You are on page 1of 3

Có thể nói, văn chương chính là cuộc đời.

Tất cả những cảm xúc, câu chuyện ta lượm nhặt,


tích góp được trên đường đời ta đi, trong hành trình ta sống đều có thể trở thành vật liệu sử
dụng trong văn chương. Văn chương muôn hình vạn trạng, song lột tả được nét đẹp của con
người ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ vẻ đẹp hình thức của một con người, rồi vẻ đẹp trong tri
thức, trong nét đẹp lao động cần cù. Nói về đề tài lao động trong thơ ca, ta không thể không kể
đến bài thơ : “ Đoàn Thuyền Đánh Cá “ của tác giả Huy Cận. Bài thơ là vẻ đẹp hài hoà giữa thiên
nhiên với con người lao động, bên cạnh đó làm nổi bật niềm vui sướng, tự hào của tác giả trước
sự giàu đẹp của thiên nhiên quê hương, đất nước.

Tác giả Huy Cận có bút danh là Cù Huy Cận, ông sinh năm 1919 và mất năm 2005 tại Hà Nội.
Huy Cận là đứa con của mảnh đất Hà Tĩnh, mang trong mình chất thơ chất văn vui tươi, nhiệt
huyết. Ông nổi lên trong phong trào thơ mới của đất nước với tập thơ “ Lửa Thiêng “ . Ông tham
gia cách mạng từ những năm trước 1945, song sau Cách Mạng Tháng Tám, ông mang trên vai
mình nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng của đất nước, nhưng vẫn trở thành nhà văn
tiêu biểu hoạt động sôi nổi trong nền văn học Việt Nam từ sau những năm 1945. Thơ ông trước
cách mạng mang màu u sầu, trầm lặng và mang trong đó là kí ức của những tháng ngày thời đại
nô lệ tù túng. Nhưng sau cách mạng, trong những con chữ của ông căng tràn niêm vui và niềm
tin yêu cuộc đời mới. Thiên nhiên, vũ trụ và đất nước chính là 3 nguồn cảm hứng dồi dào bất tận
trong thơ ông. Từ đó cho ra đời bài thơ “ Đoàn Thuyền Đánh Cá “ với giọng thơ trẻ trung, tươi
vui.

Bài thơ được viết vào năm 1958. Khi đất nước ta vừa đi qua cuộc kháng chiến chống Pháp ác
liệt, song Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn và bắt đầu đi những bước đầu tiên vào trong
cuộc sống mới. Trong một chuyến đi thực tế, Huy Cận hân hoan và đắm mình trong không khí lao
động của toàn dân, không khí hào hứng, phấn chấn tin tưởng bao trùm cả trong đời sống và xã
hội nhân dân, dấy nên phong trào phát triển sản xuất và xây dựng đất nước. Bài thơ được xem
như là một chiếc máy ảnh “ chữ “ được Huy Cận gửi gắm những hình ảnh đẹp đẽ nhất sinh
động nhất về người ngư dân lao động hăng hái giữa biển cả, dệt lên bức tranh phong cảnh tuyệt
đẹp gợi lên biết bao cảm xúc khó tả trong lòng độc giả.

Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp được hình ảnh cảnh hoàng hôn đang dần dần đắm mình vào làn
nước xanh mát mẻ của biển, nhưng lại được miêu tả bằng một hình tượng rất độc đáo nhưng lại
hợp tình, hợp lí :

“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa”

Bằng óc liên tưởng độc đáo, kết hợp với biện pháp tu từ so sánh sáng tạo, thú vị. Huy Cận đã
thành công tả thực được thời khắc vàng trong quỹ thời gian của 1 ngày trên trái đất : Khoảnh
khắc giao nhau giữa ngày vào đêm, được Huy Cận miêu tả làm nó trở nên kỳ vĩ , tráng lệ và
mang dáng dấp của thần thoại. Ẩn trong ca từ, tác giả đã đưa người đọc đến tận cả với vũ trụ,
khi gợi tả hình ảnh vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm đang dần buông xuống tựa như
những tấm cửa khổng lồ kéo theo những lượn sóng hiền hoà gối đầu vào nhau nằm lăn lóc trên
biển giống như chiếc then cài. Để phác hoạ được bức tranh thiên nhiên với phong cảnh kì vĩ đến
kì diệu hiện lên trước mắt người đọc rõ mồn một như cuốn họ vào chiều không gian khác, thì ắt
hẳn nhà thơ phải là người mang cho mình một tâm hồn nhạy cảm và một cặp mắt thần có thể
sinh động hoá mọi thứ.

