You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022


MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài : 120 phút)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Xứ sở Tình Thương, ngày 15 tháng 02 năm 2015.
Nhà văn Andersen kính mến!
Điều mà cháu tiếc nhất ở câu chuyện của ông đó là giữa những con người còn có
một khoảng cách vô hình tồn tại, ngăn cản sự chan hòa của tình thương. Ông cũng biết
đấy, trông thấy một bé gái nhỏ lạnh co vì rét giữa đêm giao thừa giá buốt chào diêm mà
chẳng ai dừng lại mua giúp lấy một bao. Để rồi khi cô bé ấy “nắm tay bà bay lên”, bay
về một thế giới khác, người ta cũng chẳng buồn quan tâm, họa chăng chỉ là đôi lời bàn
tán để thỏa mãn cho sự hiếu kỳ của họ.
Ông ơi! trước khi chết vì cái đói, cái rét, cô bé kia đã chết vì chính sự lạnh lùng
vô cảm, tàn nhẫn và ích kỷ của người đời. Càng ngẫm nghĩ, cháu lại càng thấm thía câu
nói, tuy đơn giản ngắn gọn nhưng lại vô cùng ý nghĩa của Loilla Cather: “Nơi nào có
tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”.
Giá như con người biết quan tâm đến nhau nhiều hơn thì có lẽ điều kỳ diệu đã xảy
ra và cháu đã chẳng về với Thượng đế.[...]
[...]Vậy là cháu quyết định viết và gửi thư cho ông với mong muốn qua nhưng
chuyến xe bưu chính UPU, lá thư này sẽ đến được tay ông, giúp ông hiểu được nhiều hơn
những ước mơ, hoài bão của cháu cũng như bao trái tim bé bỏng khác về một thế giới
mà mọi đứa trẻ đều muốn lớn lên và phát triển ở đó…
(Trương Hải Nam, “Gửi nhà văn Andersen”, Giải nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU
lần thứ 44)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, điều mà tác giả thấy tiếc nhất trong câu chuyện của Andersen là
gì?
Câu 3. Từ đoạn trích trên, theo anh/chị thế giới mà mọi đứa trẻ đều muốn lớn lên và phát
triển ở đó là thế giới như thế nào?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản
thân và giải thích vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu,anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
150 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình thương trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to
mãi lên. Tiếng thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu
khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng
đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa
cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn,
thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết
trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà
quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm
cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn
nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung tít lên như tuyếc-bin thủy
điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng
mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé.
Nhưng hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch
trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết
cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá
cà có đá dàn trận địa sẵn.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục
Việt Nam, tr.187-188)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng sông Đà qua đoạn trích trên. Từ đó
nhận xét về phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

You might also like