You are on page 1of 82

TRƯỜNG TH, THCS, THPT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

THỰC NGHIỆM KHGD MÔN: Ngữ Văn 9


Năm học: 2018 - 2019
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I: (5.5 điểm)


Viếng lăng Bác là một bài thơ hay và cảm động viết về Chủ tịch Hồ Chí
Minh khi Người đã đi xa.
Câu 1. (1 điểm) Hãy chép chính xác khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ.
Câu 2. (1 điểm) Trong những câu thơ vừa chép:
a. Hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực, hình ảnh hàng
tre trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ?
b. Nêu ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu và cây tre trong
khổ cuối của bài thơ.
Câu 3. (0.5 điểm) Hình ảnh hàng tre xuất hiện trong khổ đầu và hình ảnh cây tre
lại được lặp lại trong khổ cuối của bài thơ điều này có ý nghĩa gì? Nêu rõ dụng ý
của tác giả? Chỉ ra cách kết cấu của bài thơ.
Câu 4. (2.5 điểm) Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, khoảng 8 đến 10
câu, phân tích khổ cuối của bài thơ, trong doạn văn có sử dụng phép thế và một
thành phần biệt lập (Chú thích rõ).
Câu 5. (0.5 điểm) Cây tre đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả sáng
tác những tác phẩm hay. Em hãy kể tên một bài thơ cũng viết về hình ảnh cây tre.
Nêu rõ tên tác giả và chép lại một câu thơ mà em thích trong bài.

II. PHẦN II: (4.5 điểm)


Hình ảnh mùa xuân hiện lên thật đẹp và đa nghĩa trong bài thơ Mùa xuân
nho nhỏ của Thanh Hải.
Câu 1. (0.5 điểm) Theo em, đó là những mùa xuân nào?
Câu 2. (0.5 điểm) Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ.
Câu 3. (3.5 điểm) Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải mang khát vọng
được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến
tiếng hót, như bông hoa tỏa sắc hương. Trong bài thơ Một khúc ca xuân, Tố Hữu
cũng đã viết: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm sống trong câu thơ trên của Tố
Hữu bằng một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).

-------------- Hết --------------


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2018 - 2019
Môn: NGỮ VĂN 9
Ngày thi: 27 tháng 2 năm 2019
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: (5.0 điểm)


Cho đoạn văn sau:
Đọc sách vốn có ích cho riêng mình, đọc nhiều không coi là vinh dự, đọc
ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ
sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất;
đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi
đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người
đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều
làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc
làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
1. Đoạn văn trên rút ra từ văn bản nào? Của ai?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn.
3. Theo em, vì sao tác giả cho rằng cách đọc"chỉ để trang trí bộ mặt" đối
với việc học tập "là lừa mình dối người", đối với việc làm người thì "thể hiện
phẩm chất tầm thường, thấp kém"?
4. Từ nội dung đoạn trích trên cùng với những hiểu biết xã hội, hãy viết
đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của
giới trẻ hiện nay.

Phần II (5.0 điểm)


Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ tố Hữu viết "Người rực rỡ một mặt
trời cách mạng". Trong bài "Viếng lăng Bác", hình ảnh mặt trời cũng được Viễn
Phương sử dụng rất độc đáo.
1. Chép chính xác khổ thơ có hình ảnh mặt trời đó.
2. Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong hai câu thơ cùng có hình ảnh mặt
trời của Tố Hữu và Viễn Phương.
3. Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 1 câu, em hãy phân tích
đoạn thơ em vừa chép để làm rõ lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của
nhân dân ta đối với Bác. Trong đoạn có dùng phép lặp và một câu có thành phần
khởi ngữ (gạch chân phép lặp và thành phần khởi ngữ).

-------------- Hết --------------


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
QUẬN HÀ ĐÔNG Năm học: 2018 - 2019
Môn: NGỮ VĂN 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 60 phút
(Không kể thời gian giao đề)
(Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1. (7,0 điểm)


Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng
tạo nghệ thuật. Một nhà thơ đã viết:
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!"
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2017, trang 58)
a) Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng
tác của bài thơ ấy. (1,0
điểm)
b) Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ "Mà sao nghe nhói
ở trong tim!" (2,0
điểm)
c) Viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 8 - 10 câu văn), có sử dụng phép nối và
thành phần khởi ngữ (được xác định bằng việc gạch chân và chú thích rõ ràng),
trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. (4,0
điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Trong văn bản "Bàn về đọc sách", tác giả Chu Quang Tiềm có viết: "Học
vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan
trọng của học vấn".
Từ những hiểu biết vể văn bản và thực tế xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ
về ý nghĩa của việc đọc sách với học sinh hiện nay, (không quá nửa trang giấy
thi).
PHÒNG GD&ĐT QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II VĂN 9
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG Thời gian làm bài: 90 phút
Đề chính thức số 2

Phần 1 (6 điểm): Mùa thu là đề tài muôn thuở của thi ca. Trong bài thơ Sang
thu, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
Câu 1 (1đ). Từ láy "dềnh dàng" được tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy.
Câu 2 (1đ). Tại sao tác giả đặt nhan đề bài thơ là "Sang thu" chứ không phải là
"Thu sang"?
Câu 3 (3.5đ). Bằng một đoạn văn Tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy phân
tích khổ thơ trên để thấy rõ những cảm nhận của nhà thơ trước không gian đất
trời lúc sang thu, trong đoạn văn có sử dụng một thành phần khởi ngữ và câu phủ
định (gạch chân, chú thích dưới thành phần khởi ngữ và câu phủ định).
Câu 4 (0.5đ). Cả bài thơ "Sang thu", nhà thơ Hữu Thỉnh chỉ sử dụng duy nhất
một dấu chấm đượt đặt ở cuối bài. Em hãy kể tên một bài thơ khác đã được học
trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có cách sử dụng dấu câu tương tự như
vậy, nêu rõ tên tác giả.

Phần II (4 điểm): Xúc động khi tới lăng Chủ tịch, trong một sáng tác của mình,
nhà thơ Vương Trọng viết:
... Rưng rưng trông Bác yên nằm
Giấu rồi, nước mắt khó cầm cứ rơi
Ở đây lạnh lắm, Bác ơi
Chăn đơn, Bác đắp nửa người, ấm sao?
(Dẫn theo Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1 (1đ). Giọt nước mắt "khó cầm cứ rơi" của tác giả gợi nhớ tới một khổ thơ
trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương. Em hãy chép chính
xác khổ thơ đó và trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
Câu 2 (1đ). Trong đoạn thơ em vừa chép, còn có một hình ảnh thơ đẹp: đó là cây
tre. Và trong khổ thơ đầu của bài thơ cũng có hình ảnh hàng tre. Theo em, hình
ảnh hàng tre, cây tre ở cả 2 khổ thơ mang ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 (1đ). Cả bài thơ là lòng thành kính và sự ngợi ca công lao, vẻ đẹp tâm hồn
của vị lãnh tụ vĩ đại. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy trình
bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
_________Hết_________
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH (Lần 1)
--------------------- Năm học: 2018 - 2019
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
---------------------
Phần I (3 điểm)
... Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương
Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống
nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc
nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng
muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng,
Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài
không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều táo bạo, nên đã thuận lòng người, đấy nghĩa
quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc...
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả?
Câu 2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn.
Câu 3. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Nói với ai? Nêu nhận xét của em về vẻ
đẹp của nhân vật đó qua đoạn văn trích.
Câu 4. Nội dung của đoạn trích gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học trong
chương trình Ngữ văn THCS? Ghi rõ tên tác giả của văn bản đó.
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn dài khoảng 2/3 trang nguyên của tờ giấy thi trình
bày suy nghĩ về điều gợi lên trong em khi xem hình ảnh trên.
Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết câu.
(Gạch chân dưới các từ ngữ làm phép lặp và chú thích rõ).
PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT VÀO LỚP 9
TRƯỜNG THCS NĂM TRUNG YÊN Môn: NGỮ VĂN
Ngày kiểm tra: 27/02/2019
Thời gian làm bài: 900 phút

Phần I (4,0 điểm)


Cho đoạn trích:
"Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế
thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó
với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh
doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá
mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích
tỏ ra "không vặt", "bóc ngắn cắn dài", không coi trọng chữ "tín" sẽ gây tác hại
khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập."
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
Phần II. (6,0 điểm)
Hình ảnh đất nước là cảm hứng bất tận trong thơ ca. Viết về đất nước nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có những câu thơ giàu cảm xúc, gợi suy ngẫm sâu xa:
"...Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời."
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Trong một bài thơ em vừa học của chương trình học kì 2 có những khổ thơ cũng
gợi những cảm xúc về mua xuân đất nước. Em hãy:
Câu 1. Chép thuộc những câu thơ trong những khổ thơ có nội dung nêu trên. Nêu
hoàn cảnh sáng tác.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của hình ảnh vừa có nghĩa thực vừa có nghĩa
ẩn dụ giàu sức gợi trong những khổ thơ em vừa chép thể hiện sự cảm nhận tinh
tế của tác giả về hình ảnh của sức xuân đất nước.
Câu 3. Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu)
phân tích cảm xúc của nhà thơ được gợi ra từ những khổ thơ vừa chép. Đoạn văn
sử dụng câu có thành phần khởi ngữ và câu nghi vấn không dùng để hỏi (gạch
chân và chú thích).
Câu 4. Bài thơ có những khổ thơ em vừa chép được viết theo thể thơ nào? Kể tên
ít nhất hai tác phẩm đã học có cùng thể thơ trên và ghi rõ tên tác giả.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 2
Năm học 2018 - 2019 Môn: NGỮ VĂN 9
Thời gian 120 phút

ĐỀ SỐ 1

Phần I (6 điểm): Cho đoạn thơ sau:


"Ta làm con chim hót"
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Câu 1. (0.5 điểm): Chép tiếp ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
Câu 2. (1 điểm): Vì sao tác giả lại chọn hình ảnh con chim, cành hoa để thể hiện
ước nguyện của mình?
Câu 3. (4 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 12 câu) theo phép lập luận
diễn dịch triển khai câu chủ đề "Từ cảm xúc mãnh liệt trước mùa xuân của thiên
nhiên và đất nước, nhà thơ đã bày tỏ khát vọng muốn dâng hiến cho cuộc đời".
Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và một câu bị động (Gạch chân
và chú thích).
Câu 4. (0.5 điểm): Những hình ảnh "con chim", "cành hoa" làm em nhớ đến bài
thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS? Nêu tên tác giả, tác phẩm.

Phần II. (4 điểm): Cho đoạn văn sau:


... Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp
lánh. Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó chúng
tôi gọi đàu nhau là "Những con quỷ mắt đen" (Trích ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1. (1 điểm): Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra
đời tác phẩm đó?
Câu 2. (1 điểm): Tìm và chuyển một câu bị động trong đoạn văn trên sang chủ
động? Theo em vì sao nhà văn không viết câu chủ động mà lại dùng câu bị động
đó?
Câu 3. (2 điểm): Từ tình đồng chí đồng đội của những nữ thanh niên xung phong
trong tác phẩm hãy trình bày suy nghĩ của em về tình đoàn kết trong xã hội ngày
nay bằng một đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi.

_________HẾT_________
(Chúc con làm bài tốt)
TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 2
Năm học 2018 - 2019 Môn: NGỮ VĂN 9
Thời gian 120 phút

ĐỀ SỐ 2
Phần I (6 điểm): Dưới đây là đoạn văn trích từ truyện ngắn đã học:
"Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi
đập cũng không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh phớt lờ mọi biến cố
xung quanh là chiếc đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng đè lên những con
số vĩnh cửu."
(SK Ngữ văn 9 tập 2)
Câu 1. (1 điểm): Nhân vật "tôi" được nhắc đến ở đây là ai? Nhân vật ấy đang kể
về điều gì?
Câu 2. (0.5 điểm): Vì sao "tôi" lại thấy tim mình đập không rõ?
Câu 3. (4 điểm): Bằng hiểu biết về tác phẩm, em hãy viết một đoạn văn nghị luận
(khoảng 12 câu) theo phép lập luận tổng phân hợp phân tích diễn biến tâm lý của
"tôi" trong khi cùng đồng đội phá bom. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần
cảm thán và một câu ghép (Gạch chân và chú thích(.
Câu 4. (0.5 điểm): Hãy kể tên một tác phẩm mà em đã học trong chương trình
ngữ văn THCS cũng viết về người lính. Nên tác tác giả.

Phần II. (4 điểm): Cho đoạn thơ sau:


Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"
Họ đáp: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng
lên tận tầng mây".
"Mẹ mình đang đợi ở nhà" - con bảo - "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?"
(SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Câu 1. (1 điểm): Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm chứa đoạn thơ trên?
Câu 2. (1 điểm): Tìm những câu chứa hàm ý trong đoạn thơ trên và cho biết nội
dung của hàm ý?
Câu 3. (2 điểm): Từ hiểu biết về bài thơ, em hãy trình bày suy nghĩ của em về
tình mẫu tử trong xã hội ngày nay bằng một đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi.

_________HẾT_________
(Chúc con làm bài tốt)
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I (6 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh


kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Theo SGK Ngữ văn 9 - Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn
cảnh sáng tác của bài thơ đó.
Câu 2 (1,0 điểm): Từ mặt nào được dùng theo nghĩa gốc; từ mặt nào được dùng theo
nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác
giả viết vầng trăng tròn; trong đoạn thơ này, một lần nữa nhà thơ lại viết Trăng cứ tròn
vành vạnh. Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì?
Câu 4 (3,0 điểm): Hãy viết đoạn văn theo phương thức tổng - phân - hợp (khoảng 12
câu) thể hiện chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí qua khổ cuối của bài thơ. Đoạn văn
sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán (gạch chân, chú thích rõ).

PHẦN II (4 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
... Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ:
- Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu
một cây lược.
Con bó lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:
- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! - Nó nói trong tiếng nấc, vừa
nói vừa từ từ tụt xuống.
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, SGK
Ngữ văn 9 - Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật nó được nhắc tới trong đoạn trích trên là ai?
Câu 2 (1 điểm): Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích trên nằm ở tình huống nào? Ý
nghĩa của tình huống đó là gì?
Câu 3 (0,5 điểm): Xét về mục đích nói, câu: Ba mua cho con một cây lược nghe ba!
thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?
Câu 4 (2,0 điểm): Từ văn bản Chiếc lược ngà và hiểu biết xã hội, trong khoảng 2/3
trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình trong xã hội
hiện nay.
_________HẾT_________
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
(Đề kiểm tra gồm 01 trang)
PHẦN I (6 điểm):
Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ "Bếp lửa", nhà thơ
Bằng Việt đã viết:
"Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa"
Câu 1: Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết
mạch cảm xúc của bài thơ.
Câu 2: Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu
hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh
tiếng chim tu hú, đó là bà thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 4: bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về
dòng hồi ức kỷ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em
vừa chép.
Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân, chỉ rõ).

PHẦN II (4 điểm):
Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn
Thành Long:
"... - Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay
người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm
được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng,
như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào
mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn
ta như vậy."
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập 1)
Câu 1: Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật chủ yếu của truyện ngắn "Lặng
lẽ Sa Pa".
Câu 2: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn: "Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn
trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay." thuộc
kiểu câu nào?
Câu 3: Tại sao trước khi chia tay, ông họa sĩ lại khẳng định với anh thanh niên
rằng: "Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại."?
Câu 4: Từ truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", kết hợp với hiểu biết của mình, em hãy
trình bày suy nghĩ về quan niệm sống đẹp của tuổi trẻ hiện nay trong khoảng 2/3
trang giấy thi.
-------------- Hết --------------
Họ tên thí sinh..............................................
Số bao danh...........................
Trường THCS Phan Chu Trinh

KHẢO SÁT THÁNG 1/2019 - VĂN 9


Thời gian: 90 phút

PHẦN I: (4,5 điểm)


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì
chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm
yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ -
những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới - nhận ra điều đó, quen
dần với những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ nhất."
Câu 1. Đoạn trích nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh
sáng tác của văn bản?
Câu 2. Theo tác giả, những thói quen tốt mà lớp trẻ phải quen dần là những
thói quen gì?
Câu 3. Tìm câu văn có chứa thành phần biệt lập phụ chú trong đoạn trích.
Chỉ ra thành phụ chú ấy.
Câu 4. Từ tác phẩm chứa đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biế thực
tế, bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy trình bày những suy nghĩ
của em về vai trò của những thói quen tốt và việc rèn những thói quen tốt ấy trong
giới trẻ ngày nay.

