You are on page 1of 3

“Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng

Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử,


Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say
đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.” Thơ ca trong mỗi thời đại đều mang một nét đẹp
riêng nhưng nó luôn phản ánh tâm hồn và thời đại một cách sâu sắc. Nếu như trước cách mạng tháng 8, Huy Cận được
biết đến là một nhà thơ với “nỗi sầu vạn kỉ”, luôn u sầu ảo não: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm/Nỗi nhớ
thương không biết đã tan chưa?” thì sau năm 1945 HC đã dần bước ra khỏi “thung lũng đau thương” với thiên cổ sầu
trước kia. Đánh dấu sự trở lại với một “chàng Huy Cận” mới, tiêu biểu phải kể đến là thi phẩm “ĐTĐC” mang một
luồng sinh khí mới, những trang thơ dạt dào niềm vui khi viết về cuộc sống mới, con người mới.( Đoạn trích…)

Cù Huy Cận sinh năm 1919, mất năm 2005, là người con của mảnh đất Hà Tĩnh. Ông là nhà thơ tiêu biểu của
phong trào thơ ca hiện đại VN và trưởng thành từ phong trào thơ mới. Cuộc đời ông chứng kiến mọi thăng trầm của
lịch sử, xã hội VN thế kỉ XX. Thơ HC là tiếng lòng tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu với cuộc sống mới. Bài thơ
“ĐTĐC” ra đời năm 1958, in trong tập “ Trời mỗi ngày lại sáng”. Đây là bài thơ tiêu biểu của HC sau 1945.

NT: Xứ sở của cái đẹp trong bài thơ không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về nghệ thuật, được thể hiện ở cảm hứng
vũ trụ và cảm hứng lãng mạn cách mạng để tạo cho bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo, vừa thực, vừa ảo, vừa rộng lớn,
tráng lệ, lung linh. Bài thơ cũng là một khúc ca về lao động, về thiên nhiên đất nước giàu đẹp. Khúc ca ấy phơi phới,
khỏe khoắn, mạnh mẽ, được tạo nên bởi âm hưởng, giọng điệu, yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần của bài thơ. Bên cạnh
đó, cách gieo vần được biến hóa linh hoạt, bút pháp phóng đại khoa trương đạt hiệu quả thẩm mỹ và tạo ấn tượng
riêng cho bài thơ. Tác giả còn sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ nhằm liệt kê gợi sự giàu có của biển khơi, các
hình ảnh ẩn dụ… nghệ thuật nhân hóa gợi một không gian sống động, lung linh, kì ảo mà gần gũi, ấm áp. Tất cả hiện
lên như một bức tranh đẹp và tráng lệ.

LHMR: Hoài Thanh và Hoài Chân từng nhận xét: “Huy Cận đã đi lượm nhặt những chút buồn rơi rớt để rồi sáng tạo
nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường, thi nhân lại có thể đúc
kết thành bao nhiêu châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn lại ghi trong văn thơ những dấu
tích hẳn không bao giờ tan được.” Châu ngọc ấy không chỉ là cảnh núi sông bất biến theo thời gian mà nó là tầm vóc
của vũ trụ, là nỗi niềm đi cùng với nhân thế. Trái tim của ông như đập chung một nhịp với trái tim của thời đại. Huy
Cận trước cách mạng đã viết bài thơ “Tràng giang” u ám nỗi buồn:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Thế nhưng sau cách mạng thơ của Huy Cận lại bừng sáng, tươi mới và đầy sức sống. Hòa với nhịp sống mới, HC đã
cho ra đời những trang thơ vui tươi, đầy tin yêu vào cuộc sống mới. “ ĐTĐC” không chỉ về vẻ đẹp thiên nhiên mà còn
về vẻ đẹp của những người lao động> LLSP

KẾT: Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ca ngợi cuộc sống tưng bừng trong niềm vui xây dựng
Tổ quốc, bài thơ “Đoàn thuyền đánh ca” thực sự là “xứ sở của cái đẹp”,là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để
dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cả cảm
hứng vũ trụ hòa cùng luồng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào
một tương lai nhất định nở hoa.( Đoạn trích …)

Khổ 1: Cảnh thuyền ra khơi lúc hoàng hôn:

- So sánh >Mặt trời – thứ ta vốn coi thật xa xôi, vĩnh hằng lại được Huy Cận so sánh với hòn lửa– một vật
tưởng chừng như hoàn toàn đối lập, nhỏ bé, tầm thường. Bằng cách coi mặt trời như một hòn lửa, nhà thơ đã
khéo léo khiến cảnh sắc thiên nhiên không còn vời vợi như thực tại mà đem lại cảm giác gần gũi, sinh động
hơn bao giờ hết.
- Nhân hóa >Vũ trụ như một ngôi nhà lớn và màn đêm xuống là tấm ảnh khổng lồ, then cài là những con sóng.
- Từ “lại” vừa diễn tả sự đối lập giữa con người với thiên nhiên, vừa diễn tả sự tuần hoàn, chu trình lặp đi lặp
lại của đoàn thuyền đánh cá.
- Câu cuối: Biện pháp ẩn dụ + nhân hóa> niềm hân hoan, lạc quan của những ngư dân
 Chỉ với bốn câu thơ thôi nhà thơ Huy Cận đã phác họa ra trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên của
biển cả vào đêm lúc đoàn thuyền bắt đầu ra khơi. Một chân trời đỏ rực như hòn lửa. Màu đỏ ấy cứ lan tỏa
lung linh sắc màu êm đềm mà kiêu hãnh, gần gũi mà mờ ảo.