Màn đêm buông xuống dường như đã khép lại một ngày làm việc mệt mỏi, song cũng lại là khởi
đầu cho cuộc hành trình giương cao cánh buồm ra khơi để làm việc:

“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Giữa lúc vũ trụ, đất trời đang dần dần chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, thì đâu đó, lại có những
con người vừa khởi đầu ngày mới của mình bằng cách uống ánh trăng sáng trên bầu trời đêm
cùng với những ngôi sao lấp lánh, song lắng nghe cải vẳng lặng của biển khuya mà bắt đầu làm
việc. Từ đây, ta nhận ra sự đối lập giữa 2 đối tượng con người và thiên nhiên, song chính từ sự
đối lập đó đã làm bật lên được tư thế lao động hăng say của con người trước biển cả bao la,
mênh mông rộng lớn. Tại 2 câu thơ trên, ta thấy nhịp thơ bắt đầu trở nên nhanh nhẹn, dứt khoát,
gợi lên hình ảnh đoàn ngư dân xô ào xuống đẩy thuyền giương cao buồm ra khơi và cất cao
tiếng hát khởi hành. Từ ngữ “ lại “ là vô cùng đắt giá khi nó vừa biểu thị sự lặp đi lặp lại liên tục
một cách tuần tự, thường nhật, vừa biểu thị được ý tương phản so sánh ngược chiều với 2 câu
thơ trên : Khi đất trời dường như đã ngủ say trong màn đêm thì con người lại bắt đầu lao động
với trạng thái hăng hái, say sưa mà không ngại công việc khó khăn, cực nhọc.

Hình ảnh nhân hoá : “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi “ đã ngầm ẩn dụ cho tiếng hát của con
người là sức mạnh vô tận có khả năng kêu cá, gọi gió giúp căng cánh buồm đẩy con thuyền ra
xa bờ, tiến sâu vào trong đại dương mênh mông, bao la rộng lớn. Song đó câu hát chính là niềm
vui, niềm say sưa hứng khởi của những người lao động lạc quan, yêu nghề, yêu biển và say mê
với công việc chinh phục biển khơi, làm giàu cho dân tộc, cho tổ quốc.

Tiếp tục chạy theo mạch cảm xúc của bài thơ, bên tai ta sẽ văng vẳng lên câu hát mang màu sắc
tươi trẻ, yêu đời. Là bởi trong 4 câu thơ tiếp theo, sẽ nói về những câu hát thân thuộc của người
ngư dân, và từ những ca từ đó làm nổi bật lên tâm hồn trong trẻo, lạc quan mạnh mẽ của một
người dân chài:

“ Hát rằng cá bạc biển Đông lặng

Cá thu biển đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi “

Khúc ca vang lên giữa biển cả, văng vẳng trong màn đêm tối, ngợi ca sự giàu đẹp của dại
dương. Câu hát chính là lời kêu gọi, chiêu mộ cá tôm vào trong lưới, với mong muốn nhận lại
thành quả công việc tốt đẹp.

Nếu trong hai khổ thơ đầu bài thơ ngân lên câu hát miêu tả về bức tranh phong cảnh đoàn
thuyền đánh cá hăng hái ra khơi dưới bầu trơi đêm lấp lánh thì trong bốn khổ thơ tiếp theo độc
giả sẽ được đắm mình vào mạch thơ, hoá thành một ngư dân thật thụ trên đoàn thuyền đánh cá
đang trôi dạt giữa đại dương bao la, rộng lớn. Mỗi khổ thơ là một nét vẽ riêng biệt về đất trời,
sóng nước, trăng sao, song kết hợp tất cả lại làm nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp
được điểm tô hằng yếu tố lãng mạn căng tràn sức tưởng tượng nhưng lại dựa trên những yếu
tố hiện thực mà trong đó con người hiện lên với dáng vấp trẻ trung, khoẻ khoắn và yêu đời.