PHẦN II: (5,5 điểm)


Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
(Viễn Phương - Viếng lăng Bác)
Câu 1. Đoạn thơ trên gợi cho em liên tưởng tới những câu thơ nào trong
bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải? Hãy chép chính xác những
câu thơ ấy và giải thích tại sao em có sự liên tưởng đó.
Câu 2. Mở đầu bài thơ "Viếng lăng Bác" là hình ảnh "hàng tre bát ngát".
Kết thúc bài thơ, tác giả viết: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này". Việc mở
đầu và kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 3. Viết một đoạn văn (không quá 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch,
phân tích khổ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương). Trong đoạn có sử
dụng hợp ý thành phần biệt lập tình thái và phép nối để liên kết. Gạch chân, chỉ
rõ phương tiện liên kết của phép nối và thành phần biệt lập tình thái đó.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 - TIẾT 129
NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút
-----------
Ngày 22 tháng 02 năm 2019

Câu 1 (4 điểm): Trong văn bản: "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới", tác giả
Vũ Khoan có viết:
"Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người
Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới".
a- Văn bản trên ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
b- Trong văn bản này, tác giả đã chỉ ra và phân tích những điểm mạnh và điểm
yếu nào trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam? Hãy nhận xét thái
độ của tác giả khi chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu đó.
Câu 2 (6 điểm):
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao..."
(Trích "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải)
a- Em hãy xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
b- Trong một đoạn văn, học sinh viết câu mở đoạn như sau:
"Qua khổ thơ thứ hai bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải cho ta thấy
những cảm xúc dâng trào mãnh liệt của nhà thơ về mùa xuân của đất nước."
* Câu văn trên sai về ngữ pháp, em hãy sửa lại cho đúng.
* Lấy câu văn em đã sửa là câu chủ đề, hãy triển khai thành một đoạn văn
Tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu). Trong đoạn viết có sử dụng một phép nối và
một thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân và chú thích rõ).

- Hết -
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2018 - 2019
---------------- Môn: NGỮ VĂN 9
Ngày thi: 27 tháng 2 năm 2019
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: (5,0 điểm)


Cho đoạn văn sau:
Đọc sách vốn có ích cho riêng mình, đọc nhiều không coi là vinh dự, đọc
ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ
sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất;
đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi
đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người
đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều
làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc
làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
1. Đoạn văn trên rút ra từ văn bản nào? Của ai?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn.
3. Theo em, vì sao tác giả cho rằng cách đọc "chỉ để trang trí bộ mặt" đối
với việc học tập "là lừa mình dối người", đối với việc làm người thì "thể hiện
phẩm chất tầm thường, thấp kém"?
4. Từ nội dung đoạn trích trên cùng với những hiểu biết xã hội, hãy viết
đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của
giới trẻ hiện nay.

Phần II (5.0 điểm)


Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Tố Hữu viết "Người rực rỡ một
mặt trời cách mạng". Trong bài "Viếng lăng Bác", hình ảnh mặt trời cũng được
Viễn Phương sử dụng rất độc đáo.
1. Chép chính xác khổ thơ có hình ảnh mặt trời đó.
2. Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong hai câu thơ cùng có hình ảnh mặt
trời của Tố Hữu và Viễn Phương.
3. Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy phân tích
đoạn thơ em vừa chép để làm rõ lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của
nhân dân ta đối với Bác. Trong đoạn có dùng phép lặp và một câu có thành phần
khởi ngữ (gạch chân phép lặp và thành phần khởi ngữ).

------------------------------ Hết ------------------------------


UBND QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
----------------- Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày khảo sát: 28 tháng 2 năm 2019

Phần I (3,5 điểm):


Em bé trong bài thơ "Mây và sóng" của R.Ta-go đã nói với mẹ của mình:
"[...] Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm."
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2016)
1. Em bé nói với mẹ những điều ấy sau khi từ chối lời mời gọi của ai?
2. Niềm hạnh phúc của hai mẹ con được thể hiện như thế nào trong những
câu thơ trên?
3. Từ bài thơ "Mây và sóng" cùng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một
đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về những niềm
vui giản dị trong cuộc sống của mỗi con người.

Phần II (6,5 điểm)


Cho câu văn: "Chúng ta nhận của những nghệ sĩ vĩ đại ấy không những là
mấy học thuyết luân lí, triết học, mà tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ
mộng, phấn khích, và biết bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách,
bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra được hằng ngày
chung quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con
người trước kia ta chưa nhìn thấy, bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn đề mà ta
ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa."
1. Câu văn vừa dẫn trích từ văn bản nào, của ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời
của văn bản đó.
2. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng trong câu
văn trên. Việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó nhằm khẳng định điều gì
và tạo nên giọng điệu như thế nào cho bài viết?
3. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách diễn dịch, chứng minh
rằng: Với bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh đã khiến người đọc ngạc nhiên nhận
ra "bao nhiêu vẻ mới mẻ" của thiên nhiên khi đất trời vào thu, trong đoạn có sử
dụng phép nối và một câu có thành phần khởi ngữ (gạch dưới từ ngữ dùng làm
phép nối và thành phần khởi ngữ).
4. Hãy nêu tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 mà ở đó, em đã
"nhận" của người nghệ sĩ cái xao xuyến, sưa sưa trước tiếng chim chiền chiện.
Ghi rõ tên tác giả.
------------------ Hết -----------------
TRƯỜNG TH, THCS, THPT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
THỰC NGHIỆM KHGD MÔN: Ngữ Văn 9
Năm học: 2018 - 2019
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I: (5.5 điểm)


Viếng lăng Bác là một bài thơ hay và cảm động viết về Chủ tịch Hồ Chí
Minh khi Người đã đi xa.
Câu 1. (1 điểm) Hãy chép chính xác khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ.
Câu 2. (1 điểm) Trong những câu thơ vừa chép:
a. Hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực, hình ảnh hàng
tre trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ?
b. Nêu ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu và cây tre trong
khổ cuối của bài thơ.
Câu 3. (0.5 điểm) Hình ảnh hàng tre xuất hiện trong khổ đầu và hình ảnh cây tre
lại được lặp lại trong khổ cuối của bài thơ điều này có ý nghĩa gì? Nêu rõ dụng ý
của tác giả? Chỉ ra cách kết cấu của bài thơ.
Câu 4. (2.5 điểm) Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, khoảng 8 đến 10
câu, phân tích khổ cuối của bài thơ, trong doạn văn có sử dụng phép thế và một
thành phần biệt lập (Chú thích rõ).
Câu 5. (0.5 điểm) Cây tre đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả sáng
tác những tác phẩm hay. Em hãy kể tên một bài thơ cũng viết về hình ảnh cây tre.
Nêu rõ tên tác giả và chép lại một câu thơ mà em thích trong bài.

II. PHẦN II: (4.5 điểm)


Hình ảnh mùa xuân hiện lên thật đẹp và đa nghĩa trong bài thơ Mùa xuân
nho nhỏ của Thanh Hải.
Câu 1. (0.5 điểm) Theo em, đó là những mùa xuân nào?
Câu 2. (0.5 điểm) Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ.
Câu 3. (3.5 điểm) Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải mang khát vọng
được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến
tiếng hót, như bông hoa tỏa sắc hương. Trong bài thơ Một khúc ca xuân, Tố Hữu
cũng đã viết: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm sống trong câu thơ trên của Tố
Hữu bằng một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).

-------------- Hết --------------


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2018 - 2019
Môn: NGỮ VĂN 9
Ngày thi: 27 tháng 2 năm 2019
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: (5.0 điểm)


Cho đoạn văn sau:
Đọc sách vốn có ích cho riêng mình, đọc nhiều không coi là vinh dự, đọc
ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ
sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất;
đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi
đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người
đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều
làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc
làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
1. Đoạn văn trên rút ra từ văn bản nào? Của ai?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn.
3. Theo em, vì sao tác giả cho rằng cách đọc"chỉ để trang trí bộ mặt" đối
với việc học tập "là lừa mình dối người", đối với việc làm người thì "thể hiện
phẩm chất tầm thường, thấp kém"?
4. Từ nội dung đoạn trích trên cùng với những hiểu biết xã hội, hãy viết
đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của
giới trẻ hiện nay.

Phần II (5.0 điểm)


Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ tố Hữu viết "Người rực rỡ một mặt
trời cách mạng". Trong bài "Viếng lăng Bác", hình ảnh mặt trời cũng được Viễn
Phương sử dụng rất độc đáo.
1. Chép chính xác khổ thơ có hình ảnh mặt trời đó.
2. Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong hai câu thơ cùng có hình ảnh mặt
trời của Tố Hữu và Viễn Phương.
3. Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 1 câu, em hãy phân tích
đoạn thơ em vừa chép để làm rõ lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của
nhân dân ta đối với Bác. Trong đoạn có dùng phép lặp và một câu có thành phần
khởi ngữ (gạch chân phép lặp và thành phần khởi ngữ).

-------------- Hết --------------


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
QUẬN HÀ ĐÔNG Năm học: 2018 - 2019
Môn: NGỮ VĂN 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 60 phút
(Không kể thời gian giao đề)
(Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1. (7,0 điểm)


Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng
tạo nghệ thuật. Một nhà thơ đã viết:
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!"
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2017, trang 58)
a) Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng
tác của bài thơ ấy. (1,0
điểm)
b) Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ "Mà sao nghe nhói
ở trong tim!" (2,0
điểm)
c) Viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 8 - 10 câu văn), có sử dụng phép nối và
thành phần khởi ngữ (được xác định bằng việc gạch chân và chú thích rõ ràng),
trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. (4,0
điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Trong văn bản "Bàn về đọc sách", tác giả Chu Quang Tiềm có viết: "Học
vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan
trọng của học vấn".
Từ những hiểu biết vể văn bản và thực tế xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ
về ý nghĩa của việc đọc sách với học sinh hiện nay, (không quá nửa trang giấy
thi).
PHÒNG GD&ĐT QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II VĂN 9
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG Thời gian làm bài: 90 phút
Đề chính thức số 2

Phần 1 (6 điểm): Mùa thu là đề tài muôn thuở của thi ca. Trong bài thơ Sang
thu, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
Câu 1 (1đ). Từ láy "dềnh dàng" được tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy.
Câu 2 (1đ). Tại sao tác giả đặt nhan đề bài thơ là "Sang thu" chứ không phải là
"Thu sang"?
Câu 3 (3.5đ). Bằng một đoạn văn Tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy phân
tích khổ thơ trên để thấy rõ những cảm nhận của nhà thơ trước không gian đất
trời lúc sang thu, trong đoạn văn có sử dụng một thành phần khởi ngữ và câu phủ
định (gạch chân, chú thích dưới thành phần khởi ngữ và câu phủ định).
Câu 4 (0.5đ). Cả bài thơ "Sang thu", nhà thơ Hữu Thỉnh chỉ sử dụng duy nhất
một dấu chấm đượt đặt ở cuối bài. Em hãy kể tên một bài thơ khác đã được học
trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có cách sử dụng dấu câu tương tự như
vậy, nêu rõ tên tác giả.

Phần II (4 điểm): Xúc động khi tới lăng Chủ tịch, trong một sáng tác của mình,
nhà thơ Vương Trọng viết:
... Rưng rưng trông Bác yên nằm
Giấu rồi, nước mắt khó cầm cứ rơi
Ở đây lạnh lắm, Bác ơi
Chăn đơn, Bác đắp nửa người, ấm sao?
(Dẫn theo Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1 (1đ). Giọt nước mắt "khó cầm cứ rơi" của tác giả gợi nhớ tới một khổ thơ
trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương. Em hãy chép chính
xác khổ thơ đó và trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
Câu 2 (1đ). Trong đoạn thơ em vừa chép, còn có một hình ảnh thơ đẹp: đó là cây
tre. Và trong khổ thơ đầu của bài thơ cũng có hình ảnh hàng tre. Theo em, hình
ảnh hàng tre, cây tre ở cả 2 khổ thơ mang ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 (1đ). Cả bài thơ là lòng thành kính và sự ngợi ca công lao, vẻ đẹp tâm hồn
của vị lãnh tụ vĩ đại. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy trình
bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
_________Hết_________
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH (Lần 1)
--------------------- Năm học: 2018 - 2019
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
---------------------
Phần I (3 điểm)
... Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương
Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống
nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc
nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng
muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng,
Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài
không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều táo bạo, nên đã thuận lòng người, đấy nghĩa
quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc...
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả?
Câu 2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn.
Câu 3. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Nói với ai? Nêu nhận xét của em về vẻ
đẹp của nhân vật đó qua đoạn văn trích.
Câu 4. Nội dung của đoạn trích gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học trong
chương trình Ngữ văn THCS? Ghi rõ tên tác giả của văn bản đó.
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn dài khoảng 2/3 trang nguyên của tờ giấy thi trình
bày suy nghĩ về điều gợi lên trong em khi xem hình ảnh trên.
Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết câu.
(Gạch chân dưới các từ ngữ làm phép lặp và chú thích rõ).
PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT VÀO LỚP 9
TRƯỜNG THCS NĂM TRUNG YÊN Môn: NGỮ VĂN
Ngày kiểm tra: 27/02/2019
Thời gian làm bài: 900 phút

Phần I (4,0 điểm)


Cho đoạn trích:
"Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế
thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó
với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh
doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá
mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích
tỏ ra "không vặt", "bóc ngắn cắn dài", không coi trọng chữ "tín" sẽ gây tác hại
khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập."
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
Phần II. (6,0 điểm)
Hình ảnh đất nước là cảm hứng bất tận trong thơ ca. Viết về đất nước nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có những câu thơ giàu cảm xúc, gợi suy ngẫm sâu xa:
"...Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời."
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Trong một bài thơ em vừa học của chương trình học kì 2 có những khổ thơ cũng
gợi những cảm xúc về mua xuân đất nước. Em hãy:
Câu 1. Chép thuộc những câu thơ trong những khổ thơ có nội dung nêu trên. Nêu
hoàn cảnh sáng tác.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của hình ảnh vừa có nghĩa thực vừa có nghĩa
ẩn dụ giàu sức gợi trong những khổ thơ em vừa chép thể hiện sự cảm nhận tinh
tế của tác giả về hình ảnh của sức xuân đất nước.
Câu 3. Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu)
phân tích cảm xúc của nhà thơ được gợi ra từ những khổ thơ vừa chép. Đoạn văn
sử dụng câu có thành phần khởi ngữ và câu nghi vấn không dùng để hỏi (gạch
chân và chú thích).
Câu 4. Bài thơ có những khổ thơ em vừa chép được viết theo thể thơ nào? Kể tên
ít nhất hai tác phẩm đã học có cùng thể thơ trên và ghi rõ tên tác giả.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 2
Năm học 2018 - 2019 Môn: NGỮ VĂN 9
Thời gian 120 phút

ĐỀ SỐ 1

Phần I (6 điểm): Cho đoạn thơ sau:


"Ta làm con chim hót"
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Câu 1. (0.5 điểm): Chép tiếp ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
Câu 2. (1 điểm): Vì sao tác giả lại chọn hình ảnh con chim, cành hoa để thể hiện
ước nguyện của mình?
Câu 3. (4 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 12 câu) theo phép lập luận
diễn dịch triển khai câu chủ đề "Từ cảm xúc mãnh liệt trước mùa xuân của thiên
nhiên và đất nước, nhà thơ đã bày tỏ khát vọng muốn dâng hiến cho cuộc đời".
Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và một câu bị động (Gạch chân
và chú thích).
Câu 4. (0.5 điểm): Những hình ảnh "con chim", "cành hoa" làm em nhớ đến bài
thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS? Nêu tên tác giả, tác phẩm.

Phần II. (4 điểm): Cho đoạn văn sau:


... Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp
lánh. Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó chúng
tôi gọi đàu nhau là "Những con quỷ mắt đen" (Trích ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1. (1 điểm): Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra
đời tác phẩm đó?
Câu 2. (1 điểm): Tìm và chuyển một câu bị động trong đoạn văn trên sang chủ
động? Theo em vì sao nhà văn không viết câu chủ động mà lại dùng câu bị động
đó?
Câu 3. (2 điểm): Từ tình đồng chí đồng đội của những nữ thanh niên xung phong
trong tác phẩm hãy trình bày suy nghĩ của em về tình đoàn kết trong xã hội ngày
nay bằng một đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi.

_________HẾT_________
(Chúc con làm bài tốt)
TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 2
Năm học 2018 - 2019 Môn: NGỮ VĂN 9
Thời gian 120 phút

ĐỀ SỐ 2
Phần I (6 điểm): Dưới đây là đoạn văn trích từ truyện ngắn đã học:
"Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi
đập cũng không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh phớt lờ mọi biến cố
xung quanh là chiếc đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng đè lên những con
số vĩnh cửu."
(SK Ngữ văn 9 tập 2)
Câu 1. (1 điểm): Nhân vật "tôi" được nhắc đến ở đây là ai? Nhân vật ấy đang kể
về điều gì?
Câu 2. (0.5 điểm): Vì sao "tôi" lại thấy tim mình đập không rõ?
Câu 3. (4 điểm): Bằng hiểu biết về tác phẩm, em hãy viết một đoạn văn nghị luận
(khoảng 12 câu) theo phép lập luận tổng phân hợp phân tích diễn biến tâm lý của
"tôi" trong khi cùng đồng đội phá bom. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần
cảm thán và một câu ghép (Gạch chân và chú thích(.
Câu 4. (0.5 điểm): Hãy kể tên một tác phẩm mà em đã học trong chương trình
ngữ văn THCS cũng viết về người lính. Nên tác tác giả.