4 khổ tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển đêm:

- Nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ> Sự giàu đẹp của biển cả
+ Hình ảnh so sánh “cá thu như đoàn thoi” được nhân hóa lên “đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng” đã thể
hiện khung cảnh biển cả qua “lăng kính” của nhà thơ trở nên phong phú, thú vị đến kì lạ. Cả đại dương trở nên
lấp lánh, rực rỡ vì tấm vải khổng lồ được dệt nên bởi muôn vàn loài cá quý.
+ Câu nói thân thương gọi cá
 Tác giả đã vẽ ra một bức tranh thủy mặc tĩnh lặng nhưng đẹp đến mức khiến lòng người dậy sóng, như
nhìn thấy trước mắt cảnh tượng hùng vĩ, như nghe được bên tai tiếng sóng vỗ hòa với tiếng gió hát, như
ngửi được mùi nồng mặn của biển khơi. Đồng thời cũng khiến người đọc cảm nhận sâu sắc biển cả quê
hương, đất nước ta có chăng từng đẹp đẽ, quý báu đến nhường này.
- Huy Cận không chỉ là một thi nhân mà còn là một họa sĩ, ông tạc ra một kiệt tác theo phong cách của chính
mình, riêng tư, kín đáo mà lãng mạn, thơ mộng. Cánh “buồm trăng” kia chẳng biết là cánh buồm đầy đặn, no
gió, từ xa nhìn tựa một vầng trăng, hay “buồm trăng” ấy là bóng dáng vầng trăng phản chiếu dưới mặt nước,
dát vàng dát bạc khắp thế gian. Chẳng ai rõ, chỉ biết mỗi người có một câu trả lời thi vị cho riêng mình, còn
Huy Cận, có lẽ chiếc thuyền với cánh “buồm trăng” ấy bước ra từ một thế giới cổ tích khác. Mạch liên tưởng
ấy tiếp tục được khai thác ở câu thơ thứ hai. Hình ảnh “mây cao với biển bằng” đã trả lại cho thiên nhiên cảm
giác vũ trụ bạt ngàn, kì vĩ quen thuộc.Cảnh vật như mở ra ba chiều: chiều rộng mặt biển, chiều cao mây trời
và chiều sâu bụng biển. Không gian ba chiều của cảnh vật như tôn thêm tầm vóc của con người và con thuyền.
Các động từ như: “lái - lướt - đậu - dò - dàn đan - giăng” đã diễn tả hành động khẩn trương, dứt khoát và thể
hiện sức mạnh của người dân chài. Cụm từ “dàn đan thế trận” là một hình ảnh ẩn dụ cho hành động đánh cá
của ngư dân, khiến cho người đọc như tưởng tượng ra đoàn thuyền đánh cá đang bài binh bố trận để chuẩn bị
thu một mẻ cá lớn.
- Vẻ đẹp thiên nhiên trên biển không chỉ có sao trời, trăng sáng, sóng vỗ rầm rì mà nó còn đẹp rực rỡ hơn bởi
sắc màu của các loài cá. Liệt kê làm nổi bật sự giàu có của biển cả. “ Cá song” ( nhân hóa), biển mang tính
thủy + câu thơ miêu tả cá song mang tính hỏa> sự đối lập mới mẻ, thú vị. Tới đây ta còn nhớ đến hình cảnh
tương tự trong thơ của CLV: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”….

+Câu thơ cuối là một vết chấm phá độc đáo khác của nhà thơ Huy Cận. Ta có thể hiểu từ “thở” nhằm chỉ hơi thở
của biển khơi, như một cơ thể tràn đầy sức sống, có hơi thở, nhịp đập của riêng mình. Biển đêm không hoàn toàn
tĩnh lặng, im mỏi mà như đang thức để dõi theo chuyến hành trình của những người dân. Nhịp thở ấy chính là
những cơn sóng nhịp nhàng, nhấp nhô như xô đẩy bóng sao trên mặt biển đêm, kiến tạo nên một không gian trữ
tình, lãng mạn mà người đọc khó quên. Bên cạnh đó ta cũng có thể hiểu rằng “sao” là một từ để hỏi. Màn đêm như
một người già đang thở than, phàn nàn trước trò đùa nghịch hồn nhiên của chú cá song. Đây cũng là đặc trưng của
bút pháp Huy Cận sau năm 1945. Khi thiên nhiên trong thơ ông không còn một vẻ ủ ê, xót xa mà đã tươi sáng và
có hồn hơn. Chẳng còn bóng hình thiên nhiên “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” của “một chiếc linh hồn nhỏ mang
thiên cổ sầu” đâu nữa.