Ở khổ thơ đầu tiên trong 4 câu thơ, hình ảnh được Huy Cận gởi gắm vào ấy là hình ảnh biển cả
rộng lớn mênh mông và khoáng đạt trong đêm trăng sáng. Giữa bầu trời đêm lộng gió, ngoài xa
kia trên mặt biển có con thuyền đang băng băng lướt qua từng ngọn sóng:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

Con thuyền đánh cá vốn luôn luôn nhỏ bé trước biển cả, song giờ đây bất chợt trở nên thật đặc
biệt với gió là người cầm lái và ánh trăng trên cao cũng hạ mình xuống hoá thành cánh buồm
đồng hành cùng người ngư dân mạnh mẽ, đầy quyết tâm giữa không gian bao la rộng lớn của
biển trời.Từ đây, ta thấy Huy Cận khéo léo và tài tình khi đã nâng tầm vóc của con người cùng
chiếc thuyền đánh cá hoà nhập vào với kích thước của thiên nhiên vũ trụ. Cái cảm giác nhỏ bé,
lẻ loi lạc lõng của con người khi đối diện với trời rộng sông dài, của màn đêm rộng lớn dường
như đã hoà tan với nước biển rồi biến mất. HÌnh ảnh thơ hiện lên vô cùng lãng mạn bay bổng kết
hợp với tâm hồn vui vẻ phơi phới của con người trước công việc nặng nhọc. Tất cả đã trở thành
bài thơ đầy niềm vui, hoà hợp nhịp nhàng cùng thiên nhiên, song góp thêm phần sinh động và
tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cho bài thơ.

Tiến sâu hơn vào lòng đại dương, để ta cùng nhau đi tìm hiểu bí mật của biển cả. Trong khổ thơ
tiếp theo, Huy Cận sẽ mở ra trước mắt người đọc một kho tàng kiến thức dưới lòng biển cả của
nước ta:

“ Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”

Bằng biện pháp liệt kê, Huy Cận đã kể tên các loài cá và tập trung miêu tả nhấn mạnh vào màu
sắc của chúng dưới ánh sáng lung linh của ánh trăng lấp lánh. Những con cá song ẩn náu phía
dưới lớp nước biển óng ánh sáng lên như những ngọn đuốc đen hồng lao đi băng băng như xé
tan cái vắng lặng của đêm đen, đây quả là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Nhưng dường như hình
ảnh “ cái đuôi em quẫy trăng vàng choé “ chính là hình ảnh đẹp nhất và đắt giá nhất. Ánh trăng
soi như in xuống mặt nước, những con cá quẫy cái đuôi như quẫy ánh trăng vỡ tan ra vàng choé
ánh lên như dải kim tuyến. Để có được những hình ảnh đẹp đẽ đến lạ như thế, ắt hẳn nhà thơ
phải là một con người rất tinh tế mới có thể phát hiện ra và gửi gắm vào văn chương những áng
thơ hay và xuất sắc đến như thế.

Sóng đôi cùng hình ảnh dòng trăng đẹp đến nao lòng đó chính là hình ảnh nhân hoá : “ Đêm thở
sao lùa nước Hạ Long “, đây cũng là một chi tiết mang vẻ đẹp không thua kém khi màn đêm
được nhân hoá trở thành một sinh vật đại dương, và, đang thở. Tiếng thở của đêm chính là tiếng
rì rào của sóng vỗ gối đầu lên bờ cát trắng. Nhưng tưởng tượng của nhà thơ lại được cắt nghĩa
bằng một hình ảnh khá bất ngờ : Sao lùa nước hạ long song tạo ra tiếng thở rì rào của màn đêm
trên đại dương bao la bát ngát. Bất ngờ thay, đây lại là một hinh ảnh đảo ngược : Sóng biển đu
đưa lùa bóng sao trời đáy nước chứ không phải là bóng sao lùa bóng nước. Phải chăng đây là
một hình ảnh lạ, một biện pháp sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận góp phần làm sống dậy những
hình ảnh tưởng chừng như trừu tượng nhưng dưới ngòi bút của tác giả lại nổi lên thật sồng
động, sâu sắc.

