You are on page 1of 9

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)

A. Khái quát
1. Tác giả:
- Nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại:
+ Cây bút xuất sắc của nền văn học sử thi trong một vài thập kỉ trước
1975.
+ Trong khung cảnh chung của đổi mới đất nước: “nhà văn mở đường
tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) sau 1975 mở đường cho sự đổi
mới văn học, cách viết, tầm nhìn và quan niệm nghệ thuật của con
người.
- Sáng tác: phản ánh rõ nét và trung thành : sự vận động và phát triển
đổi mới của văn học VN trong 1 vài thập kỉ trước và sau 1975:
+ Trước 1975: dùng ngòi bút của mình chiến đấu cho quyền sống của
cả dân tộc.
+ Sau 1975:cầm bút trợ lực chiến đấu cho quyền sống của từng con
người.
- Di chuyển từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng về đời tư-thế sự
(quan sát con người trong cuộc sống riêng-quan sát con người trong
các mối quan hệ đạo đức giữa người với người)  khắc họa bức chân
dung số phận, nhân cách của con người trong hành trình tìm kiếm
hạnh phúc và sự hoàn thiện.
 Tầm vóc lớn lao của nhà văn không chỉ qua tác phẩm mà trong cả
hành trình sáng tác được đặt trong phông nền vĩ đại của vhvn hiện đại
trước và sau 1975.
2. Tác phẩm:
- Truyện ngắn xuất sắc – thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai.
- Lúc đầu được in trong tập truyện ngắn “Bến quê”, sau đó được in
trong tuyển tập khác mang tên “Chiếc thuyền ngoài xa”  tác phẩm k
chỉ thể hiện xuất sắc giá trị nội dung, nghệ thuật mà còn chứa đựng
thông điệp cũng như phương hướng sáng tác của NMC trong hành
trình.
- Thê hiện niềm cảm thông, chia sẻ, tình yêu thương sâu sắc nhà văn
dành cho số phận con người trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc,
bình yên.
Giá trị nhân đạo:
+ Thương cảm, tình yêu thương, chia sẻ với số phận con người.
+ Trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn,
khổ cực.
 Thông điệp nghệ thuật: định hướng cho cả giai đoạn sáng tác sau
đó.

B. Tìm hiểu đoạn trích


I. Nghệ thuật xây dựng tình huống
1. Tình huống hé mở trong nhan đề: “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Đối tượng quan sát – cự li quan sát  ta thấy cái đẹp “trời cho”, “một
bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, vẻ đẹp giản dị mà tuyệt
hảo, toàn bích  ngsi Phùng ngẩn ngơ, bối rối, ngưỡng mộ, hạnh
phúc, sung sướng khi được tiếp cận cái đẹp của cảnh quan vùng biển.
 Hàm chứa một thắc mắc: “ Vậy chiếc thuyền ở gần thì sao? Ta sẽ thấy
điều gì?”. Chỉ khi con thuyền tới gần ta mới biết đó không còn là cái
đẹp cái ác, cái xấu của bạo lực gia đình (thứ hiện hữu là sự tàn bạo
và nỗi đau tột cùng không gian tăm tối) kinh ngạc, há hốc nhìn.
 Cùng một đối tượng quan sát, cùng một người quan sát, thời điểm
quan gần như chênh nhau ít phút nhưng thay đổi cự li, tầm nhìn thì kết
quả quan sát được lại hoàn toàn đối lập.
 + Nhan đề khiến người đọc có những băn khoăn đã thúc đẩy người
đọc đến gần hơn với tác phẩm để tìm kiếm câu trả lời cho nhưng dấu
hỏi trong lòng.
+ Hàm chứ thông điệp cho toàn bộ tác phẩm.
2. Tình huống được hiện hữu và tạo dựng qua các phát hiện đầy nghịch

2.1. Phát hiện trên bờ biển:
a, Phát hiện ra “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”:
- Nhiệm vụ của Phùng:
+ Đã từng tham dự bảo vệ Tổ quốc trong kháng chiến chống Mĩ, sau
khi đất nước thống nhất, trở về cuộc sống đời thường với vai trò một
nghệ sĩ nhiếp ảnh.
