You are on page 1of 10

CÂU HỎI ÔN TẬP ĐOẠN TRÍCH: CHỊ EM THÚY KIỀU

Bài 1: Cho câu thơ sau:


                                          “Đầu lòng hai ả tố nga”
1. Hãy chép chính xác ba câu thơ tiếp theo và cho biết nội dung chủ yếu của 4 câu thơ trên.
2. Để giới thiệu về vẻ đẹp của nhân vật, tác giả đã sử dụng 1 thành ngữ. Em hãy chỉ rõ
thành ngữ đó và nêu tác dụng.
3. Viết đoạn văn 10 câu theo cách lập luận quy nạp phân tích nội dung 4 câu thơ trên, trong
đó có 1 câu bị động và 1 phép thế.
Bài 2
1. Một đoạn trích trong sách Ngữ văn 9 – tập 1, có câu: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”.
a. Hãy chép lại 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
b. Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào, do ai sáng tác? Kể tên nhân vật được nói
đến trong đoạn thơ.
2.  Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em
hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa
câu thơ.
3. Tìm và giải thích ý nghĩa một thành ngữ mà tác gỉ sử dụng trong đoạn thơ
4. Hãy chỉ rõ nghệ thuật của bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc và sự sáng tạo của
Nguyễn Du trong hai câu thơ miêu tả vẻ đẹp ngoại hình nhân vật Thúy Kiều
Bài 3: Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào?
“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
1. Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy
có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật?
2. Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả tài lẫn
sắc”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách Tổng hợp – Phân
tích - Tổng hợp. Trong đoạn có 1 câu ghép và 1 cụm danh từ (gạch chân).
Bài 4: Nhận xét về đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” (Trích: “Truyện Kiều”) có ý kiến cho
rằng: “ Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không những xây dựng lên hai chân dung “Mỗi
người một vẻ mười phân vẹn mười” mà dường như còn nói được cả tính cách, thân phận…
toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng”
Em hãy phân tích đoạn trích: “Chị em Thuý Kiều” để làm sáng tỏ ý kiến trên?
Bài 5: Từ đoạn trích “ Chị em Thúy kiều” và hiểu biết xã hôi, em hãy trình bày suy nghĩ của
em về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội ngày nay bằng một đoạn văn khoảng 1 trang giấy
thi

