You are on page 1of 6

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

- Khung cảnh đoàn thuyền ra khơi.


a, Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
*Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên cảnh hoàng hôn trên biển.
- Phép so sánh “mặt trời” – “hòn lửa”  nguồn ánh sáng lớn lao, kì vĩ // gợi
chuyển động của mặt trời.
- Phép nhân hóa//ẩn dụ : Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ đang đi vào trạng
thái nghỉ ngơi, sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa. Câu thơ đã mang đến
cho bạn đọc nhiều liên tưởng và suy nghĩ, là cách sử dụng hình ảnh vô cùng
tinh tế của tác giả.
- Lựa chọn khoảng thời gian buổi xế chiều để gợi nguồn sống ấp áp >< buổi
chiều trong thơ ca trung đại.
*Hai câu thơ sau : Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Phép đối lập, tương phản : Vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi >< đoàn thuyền
ra khơi, làm nhiệm vụ.
- Phó từ “lại”  thói quen, hành động thường xuyên.
- Hình ảnh người lao động được hiện lên qua chi tiết “câu hát”. Câu thơ cuối
mang đến cho bạn đọc cảm nhận về không khí lao động hăng say, sự quyết
tâm// khát vọng về một thành quả lao động dồi dào. Câu hát ẩn dụ tượng
trưng cho sức mạnh, khí thế của người lao động mới.
- Khổ thơ đầu được coi là một bài thơ tứ tuyệt bởi nó có sự hòa hợp giữa thiên
nhiên và con người. Bằng từ ngữ tinh tế, hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng
kết hợp với các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ,... Khổ thơ đầu
hiện lên như một bức tranh về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ở nơi đó, con
người hiện lên với khát vọng, niềm tin và sức mạnh, tinh thần lạc quan, đầy
hứng khởi.
b, Khúc hát ca ngợi sự giàu có của biển đảo quê hương.
“Hát rằng : cá Bạc biển Đông lặng
Cá Thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”
*Ba câu thơ đầu : Nội dung khúc hát lao động.
- Giọng điệu khỏe khoắn, sôi nổi// bp liệt kê  niềm cảm hứng lao động
bất tận.
- Tác giả ca ngợi sự giàu có của vùng biển quê hương đặc biệt là hình ảnh
cá thu được tgia tập trung miêu tả qua câu thơ thứ 2 và thứ 3.
- BP so sánh từ sự tương đồng về hình dạng  từng đàn cá thoi bơi đi bơi
lại trên mặt biển như có một bàn tay đang đưa thoi dệt vải trên khung cửi.
- “Đêm ngày” : sự liên tục của thời gian // hình ảnh “muôn luồng sáng”
 sự giàu có của biển cả với những đàn cá bơi đi bơi lại trên mặt biển.

