You are on page 1of 6

Đề .

Phân tích bức tranh biển cả trong bài thơ


Gợi ý:
Luận điểm 1: Đầu tiên là bức tranh hoàng hôn trên biển thật hùng vĩ, tráng lệ mà gần gũi, thân
thương:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa ”
- Đó là cảnh hoàng hôn, màn đêm bắt đầu buông xuống trên biển cả bao la. Hình ảnh so sánh lạ, độc
đáo, có giá trị gợi hình “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” gợi lên hình ảnh một chân trời mênh mông,
bao la sóng nước nổi bật lên một vầng mây mặt trời đỏ rực như một hòn lửa vĩ đại. Đó chính là vẻ đẹp
lộng lẫy, kì vĩ của thiên nhiên lúc hoàng hôn buông xuống.
- Biện pháp nhân hoá, ẩn dụ “sóng cài then, đêm sập cửa”, trí tưởng tượng, liên tưởng táo bạo: vũ trụ
bao la hiện lên giống như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống như một cánh cửa khổng lồ mà
những con sóng chạy qua chạy lại là những chiếc then cài. Tất cả đã làm cho thiên nhiên lúc hoàng hôn
buông xuống không chỉ lộng lẫy mà còn đẹp vẻ đẹp mênh mông, huyền bí của biển cả. Vậy mà con
người- những ngư dân- không ngại ngần, e sợ. Xưa kia, khi đất nước chìm đắm trong bóng đen xâm
lược, con người thường rợn ngợp, hãi hùng trước cái bao la, rộng lớn của vũ trụ. Xuân Diệu từng viết :
Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo. Hay chính Huy Cận trước cách mạng, cũng từng rợn ngợp trước sự
mênh mông của đất trời sông nước : Sông dài trời rộng bến cô liêu. Ngày nay, đất nước giải phóng, con
người được làm chủ, thì vũ trụ, thiên nhiên trở thành nơi đi tới để thử thách, để khai phá. Ngư dân ra
biển mà như trở về ngôi nhà của chính mình.
=> Hai câu thơ đã gợi lên khung cảnh thiên nhiên khi hoàng hôn xuống trên biển cả thật kì vĩ, tráng lệ
nhưng cũng rất đỗi gần gũi, gắn bó với con người.
Luận điểm 2: Bức tranh biển cả về đêm hiện lên thật lộng lẫy và giàu có:
- Biển cả đẹp như một thế giới thần tiên đầy ắp ánh sáng:
+ Ánh sáng đựoc rọi chiếu từ vầng trăng trên trời cao. Dưới ánh trăng, biển đêm dập dềnh, lấp lánh ánh
sáng. Những con sóng trở thành những dòng ánh sáng, những vì tinh tú cũng sà xuống lặn vào lòng biển
cả.
+ Ánh sáng còn đựoc tạo nên từ sự phản quang của vây cá. Dưới ánh trắng, những đàn cá trở nên lấp
lánh “dệt biển muôn luồng sáng”. Những đàn cá như đang dệt nên một bức thổ cẩm với những màu sắc
rực rỡ. Từ láy “lấp lánh” kết hợp với thủ pháp đảo ngữ và biện pháp ẩn dụ đã làm nổi bật đựoc vẻ đẹp
rực rỡ và lộng lẫy của cá song, của biển cả nói chung. Cá song vốn có chấm đen và hồng. Từ hình ảnh
đó, tác giả đã sáng tạo nên một cậu thơ đầy gợi cảm: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”. Những đuôi cá,
những thân cá bỗng rực lên như những bó đuốc, thắp sáng đại dương. Hình ảnh thơ chấp chới giữa thực
và mộng, thiên nhiên giao quyện hài hoà, biển sóng sánh ánh trăng. Cá bơi giữa biển mà như tắm mình
trong sắc trăng.
+ “Cái đuôi em quấy trăng vàng choé”. Trăng đang rọi ánh vàng lấp lánh xuống sóng nước. Những thân
cá như đang đựoc dát bạc. Mỗi khi cá quẫy mĩnh thì mặt biển lại bắn lên những tia sáng.
