You are on page 1of 3

Chiếc thuyền ngoài xa

(Nguyễn Minh Châu)

1945 -1975 (văn học kháng chiến) Sau 1975 (hoà bình)
- H/c: chiến tranh vệ quốc - h/c: đất nước hoà bình
- đề tài: chiến tranh - đề tài: hậu chiến (phơi bày hiện thực
cuộc chiến), cuộc sống đời thường (mưu
sinh – kiếm ăn, cơm ăn áo mặc)
- con người: hình tượng trung tâm: người - con người: bình thường đặt trong cuộc
lính: xông pha trận địa, sẵn sàng hi sinh vì sống đời thường (đầy rẫy sự phức tạp)
tổ quốc
Phẩm chất của người anh hùng:
dũng cảm, mưu trí, kiên cường, bất khuất - văn học phải có sự thay đổi => nhà
- đặc điểm của văn học: văn học phục vụ văn, nhà thơ phải thay đổi: cách nhìn
cách mạng, tính đại chúng, cảm hứng lãng cuộc sống, tư duy sáng tác, lựa chọn đề
mạn (vượt lên trên hiện thực), khuynh tài… để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống
hướng sử thi (đề cập đến những vấn đề – góc độ thế sự
trọng đại, liên quan đến vận mệnh dân tộc)
– góc độ chính sự
- Con người: Đẹp lý tưởng Con người: Rồng, phượng, rắn, rết

1. Tác giả:
- Là một trong những cây bút tiên phong của VHVN thời kì đổi mới (sau 1975). Nguyên
Ngọc nhận xét Nguyễn Minh Châu “thuộc một trong số những nhà văn mở đường tinh
anh của văn học ta hiện nay”
(Là người đi tiên phong trong việc khám phá con người trong sự phức tạp của cuộc sống
đời thường)
- phong cách: tác phẩm mang đậm tính tự sự - triết lí.
Nhà văn quan niệm: “thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề
sâu tâm hồn con người” (Nguyễn Minh Châu)
2. Tác phẩm
- được sáng tác năm 1983: một phát hiện của nhà văn về con người trong thời kì đổi mới
Là tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn sau
1975.
3. Nội dung
3.1. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
* Phùng:
- một nhiếp ảnh gia, làm việc cho một toà soạn
- Nhận nhiệm vụ: chụp một bức ảnh để hoàn thiện cho bộ ảnh lịch năm ấy.
- Yêu cầu bức ảnh: cảnh biển buổi sáng có sương mù
- trở về vùng biển - chiến trường cũ năm xưa => chụp ảnh
* Phát hiện 1: “Cảnh đắt trời cho”: cảnh tượng tuyệt mĩ, tuyệt đẹp, vẻ đẹp hoàn mĩ của
thiên nhiên
- Chiếc thuyền lưới vó của một gia đình hàng chài đang từ từ tiến vào bờ, ẩn hiện trong
cảnh biển buổi sáng: sương trắng như sữa, pha chút hồng hồng do ánh nắng mặt trời
chiếu vào
- Được nhìn qua những cái mắt lưới….
- Từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
- Là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ
=> hình ảnh chân thực, giản dị (xuất phát từ c/s đời thường) nhưng nó toát lên vẻ đẹp
cuốn hút, kì lạ
=> Khiến Phùng (người nghệ sĩ) bối rối => những xúc cảm thẩm mĩ => “trái tim anh như
có cái gì bóp thắt vào” => cảm xúc dâng trào => nghệ thuật ra đời.
- Phát hiện ra chân lý của cái đẹp: cái đẹp chính là đạo đức => cái đẹp có khả năng gột
rửa, thanh lọc tâm hồn con người => trở nên trong trẻo, thuần khiết

* Phát hiện 2: Cảnh tượng phi thẩm mĩ


- Khi con thuyền vào bờ: người đàn ông hung hãn, dữ tợn (lời nói, hành động) và một
người đàn bà xấu xí, nghèo khổ, lam lũ, cơ cực (qua ngoại hình).
- Người đàn ông đánh người đàn bà một cách dã man, tàn bạo, phi nhân tính: dùng thắt
lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà
- Điều phi lí:
+ Người đàn bà: cam chịu, nhẫn nhục: không kêu một tiếng, không chống trả, không
chạy trốn
Đứng yên cho người đàn ông đánh
+ Người đàn ông: rên rỉ, đau đớn
- Bi kịch: Thằng Phác – đứa con đánh lại bố nó vì thương mẹ => bị người đàn ông cho
hai cái tát => ngã xuống cát
Chồng đánh vợ, con đánh bố, bố đánh con => Cảnh bạo hành trong gia đình diễn ra
thường xuyên
=> Cảnh tượng hoàn toàn trái ngược với cảnh con thuyền đẹp như mơ lúc trước => Khiến
nghệ sĩ Phùng hoàn toàn bất ngờ, ngơ ngác, không tin vào mắt mình.
Phát hiện 1: >< Phát hiện 2:
cảnh tượng tuyệt mĩ, hoàn mĩ Cảnh tượng phi thẩm mĩ
Khi con thuyền ở ngoài xa Khi con thuyền vào bờ
Nghệ thuật Cuộc đời
- Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài, diễn ra dã
man hơn => Phùng chạy lại bênh người đàn bà => bị người đàn ông đánh bị thương.
Hai phát hiện: Đằng sau vẻ đẹp hoàn mĩ không phải lúc nào cũng là những điều tốt đẹp,
có thể chứa đựng những nghịch lý đầy đau đớn.

=> Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.


Cuộc đời không hề đơn giản, một chiều mà nó vô cùng phức tạp, nó chứa đựng đầy rẫy
sự ngang trái, phi lý
=> đòi hỏi người nghệ sĩ phải phản ánh sự muôn màu muôn vẻ của cuộc đời
3.2. Câu chuyện tại toà án huyện
- Đẩu – chánh án toà án huyện – (vị Bao Công của đời thường) đem lại lẽ phải và sự công
bằng cho mọi người:
Khuyên người đàn bà bỏ chồng “chị không sống nổi với lão chồng vũ phu ấy đâu”
- Người đàn bà: van nài, khẩn thiết, kiên quyết không bỏ chồng
Lí do:
+ Người chồng là một ân nhân (vì đã lấy một người xấu xí, ế chồng, có mang với một
anh cón trai…như chị)
+ Bản chất: người chồng là một người hiền lành, trước đây “không bao giờ đánh đập tôi”
+ Nghề chài lưới trên biển: trên thuyền cần có người đàn ông để chèo chống khi phong ba
+ Vì con, vì nghĩ cho các con, cho tổ ấm gia đình: một gia đình cần có người chồng để
cùng nuôi các con
+ Có những lúc gia đình vui vẻ, đó là khi thấy con cái được ăn no. Để các con được ăn
no,chúng cần có đầy đủ cả cha và mẹ.
- Người đàn ba giải thích vì sao người chồng lại đánh vợ: Nhà nghèo, đông con, thuyền
chật, người chồng không uống rượu => ông chồng rất khổ cực “bất kể lúc nào thấy khổ
quá là lão xách ra đánh” => san sẻ nỗi khổ với chồng => nhẫn nhịn vì chồng vì con =>
thấu hiểu nỗi khổ của người chồng, thương con => chịu đựng một cuộc sống cơ cực
=> Người phụ nữ giàu đức hi sinh vì gia đình
KL: Người đàn bà với vẻ bề ngoài nhếch nhác, đáng thương, tội nghiệp, nghèo khổ
nhưng ẩn giấu một vẻ đẹp khuất lấp ở bên trong tâm hồn: một người phụ nữ giàu lòng vị
tha, nhân hậu, bao dung; giàu đức hi sinh; biết trân trọng hạnh phúc; sâu sắc, trải đời.
- Khiến Phùng, Đẩu thay đổi cách nhìn
+ Đối với người đàn bà: từ thương cảm thành nể phục
+ Đối với đàn ông: từ phẫn nộ, căm ghét thành cảm thông
- Lòng tốt và pháp luật là cần thiết nhưng phải được xem xét trong những hoàn
cảnh cụ thể
* Thông điệp của Nguyễn Minh Châu:
- Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: phải là hai vòng tròn đồng tâm. Nghệ thuật
không tách rời mà phải phản ánh và gắn chặt với c/s. Người nghệ sĩ phải dũng cảm nhìn
thẳng vào hiện thực, phải nhìn đầy đủ về số phận của con người.
Cuộc đời là nơi sinh ra cái đẹp và nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là
nghệ thuật => cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng
nếu muốn khám phá những bí ẩn của con người thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi sâu,
sống cùng cuộc đời
Ý nghĩa “Chiếc thuyền ngoài xa” => một ẩn dụ của NMC
- Người nghệ sĩ không nên đánh giá sự việc, con người qua hiện tượng bề ngoài mà phải
phát hiện bản chất đằng sau vẻ bề ngoài đó
- Đừng nhìn cuộc đời một cách đơn giản, một chiều, phiến diện mà phải đánh giá sự việc,
con người trong mối quan hệ đa chiều. Phải đi sâu vào hiện thực với nhiều khía cạnh,
không chỉ dừng lại trên sách vở, lý thuyết.
3.3. Bức ảnh lịch năm ấy
- Bức ảnh đẹp, thoả mãn thị hiếu của những người sành nghệ thuật
- Đối với Phùng: ám ảnh, trăn trở bởi hình ảnh của người đàn bà hàng chài
=> Vì
(1) Đằng sau vẻ đẹp là những khốc liệt, tàn ác => đi cùng nghệ thuật chân chính là hiện
thực cuộc sống trần trụi
(2) Vì nghệ thuật chưa vươn tới được bản chất của cuộc đời, chưa cất lên tiếng nói của
những con người lam lũ nhọc nhằn
KL: Người nghệ sĩ không chỉ là người tạo ra cái đẹp
4. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Phùng là sự hoá thân của nhà văn, người đàn bà không
tên => khắc hoạ nhân vật sắc sảo
- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất =>câu chuyện chân thực
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, lời văn giản dị, sâu sắc
- Kết cấu truyện độc đáo, cách triển khai cốt truyện sáng tạo.

You might also like