1
CÂU HỎI ÔN TẬP ĐOẠN TRÍCH: CẢNH NGÀY XUÂN
Bài 1: Cho câu thơ: Ngày xuân con én đưa thoi.
1. Chép 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh đoạn thơ!
2. Giải thích nghĩa của từ “xuân”, “thiều quang” trong những câu thơ trên!
3. Hình ảnh “con én đưa thoi” trong đoạn thơ trên có thể hiểu như thế nào? Nói như vậy là dùng
phép tu từ nào? Trong chương trình ngữ văn lớp 9 cũng có một bài thơ sử dụng hình ảnh “ thoi”. Em
hãy chép lại câu thơ đó & ghi rõ tên tác giả, tác phẩm? Nghĩa chung hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ
này là gì?
4. Ghi lại hai câu thơ khác cũng có nhắc đến từ “xuân” trong đó một câu có từ “xuân” được dùng
giống như nghĩa của câu trên, một từ “xuân” được dùng khác nghĩa của câu trên. Giải thích sự giống
và khác nhau đó.
5. Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ
thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên như thế nào? Trong chương
trình ngữ văn lớp 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên
mùa xuân. Em hãy chép lại câu thơ đó & ghi rõ tên tác phẩm, tác giả? So sánh cách sử dụng phép đảo
ngữ của tác giả trong cả hai bài thơ?
6. Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu phân tích đoạn thơ trên. Trong đoạn có dùng câu
câu có thành phần phụ chú và phép nối để liên kết. (Gạch chân dưới câu có thành phần phụ chú và từ
ngữ dùng làm phép nối)
Bài 2: Cho câu thơ: Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
1. Chép sáu câu thơ tiếp để hoàn chỉnh đoạn thơ!
2. Trật tự sắp xếp các từ ngữ trong câu: “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
Có gì đặc biệt? Có thể sắp xếp lại hay không? Vì sao?
3. Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn có
sử dụng 1 câu bị động và phép thế để liên kết (Gạch chân dưới câu bị động và từ ngữ dùng làm phép
thế.)
Bài 3: Cho câu thơ: Tà tà bóng ngả về tây ,
1. Chép 5 câu tiếp để hoàn chỉnh đoạn thơ!
2. Đoạn thơ em vừa chép có xuất xứ từ đâu? Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả của đoạn thơ đó?
3. Đây là câu mở đầu của 1 đoạn văn nghị luận: “Qua đoạn thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp của
bức tranh thiên nhiên mà còn phản ánh thế giới nội tâm của con người”
Em hãy cho biết:
a. Chỉ ra lỗi sai của câu văn trên? Có thể sửa câu văn trên theo mấy cách?
b. Lấy câu trên làm câu chủ đề, hãy viết đoạn văn theo cách tổng phân hợp khoảng 12 câu làm
rõ câu chủ đề trên. Trong đoạn có sử dụng câu hỏi tu từ và phép lặp để liên kết. (Gạch chân dưới câu
hỏi tu từ và phép lặp.)
4, Trong chương trình Ngữ văn THCS em đã từng học bài thơ nào thời kì trung đại cũng sử dụng
bút pháp tả cảnh ngụ tình? (Nêu tên bài thơ và tác giả)
Bài 4: Từ đoạn thơ trên trên cùng hiể biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em về tuổi xuân của mỗi
con người. (Trình bày thành đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi. Trong đó có sử dụng phép thế và phép
lặp để liên kết câu. Lưu ý: gạch chân và chú thích.)
Bài 5: Hai chị em Kiều đã có một buổi du xuân tràn đầy niềm vui. Qua đó, em hãy trình bày suy
nghĩ về những thú vui chơi lành mạnh của tuổi trẻ hiện nay.( trình bày thành bài văn ngắn khoảng
một trang giấy thi. Trong bài có sử dụng phép nối để liên kết các đoạn văn. Lưu ý: gạch chân và chú
thích.
2
CÂU HỎI ÔN TẬP ĐOẠN TRÍCH: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Bài 1: a, Hãy chép nguyên văn 6 câu thơ đầu của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích
“Truyện Kiều” - Nguyễn Du).
b, Ở phần đầu của “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã diễn tả chị em Thúy Kiều được hưởng một nền
giáo dục nề nếp, gia giáo qua câu thơ: “Một nền Đổng Tước khóa xuân hai kiều”.
Nhưng khi Thúy Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích thì nhà thơ lại viết:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”
Theo em từ “khóa xuân” ở hai câu thơ trên có giống nhau không? Em hãy giải thích ngắn gọn.
c. Từ “Bẽ bàng” diễn tả tâm trạng gì của nhân vật? Vì sao nhân vật lại có tâm trạng đó?
d. Có ý kiến cho rằng 6 câu thơ đầu của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích “Truyện Kiều” -
Nguyễn Du) đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh đẹp nhưng thấm đượm nỗi buồn da diết. Hãy chứng
minh bằng một đoạn văn tổng phân hợp 12 câu. Trong đọan văn có sử dụng một phép liệt kê và một
phép liên kết câu.
d. Hình ảnh vầng trăng cũng được nhắc đến trong 2 bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9.
Hãy nêu tên tác phẩm đó (và tên tác giả của bài thơ) và chép lại một câu thơ có hình ảnh vẩng trăng ở
bài thơ đó.
Bài 2: Một trong những trích đoạn của “Truyện Kiều” (SGK Ngữ văn 9) có câu “Tưởng người dưới
nguyệt chén đồng”, “Xót người tựa cửa hôm mai”.
a. Những câu thơ trên thuộc đoạn trích nào? Nêu vị trí đoạn trích.
b. Phân tích cái hay của từ “Tưởng” trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật.
c. “Tấm son” đặt trong câu thơ này được hiểu như thế nào? Việc đặt hai chữ “gột rửa” bên cạnh hai
chữ “tấm son” cho thấy nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
d. “Người tựa cửa hôm mai” được nói đến trong đoạn thơ là ai? Những suy nghĩ của Thúy Kiều về
người đó thể hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn nàng?
e. Viết đoạn văn theo kiểu lập luận diễn dịch 12 câu (trong đoạn văn có sử dụng một cụm động từ
và thành phần tình thái) phân tích vẻ đẹp của nhân vật trong đoạn thơ:
“ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
… Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.
Bài 3 : Ca dao xưa có câu: Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?

1, Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích cũng có những câu thơ chứa từ “Buồn trông”. Chép
chính xác những câu thơ đó
2, Trong đoạn thơ em vừa chép điệp từ “Buồn trông” được lặp lại mấy lần? Cách sử dụng điệp từ
đó có tác dụng gì trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật?
3, Dựa vào đoạn thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận T-P-
H làm rõ nỗi buồn lo của Thúy Kiều trong cảnh ngộ bi thương đã được gửi vào bức tranh cảnh vật
chiều hôm nơi lầu Ngưng Bích, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và thành phần khởi ngữ (gạch
chân và chú thích rõ).
4, Kể tên một tác phẩm khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về số phận
người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa và ghi rõ tên tác giả.