+ Được trưởng phòng giao cho đi chụp một tấm ảnh với cảnh biển
buổi sáng có sương mù, “không có người, hoàn toàn tĩnh vật”. ( Đây
như một chi tiết ẩn ý của nhà văn càng khẳng định triết lí sâu sắc ở
cuối tác phẩm để trả lời cho câu hỏi: “ Liệu rằng có một tác phẩm
nghệ thuật nào trên đời lại tách khỏi con người hay không?”)
+ Lang thang suốt một tuần lễ trên bãi biển mền Trung, đã chụp rất
nhiều cuộn phim, rất nhiều bức ản nhưng chưa thấy bức ảnh nào ưng
ý, những bức ảnh vô hồn chưa chạm đến cái đẹp của nghệ thuật đạo
đức nghề nghiệp của Phùng: trách nhiệm.
- Phát hiện “chiếc thuyền ngoài xa”:
+ Trong một buổi sáng tránh mưa, Phùng cúi xuống thay phim, lúc
ngẩng lên ngỡ ngàng “thấy một chuyện hơi lạ”, một cảnh đẹp cả cuộc
đời cầm máy của mình Phùng chưa bao giờ được chứng kiến rút
máy bấm lia lịa chọn được một bức ảnh nghệ thuật chân chính: có
biển, có sương mù buổi sớm, có thuyền kết hợp hài hòa, toàn mĩ dưới
ánh mặt trời buổi sớm.
+ Cảm nhận:
 “ Cai đẹp tuyệt đỉnh”:từ cực tả ở độ cao nhất của cái đẹp trong con
mắt người ngs đã quen với cái đẹp, khao khát khám phá, phát hiện
cái đẹp như Phùng.
 “cảnh đắt trời cho”: “đắt” chứa đựng giá trị của bức tranh, bức
tranh thiên nhiên đẹp kì diệu như được tạo hóa ban cho mà Phùng
khó tin mình lại được chiêm ngưỡng, một khoảnh khắc bắt gặp cái
đẹp rất hi hữu.
 “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”: sự khuôn mẫu,
chuẩn mực cái đẹp của một bức tranh được hiện hữu trên vùng
biển.
 “đơn giản và toàn bích”: 2 tính từ làm rõ nhất bản chất cái đẹp,
càng đơn giản bao nhiêu càng làm rõ được bản chất nguyên sơ,
thánh thiện bấy nhiêu, chính cái nguyên sơ mới đưa cái đẹp đạt tới
độ toàn bích, tuyệt đỉnh.
 Không chỉ thấy đc cái đẹp mà còn thấy quan niệm về cái đẹp, tâm hồn
ngsi của Phùng, nhạy cảm với cái đẹp.
+ Xúc cảm:
 “bối rối”: khi ngỡ ngàng được chiêm ngưỡng cái đẹp bất ngờ,
chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diêu đến khó tin của thiên nhiên biển khơi.
 “trái tim như có cái gì bóp thắt vào” : hạnh phúc, biết ơn, xcam
mãnh liệt.
+ Nhận thức:
 Phát hiện ra “chân lý của sự toàn thiện” “bản thân cái đẹp chính
là đạo đức”: đứng trước cái đẹp con người phải quên đi cái xấu
trong lòng để xứng đáng với cái đẹp, nó thức tỉnh, lan tỏa, gột rửa,
thanh lọc tâm hồn con người, xua đi cái xấu, cái ác.
( Trong “Chữ người tử tù”, khi đối diện với bức trâm là hiện hữu
trong cái đẹp của sự tài hoa, thiên lương và khí phách của Huấn
Cao, nhân vật quản ngục, một người chọn nhầm nghề, người đã tự
giam cầm minh trong cái xấu cái ác khi này lần đầu tiên cúi đầu
chắp tay vái tới tấp, tiếp nhận lời dạy từ Huấn Cao rằng hãy đổi
nghề, phải sống với cái thiện lương của mình với một câu nói: “Kẻ
mê muội này xin nghe” thông qua đẹp cảm hóa cả con người).