Bên cạnh cái giàu đẹp mang chất thơ của biển trời đêm trăng, Huy Cận với trái tim nhạy cảm và
tinh tế đã cảm nhận được cái ân nghĩa, thuỷ chung, và sức sống bao la êm ái như lòng mẹ của
biển. Biển là mẹ, biển cho con người tôm cá, nuôi sống con người bằng dòng nước xanh dịu
mát. Những người dân chài yêu biển, họ ngân nga câu ca vui tươi trong sáng như khuấy động
dòng nước, kêu gọi cá tôm đến chung vui cùng đoàn thuyền:

“ Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào“

Ở đây, từ ngữ “ gõ thuyền “ không phải là do những người dân chài gõ, mà là ‘trăng cao gõ’.
Dưới màn đêm đen mịt mù, trên cao là dòng trăng sáng trôi hoà quyện với mây đen. Vầng trăng
sáng in xuống mặt nước xanh, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền tạo nên hình
ảnh “ nhịp trăng cao gõ “. Đây chính là một hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ song cũng là đòn
bẩy làm đẹp thêm cho công việc lao động đánh cá của người dân chài. Từ đó, hình ảnh thiên
nhiên đã hoà mình với con người lao động, trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống
của mỗi người.

Hai câu thơ cuối khép lại khổ thơ bằng lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động say sưa thơ
mộng, hùng vĩ và tràn đầy lòng biết ơn.

Cả thời gian và không gian của màn đêm trôi đi thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng
hăng say của con người:

“ Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng “

Những đôi bàn tay kéo lưới nhanh thoăn thoắt đã làm sáng lên vẻ đẹp rắn ròi, khoẻ mạnh với
hình ảnh người dân chài với cái bắp tay cuồn cuộn đang gồng lên để kéo mẻ lưới đầy cá nặng.
Ở phía chân trời xa, mặt biển đang dần dần bừng sáng. Khi mẻ lưới được kéo lên, những con cá
quẫy dưới ánh sáng của mặt trời rạng đông loé lên màu hồng gợi một khung cảnh thật rực rỡ
huy hoàng và tươi đẹp. Câu thơ “ lưới xếp buồm lên đón nắng hồng “ gợi ra nhịp điệu nhịp
nhàng giữa sự lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. Con người trong khổ thơ này
dường như đang muốn lan toả, thả niềm vui của mình vào trong ánh sáng rực rỡ của bình minh.

Khi bầu trời sáng, đồng nghĩa với việc cuộc hành trinh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá cũng kết
thúc:

“ Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phới. “

Đoàn thuyền đánh cá đã ra đi vào lúc hoàng hôn trong tiếng hát và trở về trong lúc bình minh
cũng đang ngân nga câu hát. Những câu thơ được lặp đi lặp lại như một điệp khúc của bài ca
lao động. Nếu như tiếng hát lúc khởi hành là tiếng hát của niềm vui lao động thì câu hát khi trở về
lại thể hiện sự phấn khởi vì kết quả lao động sau một đêm làm việc hăng say. Họ trở về với tư
thế mới : “ Chạy đua cùng mặt trời “ , từ ngữ “ chạy đua “ thể hiện khí thế lao động mạnh mẽ,
thể lực vẫn còn rất dồi dào của người lao động. Đoàn thuyền được nhân hoá, cả mặt trời cũng
tham gia vào cuộc chạy đua này và kết quả con người đã chiến thắng

Hai câu kết đã khép lại bài thơ nhưng lại mở ra một cảnh tượng thật kì vĩ và chói lọi. Phải nói
rằng Huy Cận đã rất tinh tế khi lột tả được sự vận hành luân hồi của vũ trụ. Song lấy mặt trời để
mở đầu và khép lại cuộc hành trình biển cả. Mặt trời từ từ nhô lên trên sóng nước xanh lam,
chiếu toả ánh sáng rực rỡ, cảnh biển bừng sáng và còn đẹp hơn cả khi kết hợp cùng với thành
quả lao động. Con thuyền trở về với khoang đầy ắp cá, mắt cá oharn chiếu ánh mặt trời như
muôn vàn mặt trời nhỏ li ti. Đó thật sự là một cảnh tượng đẹp, huy hoàng giữa bầu trời và mặt
biển, giữa con người với thiên nhiên.

You might also like