=> Biển đẹp như một bức tranh sơn mài lung linh muôn màu sắc đựoc sáng tạo bằng trí liên tưởng,
tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.
- Không gian biển đem rộng mở theo nhiều chiều, cả chiều rộng lẫn chiều cao: có biển rộng, có mây
cao, có gió, có trăng. Thiên nhiên ở đây vừa giao hoà với nhau vừa giao hoà với con người. Những con
thuyền lướt nhẹ thênh thênh “giữa mây cao với biển bằng”. “Mây”, “biển” cùng giao hoà với con người,
nâng đỡ con thuyền ra khơi. Gió và trăng đã căng cánh buồm rộng, con thuyền dường như đang đựoc
thiên nhiên vũ trụ, chèo lái, dẫn dắt.
- Bức tranh biển đêm còn mang vẻ đẹp của sự giàu có hiện lên qua không gian lấp lánh ánh sáng muôn
màu của “cá nhụ”, “cá chim”, “cá đé”, “cá song” tạo nên một không gian huyền ảo, không gian của đêm
hội muôn ngàn tiên cá. Từ đó, ta hiểu đựoc biển đã cho con người nguồn tài nguyên vô tận, quý giá
nhường nào.
- Biển cả còn đẹp một vẻ đẹp gần gũi và ấm áp.
+ Với thủ pháp nhân hoá đựoc sử dụng liên tiếp, tác giả đã gợi lên được hình ảnh sinh động. Nhà thơ đã
trìu mến gọi cá là em, trò chuyện với cá đầy thân tình “đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”. Tất cả tạo nên một
mối giao hoà ấm áp giữa con người và thiên nhiên.
+ “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”. Màn đêm trong cảm nhận của nhà thơ cũng đang phập phồng một
hơi thở nồng nàn và nhịp thở của đêm đã tạo nên những làn sóng dập dềnh trên biển cả. Biển đêm được
ví như một cơ thể sống.
Luận điểm 3: Bức tranh biển còn được thể hiện ở góc độ khác: ân tình, hào phóng. Nhà thơ đã ví
biển như lòng mẹ. Đây là một hình ảnh so sánh mới mẻ, đặc sắc, thể hiện đựoc sự bao dung, nghĩa tình,
ấm áp của biển cả. Mẹ luôn yêu con, cho con dòng sữa ngọt ngào để con khôn lớn, trưởng thành. Biển
cho người lao động tất cả sự giàu có, hùng vĩ, nên thơ của biển. và cá là món quà vô giá mà thiên nhiên
ban tặng cho con người. Cũng như lòng mẹ, biển không chỉ nuôi ta lớn khôn về thể chất mà còn làm
giàu có tâm hồn ta, cho ta những giây phút giao hoà tuyệt diệu . Nếu như tình mẹ yêu con không bao giờ
cạn thì ân tình của biển cả dành cho con người càng bất tận, bao la. Dòng thơ lắng đọng lòng biết ơn của
người dân đối với biển khơi.
Luận điểm 4: Bức tranh biển cả trong hai khổ thơ cuối tràn đầy sức sống:
“Sao mờ kéo luới kịp trời sáng...
Lưới cất buồm lên đón nắng hồng
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”
Bức tranh của biển lúc này vẫn rất đẹp, tráng lệ, rạng rỡ những cũng rất sôi động bởi có hình ảnh con
người đang làm việc trên biển khơi. Biển đựoc miêu tả trong tư thế cùng làm việc với con người. Trong
bức tranh ấy, hình ảnh con người là hình ảnh trung tâm để tác giả ngợi ca biển, ngợi ca con người lao
động.
* Đánh giá:
- Bức tranh biển đựoc tác giả miêu tả vứ tráng lệ, vừa sôi động. Bên canh đó, bức tranh còn đựoc đioểm
tô bởi sự giàu có của các loài cá, sự ân tình của biển khơi, góp sức với con người xây dựng đất nước.
- Qua hình ảnh biển đêm ta cảm nhận đựoc tình yêu quê hương, sự ngợi ca, lòng tự hào về biển cả quê
hương của tác giả Huy cận.
