You are on page 1of 12

Luyện đề: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NMC)

ĐỀ 1: Phân tích đoạn văn: “Giữa lúc ấy chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng
…. đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Từ đó nhận xét về bài học
triết lí được rút ra trong đoạn.

DÀN Ý:

I. MỞ BÀI:

- nhận định về tác giả (tầm vóc)

- tác phẩm (vị trí) – với đời st của NMC/ nền văn xuôi VNHĐ sau 1975 (nền VX
thời kì đổi mới)

- vấn đề NL:

+ Đoạn văn:

Cách 1: phát hiện thứ 2 về hiện thực cuộc sống

Cách 3: Bắt đầu từ câu <1> đến câu <cuối>

+ Bài học triết lí: tương tự với BH triết lí của 2 PH

Nghệ thuật: mqh Nt với cuộc đời

Cuộc đời, nhân sinh

II. THÂN BÀI

1. LUẬN ĐIỂM 1: GIỚI THIỆU CHUNG


- PCNT/ ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC
- TÁC PHẨM: Hoàn cảnh rộng/ hẹp + nội dung/ cảm hứng/ chủ đề chính + NT
(SGK)
- VẤN ĐỀ CẦN NL: Vị trí, bối cảnh truyện + tìm cách diễn đạt khác để nói về
chủ đề chính của đoạn trích

2. LUẬN ĐIỂM 2: PHÁT HIỆN CỦA PHÙNG VỀ HIỆN THỰC CUỘC SỐNG
6 ĐOẠN VĂN:
ĐOẠN 1: HOÀN CẢNH
ĐOẠN 2:NGOẠI HÌNH, DÁNG VẺ BỀ NGOÀI
ĐOẠN 3: CỬ CHỈ, HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ
ĐOẠN 4: HÀNH ĐỘNG BẠO HÀNH CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG
ĐOẠN 5: THÁI ĐỘ CAM CHỊU, NHẪN NHỤC CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ
ĐOẠN 6: THÁI ĐỘ, PHẢN ỨNG CỦA PHÙNG
* BỔ NGANG: PHÂN TÍCH TỪNG ĐOẠN VĂN NHỎ/ TỪNG CÂU VĂN
QUAN TRỌNG CỦA ĐOẠN
SAU KHI PHÂN TÍCH MỖI ĐOẠN -> TIỂU KẾT
* BÀI HỌC TRIẾT LÍ:
- CUỘC ĐỜI, THỜI CUỘC
- NGHỆ THUẬT: MQH CỦA NÓ VỚI CUỘC ĐỜI
* TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ, NÂNG CAO
III. KẾT LUẬN
…………………………………………………………………………………

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Mở bài: (Gợi ý tham khảo).

NMC được coi là một trong những “người mở đường tinh anh và tài năng
nhất” của văn học VN thời kì đổi mới. Nhắc đến NMC là nhắc đến cây bút của sự
thức tỉnh. Các TP của ông như tiếng chuông ngân vang lay thức cả những góc tối u
khuất nhất của lòng người, thứ âm thanh thôi thúc con người nhìn lại mình, nhìn lại
cả những thói quen đã tưởng như chuẩn mực.

Truyện ngắn CTNX là 1 trong những tác phẩm xuất sắc nhất của đời văn
NMC. Đọc tác phẩm, người đọc đã thực sự tìm thấy trên trang sách nhà văn một sự
rung động sâu sắc, một sự quan tâm thực sự đối với cuộc đời họ, một niềm tin yêu,
một tiếng nói chung” như chính nhà văn mong muốn.
Với đoạn trích bắt đầu từ câu: “ Ngay lúc ấy chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ
tôi đứng” đến câu: “Thế rồi, chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống
đất chạy nhào tới”, người “phu chữ” ấy đã gieo vào lòng người đọc rất nhiều bận
bịu, nghĩ suy về cuộc đời và con người, mối quan hệ giữa NT với cuộc đời.

THÂN BÀI

LUẬN ĐIỂM 1:

- TÁC GIẢ: Xem lại vở viết

- TÁC PHẨM: Xem lại vở viết

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Cốt truyện, nội dung, chủ đề chính của TP

- VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN:

Đây thực tế là phát hiện thứ 2 của ns Phùng trên bờ biển -> nêu bối cảnh của phát
hiện này (tóm tắt phần truyện trước đó, đặc biệt là phát hiện 1.

