You are on page 1of 20

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi

về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở
nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ
thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần
ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng
của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi
xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi
cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm
ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với
những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có
miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã
nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những
bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc
chắn, hòa lẫn trong đám đông
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu

I. KIẾN THỨC BỔ TRỢ


1. Tác giả
Nguyễn Minh Châu là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện
đại. Ông có những đóng góp xuất sắc trong cả hai giai đoạn sáng tác trước
và sau năm 1975.
+ Trước 1975, Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu của
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Ông quan niệm sáng
tác là để chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc.
+ Sau 1975, ông là nhà văn tiên phong cho sự nghiệp đổi mới văn
học. Nguyên Ngọc nhận xét: Nguyễn Minh Châu là “người mở
đường tinh anh và tài hoa” cho nền văn học đổi mới. Giai đoạn sau
1975, Nguyễn Minh Châu quan niệm sáng tác văn học là chiến đấu
giành quyền sống cho từng con người, ông khám phá những bí ẩn
thẳm sâu trong nội tâm con người qua những bài viết mang nặng
đời tư thế sự với hứng nhân đạo sâu sắc.
2. Tác phẩm
2.1. Xuất xứ - vị trí tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh
Châu trong giai đoạn sau 1975. Khi ông đã bắt đầu hướng sự quan tâm của
mình tới những vấn đề cuộc sống đời tư - thế sự. Chiếc thuyền ngoài xa lúc
đầu được in trong tập Bến quê (1985). Sau đó được chọn in trong một tập
truyện cùng tên (1987)
2.2. Chủ đề tư tưởng
Cũng như nhiều tác phẩm khác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn
này, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã bộc lộ sự thấu hiểu, cảm thông
và niềm xót thương sâu sắc của nhà văn với những số phận con người trong
cuộc mưu sinh nhọc nhằn, trong hành trình gian nan, đau khổ kiếm tìm

2
hạnh phúc và sự bình yên. Qua đó, tác phẩm đã thể hiện những giá trị nhân
đạo sâu sắc, đồng thời giúp nhà văn gửi gắm những thông điệp quan trọng.

III. PHÂN TÍCH


Đề 1. Phân tích tình huống truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
MỞ BÀI
THÂN BÀI
* Khái quát sơ nét tình huống truyện
(Dựa vào các khái niệm lí luận văn học thầy đã soạn)
1.1. Tình huống hé mở ngay trong nhan đề tác phẩm
Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa là một cụm từ, gồm hai phần:
“chiếc thuyền” (đối tượng quan sát) và “ngoài xa” (cự li quan sát). Nhan đề
đã gợi cho người đọc một tâm thế suy nghĩ về một câu hỏi: Chiếc thuyền
ngoài xa vậy khi chiếc thuyền đến gần thì sao?
Khi chiếc thuyền ngoài xa: Trước hết là một “cái đẹp tuyệt đỉnh
của ngoại cảnh”. Đó là vào một buổi sáng sớm, khi mà nghệ sĩ Phùng đang
loay hoay đi tìm kiếm một góc nhìn, một khuôn ảnh đẹp cho một tờ ảnh
phong cảnh của mình mà trong đó phải có cảnh thuyền, có biển và có
sương. Và ngẫu nhiên, khi thay phim và ngẩng đầu lên, Phùng đã bàng
hoàng nhận thấy một chiếc thuyền ngoài khơi xa, “in một nét mơ hồ lòe
nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút hồng hồng do ánh mặt
trời chiếu vào”. Hình ảnh đó như “một bức tranh mực tàu của một danh
họa thời cổ”.
Khi chiếc thuyền đến gần thì nghệ sĩ Phùng đã bàng hoàng nhận ra
đó không phải là “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” mà là một không
gian sống chứa đựng cái xấu, cái ác, cái đau khổ trong cuộc sống của gia
đình hàng chài.
Như vậy, chúng ta thấy rằng: cùng một đối tượng quan sát, cùng
một người quan sát, thậm chí cùng một thời điểm quan sát nhưng chỉ cần
thay đổi cự li quan sát thì sẽ cho những khung cảnh và những cảm nhận
khác nhau. Ở đây, cự li quan sát thay đổi, khiến Phùng đau xót nhận ra đó
không còn là cái đẹp tuyệt đỉnh nữa mà là một hiện thực cuộc sống, một sự
3
đối lập tàn khốc giữa ngoại cảnh và hiện thực cuộc đời. Điều này đã đem
đến những suy nghĩ, nhận thức, giác ngộ khác nhau ở nhân vật Phùng. Qua
đó cũng góp phần làm nên giá trị nhân đạo và thông điệp nghệ thuật của
nhà văn.
1.2. Tình huống trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được tạo
dựng bởi những phát hiện đầy nghịch lí.
a) Phát hiện trên bờ biển
- Phát hiện thứ nhất: Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh
Theo nhiệm vụ phân công của trưởng phòng một tờ báo, nghệ sĩ
nhiếp ảnh Phùng phải đi về một vùng biển miền Trung, nơi có vẻ đẹp thơ
mộng và cũng là chiến trường xưa, để chụp cho bằng được một tấm ảnh có
thuyền, có biển và có sương mờ buổi sớm nhưng không có người. Như vậy,
ở đây Phùng cần một bức tranh thuần túy phong cảnh. Suốt một tuần lang
thang trên những bãi biển miền Trung, nơi có cát trắng, có biển, có thuyền,
có khung cảnh thơ mộng và Phùng chụp rất nhiều nhưng vẫn chưa tìm thấy
một bức ảnh ưng ý. Qua đây cũng thấy được ở Phùng một nghệ sĩ chân
chính, có tinh thần trách nhiệm cao trong sứ mệnh sáng tạo nghệ thuật. Và
điều kì diệu của nghệ thuật đã đến với Phùng trong một buổi sáng khi anh
nhìn thấy một chiếc thuyền buồm trên mặt biển xa, nó“in một nét mơ hồ
lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút hồng hồng do ánh
mặt trời chiếu vào”.
Điều kì diệu đó gây được nỗi xúc động mãnh liệt cho Phùng, một
cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, đó là “một bức tranh mực tàu của một
danh họa thời cổ”. Đó là một vẻ đẹp đơn giản mà toàn bích, “một cảnh
“đắc” trời cho”. Tất cả những sự kiện ấy, cho thấy tư chất của một người
nghệ sĩ rung động mãnh liệt trước cái đẹp, một cái đẹp thuần túy thiên
nhiên, không hề có sự dàn dựng của bàn tay con người. Vì vậy, ở đây
không chỉ có sự ngưỡng mộ mà còn có một cảm xúc gần như nuối tiếc. Cái
cảnh đắc trời cho ấy chỉ trong khoảnh khắc. Cái vẻ đẹp toàn bích ấy, đơn
sơ ấy như bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, một vẻ đẹp của thời
quá vãng. Vậy mà bây giờ đang hiện hữu ngay trước mặt, trong hiện tại.