- + Mặt trăng không chỉ dát bạc cho cánh buồm, đưa con thuyền ra khơi mà nó còn phác họa một khung cảnh
mờ ảo, cùng với sóng xô vào mạn thuyền, tạo nhịp điệu cho bài ca gọi cá đến.

+ Biển cả cho họ miếng cơm manh áo, dù đôi lần bão táp gió mưa nhưng không có biển cả, họ cũng chẳng còn là một
người dân chài được nữa. Tự buổi nào, từ khi sinh ra hay đã bao thế hệ trôi qua được biển khơi nuôi nấng như những
đứa con, biển khởi trở thành một phần máu thịt của mảnh đất Việt Nam này. In sâu vào trong tâm thức người Việt,
không chỉ là cảnh núi non hùng vĩ, bao là mà còn là một tình thương vô tận: bao dung, vị tha, che chở cho con người
như một người mẹ. Điều ấy khiến ta chợt nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Tốh:
“Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng?
Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy?”

Nếu con người không trân trọng, mến yêu thiên nhiên đến vậy, thì có lẽ chẳng nơi đâu có sắt có vàng, chẳng nơi đâu
còn luồng cá chạy và cũng chẳng nơi đâu cho điện quay chiều. Chính vì tình cảm ấy vẫn luôn sâu đậm, có trước có sau
nên thiên nhiên và con người vẫn luôn đồng hành cùng nhau.

- “Sao mờ” là một hình ảnh đẹp, là khoảng thời gian trời lúc sắp bắt đầu sáng. Ngay chính lúc này, công việc
của những người dân ngày càng khẩn trương hơn bao giờ hết. Cụm từ “kéo xoăn tay” không chỉ gợi cho người
đọc những mẻ tươi ngon, nặng trĩu mà còn thể hiện sự khỏe khoắn trong những bắp tay rắn chắc của người
dân chài khi họ kéo mẻ cá vào khoang thuyền. Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh cũng có sự cảm nhận
như thế:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.”
Hình ảnh những con cá vẫy đuôi lấp lánh dưới ánh rạng đông đang lóe lên tạo nên một khung cảnh thật rạng
rỡ, huy hoàng, tươi đẹp.
- Bài ca lao động khép lại trong khổ thơ cuối với hình ảnh đoàn thuyền trở về trong thắng lợi lúc bình minh lên.

+ Đoàn thuyền trở về trong khúc ca khải hoàn tráng lệ, một tâm thế chủ động, đưa tầm vóc của mình to lớn đến mức
đủ để chạy đua cùng mặt trời. Từ “với”, “cùng” đã diễn tả sự hài hòa cân đối giữa thiên nhiên và con người lao động.
Ánh mặt trời đã điểm tô cho thành quả lao động thêm rực rỡ. Mặt trời chiếu rọi vào những mắt cá khiến muôn mắt cá
như muôn mặt trời tỏa ánh huy hoàng. Như vậy, xứ sở của “Đoàn thuyền đánh cá” là sự kết hợp hài hòa giữa con
người với thiên nhiên. Nơi mà ở đó con người đứng lên làm chủ chinh phục thiên nhiên, làm cho thiên nhiên thêm
giàu đẹp.

+ Câu thơ cuối mang đậm màu sắc lãng mạn. Cách dùng từ “huy hoàng” của HC đã gợi lên một ấn tượng mạnh về ánh
sáng của thành quả lao động và cũng là ánh sáng của một tương lai phái trước. Từ một hình ảnh tả thực khi ánh mặt
trời chiếu long lanh trên mắt cá, nhà thơ đã tạo nên một tuyệt tác hào hùng về một tương lai vĩ đại phía trước sẽ được
sẽ được dựng xây lên từ những người dân lao động, từ thiên nhiên của ngay hôm nay, những điều giản dị nhất.

+ Mở đầu là hình ảnh mặt trời xuống biển, kết thúc bài thơ là hình ảnh mặt trời đội biển giữa muôn trùng sóng nước.
Điều đó gợi lên sự vận động của thời gian và công việc lao động của con người đã hoàn tất. Tuy nhiên, sắc thái ý
nghĩa qua mỗi lần hình ảnh “mặt trời” xuất hiện lại khác nhau. Nếu như hình ảnh mặt trời ở khổ đầu báo hiệu thời
khắc của ngày tàn, đêm xuống và công việc của người ngư dân bắt đầu mở ra thì “mặt trời” ở khổ cuối lại báo hiệu
thời khắc của một ngày mới bình minh, biểu tượng cho ánh sáng mới, cuộc sống mới chan chứa niềm vui, hạnh phúc
của con người sau chuyến hành trình lao động nhọc nhằn, gian khó, hiểm nguy.

You might also like