Ví dụ: Chiếc thuyền ngoài xa được kể bởi nhân vật xưng tôi – nghệ sĩ nhiếp
ảnh Phùng. Phùng được giao nhiệm vụ đi chụp thêm cảnh một buổi bình minh đầy
sương để bổ sung cho hoàn hảo vào bộ sưu tập chủ đề thuyền và biển: “12 tháng là
12 bức ảnh nghệ thuật về thuyền và biển.” Lặn lội hơn 600 cây số, anh đến một vùng
đầm phá miền Trung xa xôi mà anh cho là rất thơ mộng để săn lấy một bức ảnh hợp
với ý đồ nghệ thuật của vị trưởng phòng (khó tính) “thông minh, sâu sắc, lại lắm
sáng kiến”. Sau bao nhiêu ngày vác máy ảnh đi “phục kích”, cuối cùng anh cũng bắt
gặp được một cảnh mà anh rất mãn nguyện. “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa
bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy. Trước mắt tôi là một bức
tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”. Đó là cảnh chiếc thuyền lưới vó của gia
đình một ngư dân đang tiến vào bờ. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh tràn ngập hạnh phúc sau
khi bấm “ liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim ghi lại bức ảnh mà anh cho
là “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”. Thế nhưng, chính lúc đang say mê, hạnh
phúc với tuyệt mĩ, tuyệt thiện của thiên nhiên, người nghệ sĩ nhiếp ảnh và cả người
đọc lại phải ngạc nhiên đến sững sờ trước một cảnh tượng nghịch lí cuộc sống đang
dần diễn ra trước mắt.

LUẬN ĐIỂM 2:

1. Đoạn 1: (Khi chiếc thuyền mới tiến lại gần bờ)

- “Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm lại chỗ tôi đứng”. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa
kia sẽ là toàn bích, hoàn hảo, và Phùng sẽ thu máy ảnh trở về ngay nếu như chiếc
thuyền ấy ko từ từ lại gần bờ. Các từ ngữ “ngay lúc ấy”, “đâm thẳng” diễn tả sự lại
gần đột ngột, nhanh chóng của con thuyền, khiến Phùng không kịp định thần. Hẳn là
do tâm hồn anh đang lâng lâng hạnh phúc do cái đẹp tuyệt đỉnh mang lại khi nãy.
Bước xuống thuyền ngư phủ đẹp như mơ kia là 1 người đàn bà và 1 người đàn ông
hàng chài. Người đọc có linh cảm sự xuất hiện đó dự báo sự đổ bộ, chiếm lĩnh của cái
xấu. Nó sẽ đe dọa những giá trị tuyệt mĩ, tuyệt thiện mà Phùng vừa chiếm lĩnh.

- Chiếc thuyền lưới vó vừa cập bến ko chỉ tác động 1 cách sống sượng lên thị giác
của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mà còn gây sốc/ cảm giác hoang mang tột độ về thính
giác bởi những âm thanh cục cằn, thô lỗ mà “bất giác” Phùng nghe thấy. Gã đàn ông
theo ngay sau người đàn bà còn quay lại nói chõ lên thuyền với đám trẻ con: “CỨ
ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. Rõ ràng đó là 1 lời đe dọa
đáng sợ, một thứ bạo lực bằng ngôn ngữ khủng khiếp, một sự uy hiếp tinh thần mà
lão trút lên với lũ con mình. Nó cũng dự báo một điều gì đó cũng rất kinh hoàng mà
lão sắp tiến hành với vợ.

=> Vậy là, trên hành trình kiếm tìm, khám phá và tôn vinh cái Đẹp, Phùng đã chứng
kiến những điều mình ko hề mong muốn. Sự việc diễn ra trước mắt ko chỉ phá tan
những xúc cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người nghệ sĩ say mê cái Đẹp mà còn khiến anh
sụp đổ cả quan niệm thẩm mĩ, chân lí của sự toàn thiện. Từ đó, Phùng đã dần “vỡ ra”
biết bao điều trong suy nghĩ.