4
Phùng có cảm giác hạnh phúc đến bối rối, “trái tim như có cái gì
bóp thắt vào”. Đây là cảm xúc có thật của những con người có những khao
khát, say mê cái đẹp và sự sáng tạo. Đấy là cảm giác thấy mình may mắn
được tạo hóa ban cho một cảnh “đắc” như vậy, một cảnh không có nhiều
cho những nghệ sĩ khát khao có được.
Trong giây phút ấy, Phùng ngẫu nhiên phát hiện ra thêm “cái đẹp
chính là đạo đức”. Đây chính là cái CHÂN – THIỆN – MĨ trong nghệ
thuật. Dostoevsky (nhà văn Nga nổi tiếng) từng nói: “Cái đẹp cứu rỗi thế
giới”. Cái đẹp là đạo đức khi cái đẹp có thể thanh lọc, gột rữa tâm hồn trở
nên trong sạch, thánh thiện, nguyên sơ, cao khiết hơn. Như vậy, khi đứng
trước cái đẹp của chiếc thuyền ngoài xa thì bên cạnh việc thể hiện tư chất
người nghệ sĩ mà còn là sự khao khát hướng thiện trong tâm hồn Phùng.
Trong khoảng khắc gặp gỡ kì diệu giữa một người nghệ sĩ khao
khát hướng tới cái đẹp, cái thiện với một bức tranh thiên nhiên toàn bích
của chiếc thuyền ngoài xa. Phùng đã bấm máy liên tục và anh đã có được
một thành quả kì diệu của nghệ thuật, đó là bức ảnh rất nổi tiếng và nhiều
năm sau đó vẫn được treo ở những gia đình Hà Nội sành nghệ thuật. Đó
thật sự là một phần thưởng xứng đáng cho một người nghệ sĩ như Phùng.
- Phát hiện thứ hai: Hiện thực cuộc sống
Khi chiếc thuyền tiến lại gần, từ trên thuyền xuất hiện một người
đàn ông và một người đàn bà. Một bi kịch gia đình khủng khiếp đã diễn ra
trước mắt Phùng: người đàn ông xấn xổ đến đanh người đàn bà một cách
tàn nhẫn. Một hiện thực cuộc sống diễn ra: chồng đánh vợ mà người vợ lại
không than van, không chạy trốn; con vì thương mẹ đánh lại bố. Vài ngày
sau cảnh ấy lại diễn ra ngay bờ biển như cũ. Sau này, Phùng còn biết được
đây không phải là câu chuyện hi hữu mà là chuyện thường ngày của gia
đình hàng chài. Mà tác giả miêu tả “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một
trận nặng”.
Nếu như phát hiện thứ nhất mang đến cho Phùng một xúc động
mãnh liệt và những xúc cảm đạo đức thật đẹp đẽ, cao quý thì trong phát
hiện thứ hai lại là phát hiện của một hiện thực đời sống của cái xấu, cái ác.
Phát hiện đó đem đến cho Phùng sự kinh hoàng và phẫn nộ: kinh hoàng
5
trước sự tàn nhẫn của người đàn ông và phẫn nộ vì sự nhẫn nhục không thể
hiểu nỗi của người đàn bà.
Như vậy, cùng một người quan sát, cùng một đối tượng quan sát,
thậm chí cùng một thời điểm nhưng chỉ cần thay đổi cự li quan sát thì hai
phát hiện của Phùng hoàn toàn tương phản. Phía sau cái đẹp thánh thiện,
trong trẻo lại là sự độc ác, xấu xa, u tối. Sự nghịch lí tương phản này đã
đem đến cho nghệ sĩ Phùng những nhận thức sâu sắc hơn về cuộc đời và
nghệ thuật.
b) Phát hiện tại tòa án huyện
- Phát hiện thứ nhất: Một phát hiện ngỡ ngàng không thể hiểu nổi.
Có một thực tế mà khiến cả Phùng và Đẩu ngỡ ngàng khi phát hiện
ra. Một thực tế mà khiến cho hai anh như đồng thanh kêu lên thật không
thể nào hiểu nổi. Đẩu là một chánh án tòa án huyện, Phùng là một người
nghệ sĩ khao khát cái đẹp và căm ghét cái xấu, cái ác. Hai anh trước đây là
đồng đội của nhau, là những chiến sĩ chiến đấu giành quyền sống cho dân
tộc. Còn bây giờ trở về với cuộc sống bình thường: một người tiếp tục bảo
vệ sự bình yên của cuộc sống con người, một người thì khao khát tìm kiếm
cái đẹp.
Thực tế bi kịch của gia đình người hàng chài, cả Phùng và Đẩu đều
tin vào thiện chí của mình và sự trợ giúp, che chở của pháp luật sẽ giúp
người đàn bà được li hôn, để giải thoát cho chị khỏi cuộc sống đau khổ,
khỏi địa ngục trần gian, khỏi những trận đòn của người chồng tàn bạo. Các
anh chắn chắc rằng người đàn bà sẽ chấp nhận, thậm chí là biết ơn.
Nhưng các anh đã kinh ngạc khi người đàn bà đã khóc, vái lạy
“Con lạy quý tòa…”, thậm chí van xin “Quý tòa bắt tội con cũng được,
phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”, để kiên quyết không bỏ
chồng. Cách xưng hô khẩn thiết, đau đớn. Cả Phùng và Đẩu đều không
lường trước được tình huống này: một người tù không muốn ra tù, một
người đàn bà khổ sở, nạn nhân của bạo lực gia đình không muốn được giải
thoát.
- Phát hiện thứ hai: Sự thấu hiểu thấm thía