 Phẩm chất nghệ sĩ, giá trị có thật của cái đẹp mà người ngsi được
chiêm ngưỡng.( Nhưng sau những giây phút thăng hoa bay bổng trước
cái đẹp, ngsi Phùng lại bàng hoàng, choáng váng trước cảnh tượng
tương phản ẩn sau cái đẹp thành thuần)
b, Phát hiện sự thật trần trụi, tàn nhẫn của cuộc sống con người:
- Chiếc thuyền tới gần, hình ảnh bạo lực gia đình hiện ngay trước mắt:
+ Người đàn ông hùng hổ, tàn bạo, rút thắt lưng đã cũ, quật tới tấp vào
lưng vợ, vừa quật lão vừa rên rỉ đau đớn”Mày chết đi cho ông nhờ...”
+ Người đàn bà lặng lẽ đứng im chịu đòn: lặng lẽ, nhẫn nhục, cam
chịu.
+ Đứa con xuất hiện: nhảy xổ vào người bố như một viên đạn tới đích
đã nhắm, giật ngay chiếc thắt lưng da, rướn người quật thẳng vào ngực
người đàn ông sinh ra mình  hình ảnh đau lòng với mọi lương tri
trên đời: đứa con đánh bố để bảo vệ mẹ.
 Ngsi Phùng: kinh hoàng, sợ hãi, phẫn nộ khi chứng kiến cái ác.
- Chứng kiến cảnh tượng bạo lực lần thứ 2: đáng sợ hơn khi thằng Phác
thủ sẵn một con dao nhỏ, chuẩn bị một bi kịch có thể xảy ra nếu chị nó
không đuổi theo giàng bằng được con dao trong tay em.
 Bi kịch thường xuyên trong gia đình:”ba ngày một trận nhẹ năm ngày
một trận nặng”
  Với 2 phát hiện trên, ý nghĩa chính xác của nhan đề được hiện hữu,
khi chiếc thuyền ở ngoài xa đó là vẻ đẹp của ngoại cảnh, cò khi đến
gần nó là bi kịch trần trụi, ghê sợ của cuộc sống con người.  Kết quả
quan sát từ những cự li khác nhau đã cho ta bài học về cách nhìn mọi
vật trong cuộc sống. Đôi khi bên trong cái đẹp không hoàn toàn là cái
thiện, trong cái tưởng như là chân lí của sự hoàn thiện lại ẩn chứa sự
áp lực, không gian tăm tối, chật chội, đổ vỡ. Với riêng người nghệ sĩ
đã mở ra một quan niệm mới về cách nhìn nghệ thuật và con người.

2.2. Phát hiện trong tòa án huyện


a. Phát hiện ra những nghịch lý chua xót không thể hiểu nổi của cuộc
sống con người
- Tin rằng khuyên người đàn bà li hôn là giải thoát của mọi bi
kịchđúng đắn, nhân đạo, trừng phạt cái ác, bảo vệ con người khốn
khổ của bạo lực gia đình.
- Tin người đàn bà sẽ chấp nhận, biết ơn.
- Không thể hiểu nỗi những điều mắt thấy tai nghe: Kinh ngạc trước
phản ứng của người bà: vái lạy và kiên quyết không li hôn.
 Phát hiện ra phản ứng, ý muốn thật sự của người đàn bà khác với
suy nghĩ các anh – nghịch lí của hoàn cảnh người đàn bà với mong
mỏi trong lòng.
b. Phát hiện sự giản đơn chua xót của nghịch lý:
- Sau khi “chắp tay lại vái lia lịa” rồi nghe chánh án Đẩu nói”Tùy bà!
Chủ trương của chúng tôi là kêu gọi hòa bình”, người đàn bà đã hiểu
ra vấn đề, lập tức lấy lại bình tĩnh, băt đầu tin cậy, chuyện trò với
Phùng và Đẩu: Thay đổi trong cách xưng xô từ “Con lạy quý tòa” tới
“chị” và “các chú”.