Phần II. (4 điểm): Cho đoạn thơ sau:


Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"
Họ đáp: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng
lên tận tầng mây".
"Mẹ mình đang đợi ở nhà" - con bảo - "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?"
(SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Câu 1. (1 điểm): Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm chứa đoạn thơ trên?
Câu 2. (1 điểm): Tìm những câu chứa hàm ý trong đoạn thơ trên và cho biết nội
dung của hàm ý?
Câu 3. (2 điểm): Từ hiểu biết về bài thơ, em hãy trình bày suy nghĩ của em về
tình mẫu tử trong xã hội ngày nay bằng một đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi.

_________HẾT_________
(Chúc con làm bài tốt)
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I (6 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh


kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Theo SGK Ngữ văn 9 - Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn
cảnh sáng tác của bài thơ đó.
Câu 2 (1,0 điểm): Từ mặt nào được dùng theo nghĩa gốc; từ mặt nào được dùng theo
nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác
giả viết vầng trăng tròn; trong đoạn thơ này, một lần nữa nhà thơ lại viết Trăng cứ tròn
vành vạnh. Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì?
Câu 4 (3,0 điểm): Hãy viết đoạn văn theo phương thức tổng - phân - hợp (khoảng 12
câu) thể hiện chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí qua khổ cuối của bài thơ. Đoạn văn
sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán (gạch chân, chú thích rõ).

PHẦN II (4 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
... Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ:
- Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu
một cây lược.
Con bó lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:
- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! - Nó nói trong tiếng nấc, vừa
nói vừa từ từ tụt xuống.
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, SGK
Ngữ văn 9 - Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật nó được nhắc tới trong đoạn trích trên là ai?
Câu 2 (1 điểm): Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích trên nằm ở tình huống nào? Ý
nghĩa của tình huống đó là gì?
Câu 3 (0,5 điểm): Xét về mục đích nói, câu: Ba mua cho con một cây lược nghe ba!
thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?
Câu 4 (2,0 điểm): Từ văn bản Chiếc lược ngà và hiểu biết xã hội, trong khoảng 2/3
trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình trong xã hội
hiện nay.
_________HẾT_________
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
(Đề kiểm tra gồm 01 trang)
PHẦN I (6 điểm):
Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ "Bếp lửa", nhà thơ
Bằng Việt đã viết:
"Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa"
Câu 1: Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết
mạch cảm xúc của bài thơ.
Câu 2: Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu
hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh
tiếng chim tu hú, đó là bà thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 4: bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về
dòng hồi ức kỷ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em
vừa chép.
Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân, chỉ rõ).

PHẦN II (4 điểm):
Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn
Thành Long:
"... - Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay
người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm
được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng,
như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào
mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn
ta như vậy."
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập 1)
Câu 1: Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật chủ yếu của truyện ngắn "Lặng
lẽ Sa Pa".
Câu 2: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn: "Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn
trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay." thuộc
kiểu câu nào?
Câu 3: Tại sao trước khi chia tay, ông họa sĩ lại khẳng định với anh thanh niên
rằng: "Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại."?
Câu 4: Từ truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", kết hợp với hiểu biết của mình, em hãy
trình bày suy nghĩ về quan niệm sống đẹp của tuổi trẻ hiện nay trong khoảng 2/3
trang giấy thi.
-------------- Hết --------------
Họ tên thí sinh..............................................
Số bao danh...........................
Trường THCS Phan Chu Trinh

KHẢO SÁT THÁNG 1/2019 - VĂN 9


Thời gian: 90 phút

PHẦN I: (4,5 điểm)


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì
chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm
yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ -
những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới - nhận ra điều đó, quen
dần với những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ nhất."
Câu 1. Đoạn trích nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh
sáng tác của văn bản?
Câu 2. Theo tác giả, những thói quen tốt mà lớp trẻ phải quen dần là những
thói quen gì?
Câu 3. Tìm câu văn có chứa thành phần biệt lập phụ chú trong đoạn trích.
Chỉ ra thành phụ chú ấy.
Câu 4. Từ tác phẩm chứa đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biế thực
tế, bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy trình bày những suy nghĩ
của em về vai trò của những thói quen tốt và việc rèn những thói quen tốt ấy trong
giới trẻ ngày nay.

PHẦN II: (5,5 điểm)


Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
(Viễn Phương - Viếng lăng Bác)
Câu 1. Đoạn thơ trên gợi cho em liên tưởng tới những câu thơ nào trong
bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải? Hãy chép chính xác những
câu thơ ấy và giải thích tại sao em có sự liên tưởng đó.
Câu 2. Mở đầu bài thơ "Viếng lăng Bác" là hình ảnh "hàng tre bát ngát".
Kết thúc bài thơ, tác giả viết: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này". Việc mở
đầu và kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 3. Viết một đoạn văn (không quá 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch,
phân tích khổ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương). Trong đoạn có sử
dụng hợp ý thành phần biệt lập tình thái và phép nối để liên kết. Gạch chân, chỉ
rõ phương tiện liên kết của phép nối và thành phần biệt lập tình thái đó.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 - TIẾT 129
NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút
-----------
Ngày 22 tháng 02 năm 2019

Câu 1 (4 điểm): Trong văn bản: "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới", tác giả
Vũ Khoan có viết:
"Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người
Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới".
a- Văn bản trên ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
b- Trong văn bản này, tác giả đã chỉ ra và phân tích những điểm mạnh và điểm
yếu nào trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam? Hãy nhận xét thái
độ của tác giả khi chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu đó.
Câu 2 (6 điểm):
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao..."
(Trích "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải)
a- Em hãy xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
b- Trong một đoạn văn, học sinh viết câu mở đoạn như sau:
"Qua khổ thơ thứ hai bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải cho ta thấy
những cảm xúc dâng trào mãnh liệt của nhà thơ về mùa xuân của đất nước."
* Câu văn trên sai về ngữ pháp, em hãy sửa lại cho đúng.
* Lấy câu văn em đã sửa là câu chủ đề, hãy triển khai thành một đoạn văn
Tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu). Trong đoạn viết có sử dụng một phép nối và
một thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân và chú thích rõ).

- Hết -
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2018 - 2019
---------------- Môn: NGỮ VĂN 9
Ngày thi: 27 tháng 2 năm 2019
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: (5,0 điểm)


Cho đoạn văn sau:
Đọc sách vốn có ích cho riêng mình, đọc nhiều không coi là vinh dự, đọc
ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ
sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất;
đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi
đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người
đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều
làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc
làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
1. Đoạn văn trên rút ra từ văn bản nào? Của ai?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn.
3. Theo em, vì sao tác giả cho rằng cách đọc "chỉ để trang trí bộ mặt" đối
với việc học tập "là lừa mình dối người", đối với việc làm người thì "thể hiện
phẩm chất tầm thường, thấp kém"?
4. Từ nội dung đoạn trích trên cùng với những hiểu biết xã hội, hãy viết
đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của
giới trẻ hiện nay.

Phần II (5.0 điểm)


Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Tố Hữu viết "Người rực rỡ một
mặt trời cách mạng". Trong bài "Viếng lăng Bác", hình ảnh mặt trời cũng được
Viễn Phương sử dụng rất độc đáo.
1. Chép chính xác khổ thơ có hình ảnh mặt trời đó.
2. Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong hai câu thơ cùng có hình ảnh mặt
trời của Tố Hữu và Viễn Phương.
3. Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy phân tích
đoạn thơ em vừa chép để làm rõ lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của
nhân dân ta đối với Bác. Trong đoạn có dùng phép lặp và một câu có thành phần
khởi ngữ (gạch chân phép lặp và thành phần khởi ngữ).

------------------------------ Hết ------------------------------


UBND QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
----------------- Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày khảo sát: 28 tháng 2 năm 2019

Phần I (3,5 điểm):


Em bé trong bài thơ "Mây và sóng" của R.Ta-go đã nói với mẹ của mình:
"[...] Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm."
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2016)
1. Em bé nói với mẹ những điều ấy sau khi từ chối lời mời gọi của ai?
2. Niềm hạnh phúc của hai mẹ con được thể hiện như thế nào trong những
câu thơ trên?
3. Từ bài thơ "Mây và sóng" cùng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một
đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về những niềm
vui giản dị trong cuộc sống của mỗi con người.

Phần II (6,5 điểm)


Cho câu văn: "Chúng ta nhận của những nghệ sĩ vĩ đại ấy không những là
mấy học thuyết luân lí, triết học, mà tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ
mộng, phấn khích, và biết bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách,
bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra được hằng ngày
chung quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con
người trước kia ta chưa nhìn thấy, bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn đề mà ta
ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa."
1. Câu văn vừa dẫn trích từ văn bản nào, của ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời
của văn bản đó.
2. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng trong câu
văn trên. Việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó nhằm khẳng định điều gì
và tạo nên giọng điệu như thế nào cho bài viết?
3. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách diễn dịch, chứng minh
rằng: Với bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh đã khiến người đọc ngạc nhiên nhận
ra "bao nhiêu vẻ mới mẻ" của thiên nhiên khi đất trời vào thu, trong đoạn có sử
dụng phép nối và một câu có thành phần khởi ngữ (gạch dưới từ ngữ dùng làm
phép nối và thành phần khởi ngữ).
4. Hãy nêu tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 mà ở đó, em đã
"nhận" của người nghệ sĩ cái xao xuyến, sưa sưa trước tiếng chim chiền chiện.
Ghi rõ tên tác giả.
------------------ Hết -----------------
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LỚP 9 - THÁNG 1
TRƯỜNG THCS XUÂN ĐỈNH NĂM HỌC 2018 - 2019
----------------- MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I (6,0 điểm):


Cho những câu văn sau:
... "Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc
rồi đi thẳng ra lối huyện cũ... Ông lão ngồi vào một quán gần đấy. Hút một điếu thuốc
lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ; bao nhiêu ý
nghĩ chen chúc trong đầu óc.
... Nước mắt ông lão cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má... Mấy hôm nay ru
rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con
như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oanh cho mình nữa"...
(Làng - Kim Lân)
Câu 1. Dựa vào tác phẩm, em hãy lí giải sự thay đổi cảm xúc, tình cảm của nhân vật
ông Hai? Những câu văn trên góp phần thể hiện nét nghệ thuật nổi bật nào của Kim Lân
trong truyện ngắn "Làng"?
Câu 2. Truyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.
Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng - Phân - Hợp để làm rõ
sự thống nhất giữa tình yêu làng quê với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân
vật ông Hai trong văn bản trích. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình
thái và một câu ghép. (Gạch chân và chú thích).
Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn 9 có một tác phẩm văn học nước ngoài cũng viết
về tình yêu quê hương của một nhân vật sau nhiều năm tháng xa quê. Hãy ghi rõ tên
văn bản, tên tác giả?
PHẦN II (4,0 điểm):
Cho đoạn văn sau:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao
xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không
nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công
việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chất mất. Còn người ai
mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy,
cháu tự nói với cháu như thế đấy...
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Câu 1. Nêu tình huống của truyện "Lặng lẽ Sa Pa".
Câu 2. Đoạn văn trên có hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết
hình thức ngôn ngữ ấy?
Câu 3. Qua đoạn văn giúp em hiểu được gì về vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật
"cháu"?
Câu 4. Lời tâm sự của nhân vật "cháu" đã gợi co em những suy nghĩ gì về cách ứng xử
với mọi người. Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 2/3
trang giấy thi.

------------------ Hết -----------------

Họ tên thí sinh.............................................. Số bao danh...........................


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Trường THCS Việt Nam - Angiêri ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỊNH KỲ LỚP 9 (Lần 4)
----------------- HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần I: (6,5 điểm)


Cho dòng thơ: "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi"
1. Chép chính xác 6 dòng thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ. Bài thơ có
khổ thơ trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Trong đoạn trích trên, đâu là lời dẫn trực tiếp? Vì sao tác giả không sử
dụng lời dẫn gián tiếp trong trường hợp này?
3. Viết đoạn văn quy nạp (từ 10 - 12 câu) trình bày cảm nhận của em về
đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và 1 câu có sử dụng thành
phần khởi ngữ. Gạch chân và chú thích.
4. Có một chi tiết trong một tác phẩm khác mà em đã được học cũng nhắc
đến cảnh "giặc đốt làng", đó là chi tiết nào? Trong tác phẩm nào?

Phần II (3,5 điểm)


Trong văn bản "Bàn về đọc sách", tác giả Chu Quang Tiềm viết:
"Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc
cho kỹ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời
gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được
mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười
lần. "Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay",
hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách... Đọc ít mà đọc kỹ, thì
sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức
làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ,
tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa, ý loạn, tay không mà về. Thế gian
có biết bao nhiêu người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe
của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình, dối
người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp
kém".
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của một biện pháp so sánh được sử
dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2: Ghi lại câu văn có sử dụng khởi ngữ và chỉ ra khởi ngữ trong câu đó?
Câu 3: Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Tuy
nhiên trong thực tế có hiện tượng sau "Văn hóa đọc sách đang đứng trước một
cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một
khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói
quen đọc sách vốn có sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá
hấp dẫn" (sukienhay.com ngày 2/7/2012).
Từ hiện tượng được phản ánh, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 1/2 -
2/3) trang giấy thi bàn về văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam hiện nay.

HẾT
Chúc các em làm bài tốt!
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM NĂM HỌC 2018 - 2019
TRƯỜNG THCS XUÂN ĐỈNH
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Ngày kiểm tra: 19/10/2018
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I (6,0 điểm):


Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
"Đầu lòng hai ả tố nga,"
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục - 2014, tr.81)
Câu 1. Hãy chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Viết một câu văn nêu ngắn gọn
nội dung đoạn thơ trên?
Câu 2. Em hiểu câu thơ "mai cốt cách, tuyết tinh thần" như thế nào?
Câu 3. Vì sao Nguyễn Du giới thiệu "Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân", vậy mà
sau đó ông lại tả Thúy Vân trước?
Câu 4. Đây là câu mở đầu một đoạn văn nghị luận trong bài làm của học sinh:
"Với Thúy Kiều, Nguyễn Du vừa gợi tả vẻ đẹp hình thức vừa nhấn mạnh vẻ đẹp
tài năng, tâm hồn của nàng".
Lấy câu văn rên làm câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 12 câu để hoàn
chỉnh đoạn văn theo phương thức Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp.
Phần II: (4,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
... "Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham
gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và
một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có
mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích...".
Câu 1: Đoạn văn trên có trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn (ghi rõ ra giấy từ
ngữ làm phương tiện liên kết).
Câu 3: Theo em, cụm từ "Chúng ta" trong đoạn văn trên là chỉ những ai, "đến
đây" là đến đâu, "việc đó" là việc gì?
Câu 4: Thế giới luôn muốn hòa bình và chán ghét chiến tranh.
Dựa vào văn bản có đoạn trích trên cùng hiểu biết về cuộc sống, hãy viết đoạn
văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về giá trị của hòa bình.

_________Hết_________
UBND QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I (4 điểm). Trong bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu đã viết rất xúc động
về người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2017, tr.128)
Câu 1. Chép chính xác bày câu thơ tiếp để hoàn chỉnh đoạn thơ.
Câu 2. Trong bảy câu thơ vừa chép, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Hãy chỉ rõ và cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3. Qua tình cảm của những người chiến sĩ trong bài thơ và từ thực tế cuộc
sống, hãy trình bày suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp (khoảng 2/3 trang giấy
thi).
PHẦN II (6 điểm). Bốn câu thơ trong trích đoạn "Cảnh ngày xuân" ("Truyện
Kiều" - Nguyễn Du) đã được một học sinh viết lại như sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ thơm xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Bài làm của học sinh)
Câu 1. "Truyện Kiều" có mấy tên gọi? Nêu ý nghĩa của những tên gọi đó?
Câu 2. Từ "xuân" trong đoạn trên và từ "xuân" trong câu thơ dưới đây, từ nào
được dùng với nghĩa gốc? từ nào được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển
nghĩa theo phương thức nào?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 3. Trong đoạn thơ trên, có một từ bị chép nhầm. Đó là từ nào? Việc chép sai
từ như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của câu thơ và đoạn thơ trên?
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích -
tổng hợp nêu cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân dưới ngòi bút tài hoa của
đại thi hào Nguyễn Du. Trong đoạn văn có câu mở đoạn là câu bị động; kết đoạn
là câu cảm thán (gạch chân - chú thích).
TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT ĐỀ KIỂM TRA CHUNG KHỐI 9 - LẦN 3
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (4,0 điểm)


Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi đã viết về "Ánh trăng" của Nguyễn Duy: "Bài
thơ viết về ánh trăng mà nói chuyện đời, chuyện tình nghĩa... Qua bài thơ, tác giả
đối thoại với chính mình và thủ thỉ tâm sự với bạn đọc." (Báo Văn nghệ số 16,
ngày 19/4/1986).
Câu 1 (1,0 điểm). Chép nguyên văn hai khổ thơ cuối và nêu hoàn cảnh
sáng tác của bài thơ.
Câu 2 (0,5 điểm). Trong đoạn thơ em vừa chép, hình ảnh "Trăng cứ tròn
vành vạnh" có nghĩa gì?
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, "Qua bài thơ, tác giả đã đối thoại với chính
mình và thủ thỉ tâm sự với bạn đọc" điều gì về "chuyện đời, chuyện tình nghĩa"?
Câu 4 (2,0 điểm). Từ ý nghĩa bài thơ, kết hợp với hiểu biết thực tế, hãy
trình bày suy nghĩ của em về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" bằng một đoạn văn
khoảng 10 câu.