6
Khi người đàn bà hiểu rằng không ai có thể bắt chị bỏ chồng cả, đó
chỉ là một lời khuyên xuất phát từ thiện chí của lòng tốt. Người đàn bà bắt
đầu yên tâm. Và sau khi cảm nhận được lòng tốt của Phùng và Đẩu, chị lấy
lại lòng tin và có sự cảm thông. Người đàn bà lập tức thay đổi cách xưng
hô “chị” với “các chú” và chị tâm sự về cuộc đời mình.
Qua câu chuyện của chị, Phùng và Đẩu đã hiểu ra vì sao chị không
bỏ chồng, dù cho bị đòn roi như thế. Bởi vì cuộc sống của chị không phải
chỉ có một nỗi bất hạnh mà là một chuỗi những bất hạnh. Chị là nạn nhân
của bạo lực gia đình, nạn nhân của đói nghèo và là nạn nhân của những
nhọc nhằn, vất vả tột cùng trong cuộc sống. Phùng và Đẩu có thể giúp chị
thoát ra bi kịch của bạo lực gia đình nhưng ai sẽ giúp chị vượt qua hai bi
kịch còn lại, nếu như không có người chồng?
Câu chuyện của người đàn bà khiến cho những người trang bị
những kiến thức văn hóa như Phùng và Đẩu bỗng trở thành những con
người nông nổi, ngây thơ: “Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là
người làm ăn…cho nên các chú đâu có thể hiểu được cái việc của người
làm ăn lam lũ, khó nhọc,…”. Nếu như lúc đầu Phùng và Đẩu ngỡ ngàng
không hiểu, thậm chí tức giận, anh quay lại bàn làm việc và nói “Tùy
bà!…chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận.” thì lúc
này đây hai anh đã thực sự thấu hiểu. Một sự thấu hiểu đến xót xa, trút
tiếng thở dài: “Phải, phải, bây giờ thì tôi đã hiểu…trên thuyền phải có một
người đàn ông…dù hắn man rợ, tàn bạo”. Phùng và Đẩu nhận ra cuộc
sống có những quy luật riêng của nó mà con người phải chấp nhận.
1.3. Tình huống còn được đẩy đến cao độ của nhận thức và xúc cảm qua
trải nghiệm của nghệ sĩ Phùng trước trận bão biển.
Trên bãi biển, Phùng đã là tận mắt chứng kiến những nghịch lí của
cuộc đời và tại tòa án huyện, Phùng đã tận tai nghe lời tâm sự đầy cảm
thông cùa người đàn bà. Dù tận mắt, tận tai, anh cũng chỉ là sự phát hiện và
thấu hiểu của người ngoài cuộc. Nhưng khi trải nghiệm qua một trận bão
biển, anh thật sự có những phát hiện thấm thía. Anh không chỉ nhìn, chỉ
nghe nữa mà là trực tiếp sống với những xúc cảm của những người dân
chài.
7
Trong trận bão biển hiện lên hai hình ảnh đối lập: Một bên là hình
ảnh thiên nhiên dữ dội “…từng tảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt
biển đen ngòm, và biển bắt đầu gào thét, sóng bạc đầu ngoài cửa lạch nổi
cồn lên cao như những ngọn núi tuyết trắng”, “gió rú ào ào”; một bên là
hình ảnh của cuộc sống con người: một con thuyền lưới vó đang chóng
chọi với sóng gió, một ông lão “ngoài sáu mươi”, một bếp lửa bị gió “ném
tung” những tàn lửa, một “nồi cơm xống nhăn”. Hình ảnh đối lập gợi sự
nhỏ, đơn độc và yếu đuối của con người và Phùng phát hiện ra thêm một
điều: trước thiên nhiên, con người lúc nào cũng nhỏ bé. Trước thiên nhiên
dữ dội, con người không còn đủ tâm trí để nhớ tới cái xấu, cái ác, quên đi
cả những dằn vặt trong cuộc sống và thậm chí việc “năm ngày một trận
nặng” bây giờ trở nên quá nhỏ bé. Điều quan trọng là lúc này đây, họ phải
đứng cạnh bên nhau để vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết.
1.4. Giá trị của tình huống
- Thông qua tình huống truyện, nhà văn đưa đến một thông điệp về cách
nhìn cuộc sống:
+ Từ sự đối lập giữa ngoại cảnh và hiện thực, nhà văn muốn nhắn nhở
chúng ta đừng nhìn cuộc sống hờ hợt, phiến diện một chiều.
+ Cái xấu, cái ác vẫn tồn tại như một lẽ bất khả kháng của con người. Vì
thế con người cần có cái nhìn “thấu đạt nhân tình”, không phải để chấp
nhận mà để tìm ra cội nguồn phát sinh để loại bỏ cái xấu, cái ác.
+ Giải phóng con người ra khỏi tất cả những cái đói nghèo không phải chỉ
có thiện chí xa vời mà còn phải có biện pháp thiết thực, mang tính chất
xã hội.
- Nhà văn muốn đưa đến một thông điệp quan trọng cho nghệ thuật
+ Không thể tách rời nghệ thuật với hiện thực cuộc sống con người. Vì
nghệ thuật đích thực luôn gắn bó khăng khít với cuộc đời. Hãy rút ngắn
khoảng cách giữa hiện thực và cuộc đời.
+ Người nghệ sĩ cần phải có phẩm chất như: tinh thần trách nhiệm sáng
tạo nghệ thuật; tư chất nghệ sĩ, rung động với cái đẹp; phải có lòng nhân
ái; người nghệ sĩ phải sắc sảo, bản lĩnh để khám phá trung thực, phản
ánh những khuất tối trong cuộc sống.
8
KẾT BÀI