- Hiện thực cuộc sống: Nghiệt ngã nhưng giản dị:
+ nghèo khổ; hàng chài lam lũ, gian truân; cuộc sống chật chội, tăm
tối với sự thiếu thốn ánh sáng văn minh của những con người không
được học; người đàn bà là nạn nhân của bạo lực gia đình.
 Giải pháp li hôn nhân đạo nhưng chưa thựck đúng đắn: Nếu người đàn
bà li hôn chị sẽ chỉ thoát khỏi cái khổ của bạo lực gia đình, nhưng
những cái khổ khác trong cuộc sống mưu sinh của chị sẽ tăng lên gấp
bội, càng vất vả hơn như người đàn bà đã nói: “ Các chú không phải
đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào lầ nỗi vất vả của người
đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông..”. Đôi vai của người đàn
bà không thể gồng gánh nổi một con thuyền chật chội, với đàn con
nheo nhóc khi thiếu người đàn ông.
 Ngiệt ngã mà rất giản dị: là miếng cơm manh áo, cuộc sống mưu sinh,
sóng gió vùng biển.
+ chị có thể cắn răng chịu đựng những trận đòn vì các con, để gia đình
có đủ mẹ, cha, để các con vơi đi nhọc nhằn, khổ cực; lí lẽ giản dị:
người đàn ông tốt nhất với những đứa con của chị chỉ có thể là bố của
chúng, vả lại, cũng có lúc gia đình sống vui vẻ, hòa thuận.
 Khác với vẻ ngoài thô kệch, rách rưới, tưởng như quê mùa, thất học,
người đàn bà lại sâu sắc từng trải vô cùng.
 Lòng tốt, sự thiện chí của Phùng và Đẩu chỉ dừng lại ở lí thuyết chứ
không thể áp dụng vào cuộc sống của người đàn bà. Phùng “vỡ ra”,
ngộ ra những lí lẽ giản dị, không thể thay đổi trong hiện thực cuộc
sống nghiệt ngã đầy chua xót. Người ngsi hiểu những nghịch lí vẫn
tồn tại đâu đó trong cuộc sống của con người, dù đau đớn hay phẫn nộ
con người vẫn buộc phải chấp nhận. (Nhưng sau những điều mắt thấy
tai nghe, những nhận thức chưa thực sâu sắc khi người ngsi chưa
chạm vào cuộc sống của người dân làng chài).
2.3. Tình huống được đẩy đến cao độ của nhận thức và xúc cảm qua
trải nghiệm trong cơn bão biển
- Ấn tượng từ trận bão biển:
+ hình ảnh trong cuộc sống con người:
 Ngsi trăn trở với những nhận thức mới mẻ về những giá trị và
nghịch lí của cuộc sống.
 Ánh mắt lo âu của ông lão làm nghề sơn tràng
 Bếp lửa bị gió ném tung ra bão cát; tàn lửa bay quẩn lên
 Xong cơm sống nhăn
 Con thuyền một mình chống chọi với sóng gió.
 lo lắng, chông chênh, bất ổn, đơn độc Khi đối diện với thiên
nhiên con người vô cùng nhỏ bé, yếu đuối.
+ hình ảnh thiên nhiên trong cơn bão:
 Tảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm: sắc đen
gợi hình và gợi cảmgợi hố sâu thăm thẳm của đáy biển, nơi có
thể chôn vùi con người nhỏ bé.
 Biển gào thét.
 Sóng bạc nổi cồn lên như những ngọn núi tuyết trắng
 Từ bầu trời đến mặt biển, từ màu sắc đến âm thành, đều gợi sức mạnh
cuồng nộ, khủng khiếp, có thể nhấn chìm tất cả thuộc về con người
dẫu là người từng trải như Phùng từ cuộc chiến tranh đến cuộc sống
đời thường, dẫu là người đã qua rất lâu tuổi tri thiên mệnh như ông lão
đều lo lắng, hoang mang khi đối diện sức mạnh khủng khiếp.
