You are on page 1of 5

Văn bản : ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

TÁC GIẢ: Huy Cận

I/ Tìm hiểu chung:


1. Tác giả: - Huy Cận (1919-2005) tên đầy đủ là Cù Huy Cận
- Quê quán: Làng Ân Phú- huyện Dụ Quang- tỉnh Hà Tĩnh

a.- Sự nghiệp sáng tác:

+ Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới với thơ “Lửa thiêng”.

+ Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau cách mạng tháng
Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời
là một trong một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt
Nam

+ Huy Cận đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật (1996)

b.- Phong cách sáng tác:

+ Trước cách mạng, hồn thơ ông là một hồn thơ ảo não

+ Sau cách mạng, hồn thơ ông có sự biến chuyển tươi vui hơn

2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sang tác : Giữa năm 1958, Huy Cận có một chuyến đi thực
tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế ấy, hồn thơ
Huy Cận thực sự nảy nở dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước.
Bài thơ được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập “Trời mỗi
ngày lại sáng”

b. Ý nghĩ nhan đề:


Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người dân
chài trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước, đồng thời bộc lộ niềm
vui, niềm tự hào của nhà thớ trước khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu
đẹp.

c. Bố cục của bài thơ:


- Phần 1 (2 khổ đầu):Cảnh đoàn đánh cá ra khơi

- Phần 2 (4 khổ tiếp theo): Cảnh đoàn thuyền đánh trên biển

- Phần 3 (khổ cuối): Hình ảnh đoàn thuyền trở về

II/ Đọc tìm hiểu chi tiết

1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi


- Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh ra khơi được miêu
tả sinh động. Cảnh hoàng hôn được miêu tả bằng hình tượng độc đáo
“mặt trời…” Nghệ thuật nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn thật
tráng lệ và đầy sức sống. Thời điểm ra khơi vào thời điểm kết thúc của
một ngày khi thiên nhiên và vũ trụ đang chìm vào bóng đêm, bắt đầu
nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu cuộc hành trình. Đó là công việc
thường nhật trong cuộc sống của ngươiì dân chài. Trong cảnh hoàng hôn,
vũ trụ được liên tưởng như một ngôi nhà lớn với đêm buông xuống là
tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cài vững chắc
- Khí thế ra khơi của đoàn thuyền được thể hiện qua câu hát căng buồm
cùng gió khơi. Đây cũng là cách nói độc đáo và sáng tạo của Huy Cận
khiến chúng ta tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh
buồm đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Khí thế đoàn thuyền, dân chài
phơi phới mạnh mẽ, tràn đầy niềm vui , niềm tin vào sức mạnh của người
lao động trên biển trong công việc chinh phục thiên nhiên.
- Khổ thơ 2 gợi sự giàu có của biển. Cảnh ra khơi tiếp tục hiện lên đầy
huy hoàng, khí thê và hứa hẹn những thắng lợi

2. Cảnh đánh cá trên biển


- Tiếp theo niềm cảm hứng say sưa, bài ca lao động vẫn vang lên khỏe
khoắn, ngợi ca cảnh đánh cá trên biển. Hình ảnh nói ở khổ thơ 3 khiến
con thuyền vốn nhỏ bé trước biển giờ đây trở lên lớn lao, kỳ vĩ. Con
thuyền ấy có gió là người cầm lái, trăng làm buồm. Câu thơ gợi sự nhịp
nhàng hòa quyện của đoàn thuyền với biển trời, cuộc đánh bắt cá được
hình dung như một thế trận hào hùng, tầm vóc con người và đoàn thuyền
được nâng lên, hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh
thơ lãng mạn, bay bổng, những người dân chài hiện lên phóng khoáng,
tươi vui, công việc vốn nặng nhọc, khó khăn, nguy hiểm bỗng tràn đầy
tinh thần lạc quan, niềm vui và sự hứng khởi.
- Tác giả tiếp tục ngợi ca sự giàu có của biển cả bằng cách liệt kê tên
những loại cá đem lại giá trị kinh tế lớn. Biển không chỉ giàu có mà còn
đẹp và thơ mộng. Những con cá Song giống như ngững ngọn nước đen
hồng đang lao đi trong luồng nước lấp lánh ánh trăng, ánh trăng chan hòa
mặt nước, những con cá quẫy đuôi như quẫy ánh trăng tan ra.
_” Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” là mội hình ảnh nhận hóa đẹp. Đêm
được miêu tả như một sinh vật của Đại dương, tiếng thở của buổi đêm
chính là ánh sao lùa sóng nước như tưởng tượng của nhà thơ được cắt
nghĩa bằng hình ảnh bất ngờ “ sao lùa nước Hạ Long” làm lên tiếng thở
của đêm bằng NT ẩn dụ kết hợp với nhân hóa, biển cả đã như một sinh
thể sống động. Thật ra là sóng biển đung đưa, rì rào va đập vào mạn
thuyền; Trăng, Sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển mỗi khi sóng
vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang lùa nước Hạ Long.
- Lời ca thể hiện niềm vui, sự phấn chấn trong lao động. Không phải
con người gõ thuyền xua cá vào lưới mà là trăng cao gõ, Câu thơ đầy
lãng mạn và bay bổng này được gợi ra từ sự quan sát: Trong những
đêm trăng sáng ánh trăng chiếu xuống mặt nước, sóng xô ánh trăng
vào mạn thuyền tạo nên nhịp điệu cho bài ca lao động. Cái nhìn của
nhà thơ đối với con người là cái nhìn tươi tắn, lạc quan, ông như hòa
vào công việc, vào con người, biển cả. Ông cũng thấu hiểu, hiểu được
lòng biết ơn sâu nặng của người nông dân chài đối với người mẹ biển
khơi giàu có và nhân hậu. Biển ấm áp như người mẹ hiền che chở,
nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với 1 tình cảm trìu
mếm, thân thương. Biển là nguồn sống, gắn bó thân thiết cho ta tất cả
những gì của cuộc đời như người mẹ nuôi ta tự thủa nào.
- Khổ thơ cuối của phần 2 gợi lên hình ảnh những người lao động trên
nền trời sáng dần, ửng hồng, báo hiệu 1 ngày mới sắp bắt đầu. Ngày
đang đến, nhịp đọ lao động càng sôi nổi, khẩn trương. Phải là nhiều cá
lắm mới mắc vào lưới thành chùm cá nặng, phải là những người dân
chài trai tráng, có đôi tay rắn chắc, sức khỏe dẻo dai mới có thể kéo
xoăn tay. Câu thơ gợi lên hình ảnh những người dân chài mạnh mẽ,
cường tráng, khỏe khoắn. Những tính từ bạc, vàng gợi tả màu sắc
sáng đẹp, vừa gợi lên sự giầu có của biển đã ban tặng cho những
người dân cần cù, dũng cảm. Câu thơ cuối với cách ngắt nhịp 2-2-3,
với cách sự dụng liên tiếp 3 động từ xếp –lên – đón đã diễn tả mọi
công việc trên biển được thực hiện khẩn trương, tuần tự để trở về.
Nắng hồng – ánh nắng bình minh của ngày mới hay chính là ánh nắng
của cuộc sống mới giàu có, đầm ấm, vui tươi, cuộc sống của những
con người làm chủ thiên nhiên, đất trời, đất nước.