- Cách miêu tả bức tranh về biển cho chúng ta thấy sự vận động trong hồn thơ Huy Cận. Nếu như trước
đây, thiên nhiên và vũ trụ trong thơ Huy cận buồn, gắn liền với cá nhân thì giờ đây, biển sôi động, gắn
với tập thể, với quê hương, đất nước. Chính vì thế mà biển trong bài thơ giàu tình gợi hình, biểu cảm.
Tác giả đã sử dụng nhiều phpé tu từ tạo nên bức tranh về biển đêm sống động, có hồn. Ngoài ra, nhà thơ
còn tạo ra nhiều hình ảnh tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, giữa đêm và ngày tạo nên một bức
tranh biển vô cùng đặc biệt. Bức tranh thể hiện tâm trạng của nhà thơ, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng
bài thơ.
C. Kết bài: Bức tranh biển trong bài thơ là một sự sáng tạo trọng hình ảnh thơ Huy Cận...

Đề : Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ sau.


“…Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
……………………………..buổi nào.”
(“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)
a.Mở bài:
- Huy Cận là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Trước Cách
mạng thơ Huy Cận thường giàu chất triết lí và ngập tràn nỗi sầu nhân thế.
- Nhưng từ khi Cách mạng tháng Tám thành công thì thơ ông là bài ca dào dạt niềm vui về cuộc đời, là
bài thơ mến yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. Ra đời năm 1958, trong chuyến đi thực tế của nhà
thơ ra vùng mỏ Quảng Ninh, “Đoàn thuyền đánh cá” là một tác phẩm mang cảm xúc như thế. Bài thơ
miêu tả một chuyến đi khơi của đoàn thuyền đánh cá; là một khúc ca lao động tập thể, khúc ca về vẻ đẹp
của thiên nhiên; là niềm vui, niềm ngưỡng mộ của tác giả trước con người và cuộc sống mới. Để lại
nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc là vẻ đẹp của biển cả, của đoàn thuyền và con người được thể
hiện qua đoạn thơ:
“…Thuyền ta lái gió với buồm trăng
.....
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
b. Thân bài:
* Dẫn dắt
Ở vị trí phần giữa của tác phẩm, đoạn thơ nổi bật với vẻ đẹp tráng lệ của biển khơi và vẻ đẹp khỏe
khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người trong lao động. Tất cả được viết lên bằng trí tưởng
tượng mãnh liệt,bằng niềm hứng khởi bay bổng và bút pháp tạo hình đầy sáng tạo.
* Phân tích, cảm nhận:
- Mở đoạn đoạn thơ là hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng có cái lân lân, sảng
khoái lạ thường:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
- Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm
vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và
sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ
sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng ( có thể bàn thêm). Chủ
nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm
chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ
trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan
thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc
trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên
đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở
đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào
niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay
bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ
mộng.
-Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá
cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:
“Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”
Thủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen
hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo
như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ
cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như
có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn,
rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong
thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản
phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là
“em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca.
-Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe
tiếng sóng vỗ rì rầm:
"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"
Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào
dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ
Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng
xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó
là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm
nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm
đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, bài thơ
như một khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi những con người lao động mới hay chính những
con người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động của mình:
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Bài hát căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi, bài hát lại vang lên trong công việc, biến lao động cực nhọc
thành niềm vui phơi phới, niềm vui lao động, niềm vui được hòa nhập gắn bó thân thiết với thiên nhiên.
Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm chất thơ mộng của bức tranh. Người dân chài gõ thuyền xua cá vào
lưới, nhưng đây không phải là con người mà là ánh trăng: trăng in xuống dòng nước, sóng vỗ như gõ
nhịp vào mạn thuyền xua cá. Hiện thực được trí tưởng tượng sáng tạo thành hình ảnh lãng mạn, giàu
chất thơ. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển cả và con người là cái nhìn tươi tắn, lạc quan, ông như hòa
nhập vào công việc, vào con người, vào biển cả.