Dẫn: Và hiện thực trần trụi, tàn nhẫn cứ thế dần phơi bày mặc cho người nghệ
sĩ có bị tổn thương thế nào.

2. Đoạn 2: (Ngoại hình người đàn bà và lão đàn ông hàng chài)
- Phùng đang đứng sau chiếc xe tăng, vậy nên anh nhận định: “chắc chắn họ không
trông thấy tôi”. Từ bên bánh xích của chiếc xe tăng cũ rích, hỏng hóc đó, người nghệ
sĩ nhiếp ảnh Phùng thu vào tầm mắt của mình hình ảnh chân thực, tỉ mỉ về ngoại hình
của đôi vợ chồng hàng chài.

- Xuất hiện trước mắt Phùng là: “Người đàn bà… như đang buồn ngủ”. Người đàn
bà kia không hề mang nét xinh đẹp, duyên dáng hay ít nhất là nhỏ nhắn, tháo vát như
những nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước đây (Nguyệt với gót
chân son/ cái eo nhỏ thắt đáy lưng ong trong MTCR; hay Quỳ với vẻ tháo vát, nhanh
nhẹn trong “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”). Trái lại, mụ có thân hình cao
lớn và thô kệch, đặc trưng của người phụ nữ vùng biển thường xuyên phải làm những
công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức vóc hơn người. Đó là sự quan sát bằng cái nhìn cảm
thông, chia sẻ của người nghệ sĩ từng bước ra từ chiến trường gian khổ. Anh thấy ở
người đàn bà sự cực nhọc, lam lũ khi chọn công việc chài lưới làm kế mưu sinh. “Mụ
rỗ mặt”. Và dường như ám ảnh hơn cả là vẻ mặt “mệt mỏi”, “tái ngắt và dường như
đang buồn ngủ” vì thức suốt đêm để kéo lưới. Hẳn rằng, khi quan sát, Phùng không
tránh khỏi niềm xót xa. Người đàn bà đã trải qua 1 đêm thức trắng trên biển, chống
chọi với sóng gió để mưu sinh. Những nhọc nhằn, cơ cực đã in hằn lên khuôn mặt,
đôi mắt và cả tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người
đàn bà.

- Cùng với sự xuất hiện của người đàn bà thô kệch, lam lũ, mệt mỏi ấy là người đàn
ông đi sau. Tấm lưng lão rộng và cong như một chiếc thuyền. So sánh của Nguyễn
Minh Châu khiến người đọc liên tưởng tấm lưng của lão đàn ông là hệ quả tất yếu
của nghề thuyền chài bao năm. “Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước
chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống 2 con mắt đầy vẻ độc dữ”. Từ tấm
lưng cong bởi những lần gò người đẩy thuyền ra khơi, hay cong mình kéo lưới; mái
tóc tổ quạ xác xơ vì cái mặn mòi của gió biển đến hàng lông mày cháy nắng vì chuỗi
ngày dài cơ cực, dãi dầu nắng gắt ngoài khơi, tất cả những đặc điểm ấy cho thấy cuộc
đời mưu sinh lam lũ, cực khổ của người đàn ông vùng biển. Ánh mắt “độc dữ” của
lão như chất chứa bao nỗi cùng cực, bế tắc, hận đời. Nó khác nào ánh mắt “gườm
gườm trông gớm chết” của Chí Phèo trong tác phẩm của Nam Cao?

 Cả người đàn bà và người đàn ông với ngoại hình xấu xí, thô kệch trên, trớ trêu
thay lại là phần lõi, phần chân thực nhất trong khung cảnh tuyệt mĩ Phùng vừa
chụp. Đó là sự dự báo về hiện thực cuộc sống lam lũ, khổ cực của những người
dân miền biển qua những quan sát, chú ý đầu tiên của Phùng.

3. Đoạn 3, 4, 5: Dáng vẻ, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật

- Lẽ ra, cái Đẹp càng lại gần càng mãn nhãn thì ở đây Phùng đã được chứng
kiến 1 nghịch lí éo le, trớ trêu: ẩn sau cái đẹp là cái xấu, sau cái thiện là cái ác. Những
“bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng” tĩnh lặng, bình yên là
thế mà khi lại gần bờ lại là chất chồng những hành động bạo hành tàn ác.