3
Bài 4: Từ tấm lòng của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng và cha mẹ trong đoạn trích “Kiều ở lầu
Ngưng Bích” và những hiểu biết xã hội, em hãy viết bài văn khoảng một trang giấy thi nêu suy nghĩ
của em về đức hi sinh.
Bài 5: Từ nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích và những hiểu biết xã hội, em hãy
nêu suy nghĩ của em về chữ hiếu. Bài viết trình bày dưới dạng đoạn văn khoảng một trang giấy thi.

CÂU HỎI ÔN TẬP VB: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Nguyễn Dữ
Bài 1: Cho đoạn trích:
“Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả
thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau lại có đến hơn năm
mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: 
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng,
thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. 
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”
1/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả?
2/ Đoạn văn trên nằm ở phần nào của tác phẩm? Kể lại sự việc gì?
3/ Đây là đoạn văn chứa đặc điểm của truyện truyền kì. Hãy chỉ ra yếu tố thể hiện rõ
đặc điểm đó. Và cho biết ý nghĩa của những yếu tố đó trong việc thể hiện giá trị nội dung của
tác phẩm?
4/ Hãy chỉ rõ một lời thoại có trong đoạn văn trên ? Em hãy phân tích ngắn gọn ý nghĩa của
lời thoại đó?
Bài 2:
Trong bài thơ “ Lại bài viếng Vũ Thị” của vua Lê Thánh Tông có câu kết:
“ Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng”?
1/ Em có đồng ý với ý kiến của tác giả không?
2/ Viết một đoạn văn diễn dịch (8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Trương Sinh.
Trong đoạn văn có sử dụng phép thế, câu ghép (Gạch chân, ghi rõ chú thích)
Bài 3: Cho đoạn văn sau: “… Sinh dỗ dành:
- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia
chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ
Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”
1/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày bối cảnh lịch sử khi tác
giả sáng tác tác phẩm?
2/ Bằng hiểu biết về nội dung của tác phẩm, em hãy giải thích rõ vì sao bé Đản ngạc nhiên
khi biết Trương Sinh là cha mình?
3/ Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) theo cách T-P-H , nêu cảm nhận của em về chi tiết chiếc
bóng. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái, phép lặp. (Gạch chân, ghi rõ chú thích)