-Từ đó, cảm xúc dâng trào, không thể không cất lên tiếng hát,bài ca về lòng biết ơn mẹ biển giàu có và
nhân hậu:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
Biển ấm áp như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình
cảm trìu mến, thân thương. Biển là nguồn sống , gắn bó thân thiết, cho ta tất cả những gì của cuộc đời
như người mẹ “nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Câu thơ như một sự cảm nhận thấm thía của những người
dân chài đối với biển khơi. Đến một lúc nào đó, họ chợt nhận ra biển đã gắn bó với mình từ bao đời, bao
thế hệ, thật quý giá và thân yêu biết chừng nào!
c. Kết bài:
- Có thể nói, với hình ảnh thơ tráng lệ, âm hưởng hào hùng,bút pháp lãng mạn, bay bổng, nhà thơ đã
khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn
thuyền, của con người lao động giữa biển trời bao la.
- Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm vui phơi
phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của nhà thơ Huy Cận.
PHÂN TÍCH KHỔ 5,6 BÀI ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ CỦA HUY CẬN
- MB….
VĐNL:- Tác phẩm thể hiện vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự
hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới đặc biệt là khổ thơ 5.6
- TB: Khái quát
Ở 4 khổ thơ đầu, bằng các biện pháp tu từ độc đáo, bằng những từ ngữ hình ảnh chọn lọc, các phép liên
tưởng đầy thú vị , Huy Cận đã giúp người đọc hình dung được cảnh đoàn thuyền ra khơi giữa một không gian
rộng lớn, huy hoàng, tráng lệ; cảnh đánh cá trên biển kì vĩ lớn lao để từ đó bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về quê
hương đất nước. Và tình cảm ấy tiếp tục được bộc lộ ở 2 khổ thơ 5,6 . Hai khổ thơ thể hiện tình yêu cuộc
sống, tình yêu lao động và tình yêu biển cả của người ngư dân. Biển không những giầu đẹp mà còn rất ân
nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ.
LĐ1:Trước hết, nhà thơ diễn tả niềm vui, niềm tự hào về cuộc sống mới của những người dân chài qua
tiếng hát gọi cá vào lưới:
- “Ta hát …
- … thửo nào”
- -+ Một lần nữa, tiếng hát của người dân lao động lại vang lên trên khắp vùng biển bao la. Tiếng hát theo họ
khi đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát ca ngợi sự giàu có của biển cả. Giờ đây tiếng hát lại vang lên để " gọi cá
vào lưới". Tiếng hát đã biến một công việc khó khăn, nguy hiểm thành nhẹ nhàng, thi vị. Dường như đoàn
thuyền không cần đến kĩ thuật hiện đại mà họ chỉ cần cất cao tiếng hát. Tiếng hát đồng thời thể hiện niềm tin,
tinh thần lạc quan của những con người lao động. Họ làm việc với tinh thần miệt mài, say mê, với niềm lạc
quan phơi phới. Bởi vì họ đã trở thành người chủ đích thực của biển trời.
+ Câu thơ thứ hai là một liên tưởng, sáng tạo đặc sắc. Đoàn thuyền ra khơi khi màn đêm buông xuống, vầng
trăng lên cao, ánh trăng tỏa sáng in hình xuống mặt nước. Gió thổi, sóng xô, trăng tan ra như gõ vào mạn
thuyền. Vầng trăng ở trên cao hạ thấp xuống cùng với người ngư dân, phép nhân hóa thể hiện sự gắn bó của
con người với thiên nhiên. Tất cả cùng hòa chung, cùng giúp sức để hoàn thành nhiệm vụ.
LĐ 2. Hai câu thơ tiếp theo là tiếng nói ân tình đối với biển cả:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
- Nuôi lớn đời ta từ thửơ nào
- Ở 2 câu thơ còn lại là lòng biết ơn sâu nặng của người ngư dân với biển cả. Phép so sánh, nhân hóa làm nổi
bật tấm lòng của những con người lao động với biển quê hương. Cũng như mẹ, biển cả dành tất cả những gì
tốt đẹp nhất cho người ngư dân. Tình yêu của mẹ dành cho con không bao giờ cạn cũng như tình yêu của biển
cả dành cho con người. Nếu như mẹ khơi gợi và nuôi dưỡng trong con những tình cảm cao đẹp thì biển cả
cũng khơi gợi trong người ngư dân tình yêu quê hương đất nước, tình người.