 Hai bức tranh tương phản được miêu tả sắc sảo.
- Nhận thức và xúc cảm:
+ “chạm” vào cuộc sống của người dân chàilo âu, mong manh, chới
với  thấu hiểu:
 Lời nói của người đàn bà có cả cuộc đời mưu sinh trên biển khơi:
“Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?”
 (Hình ảnh đang lẽ để gợi tả vẻ đẹp ấm áp, sum vầy của hạnh phúc
gia đình, gợi tả nét giản dị, bình yên cuối ngày giờ đây như cứa vào
lòng người: hình ảnh bếp lửa tung lên, nồi cơm sống nhăn) Hành
trình đến với hạnh phúc và bình yên còn quá xa vời với con người
nơi đây dù chỉ hiện hữu qua những thứ giản dị: một xoong cơm,
một bếp lửa bập bùng.  câu chuyện như dang dở, bỏ ngỏ để lại
những dư vị chua xót.
 Một trong những mục đích NMC hướng đến trong các tác phẩm của
ông sau 1975 là hành trình hoàn thiện bản thân và hành trình tìm kiếm
hạnh phúc. Nếu tìm kiếm sự hoàn thiện là hành trình khó khăn với
chính mình thì tìm kiếm hạnh phúc và bình yê còn khó khăn hơn nhiều
bởi không chỉ do mình mà còn do rất nhiều chi pối, tác động của ngoại
cảnh.
 “không thể hiểu nổi” -vì sao người đàn bà lại có sức chịu đựng,
nhẫn nại, vị tha đến vậy  con người có thể cả cái xấu, cái ác;
chấp nhận cái xấu, cái ác khi đứng trước cái đẹp kì vĩ của ngoại
cảnh hoặc khi đứng trước sự cuồng nộ của thiên nhiên.  người
đàn bà sẵn sàng chấp nhận bạo lực gia đình, những đau khổ của
riêng mình khi cả cuộc sống của gia đình đối dện với biển động
sống gió để cùng sát cánh với nhau, cùng sống, cùng chiến đấu với
sức mạnh thiên nhiên.
3. Giá trị của tình huống
- Thông điệp: Cách nhìn cuộc sống: thấm đẫm giá trị nhân văn trong cả
cuộc đời và nghệ thuật:
+ qua sự tương phản giữa “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” với hiện
thực trần trụi tàn nhẫn trong cuộc sống con người trong phát hiện của
Phùng trên bờ biển.
 Cái đẹp chưa chắc hiện hữu cái thiện, vẻ bề ngoài chưa chắc thể hiện
trung thực nhất bản chất bên trong cái nhìn sâu sắc, không hời hợt;
toàn diện, đa chiều.
+ Thông qua câu chuyện của gia ddinhf làng chài: cái xấu, cái ác vẫn
tồn tại trong cuộc sống con người, trong bản thân mỗi con người
không phải dung túng, bao che cho cái xấu, cái ác bình tĩnh, tích
cực hơn tìm ra cội nguồn phát sinh cái xấu, cái ác, dần dần thay đổi,
cảm hóa cái xấu, cái ác quanh mình.
+ Nhận thức mang tính xã hội: để giải phóng con người khỏi nghèo
khổ, tăm tốigiải pháp thiết thực, đồng bộ mang tính toàn xã hội.
- Thông điệp về nghệ thuật:
+ Không thể tách rời nghệ thuật, cuộc sống con người  có ý thức rút
ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống.
+ Phẩm chất của người nghệ sĩ: tư chất nghệ sĩ; tấm lòng nhân ái, yêu
thương, (không chỉ rung động trước cái đẹp, mà phải rung động trước
cảnh éo le, đau khổ trong cuộc sống hằng ngày); sắc sảo, tinh tế( đi từ
phát hiện này đến phát hiện khác, cảm nhận những khuất lấp trong
cuộc sống con người); trung thực, bản lĩnh dũng cảm để phản ánh lại
sâu săc, xúc động những điều đã thấu nhận trong trái tim mình.