Phần II (6,0 điểm)


"Bài thơ về tiểu đội xe không kính", một thi phẩm tiêu biểu nhất cho giọng
điệu khỏe khoắn, tự nhiên, rất tinh nghịch, tươi vui mà giàu suy tưởng của Phạm
Tiến Duật có đoạn:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo


Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
(Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2015)
Câu 1 (1,0 điểm). Bài thơ lúc dầu có tên là "Tiểu đội xe không kính", nhưng
sau đó, tác giả quyết định thêm vào thành "Bài thơ về tiểu đội xe không kinh ".
Theo em, hai chữ "Bài thơ" ở đây góp thêm ý nghĩa gì cho nhan đề tác phẩm?
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra một từ tượng thanh trong đoạn thơ trên và nêu ý
nghĩa của nó.
Câu 3 (1,0 điểm). Nụ cười người lính trong bài thơ khiến em liên tưởng
đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Chép chính xác câu thơ ấy và
ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Câu 4 (3,5 điểm). Dựa vào đoạn thơ đã cho, bằng một đoạn văn theo cách
lập luận quy nạp khoảng 12 câu, hãy làm rõ tinh thần quả cảm, lạc quan, bất chấp
gian khổ hiểm nguy của những người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì chống
Mỹ cứu nước. Gạch chân và chú thích rõ một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp
em sử dụng trong đoạn văn.
------------------ Hết ------------------
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút
Phần I: (2,5 điểm) Dưới đây là một đoạn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống
chí của nhóm tác giả Ngô gia văn phái
- "Chúa công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng
tôn phò của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh,
càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu, ban lệnh
ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu,
ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi
sau sẽ cất quân ra đánh đẹp cõi Bắc cũng chưa là muộn".
Bắc bình vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân Thiên, tế cáo
trời đất cùng các thần sông, thần núi, chế ra áo cốn mũ miện, lên ngôi hoàng
đế..."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? (1đ)
Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu "Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu, ban lệnh
ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người rồi sau sẽ cất
quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa là muộn." là kiểu câu gì? Giải thích rõ vì
sao? (0,75đ)
Câu 3. Theo em, vì sao Bắc bình vương lấy làm phải? Việc đó cho ta hiểu nhân
vật chúa công là người như thế nào? (0,75đ)
Phần II: (5,5 điểm)
"Đồng chí" của Chính Hữu là một bài ca ấm nồng tình đồng đội, có lần nhà
thơ tâm sự: "Tất cả những gian khổ của cuộc đời người lính trong giai đoạn này
thật khó kể hết nhưng chúng tôi vẫn vượt lên được nhờ sự gắn bó, tiếp sức của
tình đồng đội trong quân ngũ".
Câu 1. Hãy chép chính xác những câu thơ thể hiện tâm sự trên của tác giả (0,75đ)
Câu 2. Tìm những từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người có trong
đoạn thơ em vừa chép và cho biết hiệu quả nghệ thuật. (0,75đ)
Câu 3. Chiến khu Việt Bắc là một địa danh lịch sử quan trọng trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, nơi đây nhiều bài thơ đã ra đời. Hãy kể tên 1 bài thơ được sáng
tác trong thời kỳ này mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và cho
biết tên tác giả. (0,5đ)
Câu 4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu, lập luân quy nạp, em hãy làm rõ những
cơ sở hình thành tình đồng chí trong khổ thơ đầu của bài thơ "Đồng chí". Trong
đoạn có sử dụng một câu mở rộng và một câu có lời dẫn trực tiếp (gạch chân và
chú thích) (3.5đ)
Phần III: (2 điểm)
Xung quanh ta có biết bao người tử tế ngày đêm âm thầm làm những việc
tử tế. Phó giáo sư Văn Như Cương cũng từng nói với những học sinh thân yêu
của mình: "Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những
doanh nhân tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác,
nhưng nhất thiết phải làm người tử tế." Hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy
thi nêu suy nghĩ và những việc làm để rèn luyện bản thân thành người tử tế trong
cuộc sống hôm nay.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút
Phần I: (2,5 điểm) Dưới đây là một đoạn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống
chí của nhóm tác giả Ngô gia văn phái
- "Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cùng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập
tức lên đường, hẹn đến mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn
mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!
[...] Cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, đúng ngày, gióng trống lên
đường ra Bắc."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? (1đ)
Câu 2: Xét theo mục đích nói, câu "Các ngươi nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!"
thuộc kiểu câu gì? Giải thích rõ vì sao? (0,75đ)
Câu 3: Lời của nhân vật trong câu văn trên khẳng định điều gì? Từ lời nói ấy ta
hiểu nhân vật "Ta" là người như thế nào? (0,75đ)
Phần II: (5,5đ) "Đồng chí" của Chính Hữu là một bài ca ấm nồng tình đồng đội,
có lần nhà thơ tâm sự: "Tất cả những gian khổ của cuộc đời người lính trong giai
đoạn này thật khó kể hết nhưng chúng tôi vẫn vượt lên được nhờ sự gắn bó, tiếp
sức của tình đồng đội trong quân ngũ".
Câu 1. Hãy chép chính xác những câu thơ thể hiện tâm sự trên của tác giả (0,75đ)
Câu 2. Tìm những từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người có trong đoạn
thơ em vừa chép và cho biết hiệu quả nghệ thuật. (0,75đ)
Câu 3. Chiến khu Việt Bắc là một địa danh lịch sử quan trọng trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, nơi đây nhiều bài thơ đã ra đời. Hãy kể tên 1 bài thơ được sáng
tác trong thời kỳ này mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và cho biết
tên tác giả. (0,5đ)
Câu 4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu, lập luận quy nạp, em hãy làm rõ biểu tượng
đẹp về tình đồng chí trong khổ thơ cuối bài thơ "Đồng chí". Trong đoạn có sử dụng một
câu mở rộng và một câu có lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích) (3.5đ)
Phần III: (2 điểm)
Xung quanh ta có biết bao người tử tế ngày đêm âm thầm làm những việc tử
tế. Phó giáo sư Văn Như Cương cũng từng nói với những học sinh thân yêu của
mình: "Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những doanh
nhân tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác, nhưng
nhất thiết phải làm người tử tế". Hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu
suy nghĩ và những việc làm để rèn luyện bản thân thành người tử tế trong cuộc sống
hôm nay.
TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC HÂN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2018 - 2019 GIỮA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian : 90 phút

Câu 1: (4 điểm)
Dưới đây là lời của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong văn bản "Hoàng Lê
nhất thống chí - Hồi thứ 14".
(…) - Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đêm binh ra chống cự. Mưu đánh và
giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào? (Trích Ngữ văn 9 - tập 1)
a) Tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" thuộc thể loại nào? Do ai sáng tác?
b) Nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ nói lời đó với ai? Nói ở đâu? Qua
cách xưng hô em hiểu gì về nhân vật?
c) Xưng hô là một trong những cách thể hiện văn hóa giao tiếp. Hãy viết
một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về văn hóa
giao tiếp trong học sinh ngày nay.
Câu 2: (6 điểm)
Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du. Qua
Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện khả năng bậc thầy về nghệ thuật tả người.
a) Chép chính xác những câu thơ Nguyễn Du miêu tả bức chân dung Thúy
Kiều.
b) Những câu thơ em vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều?
Nêu vị trí của đoạn trích đó.
c) Em hiểu như thế nào về các từ ngữ: lầu, nghề riêng, ăn đứt có trong
đoạn thơ em vừa chép? Theo em, Nguyễn Du có dụng ý gì khi sử dụng những từ
ngữ này?
d) Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu để phân
tích đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn gián tiếp và một câu
ghép đẳng lập. (Gạch chân và chú thích rõ).

Chúc em làm bài tốt !


UBND QUẬN HOÀN KIẾM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2018 - 2019
Môn: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 13 tháng 12 năm 2018
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (5,0 điểm)


Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật được mở đầu bằng
hình ảnh thơ rất độc đáo:
"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Em hãy cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
2. Nhan đề bài thơ có gì khác lạ và có ý nghĩa như thế nào?
3. Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng?
4. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ
(khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phần II (5.0 điểm):
Cho đoạn trích sau:
"Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang
nhà họa sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.
Thế nào bác cũng thích vẽ hắn."
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, do ai sáng tác?
2. Nhân vật bác lái xe cho rằng người mình sắp giới thiệu là "một trong
những người cô độc nhất thế gian". Em có đồng ý với lời nhậ xét đó không, vì
sao?
3. Khi được trò chuyện với "một trong những người cô độc nhất thế gian",
nhà họa sĩ lại nghĩ: "Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của
Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những
con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
Coi câu văn được in nghiêng là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 12 câu
để tạo thành một đoạn văn trình bày theo cách lập luận tổng - phân - hợp, trong
đó có sử dụng một câu phủ định và một câu ghép (gạch chân, chú thích rõ).
-------------- Hết --------------
Ghi chú: Điểm phần I: 1. (0,5 điểm); 2. (1,0 điểm); 3. (1,5 điểm); 4. (2,0 điểm)
Điểm phần II: 1. (0,5 điểm); 2. (1,0 điểm); 3. (3,5 điểm);
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2018-2019
Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày: 11/12/2018
Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề kiểm tra gồm 01 trang)


Phần I (6 điểm)
Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):
“Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại :
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng
trong bếp nói vọng ra.
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.”
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017)
1. Đoạn trích trên năm trong tình huống nào truyện nào của tác phẩm ?
2. Câu nói của bé Thu: “Vô ăn cơm!” đã vi phạm phương châm hội thoại nào ?
3. Vì sao bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba” ? Việc bé Thu nhất quyết không chịu
nhận ba cho em hiểu gì về nhân vật này ?
4. Với những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo
phép lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm của ông Sáu với con khi ở căn cứ. Đoạn văn có
sử dụng một câu bị động (gạch chân và chú thích rõ).
Phần II (4 điểm)
Trong bài thơ về Tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật đã viết những câu thơi thật
ấn tượng :
- Không có kính, ừ thì có bụi
- Không có kính, ừ thì ướt áo
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
2. Việc lặp lại cụm từ “không có kính”, “ừ thì” trong những câu thơ trên có tác dụng
gì ?
3. Từ hiểu biết về tác phẩm và thực tế, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang
giấy trình bày suy nghĩ của em về nghị lực vượt khó của mỗi người trong cuộc sống.

----------Hết-----------

Lưu ý : Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm


Họ và tên học sinh....................................................Số báo danh....................................
UBND QUẬN HAI BÀ TRƯNG ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9
Thời gia: 90 Phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi gồm 01 trang
Chú ý: Thí sinh không làm bài trên giấy thi
PHẦN 1 (6 điểm):
Có những dòng thơ mang nhiều cảm xúc đã từng đồng hành cùng những người lính lái
xe trong kháng chiến chống Mỹ:
“Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già”
(Ngữ văn 9- tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam 2016)
Câu 1: Hãy chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
Câu 2: Trong hai khổ thơ em vừa hoàn thành, ngôn ngữ và giọng điệu thơ có gì đặc
biệt? Sự lựa chọn cách diễn đạt ấy của tác giả có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội
dung?
Câu 3: Em hay viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 10 đến 12 câu
phân tích hai khổ thơ trên để nêu rõ tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn
nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
Trong đoạn có sử dụng hợp lí một lời dẫn trực tiếp và một câu bị động (Gạch
chân dưới lời dẫn trực tiếp, câu bị động và chú thích).
Câu 4: Hãy tìm một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 mà em đã học cũng
viết về đề tài người lính. Ghi rõ tên văn bản, tên tác giả?
PHẦN II (4 điểm):
Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, người gặp được
chứng kiến một cuộc gặp gỡ thú vị:
“... Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa
đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
- Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt
một bó rõ to vào. Và có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không bít kỷ niệm thế nào cho thật
long trọng ngày hôm này, [...]
Người con trai nói to những điều đáng lẽ ra người ta chỉ nghĩ. Cũng là nhưng
điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay.”
Câu 1: Có ý kiến cho rằng việc lựa chọn ngôi kể, lời kể đã góp phần quan trọng làm
nên thành công của tác phẩm trên. Em đồng ý không ? Vì sao ?
Câu 2: Trong đoạn trích trên, vẻ đẹp nào của nhân vật anh thanh niên đã khiến “bác
già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay”?
Câu 3: Từ những cảm nhận về anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, em hãy
trình bày những suy nghĩ của mình về việc giao tiếp, ứng xử của giới trẻ hiện nay bằng
một đoan văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
----------Hết-----------
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên học sinh........................................................Số báo danh................................
PHÒNG GD & ĐT HOÀNG MAI ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT VÒNG 2
TRƯỜNG THCS HOÀNG LIỆT Môn: Ngữ văn 9 - Năm học 2018-2019
Thời gian: 90 phút
Ngày kiểm tra 26/11/2018
PHẦN I (7 điểm):
Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu có viết:
Quê hương anh nước mặt đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ ‘‘Đồng chí’’.
Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ có trong hai câu thơ trên. giải nghĩa và nêu tách dụng của
thành ngữ đó.
Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng
hợp làm nổi bật bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội ở khổ thơ dưới đây, trong đó
có sử dụng câu ghép và thán từ (gạch chân dưới câu ghép và thán từ).
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Câu 4: Trong một bài thờ khác mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn Trung học
cơ sở cũng có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh
‘‘Đầu súng trăng treo’’. Em hãy chép lại câu thơ đó và cho biết tên bài thơ, tên tác giả.
PHẦN II (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau :
‘‘Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta
tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một
cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng
ta ở đây cũng không phải là vô ích.’’
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
Câu 2: ‘‘Việc đó’’ mà tác giả nhắc tới ở đoạn văn trên là gì?
Câu 3: Để hướng tới một thế giới hòa bình, công bằng và tiến bộ thì tinh thần hợp tác
là vô cùng cần thiết. Từ những hiểu biết thực tế, hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu
trình bày suy nghĩ của em về tinh thần hợp tác trong cuộc sống?
----------------------Hết-------------------
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2018-2019 -Ngày thi: 12/12/2018
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra

Phần I (5.5 điểm): Cho cầu thơ sau trích trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt”
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Bếp lửa” .
2. Chép chính xác bảy câu thơ trước của câu thơ trên để hoàn thiện khổ thơ.
3. Nhận định về khổ thơ vửa chép, có ý kiến cho rằng: “ Chỉ với tám dong thơ
trong bài thơ “Bếp lửa” , Bằng Việt đã thể hiện những suy ngẫm sâu sắc của người cháu
về hình ảnh bà và bếp lửa”.
Bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 13 câu, phân tích khổ thơ em vừa chép để làm rõ nhận
định trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và trợ từ (chỉ rõ câu cảm thán và trợ từ)
4. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã gợi nhắc chúng ta về một đạo lí tốt đẹp
của dân tộc. Hãy chép một câu tục ngữ thể hiện đạo lí đó.
Phần II (4.5 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiên các yêu cầu:
...Họa sĩ nghĩa thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn
dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi buốc lên bậc thang bằng
đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai
ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang
tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ,
hồng phấn, tổ ong...ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ ,
cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một
người bạn đã quen thân, trao bó hoa cho người con gái và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn.
2. Chỉ rõ biện phát tu từ được sử dụng trong câu: “Sau gần hai ngày, qua ngót
bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc
cầu vồng kia, bỗng nhiên gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ
ong...ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ , cô chạy đến bên
người con trai đang cắt hoa.” và nêu tác dụng.
3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (theo cấu tạo ngữ pháp) của
câu văn sau: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó
hoa cho người con gái và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
4. Đoạn văn trích dẫn ở trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên- nhân
vật chính trong truyện? Nhận xét cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm và dụng ý nghệ
thuật của tác giả khi đặt tên như vây.
-----Hết-----
TRƯỜNG THSC ĐẶNG XÁ

ĐỀ THI THỬ
MÔN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2018-2019
THỜI GIAN: 120 PHÚT
(Ngày 09.11.2018)

Phần I: (3.5 điểm): Cho đoạn trích sau:


“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.
Đồng thời, chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được
sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng
phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành
khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”
Câu 1: Đoạn trích trên có trong văn bản nào?
Câu 2: Xét về mục đích nói, các câu sau thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của kiểu câu
đó trong việc thể hiện nội dung đoạn văn: “Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi,
thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình
thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng
tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”
Câu 3: Từ văn bản trên cũng những hiểu biết của bản thân, hãy trình bày suy nghĩ của
em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến sau: Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là một trong
những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.