- Từ chỗ “xe tăng” mà Phùng đang đứng, người đàn bà và lão đàn ông hàng
chài đi qua mặt Phùng, đi tiếp vào phía trong. Người đàn bà đã “đứng lại” bên “chiếc
xe rà phá mìn của công binh Mĩ”. Có thể nhận thấy đây không phải là lần đầu mụ
đứng ở đây. Chắc hẳn, chiếc xe rà phá mìn là nơi quá quen thuộc với người đàn bà
này, sự quen thuộc đến đáng sợ, khủng khiếp. Nhưng dù thế, người đàn bà vẫn ko
nén nổi cảm giác cay đắng. Mụ nhìn lại con thuyền như thể tìm ở các con 1 chút an
ủi, ấm áp, mong được tiếp thêm 1 chút sức lực có thể giúp mình vượt qua nỗi đau đớn
sắp tới. Hoặc cũng có lẽ, mụ cũng đang muốn chắc chắn rằng: khoảng cách từ chỗ
này đến thuyền đã đủ lớn để lũ trẻ không phải nhìn thấy điều nhục nhã, đau đớn sắp
tái diễn. Cử chỉ đưa một cánh tay lên như vô thức có lẽ muốn tìm đâu đó sự thay đổi
hay trì hoãn dù chỉ 1 thoáng. Nhưng rồi, ngay sau đó, mụ hiểu rằng đó là điều không
thể, cánh tay lại buông thõng phó mặc, cặp mặt nhìn xuống chân mệt mỏi chán
chường, buông xuôi như 1 kẻ tội đồ nhẫn nhục chờ hình phạt không thể tránh khỏi.

- Lão đàn ông ngay khi mới xuất hiện đã gây ám ảnh từ cái nhìn “dán mắt” đầy
hận thù chỉ chăm chăm trút giận vào tấm lưng vợ. Tiếp ngay sau đó, những chi tiết
miêu tả lão đàn ông hàng chài đều cho thấy chuỗi hành động tàn độc, nối tiếp nhau
đáng sợ: “lão rút chiếc thắt lưng lính Ngụy xưa, quật tới tấp vào lưng người đàn bà”.
Hàng loạt động từ mạnh được huy động để diễn tả tình huống bất ngờ: “rút” thắt
lưng, “quật tới tấp”, “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”.
Qua đoạn ngắn với tiết tấu kể chuyện gấp gáp, độc giả thấy ngộp thở, thấy rùng mình
xót xa như chính mình đang bị những làn roi tới tấp kia quất thẳng vào mình. Xưa
nay, cảnh chồng đánh vợ cũng không phải là điều hiếm thấy trong xã hội. Nguyên
nhân đánh vợ thường là do bột phát. Nhưng với lão đàn ông này thì hình như không
phải. Trước đó, lão đủ bình tĩnh, kiên nhẫn đi theo sau vợ từ thuyền đến tận bãi xe
tăng, rồi mới ra tay. Nguyên nhân cũng có thể là do rượu. Nhưng với lão cũng không
phải. Bởi vì, theo mạch kể tiếp sau trong câu chuyện của người đàn bà hàng chài thì
lão ta còn không biết uống rượu. -> hành động đánh vợ của lão có điều gì đó kì lạ.

Không chỉ quật tới tấp vào lưng vợ, lão đàn ông hàng chài còn khủng bố tinh
thần bằng những lời rên rỉ, nguyền rủa: Mày chết đi cho ông nhờ. CHúng mày chết
hết đi cho ông nhờ!”. Rõ ràng, từ hành động cho đến lời nói, gã chồng này coi vợ
mình như 1 thứ kẻ thù cần phải đánh, cần phải loại bỏ.

ĐÓ là sự khốc liệt của hiện thực. Nó hoàn toàn đối lập với cái lãng mạn, bay
bổng trong cái nhìn của người nghệ sĩ trước đó. DÙ muốn hay không thì nghệ sĩ
nhiếp ảnh Phùng cũng phải chấp nhận rằng: Cái đẹp của nghệ thuật chưa hẳn đã là cái
đẹp của cuộc sống. Sự đẹp đẽ, tuyệt mĩ có thể chỉ là vỏ bọc, phủ lên sự xấu xí, độc ác,
những nỗi đau bên trong.