9
Đề 2: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện Chiếc
thuyền ngoài xa.
MỞ BÀI
THÂN BÀI
a. Ngoại hình, dáng vẻ:
Người đàn bà hàng chài hiện lên với chi tiết: đây là người phụ nữ
“trạc ngoài 40 tuổi”. Lứa tuổi tuy không phải là trẻ nhưng cũng chưa phải
là quá già. Chị có dáng người cao lớn với những đường nét thô kệch và
khuôn mặt bị rỗ, di chứng của căn bệnh đậu mùa. Đây là ngoại hình của
một người lao động vất vả, lam lũ, nhọc nhằn, chứ không phải là dáng vẻ
của một con người ăn trắng mặc trơn, nhàn nhã.
Gương mặt của chị sau một đêm thức trắng kéo lưới “tái ngắt”,
“mệt mỏi” và “có vẻ buồn ngủ”. Dường như tất cả những gánh nặng của
cuộc đời, của năm tháng mưu sinh đè nặng trên cái tuổi ngoài 40 của chị,
gánh nặng cuộc sống đã lấy đi tất cả sinh khí, sức sống và niềm vui.
Khi bước vào tòa án huyện, một căn phòng đầy giấy má, gợi lên
những quyền uy và sức mạnh thì người đàn bà hàng chài “chỉ quen với
cuộc sống sông nước” lúng túng sợ sệt. Chị tìm đến một góc tường để
ngồi. Góc tường là nơi mà con người thường có một cảm giác tựa lưng vào
một sự an toàn, cảm giác ấy chỉ có trong một con người mà cả cuộc đời chỉ
là một nỗi bất hạnh, luôn gặp những tai họa rình rập. Một con người luôn
tự ti, sợ hãi trước mọi biến động của cuộc đời bên ngoài. Phải đến hai, ba
lần chánh án Đẩu mời ngồi, chị mới dám lên ghế ngồi nhưng chị chỉ ngồi
vào “mép chiếc ghế” và “cố thu nhỏ người lại”. Trong tâm tưởng, người
đàn bà đã quen sống với cảm giác mình sinh ra ở trên đời đã là một sự vô
lí. Chị nghĩ sự xuất hiện của mình chỉ gây ra những vướng víu, phiền phức
cho cuộc đời xung quanh. Cho nên, chị luôn luôn có ý định muốn thu hẹp,
muốn giảm thiểu sự phiền phức, sự khó chịu mà mình có thể gây ra cho
những người xung quanh. Có lẽ đây là hậu quả củ a những điệp khúc mà
chị đã nghe gần hết cả cuộc đời: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày

10
chết hết cho ông nhờ”. Những tiếng chửi đau đớn, cay đắng, phẩn uất của
người chồng vừa tàn bạo vừa khốn khổ của chị.
b. Thái độ cam chịu, nhẫn nhục:
Sau khi rời thuyền, người đàn bà đi thẳng tới bãi xe tăng hỏng. Sau
đó, chị “dừng lại” và ngước nhìn lại ngoài mặt phá, chỗ con thuyền đậu
trong một thoáng, nơi mà những đứa con của chị đang bồn chồn, đang chờ
đợi, đang xót thương và đang bất lực. Chị đưa cánh tay lên không biết là
định gảy hay sửa tóc. Sau đó rất nhanh, chị buông thỏng tay xuống và đưa
cặp mắt nhìn xuống chân. Đây là những chi tiết rất đáng để chúng ta dừng
lại và xót xa.
Hành động “đi thẳng” mà không cần chờ đợi, không cần hỏi han
cho chúng ta thấy rằng “bãi xe tăng hỏng” ấy là một địa điểm quá quen
thuộc với chị một cách ghê sợ. Nơi mà chị cứ chịu những trận đòn “ba
ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, nơi đây chị không chỉ chịu
những đau khổ về thể xác mà còn là những nhục nhã về tinh thần.
Mặc dù, bãi xe tăng hỏng là nơi quá quen thuộc với chị, chị là
người chủ động bước xuống thuyền trước và đi thẳng một cách không ngần
ngại. Thế nhưng, người đàn bà ấy vẫn dừng lại trông thoáng chốc. Hình
như cảm giác cay đắng vẫn không nén nổi, dầu quen thuộc nhưng vẫn cay
đắng. Chị nhìn lại con thuyền nơi có những đứa con của mình có thể là để
xem là mình đến đây đã đủ khuất ánh mắt xót xa của các con hay chưa, để
bảo vệ, che chắn cho tuổi thơ của con. Hoặc có thể chị nhìn lại như để tìm
một hơi ấm, một sức mạnh nào đó từ những đứa con của chị, giúp cho chị
đủ sức mạnh để vượt qua những cay đắng thường ngày này.
Chị giơ cánh tay lên không biết là gảy hay sửa tóc, một cử chỉ
dường như vô thức. Phải chăng người đàn bà muốn tìm một sự trì hoãn hay
một sự thay đổi của một phép màu. Nhưng rồi rất nhanh sau đó, lí trí rất
bình thản của người đàn bà nhận ra rằng đó chỉ là điều không tưởng. Ngay
sau đó, cánh tay của chị buông thỏng xuống, như một sự buông xuống,
chán chường và chị nhìn xuống chân như một sự chấp nhận cay đắng của
một kẻ tội đồ đang chờ đợi một hình phạt không tránh khỏi.

11
Qua một vài chi tiết ngoại hiện mà Nguyễn Minh Châu miêu tả,
chúng ta có thể thấy những diễn biến thật tinh tế, thật xót xa trong tâm hồn
một người đàn bà khốn khổ.
Trước trận đòn khủng khiếp của người chồng thì người đàn bà lặng lẽ đứng
im, cam chịu và nhẫn nhục: chị không hề kêu một tiếng, không chống trả,
cũng không hề tìm cách trốn chạy. Con người ta kêu khi bị đau, chống trả
khi bị tấn công, trốn chạy khi thấy tai họa. Đó là những phản xạ tự nhiên,
bản năng của con người để tự bảo vệ. Thế nhưng cuộc sống quá đau khổ,
quá nhiều nghịch lí, quá nhiều éo le khiến người đàn bà ấy dường như đã
mất đi tất cả những phản xạ bản năng bảo vệ của con người để tồn tại.
Người đàn bà này khi đã mất đi những phản xạ để tự bảo vệ mình, phải
chăng chị đang bảo vệ một thứ gì đó khác ngoài chị đây?
c. Những đau khổ chồng chất trong cuộc đời
Cùng với cả gia đình, người đàn bà phải chịu những vất vả, lam lũ,
nhọc nhằn trong cuộc sống mưu sinh đầy sóng gió trên biển khơi. Cũng
giống như người chồng thì người đàn bà cũng có những đêm thức trắng kéo
lưới. Sáng dậy, chị đón một ngày mới với một gương mặt tái ngắt, mệt mỏi
và dường như buồn ngủ. Người đàn bà cùng với cả gia đình cũng phải chịu
cả những u uất, bế tắt trong cuộc sống đói nghèo và bấp bênh, trên một con
thuyền chật chội như giam hãm cuộc đời cùng quẫn, tăm tối của họ. Ngoài
ra, người đàn bà này còn phải chịu thêm những nỗi đau khổ của cuộc sống
tối tăm và thậm chí là nhục nhã bởi tình trạng thất học và bạo lực nặng nề.
Người đàn bà không chỉ chịu đựng tất cả những nhọc nhằn, cay
đắng cùng với cả gia đình mà người đàn bà còn phải chịu thêm cái nỗi khổ
của chồng khi lão ta không đủ sức để chịu đựng một mình. Người đàn bà
lại trở thành một nạn nhân đau khổ của bi kịch gia đình:
Với chồng: Chị là nạn nhân trực tiếp cho những trận đòn,
cho những câu nguyền rủa cay đắng. Tất cả những cay đắng đó
dường như người chồng trút cả lên đầu của người vợ khôn khổ.
Chị là nạn nhân của những trận đòn, chị bị đối xử như một con
vật.

