You are on page 1of 2

ĐỀ LUYỆN TRUYỆN KIỀU – CHỊ EM THÚY KIỀU

Câu 1:Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Trình bày vị trí của đoạn trích
chứa đoạn thơ trên.
2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên bằng một câu văn.
3. Giải nghĩa từ "tố nga'' và cho biết nguồn gốc của từ này.
4. Xét về mục đích nói, dòng thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Kiểu câu này thường
dùng trong kiểu văn bản nào? Nêu chức năng chính của kiểu câu này.
5. Em hiểu gì về bút pháp ước lệ mà tác giả Nguyễn Du sử dụng trong Truyện
Kiều. Tìm và phân tích hiệu quả bút pháp ước lệ được sử dụng trong các câu thơ
trên.
6. Tìm và giải nghĩa thành ngữ được sử dụng trong những câu thơ trên.
7. Viết đoạn văn 12 câu theo lối quy nạp nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên,
trong đoạn văn có sử dụng một phép liên kết, một thành phần khởi ngữ. (Gạch
chân và chú thích phép liên kết và thành phần khởi ngữ).
8. Viết một đoạn văn nghị luận 2/3 trang giấy thi bàn về "giá trị khác biệt" của
mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2: Cho câu thơ sau:


Vân xem trang trọng khác vời
...

1. Chép ba dòng tiếp theo hoàn thành đoạn thơ trên.


2. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu thể loại và nguồn gốc của tác
phẩm đó.
3. Tìm và nêu tác dụng của các từ láy có trong đoạn trích?
4. Xác định và phân tích giá trị các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.
5. Có người cho rằng đoạn thơ đã dự báo về cuộc đời của Thúy Vân. Em có
đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
6. Từ hiểu biết về đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn
dịch có độ dài khoàng 12 câu cảm nhận về bức chân dung hoàn mĩ và khác biệt
của Thúy Vân, trong đoạn có sử dụng một cách dẫn trực tiếp, một câu ghép.
Gạch chân và chỉ rõ.
7. Viết một đoạn văn nghị luận 2/3 trang giấy thi bàn về ý nghĩa của sự nhường
nhịn trong cuộc sống.
Bài 3: Đọc kĩ bốn câu thơ sau và trả lơi các câu hỏi bên dưới:

Kiều càng sắc sảo mặn mà


So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm gì? Tác giả là ai?
Nêu vị trí của văn bản đó trong tác phẩm. Tác phẩm có đoạn thơ trên được
sáng tác theo thể loại nào ? Kể tên một tác phẩm khác mà em đã học trong
chương trình Ngữ Văn THCS cũng sáng tác theo thể thơ đó. (Ghi rõ tên tác
giả)
2. Chép chính xác những câu thơ còn lại để hoàn thiện đoạn thơ gợi tả vẻ đẹp
của nàng Kiều. Qua đoạn thơ vừa chép, em thấy nàng Kiều có những vẻ đẹp
gì ?
3. Vì sao nói nàng Kiều là nhân vật chính của tác phẩm nhưng trong văn bản
có đoạn thơ trên, tác giả lại gợi tả vẻ đẹp của người em gái (nàng Vân)
trước, rồi mới tả Kiều sau?
4. Em hiểu thế nào về hình tượng “thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nói “làn thu
thủy, nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ?Vì sao?
5. Khi tả nhan sắc của Kiều, Nguyễn Du tập trung gợi tả chi tiết nào? Vì sao
tác giả lại lựa chọn chi tiết đó?
6. Trong đoạn thơ em vừa chép, dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua
thắm, liễu hờn kém xanh” là gì? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ
“buồn” được không?
7. Tìm 1 thành ngữ có trong đoạn thơ em vừa chép và nêu tác dụng của việc sử
dụng thành ngữ đó trong đoạn.
8. Qua cung đàn của Thúy Kiều (ở câu thơ cuối đoạn trích) em hiểu thêm gì về
nhân vật này?
9. Qua đoạn thơ em vừa chép, tác giả Nguyễn Du bày tỏ thái độ, tình cảm gì
với nhân vật nàng Kiều?
10. Viết chính xác tên một bài thơ khác em đã học trong chương trình ngữ văn
THCS cũng nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. (Ghi
rõ tên tác giả)
11. Khi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả đã sử dụng bút pháp cổ điển nào thường
thấy trong văn thơ trung đại? Hãy giới thiệu về bút pháp cổ điển đó.
12. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu để phân tích nghệ thuật miêu tả ngoại
hình nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích. Trong đoạn trích có sử dụng câu
ghép và phép thế. (Gạch chân và chú thích rõ câu ghép và từ ngữ được dùng
làm phép thế)
13. Dựa vào đoạn thơ em vừa chép, hãy viết đoạn văn ngắn có độ dài khoảng
12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nàng
Kiều. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán, một câu có trợ từ. (Gạch chân
và chú thích rõ dưới câu cảm thán và trợ từ.)
14. Bốn câu thơ cuối của văn bản có đoạn trích trên nói về điều gì?

You might also like