Phần II: (6.5 điểm)


Câu 1: Ghi lại chính xác 6 câu thơ tiếp theo câu thơ: “Anh với tôi biết từng cơn ớn
lạnh” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
Câu 2: Cấu trúc song hành được sử dụng rất hiệu quả trong những dòng thơ trên. Em
hãy chỉ ra những biểu hiện của cấu trúc đó và nêu tác dụng của nó trong việc biểu đạt
nội dung ý nghĩa cũng như cảm xúc của đoạn trích.
Câu 3: Trong đoạn thơ trên, có những từ nào dùng theo nghĩa chuyển trong các từ sau:
áo, vai, quần, tay.
Câu 4: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) theo cách lập
luận Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một câu ghép để
làm rõ sự đồng cảm, chia sẻ của những người đồng đội.
Câu 5: Hình ảnh tay nắm lấy bàn tay khiến ta nghĩ đến hình ảnh tương tự trong một bài
thơ về đề tài người lính ở chương trình Ngữ văn 9. Hãy chép lại chính xác câu thơ có
hình ảnh đó?
-----Hết------
UBND QUẬN HOÀNG MAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:14 tháng 12 năm 2018
(Đề kiểm tra gồm 02 trang)
Phần I (4,0 điểm):
Trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã viết:
...Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối


Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 129, NXB Giáo dục 2014)
Câu 1(1 điểm): Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì nào ? Kể tên một
tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng sáng tác cùng thời kì đó.
Câu 2(1 điểm): Các từ vai, miệng, chân, tay, đầu trong đoạn thơ, từ nào được
dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ? Nghĩa nào được hình thành
theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ ?
Câu 3(2 điểm): Một cử chỉ giản dị tay nắm lấy bàn tay đã gợi tình yêu thương,
tiếp thêm sức mạnh để những người lính vượt qua khó khăn. Hãy viết một đoạn văn
nghị luận khoảng nửa trang giấy kiểm tra nêu lên suy nghĩ của em về sức mạnh của tình
yêu thương trong cuộc sống hôm nay.
Phần II (6.0 điểm):
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm
1970 của tác giả Nguyễn Thành Long, trong truyện có đoạn :
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao
xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không
nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công
việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì
ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?
Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 185, NXB Giáo dục 2014)
Câu 1 (1 điểm): Đọc đoạn văn, em hiểu anh thanh niên có quan niệm như thế
nào về công việc và về cách ứng xử với mọi người?
Câu 2 (1 điểm): Xác định hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn trên? Chỉ ra dấu
hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó.
Câu 3 (4 điểm): Cho câu văn: Qua truyên ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành
Long đã khắc họa thành công hình ảnh người lao động bình thường, mà tiêu biểu là
anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.
a. Phát hiện lỗi sai trong câu văn trên và sửa lại cho đúng.
b. Coi vâu văn vừa sửa là câu chủ đề, em hãy hoàn chỉnh đoạn văn diễn dịch
khoảng 12 câu. Trong đoạn có sử dụng hợp lí một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thàn
(gạch chân và chú thích rõ)
(Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD & ĐT BA ĐÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2018-2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 12/12/2018
(Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: (5 điểm) Những câu thơ cuối trong đoạn trích cảnh ngày xuân là bức tranh
thiên nhiên tươi đẹp, tinh khôi và đượm tình người.
Tà tà bóng ngả về tây
(Trích Cảnh ngày xuân - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Viết tiếp năm câu thơ nữa để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Giải thích nghĩa từ tiểu khê trong câu thơ Bước dần theo ngọn tiểu khê và cho
biết đã giải nghĩa từ đó bằng cách nào?
Câu 3: Ghi lại những từ láy trong đoạn thơ vừa chép.
Câu 4: Em hiểu thế nào là bút pháp tả cảnh ngụ tình? Hãy chỉ ra một chi tiết trong đoạn
thơ vừa chép cho thấy sự thành công của Nguyễn Du trong việc sử dụng bút pháp nghệ
thuật này.
Câu 5: Từ đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều) và những hiểu biết của bản thân,
em hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày
nay khi tham gia lễ hội.
Phần II: (5 điểm)
Đoạn văn sau đã khơi dậy trong lòng ta cảm nhận sâu sắc về những hi sinh, mất mát
trong chiến tranh:
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng,
con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người
đưa tay đón chờ. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn
anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại
đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía
trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run...
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu rõ hoàn cảnh sáng tác
của văn bản đó.
Câu 2 : Người kể chuyện ở đây là ai ? Cách chọn người kể chuyện ở đây có tác dụng gì ?
Câu 3 : Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân -hợp khoảng 8-10 câu để
làm rõ tình cảm của nhân vật ‘‘anh’’ được nói đến trong đoạn văn trên. Trong đoạn văn có
sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích).
---------------------Hết------------------
PHÒNG GD & ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I
TRƯỜNG THCS PHÚ ĐÔ NĂM HỌC: 2018-2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn kiểm tra: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề kiểm tra gồm 01 trang)
Phần I (6 điểm) :
Cho câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”
Câu 1: Hãy chép chính xác 11 dòng thơ tiếp theo để hoàn thành một đoạn trích từ văn bản
Chị em Thúy Kiều trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?
Câu 2: Tìm và phân tích tác dụng của bút pháp nghệ thuật cổ điển được sử dụng trong đoạn
thơ em vừa chép?
Câu 3: Từ “hôn” trong một câu thơ của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ
“buôn”, em giải thích ngắn gọ cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy sẽ làm ảnh hưởng thế nào
đến nghĩa câu thơ?
Câu 4: Từ câu chủ đề: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả tài
lẫn sắc”. Em hãy viết tiếp khoảng 12 câu để hoàn thành đoạn văn theo cách Tổng - Phân - Hợp
trong đoạn có sử dụng phép thế và câu bị động (chỉ rõ phép thế và câu bị động em sử dụng).
Phần II (4 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận, huyện, không
biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh
đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hay nên cùng ta đồng tâm
hiệp lực để dựng nên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác
ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”
(Trích “Hồi thứ 14” Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái).
Câu 1: Viết một câu ghép nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Ghị lại cụ thể những điều nhà vua muốn nói trước khi xung trận? Những lời đó có
tác dụng như thế nào với binh sĩ?
Câu 3: Từ đoạn trích trên, kết hợp những hiểu biết về truyền thống đấu tranh của dân tộc.
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của thế hệ trẻ hiện nay trong việc xây dựng
và bảo vệ đất nước bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
----------Hết-----------
Họ và tên học sinh..................................................Số báo danh.....................................
UBND QUẬN HOÀNG MAI ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN - PHẦN VĂN
TRƯỜNG THCS TÂN MAI LỚP 9 - TIẾT 32 - ĐỀ 2
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày kiểm tra: 15 tháng 10 năm 2018
(Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra)

I. Trắc nghiệm (1.5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn
đáp án đúng nhất cho mỗi câu dưới đây:
"... Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính
sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể dduoir được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng
là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo
mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc
cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. (...) Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà
nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?".
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - tập 1 - trang 67)
Câu 1: Đoạn văn trên có trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
A. Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Thì Chi).
B. Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Thì Du).
C. Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô văn gia phái).
D. Hoàng Lê nhất thống chí (Nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô).
Câu 2: Tác phẩm chứa đoạn văn trên thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết. B. Chí. C. Tùy bút D. Truyện ngắn.
Câu 3: Nhân vật xưng "ta" trong đoạn văn trên là ai?
A. Quang Trung B. Ngô Thì Nhậm. C. Nguyễn Thiếp. D. Ngô Văn Sở.
Câu 4: Nhân vật xưng "ta" nói những lời nói trên ở đâu?
A. Phú Xuân. B. Vùng núi Tam Điệp. C. Nghệ An. D. Thăng Long
Câu 5: Trong đoạn văn trên, nhân vật "ta" muốn nói tới điều gì?
A. Nói về âm mưu báo thù của nhà Thanh.
B. Nói về kế sách đánh giặc đã được tính sẵn.
C. Bàn kế sách ngoại giao với nhà Thanh sau khi chiến thắng.
D. Bàn về thời gian có thể đánh đuổi được nhà Thanh.
Câu 6: Em hiểu nghĩa của từ "phương lược" trong đoạn văn trên là gì?
A. Phương hướng chiến lược. C. Chiến lược.
B. Phương hướng. D. Cách thức tiến hành.
II. Tự luận (8,5 điểm): Trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân", Nguyễn Du có viết:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - tập 1 - trang 85)
Câu 1. Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" có trong tác phẩm nào? Tên gọi ban
đầu của tác phẩm đó là gì? Ý nghĩa của tên gọi đó?
Câu 2. Nhận xét về ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du trong đoạn thơ trên, có
ý kiến cho rằng:
- Ý kiến 1: Ngòi bút của Nguyễn Du thiên về cảnh hội.
- Ý kiến 2: Ngòi bút của Nguyễn Du thiên về cảnh lễ.
Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Câu 3. Bằng một đoạn văn quy nạp từ 10 - 12 câu, em hãy nêu cảm nhận về
đoạn thơ trích dẫn ở trên. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và một câu chứa
lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích rõ dưới câu bị động và dưới lời dẫn trực tiếp).
Câu 4. Đi thăm viếng mộ người thân trong tiết Thanh minh cũng là nét đẹp
văn hóa thể hiện lòng biết ơn. Bằng mấy câu văn liền nhau, em hãy nêu suy ngẫm
của mình về lòng biết ơn.

(Giáo viên trông kiểm tra không giải thích gì thêm)


UBND HUYỆN THANH TRÌ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2018 - 2019
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MÔN: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 12/12/2018

Phần I (4 điểm)
Trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", Phạm Tiến Duật viết:
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Câu 1: Câu thơ trên giúp em nhớ tới câu thơ nào trong một tác phẩm thơ
khác thuộc chương trình Ngữ văn 9? (Chép chính xác câu thơ đó và nêu rõ tên
tác phẩm, tác giả).
Câu 2: Từ hành động "bắt tay qua cửa kính vỡ rồi", em hiểu gì về vẻ đẹp
của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn?
Câu 3: Dựa vào những trải nghiệm văn học và thực tế, hãy trình bày
(khoảng 2/3 trang giấy thi) suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia.
Phần II (6 điểm)
Nhân vật anh thanh niên xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa
Pa" của Nguyễn Thành Long thật ấn tượng:
"Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang
nhà họa sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô đọc nhất thế gian.
Thế nào bác cũng thích vẽ hắn".
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
Câu 2: Giải thích ý nghĩa của từ "cô độc". Theo em, nhân vật anh thanh
niên trong tác phẩm có phải người "cô độc" không? Vì sao?
Câu 3: Một trong những lí do khiến bác lái xe khẳng định với ông họa sĩ:
"Thế nào bác cũng thích vẽ hắn" chính bởi tình yêu công việc của anh thanh
niên. Bằng một đoạn văn nghị luận tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy làm
rõ điều đó. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và một cụm tính từ. (Gạch
chân dưới câu cảm thán và cụm tính từ được sử dụng).
Chúc các em làm bài tốt!
Trường THCS Phan Chu Trinh ĐỂ KHẢO SÁT THÁNG 9/2018
Năm học 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian: 90 phút)

Phần I (5 điểm)
Một văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 có viết:
"Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có
gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả
quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất
phát của nó."
Câu 1/ Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2/ "Một biện pháp" mà tác giả đề cập đến trong câu văn trên là sự việc
gì?
Câu 3/ Tại sao tác giả lại cho rằng "trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào
vì đã phát minh ra" biện pháp ấy? Em hiểu thế nào về thái độ của tác giả đối với
sự việc trên?
Câu 4/ Đất nước Việt Nam chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến
tranh đầy khốc liệt và đau thương. Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh
niên đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức
xã hội, em hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
Phần II (5,5 điểm)
Trong văn bản "Chị em Thúy Kiều" (trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
có hai câu thơ:
"Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"

"Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
Câu 1/ Mỗi câu thơ trên nói về nhân vật nào?
Câu 2/ Cả hai câu thơ cùng sử dụng một bút pháp nghệ thuật đặc trưng
trong thơ ca trung đại. Đó là nghệ thuật gì? Em hiểu như thế nào về bút pháp nghệ
thuật ấy?
Câu 3/ Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Chỉ rõ dấu hiệu nhận diện những biện pháp tu từ ấy.
Câu 4/ Cho câu chủ đề sau: "Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có sắc đẹp sắc
sảo, mặn mà cả tài lẫn sắc."
Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo
cách lập luận diễn dịch. Trong đoạn sử dụng hợp lý cách dẫn trực tiếp và ít nhất
là một câu ghép (gạch chân và chú thích các yếu tố ấy).
------------- Hết -------------

Phần I (4,5đ): Câu 1: 0,5 điểm; Câu 2: 0,5 điểm; Câu 3: 1 điểm; Câu 4: 2,5 điểm
Phần II (5,5đ): Câu 1: 0,5 điểm; Câu 2: 0,5 điểm; Câu 3: 1 điểm; Câu 4: 3,5 điểm
TRƯỜNG THCS TRƯNG NHỊ
NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút
Ngày kiểm tra: 10/11/2018
Phần I (4 điểm)
Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện
thật cảm động tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Dưới đây
là một đoạn trích trong truyện:
"Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trối lại điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi
và nhìn tôi một lúc lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho
đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi."
Câu 1: Cụm từ "nhắm mắt đi xuôi" có nghĩa là gì? Sử dụng cách diễn đạt này, nhà
văn đã vận dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ trên.
Câu 2: Chi tiết "chiếc lược ngà" có vai trò như thế nào trong truyện?
Câu 3: Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang
giấy thi để nêu suy nghĩ về ý nghĩa của tình cảm cha con trong cuộc sống.
Phần II (6 điểm)
Một bạn học sinh chép khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) như
sau:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Vầng trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Câu 1: Bạn đã mắc những lỗi nào khi chép thơ? Những lỗi ấy ảnh hưởng như thế
nào đến nội dung bài thơ?
Câu 2: Chi tiết "hồi chiến tranh ở rừng/ vầng trăng thành tri kỉ" gợi em nhớ tới bài
thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở? Ghi rõ tên tác giả và
hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó.
Câu 3: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu phân tích khổ cuối bài thơ "Ánh
trăng" (Nguyễn Duy) để thấy được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và
chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm.
Trong đoạn có sử dụng và chỉ rõ lời dẫn gián tiếp, câu mở rộng thành phần
bằng cụm chú - vị (gạch chân, chú thích rõ ở cuối đoạn).
TRƯỜNG THCS TRƯNG NHỊ
NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
(Thời gian: 90 phút)
Ngày kiểm tra: 16 tháng 10 năm 2018
Phần I (3 điểm)
Hồi thứ mười bốn "Hoàng Lê nhất thống chí" (Ngô gia văn phái) đã ghi lại
lời của vua Quang Trung với quân lính tại Nghệ An trong buổi duyệt binh:
.... "Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết
chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam
phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta,
bụng dạ ắt khác.".
(Sách Ngữ văn 9 - Tập I)
Câu 1: Hãy giải thích ý nghĩa của hình ảnh "đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ
ràng" trong đoạn trích trên.
Câu 2: Lời phủ dụ của Quang Trung gợi nhớ tới văn bản nào trong chương trình
Ngữ văn lớp 8? Ghi rõ tên tác giả?
Câu 3: Vì sao có thể nói qua lời phủ dụ, ta nhận ra trí tuệ sáng suốt nhạy bén của
Quang Trung - Nguyễn Huệ? Em hãy lí giải bằng đoạn văn 8 - 10 câu.
Phần II (7 điểm)
Trong "Cảnh ngày xuân" (trích "Truyện Kiều", Nguyễn Du viết:
"Thanh minh trong tiết tháng ba"
Câu 1: Chép chính xác những câu thơ tiếp nối để hoàn thành đoạn thơ 8 câu.
Câu 2: Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chứng minh rằng những biến động
của thời đại, cuộc đời, con người Nguyễn Du đã góp phần quan trọng làm nên giá
trị đặc sắc của "Truyện Kiều".
Câu 3: Hãy so sánh hai bức tranh thiên nhiên trong bốn câu đầu và sáu câu cuối
đoạn trích "Cảnh ngày xuân". (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn)
Câu 4: Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 10 - 12 câu, em hãy trình bày cảm nhận
về khung cảnh lễ hội thanh minh trong đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn có sử dụng
lời dẫn gián tiếp và câu ghép. (Gạch chân lời dẫn gián tiếp và câu ghép, chú thích ở
cuối đoạn văn).
Chúc em làm bài tốt!
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI THỬ THÁNG 10
Năm học 2018 - 2019 Môn: NGỮ VĂN 9
------------- Thời gian: 90 phút
---------------------

PHẦN I (6 điểm)
Cho đoạn văn sau:
- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính
sẵn. chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là
nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo
mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc
cho dân, nỡ nào mà làm như vậy, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm
được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ
nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng ?
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục - 2005, tr. 67)
Câu 1 (1,5 điểm): Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Tóm
tắt nội dung văn bản có chứa đoạn thoại trên bằng những câu thơ thể hiện đặc
điểm của thể loại tiểu thuyết lịch sử.
Câu 2 (0,5 điểm): Xét về mục đích nói câu văn cuối cùng trong đoạn trích thuộc
kiểu câu gì? Nêu tác dụng?
Câu 3 (3,5 điểm): Hãy viết một đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp (khoảng
12 câu) nêu cảm nhận của em về hình tượng hoàng đế - anh hùng dân tộc Quang
Trung được khắc họ trong đoạn văn bản trên. Trong đoạn có sử dụng một câu
ghép và một câu cảm thán (Gạch chân, chỉ rõ).
Câu 4 (0,5 điểm): Hãy kể tên hai tác phẩm hoặc trích đoạn văn học trung đại
trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở viết về chủ đề chống giặc ngoại xâm
của dân tộc ta.
Phần II (4 điểm)
Cho đoạn trích:
"Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng
ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có
vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra
thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích"
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2013)
1. Đoạn trích đã cho nằm trong văn bản nào? Của tác giả nào? Cho biết kiểu văn bản?
2. Trong đoạn trích có câu "Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó,..." ,
hãy cho biết "chúng ta đến đây" là đến đâu? "Chống lại việc đó" là chống lại việc
gì ?
3. Loài người đang rất tích cực trong việc xây dựng một cuộc sống hòa bình. Phải
chăng tiêu chí ấy sẽ đạt được khi con người biết ứng xử hòa nhã, bao dung? Vậy
nhưng trong thực tế có những người lại nóng vội, hành xử bằng bạo lực. Em hãy
viết đoạn văn dài khoảng 1/2 trang giấy thi để nêu suy nghĩ của em về hiện tượng
bạo lực học đường hiện nay.
------------ Học sinh không làm bài vào đề thi ---------------
PGD & ĐT BẮC TỪ LIÊM ĐỀ HỌC KÌ NĂM HỌC 2018 - 2019

Phần I (6 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh


kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Câu 1 (1 điểm). Đoạn thơ được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn
cảnh sáng tác của bài thơ đó?
Câu 2 (1 điểm). Từ "mặt" nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ "mặt nào được dùng
theo nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu 3 (1 điểm). Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng,
tác giả đã viết "vầng trăm tròn"; trong đoạn thơ này, một lần nữa nhà thơ lại viết
"Trăng cứ tròn vành vạnh". Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì?
Câu 4 (3 điểm). Hãy viết đoạn văn TPH khoảng 12 câu thể hiện chiều sâu tư
tưởng mang tính triết lý qua khổ cuối của bài thơ. Đoạn văn sử dụng lời dẫn trực
tiếp và 1 câu cảm thán (gạch chân, chú thích).

