You are on page 1of 2

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

1. MỞ BÀI
Văn chương chỉ cất cánh bay cao khi huyết lệ của nhà văn mở đường cho con chữ tuôn trào như thác
đổ, để văn học muôn đời luôn là bến đỗ của tình thương và lòng yêu cuộc sống. Thạch Lam từng nói:
“Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ cho những cái tốt để
trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn”. Với tấm lòng ấy, Nguyễn Minh Châu quả thực đã làm
đúng thiên chức của mình khi ông mở rộng trái tim mình, rọi vào tận cùng góc tối để khám phá hạt
ngọc ẩn giấu trong bề sâu con người. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một minh chứng cho
điều đó. Trên nền bức tranh hiện thựuc đầy màu sắc về cuộc đời thời hậu chiến, tác giả đã khắc hoạ ….

2. THÂN BÀI
A) Khái quát chung
- NMC là “một trong những người mở đường tài năng và tinh anh nhất của văn học VN thời kì đổi mới”
(Nguyên Ngọc).
- Không còn “tráng lên một lớp men trữ tình “, từ sau năm 1975, ông chuyển từ cảm hứng sử thi lãng
mạn sang cảm hứng thế sự đời thường, tập trung khai thác số phận con người cá nhân trong các mối
quan hệ của đời sống, “đào xới bản chất con người” trong cuộc mưu sinh, hành trình nhọc nhằn kiếm
tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Với phong cách tự sự triết lí, nhà văn đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có “Chiếc thuyền
ngoài xa”.
- Truyện ngắn được sáng tác năm 1983, in trong tập truyện cùng tên xuất bản năm 1987, nằm trong xu
hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới
- Đó là câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời ẩn sau bức ảnh đó, từ đó bộc lộ sâu
sắc những chiêm nghiệm của người nghệ sĩ về cuộc đời, con người và nghệ thuật

B) Hệ thống ý các đề:

Luận điểm 1:

1) Trước hết, phát hiện đầu tiên của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong biển
sớm mờ sương đầy thi vị, lãng mạn, có thể làm rung động bất cứ trái tim yêu cái đẹp nào.
2) Trước hết, Phùng hiện lên là một người nghệ sĩ tâm huyết với nghề, sẵn sàng dốc lòng, dốc sức để
bắt được khoảnh khắc đẹp của sớm bình minh

Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một
chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới
vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.

Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là
một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù
trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi
im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua
những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi,
toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã
phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá
thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong gần tâm hồn.
Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “liên thanh” một hồi
hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pratica cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái
đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.

Tôi chắc mẩm ngay trong ngày hôm nay hoặc sáng mai đã có thể nhảy lên tàu hỏa trở về, nếu cái anh bạn
đồng ngũ không cố níu giữ ở lại chơi thêm vài bữa.

 Thạch Lam từng nói: “Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ
trụ”. Có lẽ không chỉ riêng những văn nhân, mỗi người nghệ sĩ đều mang trong mình khát khao ấy,
muốn ngắm nhìn, khai thác và lưu giữ cái đẹp trong những kết tinh nghệ thuật của riêng mình
- Với Phùng, anh không nề hà hay ngại ngần sự lạnh giá của bãi biển đầy sương mai mà sẵn sàng vì một
bức ảnh đẹp, bỏ bao tâm huyết vào đó: trở lại miền biển xa xôi từng chiến đấu, “phục kích” nhiều ngày
đêm, tập trung cao độ để không bỏ lỡ bất kì cảnh tượng thiên nhiên tuyệt mĩ nào
- Ở anh, tình yêu nghệ thuật đã xua tan mọi trở ngại trong lòng để từ đó làm nghệ thuật với tâm thái
nghiêm túc nhất, cống hiến trọn vẹn nhất cho nghề. Đó là biểu hiện của một người nhiếp ảnh tận tuỵ
và yêu cái đẹp chân chính
 Không chỉ vậy, quyết định “thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc
bình minh”của Phùng có lẽ cũng chính là quyết định thể hiện sự rung cảm, biết lắng nghe nhịp
chảy trôi của đời sống lao động từ một người nghệ sĩ.
- Động lực khiến Phùng chọn khung cảnh thuyền đánh cá thu lưới là bởi anh đã bị thuyết phục và say
mê “cái âm thanh của sự làm ăn” – âm thanh của cuộc sống lao động lam lũ vất vả nhưng căng tràn
sức sống của một đất nước đang tích cực chữa lành vết thương sau chiến tranh, khôi phục cuộc sống
sau những ngày triền miên thống khổ, tựa như tiếng hát lạc quan yêu đời trong bài thơ “Đoàn thuyền
đánh cá” của Huy Cận: “Đoàn thuyền đánh ca lại ra khơi/ Câu hát căng buồm với gió khơi”
 Đó chính là phẩm chất cần có của người nghệ sĩ: biết quan sát cuộc sống và trân tọng từng vẻ đẹp
dung dị, đời thường
- Nơi Phùng đang đứng ngày trước là chiến trường, nhưng giờ đây nó đã trở về là một miền biển thơ
mộng, dung chứa những vẻ đẹp tuyệt vời của thế gian. Thế rồi, trời không phụ lòng người, Phùng nhìn
thấy “một cảnh đắt trời cho” và trong anh như reo vui, nhảy múa: “ trước mặt tôi là một bức tranh mực
tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa
có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.
- Đó là hình ảnh con thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trên mặt biển với làn sương mờ huyền ảo – một vẻ
đẹp khiến anh phải thảng thốt ngỡ ngàng: “ Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được
thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy”
-
- Bao công sức bỏ ra hẳn là xứng đáng khi cuối cùng anh đã được chiêm ngưỡng một tuyệt cảnh hài
hoà giữa con người và thiên nhiên.

You might also like