4
4/ Kể tên một tác phẩm khác của chương trình Ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha
vì chiến tranh mà chia cách khi trở về con không nhận ra cha. Nêu tên tác giả.
Bài 4: Đọc đoạn văn:
“- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở
về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó
liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre
chưa có, mà mùa dưa chin quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng
soi thành cũ ,lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm
tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay
bổng.”
( Trích “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ)
1/ Đoạn văn trên là lời đối thoại hay độc thoại? Vì sao?
2/ Giải thích nghĩa từ “ấn phong hầu”, “áo gấm”?
3/ Tìm câu rút gọn trong đoạn văn trên?
4/ Có ý kiến cho rằng “Chỉ qua lời nói tiễn chồng, ta đã thấy được tấm lòng của một người
vợ yêu thương chồng tha thiết”. Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 15 câu phân tích đoạn
văn trên để làm sáng tỏ ý kiến đó. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và phép
thế để liên kết (Gạch dưới thành phần khởi ngữ và từ ngữ dùng làm phép thế).
Bài 5: Kết thúc tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”, khi kể về việc ở dưới thủy
cung, Nguyễn Dữ đã kể việc Vũ Nương khóc khi nghe Phan Lang khuyên trở về:
“ Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng,
ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy,tôi tất phải tìm về có ngày”.
1/ “Chuyện người con gái Nam Xương” được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Giải thích
nhan đề tác phẩm đó?
2/ Em hiểu hàm ý trong câu nói của Vũ Nương “ Vả chăng ,ngựa Hồ gầm gió bắc, chim
Việt đậu cành nam” như thế nào?
3/ Lời nói của Vũ Nương trong đoạn văn trên cùng với sự trở về của nàng đã cho em hiểu
thêm những nét đẹp gì trong phẩm chất của nàng?
4/ Dù đã trở về trên chiếc kiệu hoa lộng lẫy,vậy mà cuối cùng, Vũ Nương vẫn nói nói với
Trương Sinh: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Em rút ra được
ý nghĩa gì qua cách tác giả kết thúc truyện như vậy?
Bài 6: Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
“…Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối,
chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã
nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.
Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp…”.
(SGK Ngữ Văn 9 – Tập 1)
1/ Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
2/ Giải thích nghĩa cụm từ “một tiết” trong đoạn văn trên.
3/ Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào? Qua đoạn trích đó, em hiểu
thêm gì về nhân vật nói lời thoại trên?
4/ Từ tác phẩm chứa đoạn trích trên và hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn khoảng 15
câu nêu suy nghĩ của em về người phụ nữ Việt Nam.
5
Bài 7: Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu tiếp đó:
“ – Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu
nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch
gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm có Ngu mĩ. Nhược bằng lòng
chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ
và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 1)
1/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Viết đoạn văn khoảng 5 câu giới thiệu về tác giả của
văn bản đó ?
2/ Lời trong đoạn văn là của nhân vật nào? Nói trong hoàn cảnh nào?
3/ Đoạn văn trên là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm?
4/ Hãy viết đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp khoảng 10 câu
nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương qua lời thoại trên. Trong đoạn văn có sử dụng
câu có thành phần phụ chú, phép nối (Gạch chân, ghi rõ chú thích)
Bài 8: Cho đoạn văn sau:
“… - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi
trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng
cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia
nữa.”
(Trích “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ)
1/ Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Dữ và nêu xuất xứ văn bản “Chuyện người con
gái Nam Xương”
2/ Giải thích ý nghĩa của từ “nghi gia nghi thất” trong đoạn trích. Từ đó, em thấy được ước
mơ gì của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
3/ Việc dùng cấu trúc: “Nay đã… đâu còn…” của tác giả trong lời thoại trên nhằm diễn tả
điều gì? “Núi Vọng Phu” gợi em liên tưởng tới hình ảnh nào trong truyện cổ dân gian?
4/ Từ tấm lòng thủy chung của Vũ Nương dành cho chồng, em hãy viết đoạn văn (không
quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sự thủy chung – một trong những phẩm
chất tiêu biểu làm nên vẻ đẹp rạng ngời của người phụ nữ Việt Nam.
Bài 9: Cho câu văn : “ Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con
cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
(Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)
1/ Câu văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?
2/ Cụm từ “ xanh kia” có nghĩa là gì, sử dụng biện pháp tu từ nào?
3/ Câu văn trên thể hiện vẻ đẹp gì ở Vũ Nương. Hãy viết lại nội dung ấy bằng một câu trần
thuật đơn có từ “ là”
4/ Từ nhân vật Vũ Nương và những hiểu biết xã hội, hãy viết bài văn nghị luận khoảng 1
trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo trong cuộc sống ngày nay.

6
CÂU HỎI ÔN TẬP VB: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Bài 1: Cho đoạn văn sau:
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân... thì ta có gì sợ chúng”
(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Nhóm Ngô gia văn phái)
1. Đoạn trích trên là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
2. Trong câu: Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính
sẵn”, nhân vật “ta” thực hiện kiểu hành động nói nào? Hành động nói đó được thực hiện theo
kiểu trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao em lại khẳng định như vậy?
3. Hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về
nhân vật “ta” được thể hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động
và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ câu bị động, phương tiện liên kết thuộc
phép nối)
4. Lời nói: “... không phải phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy?” gợi cho em nhớ tới
hai câu văn nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (“Bình Ngô đại cáo” - Nguyễn Trãi)
Bài 2: Trong hồi thứ 14 tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”, tác giả viết:
Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng:
Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn
đến ngày mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ đấy,
đừng cho ta là nói khoác!
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014)
1. Trước khi đem quân ra Bắc, nhà vua hẹn với các tướng đến ngày mùng 7 mở tiệc ăn
mừng ở thành Thăng Long song thực tế còn đến thành sớm hơn hai ngày. Điều đó cho thấy
Quang Trung là người như thế nào? Ngoài phẩm chất ấy, trong hồi thứ 14 của tác phẩm, ông
còn có những phẩm chất, vẻ đẹp nào nữa?
2. Tài năng, phẩm chất, hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận của vua Quang Trung khiến
chúng ta liên tưởng đến một vị đại tướng. Đó là ai? Hãy trình bày hiểu biết ngắn gọn của em
về ông.
Bài 3: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới
“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy... Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương
năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn
ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta
không nói trước!”
(Nhóm Ngô gia văn phái, “Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngữ văn 9, tập một)
1. Những lời nói trên là của nhân vật nào trong tác phẩm? Nói ra ở đâu? Trong hoàn cảnh
nào?
7
2. Nhà vua nói: “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia
nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì?
3. Hai câu cuối của đoạn văn thể hiện nội dung gì? Những câu văn ấy khiến em liên tưởng
đến những lời văn trong văn bản trung đại nào đã học? Do ai viết?
4. Qua đoạn trích, em thấy nhân vật hiện lên với những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn suy
nghĩ của em về những phẩm chất ấy.
5. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình
bằng một đoạn văn (Khoảng 1 trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ đang ngày
đêm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Bài 4: Sách giáo khoa lớp 9, tập 1 viết: “Có thể xem cuốn “Hoàng Lê Nhất thống chí” là
một cuốn tiểu thuyết lịch sử”.
1. Em hãy giải thích nhan đề “Hoàng Lê Nhất thống chí”?
2. Theo em có thể gọi “Hoàng Lê Nhất thống chí” là tiểu thuyết lịch sử vì lí do gì?
3. Em hãy trình bày ngắn gọn về nhận định: “Các tác giả của tác phẩm “Hoàng Lê Nhất
thống chí” vốn là những trí thức trung quân rất có cảm tình với nhà Lê nhưng lại xây dựng
được hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung tuyệt đẹp”. Vì sao vậy?
Bài 5: “Hoàng Lê Nhất thống chí” (hồi thứ 14) kết thúc bằng cảnh thảm hại của quân tướng
nhà Thanh: “…Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo
giáp, dẫn bọn kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân
sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy
nhau rơi xuống mà chết rất nhiều…”
1. Chép lại các câu văn sau sau khi đã sửa hết các lỗi sai: “Hoàng Lê Nhất thống chí” là
một tác phẩm viết bằng chữ Nôm, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội
phong kiến Việt Nam vào khoảng ba mươi năm cuối thế kỷ XIX và mấy năm đầu thế kỷ XX”.
2. Bằng một đoạn văn khoảng một trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về
truyền thống vẻ vang chống ngoại xâm của cha ông cùng trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay.

