái đích đã theo đuổi bấy lâu nay. Trong cái giây phút đó người nghệ sĩ
nhận ra cái chân, thiện, mĩ. Tâm hồn của nhiếp ảnh gia như được ngột rửa trở nên
trong trẻo , tinh khôi. Phùng không còn nghĩ nhiều nữa, anh bấm liên thanh hết một
phần tư cuộn phim. Anh đã thu được cái đẹp của kì quan tạo hóa
Như vậy qua phát hiện đầu tiên của Phùng trên bãi biển, ta không chỉ được ngắm
nhìn một “bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ” với vẻ đẹp “ thực đơn giản và
toàn bích” mà còn thấy được sự tinh tế, nhạy cảm của Phùng trước cái đẹp , niềm
hang say, tận tâm, nhiệt huyết , sự lao động nghiêm túc của một người nghệ sĩ luôn
khát khao cống hiến và khám phá cuộc đời.
Trong cuốn nhật kí “ mãi mãi tuổi hai mươi” của mình, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc có
viết:“ cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng
cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ
còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”. Đúng vậy, văn chương chính là cuộc đời. Cuộc
sống đi vào văn chương, có khi đẹp thật đấy, những cũng có khi lại bi thương vô
cùng. Nhưng cái cuối cùng mà văn chương để lại chính là “giọt nước mắt lóng
lánh” là những rung động mà người viết văn đã tài tình đánh thức lên tim độc giả.
Trưởng rằng đã hoàn thành nhiệm vụ mà trưởng phòng giao phó nhưng khoảnh
khắc “chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng” ấy đã vén lên bức màn của
cái đẹp, mọt sự thật mà chỉ trong giây lát thôi sẽ khiến tất cả những bối rối, xuyến
xao, rạo rực trước vẻ đẹp kia hoàn toàn vụn vỡ. Không còn vẻ đpẹ “toàn bích” trời
cho, tất cả hiện lên trước mắt Phùng như cuốn phim kịch tính, dữ dội được tua
chậm, tụa như “một cú tát’ thẳng vào chân lí mà Phùng vừa nhận ra trước đó : “ cái
đẹp chính là đạo đức”. Đó không phải là âm thanh xôn xao, nhộn nhịp của những
người làm nghề chài lưới sau một đêm ra khơi đầy vất vả, không phải là những
tiếng mua bán tấp lập của những khu làng chàng, càng không phải những tiếng thở
phào cho một chuyến ra khơi đã bình an mà đó lại là những tiếng quát mắng, chửi
rủa không một chút nhân tính: “ cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy là tao giết cả mày
đi bây giờ” . Bi kịch bắt đầu từ bây giờ khi hai vợ chồng bước ra khỏi con thuyền
bé nhỏ kia, bước đến chỗ xe rà phá mìn của công binh Mĩ: “ lão đàn ông lập tức
trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng da của
lính ngụy ngày xưa, chẳng nói chẳng rằng, lão chút cơn giận như lửa cháy bằng
cách dung chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Lão vừa đnahs vừa
thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi phát quất xuống lão lại nguyền
rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết
đi cho ông nhờ!” tất cả những âm thanh đó nối đuôi nhau tạo thành sự ngạc nhiên,
ngỡ ngàng trong mắt Phùng. Mọi việc diễn ra nhanh chóng, cứ như đã có sự chuẩn
bị từ trước khiến Phùng không khỏi ngỡ ngàng. Khung cảnh tĩnh lặng ban nãy đã
oàn toàn bị phá tan bởi sự hỗn loạn khủng khiếp của con người. “ Tất cả mọi việc
xảy ra khiến tôi kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu tôi cứ há hốc mồm ra mà
nhìn” Người nghệ sĩ ấy sẽ chẳng bao giờ ngờ trước được rằng phía sau bức tranh
mực tàu đẹp mơ màng ấy lại là cả một góc khuất, một mảng màu đen kịt về số
phận con người. Một người lính từng trải qua bao nhiêu cái đau khổ, bi thương
nhất của chiến trường thì thật lạ, nay lại ngạc nhiên đến như thế. Phải chăng, người
cựu chiến binh khi thấy một khung cảnh tuyệt mĩ tưởng như chẳng ai có thể xâm
phạm được mà anh ta vừa nhìn thấy không thể nào trở thành một bức bình phong
quyến rũ che ẩn đi một sự thật đau thương, một bí mật đầy đau đớn, phũ phàng,
một hình ảnh chồng đánh rủa vợ nằm sấp trên bãi cát, con đánh cha, cha tát con dúi
ngã nhào xuống đất đầy hỗn loạn. Chiếc thuyền khi ngoài khơi xa và khi cập bến
khác nhau nhiều quá, nó khiến Phùng cảm thấy xa lạ, anh nhận ra hai góc đọ hoàn
toàn đối lập, nghịch lí, tương phản đến cùng cực của sự thực tại này. Cũng là một “
câu chuyện cổ” nhưng nay lại thật quái đản, ở trong cách nhìn của người nghệ sĩ
lúc này mọi thứ hiện lên đã thay đổi một cách chóng vánh và trái ngược. Chính từ
đây, anh thấu hiểu một chân lí rằng, vạn sự trên đời đều có nhiều mặt đói lập, một
mặt đưa ta lên tận trời xanh, một mặt khác trong tích tắc có thể đẩy ta xuống đáy
vực sâu thăm thẳm.
“cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao
giờ cuộc sống cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để
chiêm ngưỡng vẻ đpẹ của nghệ thuật” ( Lê Ngọc Chương ). Văn chương ra đời đã
trở thành người bạn đồng hành, là người thư kí ghi lại nhũng dấu ấn của cuộc đời
trên trang viết. nhưng dấu ấn ấy không phải là sự thực hời hợt, nông cạn mà chúng
còn phải được người nghệ sĩ thấu hiểu, khai thác từ nhiều khía cạnh khác nhau để
tọa nên “những hạt ngọc quý”, giao rắc cảm xúc trong lòng mỗi người thưởng văn.

You might also like