- => Phải yêu biển tha thiết và sự quan sát tinh tế HC mới có thể nói thay được nỗi lòng của những con người
gắn bó với biển khơi.
LĐ 2: Khổ thơ thứ sáu đã khắc họa thật đẹp, thật rõ nét hình ảnh những con người lao động trong khung cảnh
bình minh tuyệt đẹp trên biển quê hương:
- Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
- Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
- + Sau một đêm lao động hăng say, khi “sao mờ” là lúc đoàn thuyền kéo lưới lên để chuẩn bị về bến “Sao
mờ” là lúc trời gần sáng, mặt trời đang lên. Đó là dấu hiệu báo một ngày mới bắt đầu. Con người đang giành
giật với thời gian, chạy đua với thời gian để làm việc và cống hiến. TG trôi càng nhanh, con người lao động
càng hăng say. Họ đang khẩn trương để kéo lưới kịp trời sáng. Một cuộc chạy đua âm thầm đang diễn ra giữa
con người và thiên nhiên. Con người thì nhỏ bé, thiên nhiên thì lớn lao vậy mà con người dám chạy đua cùng
thiên nhiên.
+ 2 câu thơ đã tạo nên bức tượng đài sừng sững của người lao động giữa vùng biển rộng. Hai chữ "xoăn tay"
giàu chất tạo hình khiến cho người đọc hình dung tư thế của những người lao động. Đó là tư thế chắc khỏe,
cường tráng, tư thế của những người đã khẳng định được vị thế của mình trên biển khơi, vị thế của người làm
chủ, người chiến thắng. Bóng dáng họ sừng sững giữa biển khơi với bắp tay nổi cuộn, dưới bàn tay ấy là tấm
lưới triều nặng.
- + Hình ảnh "chùm cá nặng" gợi liên tưởng thú vị: cá rất nhiều, che cả mắt lưới. Đó chính là thành quả
laođộng mà người ngư dân thu được sau một đêm vất vả.
- Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
- Lời thơ miêu tả cụ thể màu sắc của thân cá. Sắc màu ấy đã khiến cho cả không gian bừng sáng lên khi sao mờ
trăng khuất. Sự pha trộn màu sắc: trắng - vàng trong câu thơ thật hài hòa sinh động. Và khi người lao động
vừa thu được chùm cá nặng thì cũng là thời điếm kết thúc một ngày lao động mệt nhọc, hăng say.
+ “Lưới xếp buồm lên” là hai hình ảnh đối lập. “Lưới xếp” là kết thúc của ngày lao động. “Buồm lên” là đón
chào một ngày mới. Cánh buồm giờ đây không phải vô tri vô giác mà trở nên sống động có hồn. Và ẩn chứa
đằng sau cánh buồm ấy là sức sống tiềm tàng mãnh liệt đang trỗi dậy. Cánh buồm đang vươn lên để đón nắng
hồng. Nắng hồng còn là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc. Đó là nắng của một ngày mới, một cuộc đời mới mà cách
mạng đem lại cho chúng ta.
- Đánh giá: Bằng thể thơ 7 chữ, giọng thơ sôi nổi, khỏe khoắn hình ảnh thơ đẹp, tráng lệ được XD bằng bút
pháp LM , khoa trương, ngôn ngữ gợi hình gợi cảm. Hai khổ thơ đã miêu tả được hình ảnh ĐTĐC giữa
biển đêm thật LM, khí thế, sự giàu có của biển cả. Qua đó ta thấy được tư thế làm chủ của thiên nhiên CS của
con người . Phải lạc quan tin yêu CS mới , con người mới Huy Cận mới viết được những câu thơ như thế.
- KB: Hai khổ thơ 5,6 đã góp phần làm nên sức sống của bài thơ ĐTĐC. Gấp trang sách lại nhưng khí thế lao
động hăng say, niềm lạc quan yêu đời của người lao động, sự giàu có của biển cả vẫn còn đọng mãi trong
lòng ta bao cảm xúc.

You might also like