You are on page 1of 10

TRƯỜNG THCS NGHĨA TÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Môn thi: Ngữ Văn 9


Năm học: 2021- 2022
Bài 1: (6,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“… Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả:
bố cháu thắng cháu một- không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ
quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói:
nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ
được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ
lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà
nhé!”. Chưa hoà đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc…
(Trích Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
1. Làm rõ hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Kể tên một tác phẩm khác đã
học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng viết về những con người lao động trong thời kì
xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Tác giả của tác phẩm ấy là ai?

LỚP VĂN CÔ HÀ
2. Trong đoạn văn trên có câu: Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Vì sao nhân vật
“cháu” lại thấy hạnh phúc?
3. Ghi lại câu văn có sử dụng tình thái từ trong đoạn trích, chỉ rõ tình thái từ. Cho biết tình
thái từ trong câu được dùng với chức năng gì?
4. Nhân vật xưng “cháu” trong đoạn trích đã cho thấy một chàng trai có nhiều phẩm chất
đáng ca ngợi. Bằng hiểu biết của em về chuyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy viết đoạn văn
khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp để làm rõ tình yêu nghề và
tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên. Trong đoạn có sử dụng dấu ngoặc đơn và câu cảm
thán ( đánh dấu trong đoạn và chú thích rõ).
Bài 2 (3,5 điểm)
Văn bản “Lỗi lầm và sự biết ơn” (SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 160 NXB Giáo dục Việt
Nam 2021) khép lại bằng câu: “ Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù
hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.
1. Câu văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
2. Nêu cách hiểu của em về câu văn đã cho
3. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (tối thiểu 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về
lòng biết ơn trong cuộc sống.

Lớp văn cô Hà: 0396936865


TRƯỜNG THCS YÊN HÒA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn thi: Ngữ Văn 9
Năm học: 2021- 2022
Phần I (6,5 điểm): Trong: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả
Phạm Tiến Duật có viết:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
(Ngữ văn 9, tập 1, trang 132,NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
1. Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? Trình bày mạch cảm xúc

LỚP VĂN CÔ HÀ
bài thơ.
2. Cũng trong hai câu thơ:
“Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già ”
Em hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh
được sử dụng trong hai câu thơ trên.
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo
cách lập luận, quy nạp làm rõ vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội
giữa những người lính lái xe, trong đoạn có sử dụng một câu
ghép. (gạch dưới câu ghép).
4. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ viết về tình
đồng chí đồng đội. Em hãy nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Lớp văn cô Hà: 0396936865


Phần II (3,5 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai
người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm
chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc
phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất
của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt
thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm
cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá:
“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”…
(Ngữ văn 9, tập 1,tr160,NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

LỚP VĂN CÔ HÀ
1. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản
trên.
2. Khi bị xúc phạm, nhân vật “anh” đã có hành động gì? Qua đó
em hiểu được điều gì về nhân vật anh?
3. Từ đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn
văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ
của em về tình bạn đẹp.

Lớp văn cô Hà: 0396936865


TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn thi: Ngữ Văn 9
Năm học: 2021- 2022
PHẦN I (6,0 điểm) Đọc đoạn truyện sau và trả lời câu hỏi:
“… Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không
phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời.
Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng
ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô
chưa kịp nghĩ…”
(Trích: Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ Văn tập I, NXBGD)
Câu 1: Giới thiệu ngắn gọn nhân vật “anh” và “cô gái” trong đoạn trích
trên. (1.0 điểm)

LỚP VĂN CÔ HÀ
Câu 2: Các từ “bó hoa” được hiểu theo những nghĩa nào? Vì sao cô gái
lại có “ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng”? (1.5 điểm)
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “Những cảm xúc thầm lặng nhưng rất đẹp,
được âm thầm gửi trao giữa nhân vật anh và cô gái trong truyện đã góp
phần làm nên chất thơ cho câu chuyện”.
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu.
Gạch chân xác nhận trong đoạn văn em vừa viết một từ láy, một từ
ghép, một câu hỏi tu từ. (3,5 điểm).

Lớp văn cô Hà: 0396936865


PHẦN II (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:
“… Tất cả những nỗi niềm ấy được họ- những người chiến sĩ áo trắng
của nhân dân- gói gém và giấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường
đứng vững trong cuộc chiến Covid-19 chưa biết ngày nào kết thúc…
[…] Những mệnh lệnh từ quê hương truy vết thần tốc, khoanh vùng ,
dập dịch nhanh là điều họ luôn ghi nhớ. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả
ấy, họ đã phải trải qua những tháng ngày khắc nghiệt nhất trong cuộc
đời, quên đi sức khỏe của chính bản thân mình. Đó là những ngày làm
việc xuyên ngày trắng đêm, ăn không đúng bữa, ngủ tính từng giây, toàn
cơ thể rã rời và ướt sũng trong bộ đồ bảo hộ, da sạm đi, mắt thâm
quầng… Và tất cả vẫn đang trong thời kỳ nóng nhất, chưa có dấu hiệu

LỚP VĂN CÔ HÀ
giảm nhiệt. Họ chỉ biết kiên cường chiến đấu, chiến đấu và chiến đấu.
(Trích nguồn Internet Học viện Phòng không- Không quân, Thứ ba- 25/05/2021)
Câu 1: Em hiểu người chiến sĩ áo trắng của nhân dân là ai? Đoạn văn
trên đã gợi cho em nhớ đến bài thơ nào, của ai, mà em đã được học ở
chương trình ngữ văn 9 viết về những chiến sĩ có trái tim cháy bỏng tình
yêu tổ quốc, sẵn sàng vượt qua bom đạn khốc liệt để chiến đấu và chiến
thắng? Hãy chép lại chính xác khổ kết thúc bài thơ và chỉ ra một phép tu
từ được sử dụng trong khổ thơ đó.
Câu 2: Cuộc chiến Covid-19 vẫn đang diễn ra chưa kết thúc… Bằng
một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ về về
vai trò, trách nhiệm của học sinh trong cuộc chiến chung tay sớm chiến
thắng đại dịch Covid-19.