12
Với con: Nỗi lo lắng cho những đứa con còn giày vò hơn,
cay đắng hơn. Người mẹ ấy luôn che chắn và lúc nào cũng nom
nớp sợ hãi những đứa con sẽ biết, sợ nhục nhã của mình. Chị luôn
tìm cách che chắn và luôn thất bại trong những cách che chắn ấy.
Chị luôn đau khổ vì sợ con cái sẽ tổn thương vì những bất hòa bởi
những bi kịch khùng khiếp của gia đình. Chị càng đau khổ trước
tình yêu thương của thằng Phát (con chị). Đứa con ấy vì quá
thương mẹ đã đánh bố để bảo vệ cho mẹ. Và lòng người mẹ ấy sợ
hãi trước sự phát triển tính cách của con.
Trong bi kịch gia đình, người đàn bà hàng chài là đau khổ nhất vì
chị không chỉ chịu đựng những đau khổ cùng với gia đình thì chị còn gánh
cả những đau khổ của chồng và con.
Bi kịch của người đàn bà đặt bên cạnh bãi xe tăng hỏng, di tích của chiến
trường xưa. Phải chăng Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho chúng ta
những câu hỏi, những thông điệp, những suy nghĩ, trăn trở và nhức nhói.
Chiến trường xưa, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, chúng ta đã chiến đấu
cho cuộc sống cả dân tộc, chúng ta đã dành được độc lập, tự do cho đất
nước. Nhưng đến hôm nay, khi hòa bình đã trở về, chiến tranh đã lùi xa
trong quá khứ thid bi kịch của gia đình người đàn bà hàng chài cũng như
những người dân lao động khốn khổ nơi đây vẫn đang diễn ra. Chúng ta
phải làm gì đây để cho những gia đình như người đàn bà hàng chài có cơm
ăn, áo mặc, được học hành, để cho họ thoát khỏi kiếp sống đói nghèo, tăm
tối,…Đó là câu hỏi đầy trăn trở.
d. Những vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn và tính cách của người đàn
bà hàng chài
Vẻ đẹp của một con người sâu sắc, từng trải:
Sự sâu sắc, từng trải thể hiện qua ánh mắt của người đàn bà: chị có
ánh mắt “như đang nhìn xuống cả đời mình”. Con mắt ấy dường như không
chỉ nhìn vào trong không gian mà còn cả thời gian, cả quá khứ, hiện tại và
tương lai. Thấu hiểu cả những lẽ có thể và không thể trong cuộc đời. Đấy là
ánh mắt của con người từng trải.