- Nhưng có lẽ, điều bất ngờ nhất với nghệ sĩ Phùng là thái độ của người đàn bà
khốn khổ kia. Người đàn bà “cam chịu với 1 vẻ nhẫn nhục, ko hề kêu 1 tiếng, ko
chống trả, cũng ko tìm cách chạy trốn”. Câu văn rơi xuống chơi vơi với 1 loạt các từ
phủ định “không”. Điều đó thật sự khó hiểu đối với Phùng. Dù rằng anh vốn là 1
nghệ sĩ tinh đời, nhạy cảm; dù rằng anh trước đó là 1 người lính đã từng vào sinh ra
tử, từng thấm đẫm những trải nghiệm về nỗi đau khổ tột cùng của con người trong
chiến tranh. Cuộc sống cũng có những người đàn bà cam chịu, chịu đựng đòn roi của
chồng. Nhưng chịu đựng như người đàn bà hàng chài này thì xưa nay hiếm có. Tại
sao người đàn bà lại cam chịu với 1 vẻ nhẫn nhục? Tại sao mụ ko hề kêu 1 tiếng, ko
chống trả, cũng ko tìm cách chạy trốn? Phải chăng mụ đã rạn đòn? Phải chăng mụ ù
lì, ko biết phản kháng? Hay phải chăng đã có 1 cuộc giao kèo ngầm nào cho màn bạo
hành kinh hoàng này? Đến giữa tác phẩm, cả Phùng và người đọc mới vỡ òa ra rằng:
mụ cam chịu tất cả những đớn đau, nhục nhã này đều do lòng thương đàn con đến
quặn xé.

=> Người ta thường nói: Gia đình là bến đỗ bình yên nhất. Nhưng trong gia
đình hàng chài khốn khổ này không có dấu hiệu của sự bình yên.

4. Đoạn cuối: Phản ứng của ns Phùng

- vỚI Phùng, sự thật “quái đản” này không diễn ra ở xa mà đang ở cự li rất
gần. Nó cũng chẳng phải được nhìn qua tấm kính máy ảnh. Hiện thực bây giờ không
phải là những giọt sương mai thơ mộng như trong tranh thuỷ mặc của một vùng quê
yên bình, mà là những giọt muối mặn chát đầy xót xa của cuộc sống trần trụi. Tình
huống xảy ra quá nhanh, quá bất ngờ và đầy éo le khiến Phùng “kinh ngạc”, đến “há
hốc mồm ra mà nhìn”. Người nghệ sĩ như chết lặng, ko tin vào những gì diễn ra trước
mắt mình. Bởi anh không thể ngờ rằng: đằng sau vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa kia lại là
bi kịch của cuộc đời, là sự hiện diện của cái ác và cái xấu.

- Sau giây phút sững sờ, chết lặng, Phùng đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất và
chạy nhào tới. Chiếc máy ảnh đắt tiền lưu giữ những bức ảnh tuyệt mĩ, bỗng chốc trở
nên vô nghĩa trước hiện thực tàn khốc, nghiệt ngã. Sự lựa chọn của Phùng cho thấy:
với anh, thiên chức làm người quan trọng hơn thiên chức một nghệ sĩ. Phùng trước
khi là 1 nghệ sĩ chân chính, say mê cái đẹp thì anh là 1 con người có tấm lòng nhân
ái. Giây phút Phùng chạy nhào tới định can ngăn, buộc người đàn ông kia phải dừng
hành động tàn bạo lại cũng chính là giây phút trái tim anh đang đập những nhịp đập
nhiệt huyết, nghĩa hiệp của 1 người lính trở về từ chiến trường.

=> Đoạn trích đã khép lại bởi những cảm xúc, thái độ đan xen, hỗn độn của
người nghệ sĩ. Đồng thời, nó đem đến những thấp thỏm khôn yên đối với độc giả mỗi
chúng ta.