*Từ sự ca ngợi đó, tác giả đi đến những khát vọng và mong ước về một thành quả
lao động dồi dào của những người lao động mới.
- Nhân hóa//Cách gọi “đoàn cá ơi”  mối quan hệ giữa TN và con người. TN
không chỉ là nơi mà con người phải chinh phục, TN còn là người bạn luôn
đồng hành cùng con người trong quá trình lao động hăng say.
- Câu thơ là sự mong ước, khát vọng của những người dân chài về một thành
quả lao động dồi dào và thật xứng đáng.
- Đoàn thuyền đánh cả ra khơi trong một đêm trăng đẹp.
a, Khổ 3: Tái hiện khung cảnh đánh bắt cá của đoàn thuyền bằng bút pháp lãng
mạn.
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
*Hai câu đầu: Nhà thơ tập trung khắc họa vẻ đẹp con thuyền qua những hình
ảnh lãng mạn.
- Giọng điệu sôi nổi // Cách gọi “thuyền ta”  tư thế chủ động, sự tự hào. Đặt
trong hcst của bài thơ. Năm 1954 là khoảng thời gian miền Bắc đã hoàn toàn
được thống nhất và bắt đầu đi vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,
người dân đã có thể làm chủ chính mình, làm chủ cuộc đời. Chính vì vậy,
chỉ một từ “thuyền ta” đã chất chứa trong đó biết bao sự tự hào.
- Hình ảnh thơ ẩn dụ “buồm trăng” đã gợi cho bạn đọc biết bao suy tưởng.
Hình ảnh thơ mang theo cảm hứng lãng mạn của thi nhân. “Cánh buồm”-nơi
hội tự sức mạnh của người lao động đã được thi vị hóa như vầng trăng sáng
vĩnh cửu. Hay hiểu theo cách khác, ánh trang bao chùm khắp không gian,
hòa quyện vào cảnh vật tạo nên sự cộng hương giữa thiên nhiên và con
người lao động.
- Hành động “lướt”, “lái”  sức mạnh, sự di chuyển nhanh chóng của con
thuyền như đang bay giữa biển trời.
- “mây cao”, “biển bằng”  không gian mang giới hạn. Ở đó, con người là
trung tâm của vũ trụ, họ mang theo tinh thần lạc quan và sức mạnh kì diệu.
 Như vậy, hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi nhưng lại amng theo cảm
hứng lãng mạn. Qua cách miêu tả vẻ đẹp của con thuyền, Huy Cận đã góp
phần làm nổi bật được vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động mới.
*Hai câu sau : Miêu tả quá trình đánh bắt cá.
- Sử dụng các từ như “đậu”, “dò”, “dàn đan”,”vây giăng”  hành trình ra
khơi đánh cá phải trải qua rất nhiều các công đoạn : Ra ngoài khơi xa để dò
bụng biển, thấy luồng cá phải bủa lưới vây đánh bắt cá.
- Qua đây, thi nhân đã khắc họa được vẻ đẹp của người lao động mới. Họ như
vị chủ tướng có tài trí để tạo ra thế trận đánh bắt cá. Câu thơ mang đậm tính
sử thi khi đặt con người làm vị trí trung tâm của vũ trụ trời đất. Ở đó, con
người làm chủ bản thân và cuộc sống, hội tụ sức mạnh của cả thiên nhiên.
b, Vẻ đẹp thiên nhiên nơi biển cả cùng những sáng tạo bất ngờ của nhà thơ.
“Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”
*3 câu thơ đầu : Bức tranh TN qua những nét vẽ đầy màu sắc và hình ảnh.
- Bp liệt kê hàng loạt các loài cá // từ ngữ chỉ màu sắc “đen”, “hồng”,
“vàng”  Bức tranh TN đầy màu sắc và ánh sáng lung linh huyền áo như
trong truyện cổ tích. Lòng biển khơ sâu thẳm nhưng chứa đựng biết bao
điều kì thú, trái ngược với một màu đen ảm đapmj trong tưởng tượng, nó
lại là một thế giới các loài cá với những đặc trưng khác nhau từ đó toát
nên sự giàu có của biển cá cũng như sắc màu rực rỡ tựa như một xứ sở
thần tiên.
- NT so sánh  Sự tương đồng về màu sắc giữa cá song và ngọn đuốc gợi
cho bạn đọc một bức tranh sống động như có một hội rước đuốc giữa
lòng biển khơi. Sự giàu có của TN đã được thể hiện gián tiếp bởi phải có
ngàn ngàn lớp lớp những con cá mới có thể tạo ra được nguồn ánh sáng
kì diệu, tuyệt đẹp và lung linh đấy.
- Cách gọi cá là “em”  Sự gần gũi, thân thiết với người lao động.
- Hình ảnh ẩn dụ “quẫy trăng vàng chóe” . Thực tế, hình ảnh trên xuất phát
từ chuyển động của loài cá khiến cho ánh trăng đang phản chiếu trên mặt
biển như một khúc ca lung linh chuyển động.
 Như vậy, chỉ qua một câu thơ, bạn đọc đã có thể thấy được sự hòa hợp giữa
các yếu tố trong tự nhiên cũng như là sự hòa điệu chung của vũ trụ rộng lớn.
*Câu thơ cuối: Bức tranh TN trở nên sinh động với âm thanh mang theo nhịp
điệu sống của biển cả bao la.
- Thủ pháp nhân hóa khiến màn đêm vô tri vô giác đã trở nên sinh đọng và