13
Người đàn bà ấy cũng rất thâm trầm trong sự hiểu thấu những lẽ
đời. Người đàn bà có những lời nói thấm thía vô cùng. Người đàn bà đã
thuyết phục được Đẩu, khiến cho anh phải cay đắng thốt lên: “Bây giờ tôi
hiểu rồi, nghĩa là trên thuyền cứ phải có một người đàn ông dù là hắn tàn
bạo hay man rợ”. Lúc ấy, người đàn bà có một câu nói rất thấm thía:
“cũng có lúc biển động sóng gió chứ chú”, đó là sóng gió của cuộc đời.
Khi ngồi nói chuyện với Phùng và Đẩu thì chị là người đàn bà quê
mùa, thất học. Nhưng sau đó chị lại tạo ra được một sự tương phản đến kì
lạ. Câu chuyện chị kể khiến cho những người được trang bị đầy đủ những
kiến thức văn hóa như Phùng và Đẩu bỗng trở nên nông nổi, ngây thơ trước
một người đàn bà sâu sắc, thấu lẽ đời. Câu chuyện của chị, Phùng và Đẩu
đã ngộ ra rất nhiều điều. Chị đã chỉ ra được sự thiếu thực tế của các anh:
“Lòng các chú tốt nhưng các chú không phải là người làm ăn”, nghĩa là có
lòng tốt thôi chưa đủ mà cần phải sống từng trải với cuộc đời để thấu hiểu
nó. Chị cũng giúp cho Phùng và Đẩu hiểu thêm nỗi cơ cực, vất vả của một
người đàn bà trên thuyền mà không có đàn ông. Chị còn chỉ ra những bất
cập ngay trong chính sách rất nhân đạo của nhà nước. Trước câu hỏi của
Phùng: “Tại sao ở trên biển chật chội, bấp bênh như thế, tại sao không làm
nhà trên bờ?”. Chị trả lời rất rõ: “Làm nhà trên bờ thì làm sao tiếp tục làm
được nghề lưới vó” mà cuộc sống của họ thì gắn với nghề. Đó là những bất
cập của nhà nước. Khi cách mạng về, nhà nước chia đất cho dân chài để họ
có thể lên bờ, làm nhà, để ổn định được cuộc sống, không còn những bấp
bênh trên biển khơi nữa. Thế nhưng làm nhà trên bờ thì không làm được
nghề lưới vó nữa, mà không làm nghề này thì cả nhà họ phải chịu chết
đói,…
Tất cả những phân tích trên, chúng ta thấy được vẻ đẹp sâu sắc,
thông tuệ, thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà.
Người đàn bà nhân hậu, vị tha và giàu đức hi sinh:
Với người chồng vũ phu, tàn bạo:
Chị thấu hiểu và xót thương cho những nỗi đau khổ trong lòng
người chồng. Người chồng như một tên đao phủ trong cuộc đời chị với
những trận đòn tàn bạo, với những lời nguyền rủa. Chị nói đó không phài là
14
bản chất của ông ta. Trước đây, người chồng là anh thanh niên cục tính
nhưng rất hiền lành, chăm chỉ, yêu vợ, thương con và biết lo lắng cuộc
sống gia đình, nhất là không bao giờ đánh đập vợ. Chị thấu hiểu rằng chính
cuộc sống nghèo khổ, nhọc nhằn đã xô đẩy khiến người đàn ông nhân hậu
ấy trở thành một tên hung thần trên biển cả. Tất cả những khổ sở của cuộc
sống đã vượt quá sức chịu đựng của một con người, khiến cho anh con trai
hiền lành trở nên vũ phu, độc ác.
Từ sự xót thương, khiến cho chị nhẫn nhục chịu đựng những trận
đòn của chồng. Chị chịu những trận đòn một phần là vì cần trên thuyền có
một người đàn ông chèo chống, nhưng một phần xuất phát từ tình thương,
muốn đem tấm thân của mình để giúp cho người đàn ông vơi đi phần nào
cơn bi phẫn. Đó là tấm lòng của chị, dù cho cách làm có vẻ quá phi lí và kì
lạ.
Không chỉ thấu hiểu, xót thương mà chị còn tự nhận lỗi về mình.
Chị mang một mặc cảm tội lỗi: chị cho rằng mình và những đứa con đã làm
cho gánh nặng trên đôi vai của người đàn ông chồng chất thêm. Chị nói
rằng: “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng
hơn”. Tấm lòng vị tha đến không thể hiểu nỗi của người đàn bà.
Với những đứa con:
Tình mẫu tử được hiện lên trong ý thức của người đàn bà như một
cái lẽ đương nhiên của người phụ nữ. Ông trời sinh ra người đàn bà là để
sinh con, để nuôi chúng khôn lớn và phải chịu khổ vì con. Tình mẫu tử đối
với chị như một lẽ đương nhiên, một thiên tính mà trời đã ban cho người
phụ nữ.
Tình mẫu tử đã làm cho chị phải nhẫn nhục chịu những trận đòn
của chồng để “trên thuyền có một người đàn ông” cùng chị gánh vác
những khó khăn trong cuộc sống, những phong ba, bão táp, để giúp cho
những đứa trẻ có được miếng cơm, manh áo, để có thể sống và tồn tại.
Tình mẫu tử chi phối tất cả những xúc cảm của chị dù là nỗi đau
khổ hay là niềm vui. Khi bị chồng đánh đập dã man, người đàn bà cứ lặng
lẽ chịu đòn như một người câm. Vậy mà khi thằng Phác lao vào người bố,
chị lại đau khổ đến mức cảm thấy thằng bé “như một viên đạn bắn vào
15
người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà và làm rỏ
xuống những giọt nước mắt”. Người đàn bà mếu máo khóc, quỳ xụp xuống
vái con, buông con ra rồi lại ôm chầm lấy. Nỗi đau khổ của người mẹ vì
quá thương con, chị đau đớn khi không thể che chắn, bảo vệ tuổi thơ của
con được trong sáng. Niềm vui của chị cũng xuất phát từ con. Trước câu
hỏi tò mò, băn khoăn và ân cần của Phùng: “Có lúc nào chị được vui
chưa?” thì lập tức khuôn mặt của người đàn bà ửng sáng như một nụ cười,
vẻ đẹp rạng ngời từ tình mẫu tử trong tâm hồn chị, đem đến cho người đàn
bà xấu xí một vẻ đẹp thánh thiện, chị trả lời: “vui nhất là nhìn đàn con tôi,
chúng nó được ăn no”. Tất cả những nỗi đau, niềm vui, hạnh phúc của chị
đều xuất phát từ những đứa con. Chị mang hình ảnh đẹp của những người
phụ nữ Việt Nam nhân hậu, vị tha và giàu đức hi sinh.
Sức mạnh kiên cường:
Người đàn bà ý thức sâu sắc về thân phận và ý nghĩa cuộc sống của
mình. Do sức mạnh của tình yêu thương đối với gia đình, kể cả người đàn
ông khốn khổ đã trở thành độc ác và những đứa con ngây thơ, tội nghiệp đã
đem đến cho chị một sức mạnh. Chị luôn luôn gòng mình ra bằng mọi cách
để lo cho các con có cơm ăn, áo mặc. Chị gánh đỡ cho chồng những vất vả
và cả những cay đắng. Chị chịu đựng hết tất cả những vất vả trong cuộc
mưu sinh,…Dù tất cả những cố gắng của chị luôn thất bại ê chề nhưng chị
vẫn kiên cường, mạnh mẽ, vẫn đầy bản lĩnh để sống, để gánh vác. Đó là
sức mạnh của một người đàn bà mà ta thấy có vẻ lúng túng, sợ sệt và yếu
đuối.
Người đàn bà này xuất hiện một lần nữa trong tấm ảnh về chiếc
thuyền ngoài xa. Nhiều năm sau, mỗi khi nhìn lại tấm ảnh về chiếc thuyền
thì bao giờ nghệ sĩ Phùng cũng thấy người đàn bà bước ra khỏi tấm ảnh:
“Đó là người đàn bà vùng biển cao lớn với bàn chân rợp trên mặt đất chắc
chắn, hòa lẫn vào đám đông”. Đó cũng là hình ảnh của cuộc đời.
KẾT BÀI
Giá trị nghệ thuật: Chiếc thuyền ngoài xa là một thành công xuất
sắc của văn xuôi Việt Nam thời đổi mới: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng
được một tình huống truyện độc đáo, đầy nghịch lí đưa ra nhiều suy ngẫm;
16
nhà văn xây dựng được một hệ thống nhân vật từ chính đến phụ để lại ấn
tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Giá trị nội dung: Chiếc thuyền ngoài xa mang được tư tưởng nhân
đạo và những thông đipệ của nhà văn về nghệ thuật: Hãy rút ngắn khoảng
cách giữa cuộc đời và nghệ thuật, hãy đưa văn chương về với cuộc đời.