Vấn đề nâng cao: Triết lí được gửi gắm: Triết lí về cuộc đời và nghệ thuật
(phát hiện 2 chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được đặt trong mối quan hệ nghich lí
với PH1)
- Đặt trong mối liên hệ với mạch truyện, ta nhận thấy nếu hình ảnh chiếc
thuyền ngoài xa là phát hiện thứ nhất thì hình ảnh cuộc bạo hành của gia đình hàng
chài khi chiếc thuyền lại gần bờ là phát hiện thứ 2 của Phùng khi anh ở trên bờ biển.
Phát hiện thứ nhất là phát hiện về vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên, nghệ thuật; phát
hiện thứ 2 này là phát hiện về hiện thực cuộc đời xót xa khuất chìm sau đó. Cảnh đắt
trời cho ở ngoài xa; trong khi cuộc đời lại hiện hữu rất gần, ngay trước mắt. Cảnh đắt
trời cho là vẻ đẹp tận thiện, tận mĩ; cuộc đời là hiện thực trần trụi với cái ác, cái xấu.
Cảnh đắt trời cho khiến người nghệ sĩ “hạnh phúc ngập tràn”; hiện thực cuộc đời lại
khiến anh đớn đau tận độ.
=> Nghịch lí.
=> Qua nghịch lí này, Phùng đã “vỡ lẽ” ra nhiều điều về cuộc đời và nghệ
thuật:
<1> CUỘC ĐỜI, THỜI CUỘC:
Dẫn dắt: Tiến sĩ văn học Chu Văn Sơn đã rất tinh tế khi thâu trọn thi pháp
truyện ngắn của NMC bởi hai chữ: thi pháp “gói rào” (gói lại, rào lại). Những triết lí
nhân sinh, nghệ thuật sâu sắc sẽ được nhà văn “gói lại, rào lại” kín đáo, khuất lấp
dưới bề nổi câu chữ. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, những hình ảnh biểu tượng ẩn
chứa bao ý nghĩa sâu xa và chính những hình ảnh này kết lắng và chứa đựng chủ đề
tư tưởng tác phẩm.
Trong đoạn trích, gây ám ảnh với người đọc là cảnh tượng người đàn ông đánh
vợ một cách thô bạo và man rợ bằng chiếc thắt lưng từ thời Ngụy, đằng sau xe tăng
hỏng, bên cạnh chiếc xe rà phá mìn của công binh Mĩ. Trên mảnh đất đầm phá ấy,
chiến tranh đã đi qua từ lâu, cuộc sống hòa bình đã trở lại. Bãi xe tăng hỏng, chiếc xe
rà phá mìn của Mĩ, và cả chiếc thắt lưng Ngụy là những chứng tích của một thời bom
đạn ác liệt. Giờ chúng trở thành phế tích đang dần mục sét qua năm tháng và chất
muối mặn mòi của vùng biển. Nhưng tất cả vẫn đang hiện hữu ở đây, lúc này như 1
sự ám ảnh về nỗi đau thời hậu chiến. Cuộc chiến với giặc ngoại xâm đã kết thúc,
những đau thương, hi sinh đã dần lắng xuống, nhưng còn bên cạnh đó là một cuộc
chiến mới, là một nỗi đau mới. Nó là cuộc chiến không có tiếng súng nhưng còn cam
go hơn, nỗi đau mới ấy e chừng còn dai dẳng hơn. Đó là cuộc chiến với đói nghèo,
với tăm tối; là nỗi đau gây ra bởi đói nghèo, tăm tối.