3. Trở về
- Bài ca lao động ngân vang hay nhất, hào hùng nhất ở khổ thơ cuối khi
diễn tả đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về trong bình minh tráng lệ.
Bốn câu thơ đã dựng lên quang cảnh hùng vĩ về cuộc chạy đua giữa
con người với mặt trời. Câu hát đã mở đầu cuộc hành trình vang lên
trong suốt chặng đường giừo đây lại hòa nhịp làm nên bài ca chiến
thắng. Cấu trúc lặp lại như một điệp khúc ngân vang đã nhấn mạnh,
ngợi ca công việc lao động, làm giàu đẹp cho quê hương, đất nước.
Hình ảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời vừa lãng mạn, vừa lớn
lao, kỳ vĩ. Những ng dân chài trở về trong tư thế ngang tầm vũ trụ.
Khi thấy mặt trời ló rạng cúng là lúc đoàn thuyền trở về. Ta bắt gặp 1
hình ảnh mặt trời khác, đó là muôn ngàn mắt cá lấp lánh trong ánh
bình minh. Bài thơ đoàn thuyền đánh cá có âm hưởng vừa khỏe
khoắn, vừa phơi phới, bay bổng. Với bút lệ thể hiện sự hài hòa giữa
thiên nhiên và con người lao động trong công cuộc chinh phục biển
cả. Qua đó bộc lộ niềm vui, niềm tự hào và tình yêu của tác giả đối
với đất nước và cuộc sống.

III/ LUYỆN TẬP


Câu 4. Viết một đoạn văn 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ
hình ảnh người lao động trong khổ thơ dưới đây, trong đó có sử dụng
phép lặp và câu bị động “sao mờ…nắng hồng”
- Trong khổ thơ cuối của phần hai bà thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” tác
giả Huy Cận đã miêu tả hình ảnh những người dân chài vô cùng mạnh
mẽ và khỏe khoắn. Họ được khắc họa khi đang làm việc lúc trời bắt
đầu hửng sáng, tạo lên nhịp điệu khẩn trương, vội vã (câu bị động).
Điều đó cho ta thấy sự nhanh nhạy, thông thạo của dân chài khi đối
mặt với biển khơi bao la cùng những con cá đang mắc vào lưới
“Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”
- Chùm cá phải vô cùng nặng mới khiến những người nông dân gồng
mình xoăn tay khi kéo. Đôi tay người nông dân hiện lên vô cùng
cường tráng, khỏe khoắn, mạnh mẽ khi nhận lấy món quà của biển
khơi. Những con cá có vẩy vàng đuôi bạc lấp lánh trong ánh ban mai,
khiến ta liên tưởng đến những màu sắc đẹp đẽ cùng sự phong phú nơi
biển cả. Tất cả đều trao tặng cho người dân chài dũng cảm, chăm chỉ,
ngày ngày vượt sóng để kiếm sống.
“Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
Câu thơ trên thể hiện sự vồn vã trong công việc kéo lưới dù nặng
nhưng lại được thực hiện nhanh chóng và khéo léo. Sự tuần tự này,
ngày qua ngày, như báo hiệu cho một chuyến đi đã đến hồi kết.
Chuyến đi (phép lặp) chở về, đón năng hồng rực rỡ. như đón một cuộc
sống giàu sang hạnh phúc của những người dân chài.

You might also like