Lớp văn cô Hà: 0396936865


TRƯỜNG THCS DỊCH VỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn thi: Ngữ Văn 9
Năm học: 2021- 2022
PHẦN I (4.0 điểm): Cho đoạn thơ
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa, chứa niềm tin dai dẳng…
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)
Câu 1. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc

LỚP VĂN CÔ HÀ
lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì?
Câu 3. Từ hiểu biết của em về bài thơ, thực tế cuộc sống, viết đoạn văn
khoảng một trang giấy kiếm tra trình bày suy nghĩ về ý kiến: Quê hương
là nơi chân ta có thể rời đi nhưng tim ta vẫn mãi ở đó.
Câu 4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 được
sáng tác cùng giai đoạn với bài thơ “Bếp lửa” (ghi rõ tên tác giả).

Lớp văn cô Hà: 0396936865


PHẦN II (6.0 điểm). Cho đoạn trích:
Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay
sang nhà họa sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người có độc nhất
thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)
Câu 1. Đoạn trích có trong truyện ngắn nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Những nhân vất nào xuất hiện trong đoạn trích? Từ đó hé mở tình
huống nào của truyện? Tác dụng của tình huống đó là ai?
Câu 3. Với hiểu biết về truyện ngắn, em hãy viêt đoạn văn khoảng 12

LỚP VĂN CÔ HÀ
câu theo phép lập luận tổng- phân – hợp cảm nhận nhà họa sĩ, trong
đoạn sử dụng câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ 1 câu cảm thán).

Lớp văn cô Hà: 0396936865


TRƯỜNG THCS AMSTERDAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn thi: Ngữ Văn 9
Năm học: 2021- 2022
PHẦN I. (6 điểm) Cho đoạn trích thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấm iu nồng đượm…
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!

LỚP VĂN CÔ HÀ
1. (0,75 điểm): Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Của ai? Nêu mạch
cảm xúc của tác phẩm
2. (0,75 điểm): Xét về mục đích nói, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu
gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó
3 (1,0 điểm): Hình ảnh “bếp lửa” được nhắc đến nhiều lần trong đoạn
thơ có ý nghĩa gì?
4. (3,5 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu phân tích đoạn thơ
trên. Đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu bị động.
(Gạch chân, chú thích rõ.)
PHẦN II (4 điểm)
Từ nội dung bài thơ trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy
viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em
về những sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

Lớp văn cô Hà: 0396936865


TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn thi: Ngữ Văn 9
Năm học: 2021- 2022
PHẦN I.(3,5 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Bếp lửa là hình ảnh khơi nguồn cảm hứng trong bài
thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
(Bếp lửa- Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1 (0,5 điểm): Hãy xác định và phân tích tác dụng của từ láy được

LỚP VĂN CÔ HÀ
sử dụng trong khổ thơ trên?
Câu 2 (1,0 điểm): Vì sao trong câu đầu của khổ thơ thư năm tác giả
dùng từ “bếp lửa” thì ở hai câu thơ sau, tác giả lại chuyển thành “ngọn
lửa”
Câu 3 (2,0 điểm): Bài thơ “Bếp lửa” thấm đẫm tình cảm yêu thương của
hai bà cháu. Với hiểu biết xã hội và trải nghiệm của bản thân, bằng một
đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy kiểm tra), em hãy trình bày
suy nghĩ của mình về tình yêu thương của lớp trẻ trong cuộc sống hiện
nay.

Lớp văn cô Hà: 0396936865


PHẦN II ( 6,5 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt , nhìn kĩ mới thấy
một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình . Bây
giờ làm nghề này cháu cũng không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm
việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi Việc
của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc
của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn
người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu,
đâu mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với nhau thế đấy."
(Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy cho biết đoạn trích trên là lời của ai nói với
ai? Lời nói đó giúp người đọc thấy được những nét đpẹ nào ở nhân vật
này?

LỚP VĂN CÔ HÀ
Câu 2 (1,0 điểm). Xét về mục đích nói về câu văn sau thuộc kiểu câu
gì?
Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó?
“Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình
được?”
Câu 3 (1,0 điểm). Khi nói về công việc của mình, nhân vật “cháu” trong
đoạn trích trên có nói:” Công việc nói chung rất dễ, chỉ cần chính xác”
nhưng trong lời thoại trên, nhân vật lại tâm sự: “Công việc của cháu gian
khổ thế đấy…”. Theo em, lời ói của nhân vật có mâu thuẫn không? Vì
sao?
Câu 4 (3,5 điểm). Nhân vật “cháu” trong đoạn trích trên có rất nhiều nét
đẹp khiến ta ngưỡng mộ. Bằng hiểu biết về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”,
hãy viết đoạn văn tổng- phân- hợp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận
của em về vẻ đẹp của nhân vật “cháu”. Trong đoạn văn có sử dụng câu
bị động và một lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân, chứ thích rõ)

Lớp văn cô Hà: 0396936865

You might also like