Phần II (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
… Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ:
- Cháu ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một
cây lược.
Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:
- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! - Nó nói trong tiếc nấc, vừa nói
vừa từ từ tụt xuống.
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
Câu 1 (0,5 điểm). Nhân vật nó trong đoạn văn trên là ai?
Câu 2 (1 điểm). Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích trên nằm ở tình huống
nào? Ý nghĩa của tình huống đó là gì?
Câu 3 (0,5 điểm). Xét về mục đích nói, câu "Ba ua cho con một cây lược nghe
ba!" thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?
Câu 4 (2 điểm). Từ văn bản Chiếc lược ngà và hiểu biết xã hội, viết đoạn văn
trình bày suy nghĩ về tình cảm gia đình trong xã hội hiện nay.
UBND QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: Ngữ Văn 9
Ngày kiểm tra: 11/12/2018
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (4,5 điểm). Trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", Phạm Tiến Duật
đã viết thật xúc động:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
2. Câu thơ "Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy" giúp em cảm nhận được điều
gì về tình cảm giữa những người chiến sĩ lái xe? Trong một tác phẩm thơ khác thuộc
chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu nhắc đến một cái "chung" rất xúc động. Hãy chép
chính xác câu thơ đó và cho biết tên tác phẩm, tác giả.
3. Trong khổ thơ đã cho, hình ảnh "trời xanh" được hiểu là một ẩn dụ để chỉ niềm
lạc quan và ước mơ, hi vọng. Dựa vào hiểu biết về tác phẩm và trải nghiệm cuộc sống,
em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề: "Hãy luôn ấp
ủ ước mơ, hi vọng!"
Phần II (5,5 điểm). Trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn
Quang Sáng, những dòng viết về cảnh ông Sáu làm chiếc lược ngà cho bé Thu đã để lại
ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc:
"Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc
ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa
nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược,
thận trọng, tỷ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh
làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được
một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một
tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc
dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng chữ
nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu, con của ba".
1. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu: "Yêu nhớ tặng
Thu con của ba".
2. "Quay trở lại chiến khu, anh Sáu đã làm chiếc lược ngà cho con với tất cả tình
yêu, nỗi nhớ và cả sự ân hận vì đã đánh con". Em hãy triển khai câu chủ đề này thành
một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và một
thán từ. (Gạch chân dưới câu hỏi tu từ và thán từ được sử dụng).
3. Sau khi học xong tác phẩm "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng), cô giáo
tổ chức chuyên mục "Điều em muốn nói" để giúp học sinh bày tỏ tình cảm của mình
với người cha thân thương qua một câu văn ý nghĩa nhất. Em sẽ viết như thế nào?

- HẾT -
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LỚP 9 - THÁNG 1
TRƯỜNG THCS XUÂN ĐỈNH NĂM HỌC 2018 - 2019
----------------- MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I (6,0 điểm):


Cho những câu văn sau:
... "Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc
rồi đi thẳng ra lối huyện cũ... Ông lão ngồi vào một quán gần đấy. Hút một điếu thuốc
lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ; bao nhiêu ý
nghĩ chen chúc trong đầu óc.
... Nước mắt ông lão cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má... Mấy hôm nay ru
rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con
như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oanh cho mình nữa"...
(Làng - Kim Lân)
Câu 1. Dựa vào tác phẩm, em hãy lí giải sự thay đổi cảm xúc, tình cảm của nhân vật
ông Hai? Những câu văn trên góp phần thể hiện nét nghệ thuật nổi bật nào của Kim Lân
trong truyện ngắn "Làng"?
Câu 2. Truyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.
Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng - Phân - Hợp để làm rõ
sự thống nhất giữa tình yêu làng quê với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân
vật ông Hai trong văn bản trích. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình
thái và một câu ghép. (Gạch chân và chú thích).
Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn 9 có một tác phẩm văn học nước ngoài cũng viết
về tình yêu quê hương của một nhân vật sau nhiều năm tháng xa quê. Hãy ghi rõ tên
văn bản, tên tác giả?
PHẦN II (4,0 điểm):
Cho đoạn văn sau:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao
xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không
nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công
việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chất mất. Còn người ai
mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy,
cháu tự nói với cháu như thế đấy...
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Câu 1. Nêu tình huống của truyện "Lặng lẽ Sa Pa".
Câu 2. Đoạn văn trên có hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết
hình thức ngôn ngữ ấy?
Câu 3. Qua đoạn văn giúp em hiểu được gì về vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật
"cháu"?
Câu 4. Lời tâm sự của nhân vật "cháu" đã gợi co em những suy nghĩ gì về cách ứng xử
với mọi người. Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 2/3
trang giấy thi.

------------------ Hết -----------------

Họ tên thí sinh.............................................. Số bao danh...........................


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Trường THCS Việt Nam - Angiêri ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỊNH KỲ LỚP 9 (Lần 4)
----------------- HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần I: (6,5 điểm)


Cho dòng thơ: "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi"
1. Chép chính xác 6 dòng thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ. Bài thơ có
khổ thơ trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Trong đoạn trích trên, đâu là lời dẫn trực tiếp? Vì sao tác giả không sử
dụng lời dẫn gián tiếp trong trường hợp này?
3. Viết đoạn văn quy nạp (từ 10 - 12 câu) trình bày cảm nhận của em về
đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và 1 câu có sử dụng thành
phần khởi ngữ. Gạch chân và chú thích.
4. Có một chi tiết trong một tác phẩm khác mà em đã được học cũng nhắc
đến cảnh "giặc đốt làng", đó là chi tiết nào? Trong tác phẩm nào?

Phần II (3,5 điểm)


Trong văn bản "Bàn về đọc sách", tác giả Chu Quang Tiềm viết:
"Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc
cho kỹ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời
gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được
mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười
lần. "Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay",
hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách... Đọc ít mà đọc kỹ, thì
sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức
làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ,
tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa, ý loạn, tay không mà về. Thế gian
có biết bao nhiêu người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe
của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình, dối
người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp
kém".
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của một biện pháp so sánh được sử
dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2: Ghi lại câu văn có sử dụng khởi ngữ và chỉ ra khởi ngữ trong câu đó?
Câu 3: Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Tuy
nhiên trong thực tế có hiện tượng sau "Văn hóa đọc sách đang đứng trước một
cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một
khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói
quen đọc sách vốn có sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá
hấp dẫn" (sukienhay.com ngày 2/7/2012).
Từ hiện tượng được phản ánh, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 1/2 -
2/3) trang giấy thi bàn về văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam hiện nay.

HẾT
Chúc các em làm bài tốt!
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM NĂM HỌC 2018 - 2019
TRƯỜNG THCS XUÂN ĐỈNH
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Ngày kiểm tra: 19/10/2018
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I (6,0 điểm):


Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
"Đầu lòng hai ả tố nga,"
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục - 2014, tr.81)
Câu 1. Hãy chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Viết một câu văn nêu ngắn gọn
nội dung đoạn thơ trên?
Câu 2. Em hiểu câu thơ "mai cốt cách, tuyết tinh thần" như thế nào?
Câu 3. Vì sao Nguyễn Du giới thiệu "Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân", vậy mà
sau đó ông lại tả Thúy Vân trước?
Câu 4. Đây là câu mở đầu một đoạn văn nghị luận trong bài làm của học sinh:
"Với Thúy Kiều, Nguyễn Du vừa gợi tả vẻ đẹp hình thức vừa nhấn mạnh vẻ đẹp
tài năng, tâm hồn của nàng".
Lấy câu văn rên làm câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 12 câu để hoàn
chỉnh đoạn văn theo phương thức Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp.
Phần II: (4,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
... "Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham
gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và
một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có
mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích...".
Câu 1: Đoạn văn trên có trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn (ghi rõ ra giấy từ
ngữ làm phương tiện liên kết).
Câu 3: Theo em, cụm từ "Chúng ta" trong đoạn văn trên là chỉ những ai, "đến
đây" là đến đâu, "việc đó" là việc gì?
Câu 4: Thế giới luôn muốn hòa bình và chán ghét chiến tranh.
Dựa vào văn bản có đoạn trích trên cùng hiểu biết về cuộc sống, hãy viết đoạn
văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về giá trị của hòa bình.

_________Hết_________
UBND QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I (4 điểm). Trong bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu đã viết rất xúc động
về người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2017, tr.128)
Câu 1. Chép chính xác bày câu thơ tiếp để hoàn chỉnh đoạn thơ.
Câu 2. Trong bảy câu thơ vừa chép, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Hãy chỉ rõ và cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3. Qua tình cảm của những người chiến sĩ trong bài thơ và từ thực tế cuộc
sống, hãy trình bày suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp (khoảng 2/3 trang giấy
thi).
PHẦN II (6 điểm). Bốn câu thơ trong trích đoạn "Cảnh ngày xuân" ("Truyện
Kiều" - Nguyễn Du) đã được một học sinh viết lại như sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ thơm xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Bài làm của học sinh)
Câu 1. "Truyện Kiều" có mấy tên gọi? Nêu ý nghĩa của những tên gọi đó?
Câu 2. Từ "xuân" trong đoạn trên và từ "xuân" trong câu thơ dưới đây, từ nào
được dùng với nghĩa gốc? từ nào được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển
nghĩa theo phương thức nào?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 3. Trong đoạn thơ trên, có một từ bị chép nhầm. Đó là từ nào? Việc chép sai
từ như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của câu thơ và đoạn thơ trên?
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích -
tổng hợp nêu cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân dưới ngòi bút tài hoa của
đại thi hào Nguyễn Du. Trong đoạn văn có câu mở đoạn là câu bị động; kết đoạn
là câu cảm thán (gạch chân - chú thích).
TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT ĐỀ KIỂM TRA CHUNG KHỐI 9 - LẦN 3
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (4,0 điểm)


Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi đã viết về "Ánh trăng" của Nguyễn Duy: "Bài
thơ viết về ánh trăng mà nói chuyện đời, chuyện tình nghĩa... Qua bài thơ, tác giả
đối thoại với chính mình và thủ thỉ tâm sự với bạn đọc." (Báo Văn nghệ số 16,
ngày 19/4/1986).
Câu 1 (1,0 điểm). Chép nguyên văn hai khổ thơ cuối và nêu hoàn cảnh
sáng tác của bài thơ.
Câu 2 (0,5 điểm). Trong đoạn thơ em vừa chép, hình ảnh "Trăng cứ tròn
vành vạnh" có nghĩa gì?
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, "Qua bài thơ, tác giả đã đối thoại với chính
mình và thủ thỉ tâm sự với bạn đọc" điều gì về "chuyện đời, chuyện tình nghĩa"?
Câu 4 (2,0 điểm). Từ ý nghĩa bài thơ, kết hợp với hiểu biết thực tế, hãy
trình bày suy nghĩ của em về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" bằng một đoạn văn
khoảng 10 câu.

Phần II (6,0 điểm)


"Bài thơ về tiểu đội xe không kính", một thi phẩm tiêu biểu nhất cho giọng
điệu khỏe khoắn, tự nhiên, rất tinh nghịch, tươi vui mà giàu suy tưởng của Phạm
Tiến Duật có đoạn:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo


Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
(Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2015)
Câu 1 (1,0 điểm). Bài thơ lúc dầu có tên là "Tiểu đội xe không kính", nhưng
sau đó, tác giả quyết định thêm vào thành "Bài thơ về tiểu đội xe không kinh ".
Theo em, hai chữ "Bài thơ" ở đây góp thêm ý nghĩa gì cho nhan đề tác phẩm?
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra một từ tượng thanh trong đoạn thơ trên và nêu ý
nghĩa của nó.
Câu 3 (1,0 điểm). Nụ cười người lính trong bài thơ khiến em liên tưởng
đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Chép chính xác câu thơ ấy và
ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Câu 4 (3,5 điểm). Dựa vào đoạn thơ đã cho, bằng một đoạn văn theo cách
lập luận quy nạp khoảng 12 câu, hãy làm rõ tinh thần quả cảm, lạc quan, bất chấp
gian khổ hiểm nguy của những người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì chống
Mỹ cứu nước. Gạch chân và chú thích rõ một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp
em sử dụng trong đoạn văn.
------------------ Hết ------------------
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút
Phần I: (2,5 điểm) Dưới đây là một đoạn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống
chí của nhóm tác giả Ngô gia văn phái
- "Chúa công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng
tôn phò của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh,
càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu, ban lệnh
ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu,
ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi
sau sẽ cất quân ra đánh đẹp cõi Bắc cũng chưa là muộn".
Bắc bình vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân Thiên, tế cáo
trời đất cùng các thần sông, thần núi, chế ra áo cốn mũ miện, lên ngôi hoàng
đế..."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? (1đ)
Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu "Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu, ban lệnh
ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người rồi sau sẽ cất
quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa là muộn." là kiểu câu gì? Giải thích rõ vì
sao? (0,75đ)
Câu 3. Theo em, vì sao Bắc bình vương lấy làm phải? Việc đó cho ta hiểu nhân
vật chúa công là người như thế nào? (0,75đ)
Phần II: (5,5 điểm)
"Đồng chí" của Chính Hữu là một bài ca ấm nồng tình đồng đội, có lần nhà
thơ tâm sự: "Tất cả những gian khổ của cuộc đời người lính trong giai đoạn này
thật khó kể hết nhưng chúng tôi vẫn vượt lên được nhờ sự gắn bó, tiếp sức của
tình đồng đội trong quân ngũ".
Câu 1. Hãy chép chính xác những câu thơ thể hiện tâm sự trên của tác giả (0,75đ)
Câu 2. Tìm những từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người có trong
đoạn thơ em vừa chép và cho biết hiệu quả nghệ thuật. (0,75đ)
Câu 3. Chiến khu Việt Bắc là một địa danh lịch sử quan trọng trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, nơi đây nhiều bài thơ đã ra đời. Hãy kể tên 1 bài thơ được sáng
tác trong thời kỳ này mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và cho
biết tên tác giả. (0,5đ)
Câu 4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu, lập luân quy nạp, em hãy làm rõ những
cơ sở hình thành tình đồng chí trong khổ thơ đầu của bài thơ "Đồng chí". Trong
đoạn có sử dụng một câu mở rộng và một câu có lời dẫn trực tiếp (gạch chân và
chú thích) (3.5đ)
Phần III: (2 điểm)
Xung quanh ta có biết bao người tử tế ngày đêm âm thầm làm những việc
tử tế. Phó giáo sư Văn Như Cương cũng từng nói với những học sinh thân yêu
của mình: "Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những
doanh nhân tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác,
nhưng nhất thiết phải làm người tử tế." Hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy
thi nêu suy nghĩ và những việc làm để rèn luyện bản thân thành người tử tế trong
cuộc sống hôm nay.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút
Phần I: (2,5 điểm) Dưới đây là một đoạn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống
chí của nhóm tác giả Ngô gia văn phái
- "Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cùng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập
tức lên đường, hẹn đến mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn
mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!
[...] Cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, đúng ngày, gióng trống lên
đường ra Bắc."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? (1đ)
Câu 2: Xét theo mục đích nói, câu "Các ngươi nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!"
thuộc kiểu câu gì? Giải thích rõ vì sao? (0,75đ)
Câu 3: Lời của nhân vật trong câu văn trên khẳng định điều gì? Từ lời nói ấy ta
hiểu nhân vật "Ta" là người như thế nào? (0,75đ)
Phần II: (5,5đ) "Đồng chí" của Chính Hữu là một bài ca ấm nồng tình đồng đội,
có lần nhà thơ tâm sự: "Tất cả những gian khổ của cuộc đời người lính trong giai
đoạn này thật khó kể hết nhưng chúng tôi vẫn vượt lên được nhờ sự gắn bó, tiếp
sức của tình đồng đội trong quân ngũ".
Câu 1. Hãy chép chính xác những câu thơ thể hiện tâm sự trên của tác giả (0,75đ)
Câu 2. Tìm những từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người có trong đoạn
thơ em vừa chép và cho biết hiệu quả nghệ thuật. (0,75đ)
Câu 3. Chiến khu Việt Bắc là một địa danh lịch sử quan trọng trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, nơi đây nhiều bài thơ đã ra đời. Hãy kể tên 1 bài thơ được sáng
tác trong thời kỳ này mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và cho biết
tên tác giả. (0,5đ)
Câu 4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu, lập luận quy nạp, em hãy làm rõ biểu tượng
đẹp về tình đồng chí trong khổ thơ cuối bài thơ "Đồng chí". Trong đoạn có sử dụng một
câu mở rộng và một câu có lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích) (3.5đ)
Phần III: (2 điểm)
Xung quanh ta có biết bao người tử tế ngày đêm âm thầm làm những việc tử
tế. Phó giáo sư Văn Như Cương cũng từng nói với những học sinh thân yêu của
mình: "Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những doanh
nhân tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác, nhưng
nhất thiết phải làm người tử tế". Hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu
suy nghĩ và những việc làm để rèn luyện bản thân thành người tử tế trong cuộc sống
hôm nay.
TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC HÂN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2018 - 2019 GIỮA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian : 90 phút