17
Đề 3. Phân tích tư tưởng nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc thuyền
ngoài xa.

MỞ BÀI
Nguyễn Minh Châu là nhà văn lớn của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Trong những sáng tác sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã hướng sự quan tâm
của mình tới cuộc sống đời tư – thế sự, thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông và
tình yêu thương sâu sắc với số phận con người trong cuộc mưu sinh nhọc
nhằn, trong hành trình gian nan, đau khổ kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện
nhân cách. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, thông qua các nhân
vật xuất hiện trong tình huống đầy nghịch lí, Nguyễn Minh Châu đã đưa
đến cho tác phẩm những tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
THÂN BÀI
*Khái quát sơ nét khái niệm giá trị nhân đạo
1. Biểu hiện đầu tiên của tư tưởng nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa là nhà văn đã thể hiện sự thấu hiểu, xót thương và lo
âu cho tình trạng sống tối tăm và số phận bất hạnh của con người.
- Nỗi xót xa cho những con người khốn khổ đã được nhà văn thể hiện ngay
trong những đường nét miêu tả ngoại hình, dáng vẻ.
+ Người đàn bà hàng chài: gương mặt mệt mỏi, tái ngắt và buồn
ngủ sau một đêm trắng thức kéo lưới; tấm lưng áo bạc phếch
và ướt sũng; dáng vẻ lúng túng, sợ sệt khi đến tòa án huyện,…
+ Người đàn ông hàng chài: cuộc sống vất vả nhọc nhằn cũng in
hằn ngay trong những chi tiết miêu tả ngoại hình: Mái tóc tổ
quạ…hàng lông mày cháy nắng…
- Nhà văn cũng thể hiện sự xót thương sâu sắc với những ngư dân bị cầm
tù trong cuộc sống đói nghèo, tăm tối và bạo lực.
+ Trước hết là sự thương cảm với những đau khổ chồng chất của
người đàn bà hàng chài trong cuộc sống đói nghèo, tăm tối, bế
tắc.

18
+ Nhà văn cũng bộc lộ sự xót xa cho người đàn ông vì cuộc sống
khốn quẫn mà trở nên vũ phu, độc ác.
+ Nguyễn Minh Châu đặc biệt xót xa, thương cảm cho những đứa
trẻ bị tổn thương, đau đớn trong bi kịch gia đình.
2. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng thể hiện niềm tin sâu sắc với
những phẩm chất tốt đẹp của con người ngay trong cảnh sống khốn
khổ, bất hạnh.
- Những nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của con người được khắc họa
sâu đậm trong nhân vật người đàn bà hàng chài.
+ Nguyễn Minh Châu bộc lộ niềm cảm phục với sự sâu sắc của người
đàn bà từng trải.
+ Nhà văn cũng cho thấy thái độ trân trọng người phụ nữ nhân hậu,
bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
+ Nhà văn đặc biệt khắc họa ở nhân vật người đàn bà hàng chài
những ấn tượng đặc biệt về một sức mạnh kiên cường.
- Nhà văn cũng khám phá và miêu tả một cách đầy trìu mến vẻ đẹp trong
tâm hồn và tính cách những đứa trẻ bất hạnh.
+ Với thằng Phác, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện niềm xót thương
đầy trìu mến của mình khi khắc họa vẻ đẹp thiêng liêng, xúc động
của tình mẫu tử.
+ Hình ảnh người con gái chỉ thoáng hiện ra trong vài chi tiết, thậm
chí không có cả một cái tên, tuy nhiên cô gái vẫn để lại những ấn
tượng nhất định về vẻ đẹp hiền hậu của một người con hiếu thuận.
3. Qua những cảm xúc, suy tư và hành động, đặc biệt là sự nhận thức
và giác ngộ của hai nhân vật Phùng và Đẩu, Nguyễn Minh Châu cũng
đã thể hiện những thông điệp sâu sắc về tư tưởng nhân đạo của mình.
- Luôn thể hiện tình thương yêu với con người, mối quan hoài da diết với
số phận con người.
- Qua các chi tiết về việc Phùng “vứt chiếc máy ảnh” vừa thu lại “cái đẹp
tuyệt đỉnh của ngoại cảnh…chạy nhào tới”; việc Đẩu “rời chiếc bàn xếp
đến phát ngốn lên những chồng hồ sơ, giấy má…đi đi lại lài trong phòng,
hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì
19
vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công phố huyện vùng biển, lúc này trong Đẩu
rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”… Nguyễn Minh Châu đã gửi đến người
đọc một trong những thông điệp sâu sắc về tư tưởng nhân đạo của mình.
KẾT BÀI
Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số những truyện ngắn đặc biệt
thành công của văn xuôi Việt Nam thời đổi mới về nhiều phương diện từ
cảm hứng nội dung đến nghệ thuật. Nhưng yếu tố quan trọng nhất tạo nên
thành công cho tác phẩm chính là cội nguồn sâu xa của tư tưởng nhân đạo.
Tác phẩm cho thấy mối quan hoài thường trực của nhà văn Nguyễn Minh
Châu về số phận con người trong cuộc sống đời tư - thế sự, niềm khao khát
tìm kiếm, tôn vinh vẻ đẹp người, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái
ác. Chính mối quan hoài cảm động ấy đã làm nên giọng văn giản dị mà
thấm thía, nhiều dư vị, nhiều trải nghiệm thâm trầm qua những triết lí nhân
sinh sâu sắc.

20

You might also like