+ quan niệm về ngth: Ngsi phải có trách nhiệm trong cái nhìn với hiện
thực; mối quan hoài thường trực (mối quan tâm da diết với cs, sp con
người)tác phẩm nth mang giá trị nhân đạo.
- Thể hiện tư tưởng nhân đạo:
+ Thấu hiểu, xót thương số phận con người.
+ Bất bình, căm ghét, lên án cái xấu cái ác.( hủy hoại bản chất tốt đẹp
của cn, hủy hoại cuộc sống bình yên, hp mà cn muốn hướng tới).
+ Phát hiện: ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hoòn, tính
cách con người.
+ Niềm tin vào sức mạnh của con người vượt qua thử thách, khó
khăn duy trì sự sống cho mình và người thân yêu và duy trì tình yêu
thương.

II. Nhân vật người đàn bà hàng chài:


1. Một thân phận đau khổ, bất hạnh trong cuộc sống đói nghèo tăm
tối, bạo lực
- Ngoại hình, dáng vẻ:
+ trạc ngoài 40, cao lớn,thô kệch, gương mặt rỗ, mệt mỏi sau một đêm
thức trắng kéo lưới, tái ngắt, buồn ngủ.
 bất hạnh đầu tiên với một người phụ nữ; người lao động lam lũ,
nhọc nhằn cuộc sống lao động làng chài hút kiệt sức lực của người
đàn bà, không còn một chút niềm vui.
+ Bộ quần áo: tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân người dưới
ướt sũng không chỉ nghèo khổ mà còn nhếch nhác thảm hại.
+ Dáng vẻ:
 Khi xuống thuyền, đi trước, đi thẳng đến cái bãi tăng hỏng điểm
hẹn quen thuộc với những cay đắng, xót xa của những trận đòn
đáng ghê sợ, tàn bạo.
 “Dừng lại..ngước mắt nhìn... buông thõng tay xuống”: nhìn ra con
thuyền phía xa như tìm kiếm một sự trì hoãn hay là ánh nhìn đến
những đứa con thơ đang sợ hãi tìm kiếm sức mạnh, sự an ủi; người
đàn bà đưa tay lê định gãi hay sửa tóc trong sự vô thức rồi chợt
nhận ra những điều mình phải đối mặt, không ai cứu rỗi được, đành
chấp nhận và buông xuôi, chị buông thõng tay chán chường.  nỗi
đau, sự cam chịu, buông xuôi.
 Cam chịu, nhẫn nhục không có bất kì biểu hiện nào:tráh né, bất
bình, trốn chạy; lặng lẽ cúi xuống đón nhận từng trận đòn nỗi
đau đến tột cùng, chai sạn.
 Tìm một góc ngồi với dáng e dè, sợ sệt, lúng túng; ngồi ghé vào
mép ghế, cố thu người lại thủ thế, mong tìm sự an toàn dù chỉ
trong tưởng tưởng của người cả đời không được an toàn; không có
tự tin, từ sâu trong tâm khảm sau những lời nguyền rủa từ người
chồng vũ phu, chị e sợ mình thừa thãi, vướng víu, lại càng muốn
giảm thiểu sự piền phức, vướng víu ấy, tránh cho mọi người
chướng mắt, phản cảm, khó chịu khi phải nhìn thấy mình cố thu
người trong cuộc đời nhiều chỗ.
- Những đau khổ chồng chất trong cuộc đời:
+ Những vất vả, nhọc nhằn:
 Những đêm thức trắng kéo lưới vẻ mệt mỏi, k có sinh khí, niềm
vui
 Những dày vò của cs đói nghèo bấp bênh, môi trường sống bức
bối, tăm tối, tù túng.
 Người đàn ônng k thể chịu đựng phản ứng tiêu cực: những trận đòn
roi lên người vợ cùng nhọc nhằn với mình, biết gánh vác, nhận nhục,
chịu đựng cả về thể xác lẫn tinh thần

You might also like