<2> NGHỆ THUẬT

+ Nhiều khi, chân lí nghệ thuật không phải là chân lí cuộc đời thì ra. giữa NT
và cuộc đời vẫn luôn tồn tại một khoảng cách khá xa.
+ Đôi khi, trong cuộc sống, cái đẹp bề ngoài lại phủ lên, che lấp đi cái xấu bên
trong. Cho nên, đến với cuộc sống mà chỉ đứng ngoài, quan sát từ xa cuộc sống thì
anh sẽ luôn chỉ thấy phần nổi của “tảng băng chìm”, thấy hiện tượng mà không thấy
bản chất.
+ Nghệ thuật mà chỉ bằng lòng với việc “chụp ảnh” bề ngoài cuộc sống thì chỉ
là thứ nghệ thuật giả dối, là thứ ánh trăng xanh mờ ảo, vỗ ru lòng người như Nam
Cao từng nói. Mà cái đẹp giả dối lại là cái đẹp phi đạo đức. Nghệ thuật chân chính
phải bắt rễ từ hiện thực cuộc đời và số phận con người. Cuộc đời là nơi bắt đầu và
cũng là điểm đến của nghệ thuật. Nghệ thuật và cuộc đời là hai vòng tròn đồng tâm,
mà tâm điểm chính là con người. (NMC).-> Vậy nên, người nghệ sĩ chân chính “hãy
cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra mà đón lấy tất cả những vang động của đời” (Nam
Cao). Với ý nghĩa này, đoạn trích nói riêng và toàn bộ truyện ngăn CTNX có thể
được xem như một “Giăng sáng” thứ 2 đầy tâm huyết, tha thiết.
LUẬN ĐIỂM 3:

- TỔNG HỢP

NT:

<1> Miêu tả chân dung nhân vật qua dáng vẻ, hành động, cử chỉ: Nhà nghiên cứu
PBVH Trần ĐÌnh Sử từng nhận xét về NMC rằng: “Anh là nhà văn có biệt tài sử
dụng chi tiết, miêu tả chân dung, môi trường, khắc họa tâm lí”. Quả đúng như vậy,
chân dung nhân vật được nhà văn khắc họa bằng những chi tiết dáng vẻ, cử chỉ, hành
động đặc trưng đầy sống động. Dường như nhân vật không phải thuộc về 1 trang sách
nào cả, mà như con người thực bước tới với độc giả.

<2> Xây dựng THT giàu kịch tính: PH2 cùng với PH1 đã tạo nên 1 tình huống truyện
kịch tính, đặc sắc. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã thể hiện những đổi mới
thành công của Nguyễn Minh Châu. Bằng việc xây dựng tình huống thắt nút và việc
sử dụng những hình ảnh có sức biểu trưng lớn, tác phẩm đã đi sâu khám phá cuộc
sống đời thường với bao đa sự, đa đoan thời hậu chiến. Phải có cái nhìn tinh tế, sâu
sắc, Nguyễn Minh Châu mới thấu hiểu và phát hiện được những vẻ đẹp thầm lặng ẩn
giấu trong tâm hồn người phụ nữ khốn khổ ấy. Tác phẩm do vậy còn cho thấy tài
năng và tấm lòng người cầm bút của Nguyễn Minh Châu.

<3> Thi pháp “gói rào” (gói bọc và rào kín lại): 1 trong những biểu hiện của thi pháp
này trong đoạn trích là: gửi gắm triết lí qua các hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. (xem
phần Vấn đề nâng cao trên)

- ĐÁNH GIÁ, NÂNG CAO: Hãy đánh giá, nâng cao = đặt vấn đề trong mối
quan hệ với tư tưởng của tác phẩm/ hoặc phong cách nghệ thuật nhà văn…

Gợi ý 1 số nhận định đưa thêm vào phần đánh giá cho lắng đọng, sáng tạo:

<1> NMC là 1 trong những nhà văn tha thiết nhất khi nói về giá trị nhân đạo
của tác phẩm, cũng như thiên chức của nhà văn. Có lần, ông cho rằng: “Tôi
không thể tưởng tượng 1 nhà văn mà lại ko mang trong mình tình yêu cuộc
sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa
là niềm hân hoan, say mê, vừa là nỗi đau đớn khắc khoải, 1 mối quan hoài
thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình”.
<2> Phong Lê: NMC là 1 trong những nhà văn hiếm hoi “chạm được vào vỉa
quặng lớn của đời sống”. -> CTNX và đoạn trích là 1 trong những thứ quặng
được chắt lọc từ đời sống bằng ngòi bút tự sự giàu triết lí.
<3> Nguyễn Minh Châu có viết: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết là để
làm công việc như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái
ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường (…) để bênh vực cho những con
người không còn có ai để bênh vực”
…………………………………..

You might also like