Câu 1: (4 điểm)
Dưới đây là lời của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong văn bản "Hoàng Lê
nhất thống chí - Hồi thứ 14".
(…) - Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đêm binh ra chống cự. Mưu đánh và
giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào? (Trích Ngữ văn 9 - tập 1)
a) Tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" thuộc thể loại nào? Do ai sáng tác?
b) Nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ nói lời đó với ai? Nói ở đâu? Qua
cách xưng hô em hiểu gì về nhân vật?
c) Xưng hô là một trong những cách thể hiện văn hóa giao tiếp. Hãy viết
một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về văn hóa
giao tiếp trong học sinh ngày nay.
Câu 2: (6 điểm)
Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du. Qua
Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện khả năng bậc thầy về nghệ thuật tả người.
a) Chép chính xác những câu thơ Nguyễn Du miêu tả bức chân dung Thúy
Kiều.
b) Những câu thơ em vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều?
Nêu vị trí của đoạn trích đó.
c) Em hiểu như thế nào về các từ ngữ: lầu, nghề riêng, ăn đứt có trong
đoạn thơ em vừa chép? Theo em, Nguyễn Du có dụng ý gì khi sử dụng những từ
ngữ này?
d) Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu để phân
tích đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn gián tiếp và một câu
ghép đẳng lập. (Gạch chân và chú thích rõ).

Chúc em làm bài tốt !


UBND QUẬN HOÀN KIẾM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2018 - 2019
Môn: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 13 tháng 12 năm 2018
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (5,0 điểm)


Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật được mở đầu bằng
hình ảnh thơ rất độc đáo:
"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Em hãy cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
2. Nhan đề bài thơ có gì khác lạ và có ý nghĩa như thế nào?
3. Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng?
4. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ
(khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phần II (5.0 điểm):
Cho đoạn trích sau:
"Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang
nhà họa sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.
Thế nào bác cũng thích vẽ hắn."
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, do ai sáng tác?
2. Nhân vật bác lái xe cho rằng người mình sắp giới thiệu là "một trong
những người cô độc nhất thế gian". Em có đồng ý với lời nhậ xét đó không, vì
sao?
3. Khi được trò chuyện với "một trong những người cô độc nhất thế gian",
nhà họa sĩ lại nghĩ: "Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của
Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những
con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
Coi câu văn được in nghiêng là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 12 câu
để tạo thành một đoạn văn trình bày theo cách lập luận tổng - phân - hợp, trong
đó có sử dụng một câu phủ định và một câu ghép (gạch chân, chú thích rõ).
-------------- Hết --------------
Ghi chú: Điểm phần I: 1. (0,5 điểm); 2. (1,0 điểm); 3. (1,5 điểm); 4. (2,0 điểm)
Điểm phần II: 1. (0,5 điểm); 2. (1,0 điểm); 3. (3,5 điểm);
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2018-2019
Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày: 11/12/2018
Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề kiểm tra gồm 01 trang)


Phần I (6 điểm)
Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):
“Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại :
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng
trong bếp nói vọng ra.
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.”
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017)
1. Đoạn trích trên năm trong tình huống nào truyện nào của tác phẩm ?
2. Câu nói của bé Thu: “Vô ăn cơm!” đã vi phạm phương châm hội thoại nào ?
3. Vì sao bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba” ? Việc bé Thu nhất quyết không chịu
nhận ba cho em hiểu gì về nhân vật này ?
4. Với những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo
phép lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm của ông Sáu với con khi ở căn cứ. Đoạn văn có
sử dụng một câu bị động (gạch chân và chú thích rõ).
Phần II (4 điểm)
Trong bài thơ về Tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật đã viết những câu thơi thật
ấn tượng :
- Không có kính, ừ thì có bụi
- Không có kính, ừ thì ướt áo
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
2. Việc lặp lại cụm từ “không có kính”, “ừ thì” trong những câu thơ trên có tác dụng
gì ?
3. Từ hiểu biết về tác phẩm và thực tế, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang
giấy trình bày suy nghĩ của em về nghị lực vượt khó của mỗi người trong cuộc sống.

----------Hết-----------

Lưu ý : Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm


Họ và tên học sinh....................................................Số báo danh....................................
UBND QUẬN HAI BÀ TRƯNG ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9
Thời gia: 90 Phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi gồm 01 trang
Chú ý: Thí sinh không làm bài trên giấy thi
PHẦN 1 (6 điểm):
Có những dòng thơ mang nhiều cảm xúc đã từng đồng hành cùng những người lính lái
xe trong kháng chiến chống Mỹ:
“Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già”
(Ngữ văn 9- tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam 2016)
Câu 1: Hãy chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
Câu 2: Trong hai khổ thơ em vừa hoàn thành, ngôn ngữ và giọng điệu thơ có gì đặc
biệt? Sự lựa chọn cách diễn đạt ấy của tác giả có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội
dung?
Câu 3: Em hay viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 10 đến 12 câu
phân tích hai khổ thơ trên để nêu rõ tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn
nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
Trong đoạn có sử dụng hợp lí một lời dẫn trực tiếp và một câu bị động (Gạch
chân dưới lời dẫn trực tiếp, câu bị động và chú thích).
Câu 4: Hãy tìm một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 mà em đã học cũng
viết về đề tài người lính. Ghi rõ tên văn bản, tên tác giả?
PHẦN II (4 điểm):
Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, người gặp được
chứng kiến một cuộc gặp gỡ thú vị:
“... Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa
đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
- Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt
một bó rõ to vào. Và có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không bít kỷ niệm thế nào cho thật
long trọng ngày hôm này, [...]
Người con trai nói to những điều đáng lẽ ra người ta chỉ nghĩ. Cũng là nhưng
điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay.”
Câu 1: Có ý kiến cho rằng việc lựa chọn ngôi kể, lời kể đã góp phần quan trọng làm
nên thành công của tác phẩm trên. Em đồng ý không ? Vì sao ?
Câu 2: Trong đoạn trích trên, vẻ đẹp nào của nhân vật anh thanh niên đã khiến “bác
già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay”?
Câu 3: Từ những cảm nhận về anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, em hãy
trình bày những suy nghĩ của mình về việc giao tiếp, ứng xử của giới trẻ hiện nay bằng
một đoan văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
----------Hết-----------
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên học sinh........................................................Số báo danh................................
PHÒNG GD & ĐT HOÀNG MAI ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT VÒNG 2
TRƯỜNG THCS HOÀNG LIỆT Môn: Ngữ văn 9 - Năm học 2018-2019
Thời gian: 90 phút
Ngày kiểm tra 26/11/2018
PHẦN I (7 điểm):
Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu có viết:
Quê hương anh nước mặt đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ ‘‘Đồng chí’’.
Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ có trong hai câu thơ trên. giải nghĩa và nêu tách dụng của
thành ngữ đó.
Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng
hợp làm nổi bật bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội ở khổ thơ dưới đây, trong đó
có sử dụng câu ghép và thán từ (gạch chân dưới câu ghép và thán từ).
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Câu 4: Trong một bài thờ khác mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn Trung học
cơ sở cũng có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh
‘‘Đầu súng trăng treo’’. Em hãy chép lại câu thơ đó và cho biết tên bài thơ, tên tác giả.
PHẦN II (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau :
‘‘Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta
tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một
cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng
ta ở đây cũng không phải là vô ích.’’
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
Câu 2: ‘‘Việc đó’’ mà tác giả nhắc tới ở đoạn văn trên là gì?
Câu 3: Để hướng tới một thế giới hòa bình, công bằng và tiến bộ thì tinh thần hợp tác
là vô cùng cần thiết. Từ những hiểu biết thực tế, hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu
trình bày suy nghĩ của em về tinh thần hợp tác trong cuộc sống?
----------------------Hết-------------------
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2018-2019 -Ngày thi: 12/12/2018
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra

Phần I (5.5 điểm): Cho cầu thơ sau trích trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt”
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Bếp lửa” .
2. Chép chính xác bảy câu thơ trước của câu thơ trên để hoàn thiện khổ thơ.
3. Nhận định về khổ thơ vửa chép, có ý kiến cho rằng: “ Chỉ với tám dong thơ
trong bài thơ “Bếp lửa” , Bằng Việt đã thể hiện những suy ngẫm sâu sắc của người cháu
về hình ảnh bà và bếp lửa”.
Bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 13 câu, phân tích khổ thơ em vừa chép để làm rõ nhận
định trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và trợ từ (chỉ rõ câu cảm thán và trợ từ)
4. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã gợi nhắc chúng ta về một đạo lí tốt đẹp
của dân tộc. Hãy chép một câu tục ngữ thể hiện đạo lí đó.
Phần II (4.5 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiên các yêu cầu:
...Họa sĩ nghĩa thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn
dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi buốc lên bậc thang bằng
đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai
ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang
tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ,
hồng phấn, tổ ong...ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ ,
cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một
người bạn đã quen thân, trao bó hoa cho người con gái và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn.
2. Chỉ rõ biện phát tu từ được sử dụng trong câu: “Sau gần hai ngày, qua ngót
bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc
cầu vồng kia, bỗng nhiên gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ
ong...ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ , cô chạy đến bên
người con trai đang cắt hoa.” và nêu tác dụng.
3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (theo cấu tạo ngữ pháp) của
câu văn sau: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó
hoa cho người con gái và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
4. Đoạn văn trích dẫn ở trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên- nhân
vật chính trong truyện? Nhận xét cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm và dụng ý nghệ
thuật của tác giả khi đặt tên như vây.
-----Hết-----
TRƯỜNG THSC ĐẶNG XÁ

ĐỀ THI THỬ
MÔN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2018-2019
THỜI GIAN: 120 PHÚT
(Ngày 09.11.2018)

Phần I: (3.5 điểm): Cho đoạn trích sau:


“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.
Đồng thời, chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được
sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng
phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành
khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”
Câu 1: Đoạn trích trên có trong văn bản nào?
Câu 2: Xét về mục đích nói, các câu sau thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của kiểu câu
đó trong việc thể hiện nội dung đoạn văn: “Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi,
thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình
thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng
tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”
Câu 3: Từ văn bản trên cũng những hiểu biết của bản thân, hãy trình bày suy nghĩ của
em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến sau: Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là một trong
những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.

Phần II: (6.5 điểm)


Câu 1: Ghi lại chính xác 6 câu thơ tiếp theo câu thơ: “Anh với tôi biết từng cơn ớn
lạnh” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
Câu 2: Cấu trúc song hành được sử dụng rất hiệu quả trong những dòng thơ trên. Em
hãy chỉ ra những biểu hiện của cấu trúc đó và nêu tác dụng của nó trong việc biểu đạt
nội dung ý nghĩa cũng như cảm xúc của đoạn trích.
Câu 3: Trong đoạn thơ trên, có những từ nào dùng theo nghĩa chuyển trong các từ sau:
áo, vai, quần, tay.
Câu 4: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) theo cách lập
luận Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một câu ghép để
làm rõ sự đồng cảm, chia sẻ của những người đồng đội.
Câu 5: Hình ảnh tay nắm lấy bàn tay khiến ta nghĩ đến hình ảnh tương tự trong một bài
thơ về đề tài người lính ở chương trình Ngữ văn 9. Hãy chép lại chính xác câu thơ có
hình ảnh đó?
-----Hết------
UBND QUẬN HOÀNG MAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:14 tháng 12 năm 2018
(Đề kiểm tra gồm 02 trang)
Phần I (4,0 điểm):
Trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã viết:
...Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối


Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 129, NXB Giáo dục 2014)
Câu 1(1 điểm): Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì nào ? Kể tên một
tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng sáng tác cùng thời kì đó.
Câu 2(1 điểm): Các từ vai, miệng, chân, tay, đầu trong đoạn thơ, từ nào được
dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ? Nghĩa nào được hình thành
theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ ?
Câu 3(2 điểm): Một cử chỉ giản dị tay nắm lấy bàn tay đã gợi tình yêu thương,
tiếp thêm sức mạnh để những người lính vượt qua khó khăn. Hãy viết một đoạn văn
nghị luận khoảng nửa trang giấy kiểm tra nêu lên suy nghĩ của em về sức mạnh của tình
yêu thương trong cuộc sống hôm nay.
Phần II (6.0 điểm):
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm
1970 của tác giả Nguyễn Thành Long, trong truyện có đoạn :
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao
xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không
nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công
việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì
ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?
Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 185, NXB Giáo dục 2014)
Câu 1 (1 điểm): Đọc đoạn văn, em hiểu anh thanh niên có quan niệm như thế
nào về công việc và về cách ứng xử với mọi người?
Câu 2 (1 điểm): Xác định hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn trên? Chỉ ra dấu
hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó.
Câu 3 (4 điểm): Cho câu văn: Qua truyên ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành
Long đã khắc họa thành công hình ảnh người lao động bình thường, mà tiêu biểu là
anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.
a. Phát hiện lỗi sai trong câu văn trên và sửa lại cho đúng.
b. Coi vâu văn vừa sửa là câu chủ đề, em hãy hoàn chỉnh đoạn văn diễn dịch
khoảng 12 câu. Trong đoạn có sử dụng hợp lí một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thàn
(gạch chân và chú thích rõ)
(Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD & ĐT BA ĐÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2018-2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 12/12/2018
(Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: (5 điểm) Những câu thơ cuối trong đoạn trích cảnh ngày xuân là bức tranh
thiên nhiên tươi đẹp, tinh khôi và đượm tình người.
Tà tà bóng ngả về tây
(Trích Cảnh ngày xuân - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Viết tiếp năm câu thơ nữa để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Giải thích nghĩa từ tiểu khê trong câu thơ Bước dần theo ngọn tiểu khê và cho
biết đã giải nghĩa từ đó bằng cách nào?
Câu 3: Ghi lại những từ láy trong đoạn thơ vừa chép.
Câu 4: Em hiểu thế nào là bút pháp tả cảnh ngụ tình? Hãy chỉ ra một chi tiết trong đoạn
thơ vừa chép cho thấy sự thành công của Nguyễn Du trong việc sử dụng bút pháp nghệ
thuật này.
Câu 5: Từ đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều) và những hiểu biết của bản thân,
em hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày
nay khi tham gia lễ hội.
Phần II: (5 điểm)
Đoạn văn sau đã khơi dậy trong lòng ta cảm nhận sâu sắc về những hi sinh, mất mát
trong chiến tranh:
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng,
con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người
đưa tay đón chờ. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn
anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại
đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía
trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run...
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu rõ hoàn cảnh sáng tác
của văn bản đó.
Câu 2 : Người kể chuyện ở đây là ai ? Cách chọn người kể chuyện ở đây có tác dụng gì ?
Câu 3 : Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân -hợp khoảng 8-10 câu để
làm rõ tình cảm của nhân vật ‘‘anh’’ được nói đến trong đoạn văn trên. Trong đoạn văn có
sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích).
---------------------Hết------------------
PHÒNG GD & ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I
TRƯỜNG THCS PHÚ ĐÔ NĂM HỌC: 2018-2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn kiểm tra: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề kiểm tra gồm 01 trang)
Phần I (6 điểm) :
Cho câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”
Câu 1: Hãy chép chính xác 11 dòng thơ tiếp theo để hoàn thành một đoạn trích từ văn bản
Chị em Thúy Kiều trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?
Câu 2: Tìm và phân tích tác dụng của bút pháp nghệ thuật cổ điển được sử dụng trong đoạn
thơ em vừa chép?
Câu 3: Từ “hôn” trong một câu thơ của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ
“buôn”, em giải thích ngắn gọ cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy sẽ làm ảnh hưởng thế nào
đến nghĩa câu thơ?
Câu 4: Từ câu chủ đề: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả tài
lẫn sắc”. Em hãy viết tiếp khoảng 12 câu để hoàn thành đoạn văn theo cách Tổng - Phân - Hợp
trong đoạn có sử dụng phép thế và câu bị động (chỉ rõ phép thế và câu bị động em sử dụng).
Phần II (4 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận, huyện, không
biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh
đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hay nên cùng ta đồng tâm
hiệp lực để dựng nên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác
ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”
(Trích “Hồi thứ 14” Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái).
Câu 1: Viết một câu ghép nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Ghị lại cụ thể những điều nhà vua muốn nói trước khi xung trận? Những lời đó có
tác dụng như thế nào với binh sĩ?
Câu 3: Từ đoạn trích trên, kết hợp những hiểu biết về truyền thống đấu tranh của dân tộc.
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của thế hệ trẻ hiện nay trong việc xây dựng
và bảo vệ đất nước bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
----------Hết-----------
Họ và tên học sinh..................................................Số báo danh.....................................
UBND QUẬN HOÀNG MAI ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN - PHẦN VĂN
TRƯỜNG THCS TÂN MAI LỚP 9 - TIẾT 32 - ĐỀ 2
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày kiểm tra: 15 tháng 10 năm 2018
(Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra)