có hồn hơn. Có lẽ chỉ có những người biết quan sát và có trí tưởng tượng
phong phú mới tạo ra được những hình ảnh thơ đặc sắc như vậy.
- Dấu “:” đặt ở giữa dòng thơ tạo nên cách ngắt nhịp 2/5. Đồng thời có tác
động nhấn mạnh màn đêm bao la ấy đã tạo nên sự sống, tác động đến cả
vũ trụ và thiên nhiên.
- Phép ẩn dụ với hình ảnh “sao lùa nước hạ long” gợi cho bạn đọc nhiều
liên tưởng. Tiếng sóng vỗ dạt dào, dâng cao hạ thấp như hịp thở trong
đêm của biển. Sóng rì rào, va đập vào biển // ánh sao chiếu xuống mặt
nước như có bàn tay của sao trời đang lùa vào làn nước Hạ Long.
 Như vậy, khổ thơ mang đến cho bạn đọc nhiều liên tưởng phong phú. Ở đó,
biển như một sinh vật sống mang đến nhiều màu sắc rưucj rỡ, lung linh với
sức sống và sự giàu có trù phú.
c, Khúc hát lao động chứa chan cảm xúc.
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
*Hai câu đầu : Khúc hát tự hào đầy hứng khởi.
- Đại từ xưng hô “ta” vang lên  giọng điệu dõng dạc, sôi nổi // niềm tự
hào, hứng khởi bởi với những người ngư dân khi ra khơi, họ mang theo
niềm hứng khởi và khát vọng chinh phục TN. Với họ, TN kh phải là đối
thủ mà là người bạn đồng hành để họ hát lên khúc ca yêu đời.
- Hình ảnh nhân hóa “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” là một sáng tạo độc
dáo giàu chất thơ. Biện pháp nhân hóa khi miêu tả ánh trăng có hành
động gõ thuyền như người ngư dân. Thực tế, trang in bóng xuống nước,
sóng đập vào mạn thuyền gõ nhịp gọi cá vào. Từ “gỡ thuyền” đơn thuần
chỉ tả hành động của người ngư dân nhưng đặc sắc ở đây đó là vầng trăng
như đang cùng tham gia lao động cùng con người.
*Hai câu sau: Khúc hát sâu lắng ca ngợi biển cả
-Thủ pháp so sánh biển được ví với lòng mẹ gợi cho ta những âm hưởng của
ca dao quen thuộc “Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông” .Tác giả đã
mang đến cho bạn đọc nhiều suy nghĩ, biển giống như người mẹ, đã mang
đến nguồn sống bất tận cho con người.
-BP nhân hóa khi biển “nuôi lớn đời ta” // cụm từ chỉ thời gian không xác
định để từ đó nhấn mạnh: Với người dân miền biển, biển cả chính là cội
nguồn sinh dưỡng, cội nguồn của sự sống không biết từ bao giờ.
 Như vậy, khổ thơ là tiếng hát của người lao động chứa đựng niềm tin yêu
cuộc sống. Đồng thời là sự biết ơn với người mẹ biển cả bao la đã mang đến
cho con người nguồn sống bất tận.
d, Hành trình trở về sau chuyến đi
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
*2 câu đầu : Khí thế lao động khẩn trương của đtdc
- “Sao mờ” chỉ khoảng thời gian đêm sắp hết, một ngày mới sắp bắt đầu
- SD các từ ngữ “kịp”, “kéo xoăn tay”  sự khẩn trương, không ngừng nghỉ
trong lao động // động từ “kéo xoăn tay” gợi sự nhanh nhẹn, linh hoạt  khí
thế lao động khẩn trương mặc dù trời đã sang ngày mới.
- Hình ảnh ẩn dụ “chùm cá nặng” biểu tượng cho thành quả lao động dồi dào,
một kết quả xứng dáng bởi biển cả giàu có trù phú // con người có trí tuệ,
sức mạnh.
*2 câu sau: Ca ngợi thành quả lao động
- Ngắt nhịp 2/2/3 nhịp thơ dồn dập, khẩn trương, mang theo khí thế của
người ld sau một hành trình dài. Có lẽ chính điều đó đã giúp họ vượt lên trên
tất cả để nhận lại một thành quả xứng đáng với công sức của bản thân.
- SD hình ảnh ẩn dụ “Vẩy bạc”, “đuôi vàng” để từ đó bạn đọc có thể hình
dung cụ thể, chi tiết về vẩy bạc đuôi vàng của những loài cá // Tác giả ngợi
ca và trân trọng những món quà thiên nhiên ban tặng, kd giá trị quý báu mà
TN mang lại cho con người.
- Hình ảnh ẩn dụ “lóe rạng đông”, “đón nắng hồng” miêu tả khoảng thời gian
lúc gần sáng với những vận động theo quy luật thông thường của thời gian.
Đọc câu thơ, bạn đọc liên tưởng ra một không sang buổi sớm rực rỡ, ấm áp,
kì vĩ // sự lạc quan, yêu đời của những người ld mới khi đón một cuộc đời
mới, một kỉ nguyên mới.
 Bằng hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng // từ ngữ tinh tế  Huy Cận đã khắc
họa nên khí thế lao động khẩn trương, nhanh nhẹn của những người dân chài
// Niềm vui, sự sảng khoái, phấn chấn của họ sau một chuyến đi dài và
những kết quả, thành quả đã đạt được.

You might also like