8
CÂU HỎI ÔN TẬP ĐOẠN TRÍCH:
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
Bài 1: Cho câu thơ: “Kêu rằng: "Bớ đảng hung đồ”.
1. Hãy chép câu thơ tiếp theo.
2. Những câu thơ vừa nêu trên là lời của nhân vật nào, trong hoàn cảnh nào? Lời nói đó đã
thể hiện những phẩm chất nào của nhân vật được nói đến?
Bài 2: Cho câu thơ: “Vân Tiên tả đột hữu xông”
1. Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo.
2. Tìm thành ngữ trong đoạn và giải thích.   
3. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn thơ trên.
Bài 3: Cho câu thơ: “Vân Tiên nghe nói liền cười”
1. Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo.  
2. Vân Tiên nói những lời này với ai và trong hoàn cảnh nào?  Nêu cảm nhận của em về
nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn thơ trên.
3. Viêt một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách tổng - phân - hợp phân tích nh©n vËt Lôc
V©n Tiªn trong ®o¹n trÝch “Lôc V©n Tiªn cøu KiÒu NguyÖt Nga”. Trong đoạn văn có sử
dụng câu phủ định và phép thế để liên kết câu (gạch chân và chú
Bài 4: Cho đoạn thơ: “... Trước xe quân tử tạm thời
...
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
1. Đoạn hội thoại trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? Giải thích ý nghĩa các cụm từ “báo
đức thù công” và “kiến nghĩa bất vi”
2. Những từ: tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa trong lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã
thể hiện phương châm hội thoại nào? Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương
châm hội thoại đó.
3. Viêt một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách diễn dịch phân tích nh©n vËt KiÒu
NguyÖt Nga trong ®o¹n trÝch “Lôc V©n Tiªn cøu KiÒu NguyÖt Nga”. Trong đoạn văn có sử
dụng hình ảnh so sánh và thành phần phụ chú (gạch chân và chú thích rõ).
Bài 5: Tác phẩm “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã ca ngợi người anh hùng Từ Hải với quan
niệm: “Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”.
Tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu cũng có hai câu thơ thể hiện quan niệm
về người anh hùng

9
1. Chép lại hai câu thơ đó. Em hiÓu c©u th¬ Êy như thÕ nµo?
2. Nêu điểm giống nhau trong quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du và Nguyễn
Đình Chiểu.
Bài 6: Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, Nguyễn Đình Chiểu đã để
cho Lục Vân Tiên trả lời Kiều Nguyệt Nga khi nàng tỏ ý muốn mời chàng về nhà để đền ơn
cứu mạng: “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
1. Câu trả lời t rên giúp em hiểu thêm gì về nhân vật Lục Vân Tiên?
2. Theo em lý tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu có giá trị đến ngày nay không?
Hãy trình bày ý kiến của em (khoảng nửa trang giấy thi ).

10

You might also like