I. Trắc nghiệm (1.5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn
đáp án đúng nhất cho mỗi câu dưới đây:
"... Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính
sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể dduoir được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng
là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo
mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc
cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. (...) Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà
nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?".
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - tập 1 - trang 67)
Câu 1: Đoạn văn trên có trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
A. Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Thì Chi).
B. Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Thì Du).
C. Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô văn gia phái).
D. Hoàng Lê nhất thống chí (Nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô).
Câu 2: Tác phẩm chứa đoạn văn trên thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết. B. Chí. C. Tùy bút D. Truyện ngắn.
Câu 3: Nhân vật xưng "ta" trong đoạn văn trên là ai?
A. Quang Trung B. Ngô Thì Nhậm. C. Nguyễn Thiếp. D. Ngô Văn Sở.
Câu 4: Nhân vật xưng "ta" nói những lời nói trên ở đâu?
A. Phú Xuân. B. Vùng núi Tam Điệp. C. Nghệ An. D. Thăng Long
Câu 5: Trong đoạn văn trên, nhân vật "ta" muốn nói tới điều gì?
A. Nói về âm mưu báo thù của nhà Thanh.
B. Nói về kế sách đánh giặc đã được tính sẵn.
C. Bàn kế sách ngoại giao với nhà Thanh sau khi chiến thắng.
D. Bàn về thời gian có thể đánh đuổi được nhà Thanh.
Câu 6: Em hiểu nghĩa của từ "phương lược" trong đoạn văn trên là gì?
A. Phương hướng chiến lược. C. Chiến lược.
B. Phương hướng. D. Cách thức tiến hành.
II. Tự luận (8,5 điểm): Trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân", Nguyễn Du có viết:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - tập 1 - trang 85)
Câu 1. Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" có trong tác phẩm nào? Tên gọi ban
đầu của tác phẩm đó là gì? Ý nghĩa của tên gọi đó?
Câu 2. Nhận xét về ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du trong đoạn thơ trên, có
ý kiến cho rằng:
- Ý kiến 1: Ngòi bút của Nguyễn Du thiên về cảnh hội.
- Ý kiến 2: Ngòi bút của Nguyễn Du thiên về cảnh lễ.
Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Câu 3. Bằng một đoạn văn quy nạp từ 10 - 12 câu, em hãy nêu cảm nhận về
đoạn thơ trích dẫn ở trên. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và một câu chứa
lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích rõ dưới câu bị động và dưới lời dẫn trực tiếp).
Câu 4. Đi thăm viếng mộ người thân trong tiết Thanh minh cũng là nét đẹp
văn hóa thể hiện lòng biết ơn. Bằng mấy câu văn liền nhau, em hãy nêu suy ngẫm
của mình về lòng biết ơn.

(Giáo viên trông kiểm tra không giải thích gì thêm)


UBND HUYỆN THANH TRÌ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2018 - 2019
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MÔN: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 12/12/2018

Phần I (4 điểm)
Trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", Phạm Tiến Duật viết:
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Câu 1: Câu thơ trên giúp em nhớ tới câu thơ nào trong một tác phẩm thơ
khác thuộc chương trình Ngữ văn 9? (Chép chính xác câu thơ đó và nêu rõ tên
tác phẩm, tác giả).
Câu 2: Từ hành động "bắt tay qua cửa kính vỡ rồi", em hiểu gì về vẻ đẹp
của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn?
Câu 3: Dựa vào những trải nghiệm văn học và thực tế, hãy trình bày
(khoảng 2/3 trang giấy thi) suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia.
Phần II (6 điểm)
Nhân vật anh thanh niên xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa
Pa" của Nguyễn Thành Long thật ấn tượng:
"Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang
nhà họa sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô đọc nhất thế gian.
Thế nào bác cũng thích vẽ hắn".
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
Câu 2: Giải thích ý nghĩa của từ "cô độc". Theo em, nhân vật anh thanh
niên trong tác phẩm có phải người "cô độc" không? Vì sao?
Câu 3: Một trong những lí do khiến bác lái xe khẳng định với ông họa sĩ:
"Thế nào bác cũng thích vẽ hắn" chính bởi tình yêu công việc của anh thanh
niên. Bằng một đoạn văn nghị luận tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy làm
rõ điều đó. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và một cụm tính từ. (Gạch
chân dưới câu cảm thán và cụm tính từ được sử dụng).
Chúc các em làm bài tốt!
Trường THCS Phan Chu Trinh ĐỂ KHẢO SÁT THÁNG 9/2018
Năm học 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian: 90 phút)

Phần I (5 điểm)
Một văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 có viết:
"Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có
gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả
quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất
phát của nó."
Câu 1/ Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2/ "Một biện pháp" mà tác giả đề cập đến trong câu văn trên là sự việc
gì?
Câu 3/ Tại sao tác giả lại cho rằng "trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào
vì đã phát minh ra" biện pháp ấy? Em hiểu thế nào về thái độ của tác giả đối với
sự việc trên?
Câu 4/ Đất nước Việt Nam chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến
tranh đầy khốc liệt và đau thương. Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh
niên đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức
xã hội, em hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
Phần II (5,5 điểm)
Trong văn bản "Chị em Thúy Kiều" (trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
có hai câu thơ:
"Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"

"Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
Câu 1/ Mỗi câu thơ trên nói về nhân vật nào?
Câu 2/ Cả hai câu thơ cùng sử dụng một bút pháp nghệ thuật đặc trưng
trong thơ ca trung đại. Đó là nghệ thuật gì? Em hiểu như thế nào về bút pháp nghệ
thuật ấy?
Câu 3/ Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Chỉ rõ dấu hiệu nhận diện những biện pháp tu từ ấy.
Câu 4/ Cho câu chủ đề sau: "Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có sắc đẹp sắc
sảo, mặn mà cả tài lẫn sắc."
Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo
cách lập luận diễn dịch. Trong đoạn sử dụng hợp lý cách dẫn trực tiếp và ít nhất
là một câu ghép (gạch chân và chú thích các yếu tố ấy).
------------- Hết -------------

Phần I (4,5đ): Câu 1: 0,5 điểm; Câu 2: 0,5 điểm; Câu 3: 1 điểm; Câu 4: 2,5 điểm
Phần II (5,5đ): Câu 1: 0,5 điểm; Câu 2: 0,5 điểm; Câu 3: 1 điểm; Câu 4: 3,5 điểm
TRƯỜNG THCS TRƯNG NHỊ
NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút
Ngày kiểm tra: 10/11/2018
Phần I (4 điểm)
Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện
thật cảm động tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Dưới đây
là một đoạn trích trong truyện:
"Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trối lại điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi
và nhìn tôi một lúc lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho
đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi."
Câu 1: Cụm từ "nhắm mắt đi xuôi" có nghĩa là gì? Sử dụng cách diễn đạt này, nhà
văn đã vận dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ trên.
Câu 2: Chi tiết "chiếc lược ngà" có vai trò như thế nào trong truyện?
Câu 3: Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang
giấy thi để nêu suy nghĩ về ý nghĩa của tình cảm cha con trong cuộc sống.
Phần II (6 điểm)
Một bạn học sinh chép khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) như
sau:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Vầng trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Câu 1: Bạn đã mắc những lỗi nào khi chép thơ? Những lỗi ấy ảnh hưởng như thế
nào đến nội dung bài thơ?
Câu 2: Chi tiết "hồi chiến tranh ở rừng/ vầng trăng thành tri kỉ" gợi em nhớ tới bài
thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở? Ghi rõ tên tác giả và
hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó.
Câu 3: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu phân tích khổ cuối bài thơ "Ánh
trăng" (Nguyễn Duy) để thấy được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và
chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm.
Trong đoạn có sử dụng và chỉ rõ lời dẫn gián tiếp, câu mở rộng thành phần
bằng cụm chú - vị (gạch chân, chú thích rõ ở cuối đoạn).
TRƯỜNG THCS TRƯNG NHỊ
NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
(Thời gian: 90 phút)
Ngày kiểm tra: 16 tháng 10 năm 2018
Phần I (3 điểm)
Hồi thứ mười bốn "Hoàng Lê nhất thống chí" (Ngô gia văn phái) đã ghi lại
lời của vua Quang Trung với quân lính tại Nghệ An trong buổi duyệt binh:
.... "Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết
chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam
phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta,
bụng dạ ắt khác.".
(Sách Ngữ văn 9 - Tập I)
Câu 1: Hãy giải thích ý nghĩa của hình ảnh "đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ
ràng" trong đoạn trích trên.
Câu 2: Lời phủ dụ của Quang Trung gợi nhớ tới văn bản nào trong chương trình
Ngữ văn lớp 8? Ghi rõ tên tác giả?
Câu 3: Vì sao có thể nói qua lời phủ dụ, ta nhận ra trí tuệ sáng suốt nhạy bén của
Quang Trung - Nguyễn Huệ? Em hãy lí giải bằng đoạn văn 8 - 10 câu.
Phần II (7 điểm)
Trong "Cảnh ngày xuân" (trích "Truyện Kiều", Nguyễn Du viết:
"Thanh minh trong tiết tháng ba"
Câu 1: Chép chính xác những câu thơ tiếp nối để hoàn thành đoạn thơ 8 câu.
Câu 2: Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chứng minh rằng những biến động
của thời đại, cuộc đời, con người Nguyễn Du đã góp phần quan trọng làm nên giá
trị đặc sắc của "Truyện Kiều".
Câu 3: Hãy so sánh hai bức tranh thiên nhiên trong bốn câu đầu và sáu câu cuối
đoạn trích "Cảnh ngày xuân". (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn)
Câu 4: Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 10 - 12 câu, em hãy trình bày cảm nhận
về khung cảnh lễ hội thanh minh trong đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn có sử dụng
lời dẫn gián tiếp và câu ghép. (Gạch chân lời dẫn gián tiếp và câu ghép, chú thích ở
cuối đoạn văn).
Chúc em làm bài tốt!
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI THỬ THÁNG 10
Năm học 2018 - 2019 Môn: NGỮ VĂN 9
------------- Thời gian: 90 phút
---------------------

PHẦN I (6 điểm)
Cho đoạn văn sau:
- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính
sẵn. chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là
nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo
mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc
cho dân, nỡ nào mà làm như vậy, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm
được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ
nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng ?
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục - 2005, tr. 67)
Câu 1 (1,5 điểm): Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Tóm
tắt nội dung văn bản có chứa đoạn thoại trên bằng những câu thơ thể hiện đặc
điểm của thể loại tiểu thuyết lịch sử.
Câu 2 (0,5 điểm): Xét về mục đích nói câu văn cuối cùng trong đoạn trích thuộc
kiểu câu gì? Nêu tác dụng?
Câu 3 (3,5 điểm): Hãy viết một đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp (khoảng
12 câu) nêu cảm nhận của em về hình tượng hoàng đế - anh hùng dân tộc Quang
Trung được khắc họ trong đoạn văn bản trên. Trong đoạn có sử dụng một câu
ghép và một câu cảm thán (Gạch chân, chỉ rõ).
Câu 4 (0,5 điểm): Hãy kể tên hai tác phẩm hoặc trích đoạn văn học trung đại
trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở viết về chủ đề chống giặc ngoại xâm
của dân tộc ta.
Phần II (4 điểm)
Cho đoạn trích:
"Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng
ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có
vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra
thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích"
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2013)
1. Đoạn trích đã cho nằm trong văn bản nào? Của tác giả nào? Cho biết kiểu văn bản?
2. Trong đoạn trích có câu "Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó,..." ,
hãy cho biết "chúng ta đến đây" là đến đâu? "Chống lại việc đó" là chống lại việc
gì ?
3. Loài người đang rất tích cực trong việc xây dựng một cuộc sống hòa bình. Phải
chăng tiêu chí ấy sẽ đạt được khi con người biết ứng xử hòa nhã, bao dung? Vậy
nhưng trong thực tế có những người lại nóng vội, hành xử bằng bạo lực. Em hãy
viết đoạn văn dài khoảng 1/2 trang giấy thi để nêu suy nghĩ của em về hiện tượng
bạo lực học đường hiện nay.
------------ Học sinh không làm bài vào đề thi ---------------
PGD & ĐT BẮC TỪ LIÊM ĐỀ HỌC KÌ NĂM HỌC 2018 - 2019

Phần I (6 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh


kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Câu 1 (1 điểm). Đoạn thơ được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn
cảnh sáng tác của bài thơ đó?
Câu 2 (1 điểm). Từ "mặt" nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ "mặt nào được dùng
theo nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu 3 (1 điểm). Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng,
tác giả đã viết "vầng trăm tròn"; trong đoạn thơ này, một lần nữa nhà thơ lại viết
"Trăng cứ tròn vành vạnh". Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì?
Câu 4 (3 điểm). Hãy viết đoạn văn TPH khoảng 12 câu thể hiện chiều sâu tư
tưởng mang tính triết lý qua khổ cuối của bài thơ. Đoạn văn sử dụng lời dẫn trực
tiếp và 1 câu cảm thán (gạch chân, chú thích).

Phần II (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
… Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ:
- Cháu ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một
cây lược.
Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:
- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! - Nó nói trong tiếc nấc, vừa nói
vừa từ từ tụt xuống.
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
Câu 1 (0,5 điểm). Nhân vật nó trong đoạn văn trên là ai?
Câu 2 (1 điểm). Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích trên nằm ở tình huống
nào? Ý nghĩa của tình huống đó là gì?
Câu 3 (0,5 điểm). Xét về mục đích nói, câu "Ba ua cho con một cây lược nghe
ba!" thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?
Câu 4 (2 điểm). Từ văn bản Chiếc lược ngà và hiểu biết xã hội, viết đoạn văn
trình bày suy nghĩ về tình cảm gia đình trong xã hội hiện nay.
UBND QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: Ngữ Văn 9
Ngày kiểm tra: 11/12/2018
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (4,5 điểm). Trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", Phạm Tiến Duật
đã viết thật xúc động:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
2. Câu thơ "Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy" giúp em cảm nhận được điều
gì về tình cảm giữa những người chiến sĩ lái xe? Trong một tác phẩm thơ khác thuộc
chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu nhắc đến một cái "chung" rất xúc động. Hãy chép
chính xác câu thơ đó và cho biết tên tác phẩm, tác giả.
3. Trong khổ thơ đã cho, hình ảnh "trời xanh" được hiểu là một ẩn dụ để chỉ niềm
lạc quan và ước mơ, hi vọng. Dựa vào hiểu biết về tác phẩm và trải nghiệm cuộc sống,
em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề: "Hãy luôn ấp
ủ ước mơ, hi vọng!"
Phần II (5,5 điểm). Trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn
Quang Sáng, những dòng viết về cảnh ông Sáu làm chiếc lược ngà cho bé Thu đã để lại
ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc:
"Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc
ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa
nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược,
thận trọng, tỷ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh
làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được
một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một
tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc
dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng chữ
nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu, con của ba".
1. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu: "Yêu nhớ tặng
Thu con của ba".
2. "Quay trở lại chiến khu, anh Sáu đã làm chiếc lược ngà cho con với tất cả tình
yêu, nỗi nhớ và cả sự ân hận vì đã đánh con". Em hãy triển khai câu chủ đề này thành
một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và một
thán từ. (Gạch chân dưới câu hỏi tu từ và thán từ được sử dụng).
3. Sau khi học xong tác phẩm "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng), cô giáo
tổ chức chuyên mục "Điều em muốn nói" để giúp học sinh bày tỏ tình cảm của mình
với người cha thân thương qua một câu văn ý nghĩa nhất. Em sẽ viết như thế nào?

- HẾT -

You might also like