You are on page 1of 1

PHIẾU LUYỆN TẬP “NHỚ RỪNG”, “ÔNG ĐỒ”

BÀI 1. Cho câu thơ: “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Hãy chép tiếp 9 câu thơ để hoàn thiện khổ thơ.
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép.
Câu 3: Trong đoạn thơ em vừa chép, kiểu câu phân theo mục đích nói nào được sử
dụng nhiều nhất? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn hiệu quả
nghệ thuật của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ?
Câu 4: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” thuộc kiểu câu gì? (xét theo mục
đích nói)
Câu 5: Viết một đoạn văn từ 10 đến 12 câu trình bày theo cách diễn dịch cảm nhận
đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng một câu nghi vấn.

BÀI 2. LT VB “ÔNG ĐỒ”


1. Chép thuộc bài thơ “Ông đồ”
2. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có tác dụng gì trong
việc thể hiện nội dung cảm xúc của bài thơ?
3. Kết cấu bài thơ có gì đặc biệt? Kết cấu ấy có ý nghĩa gì?
4. Nhận xét về ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ
“Ông Đồ”
5. Bài thơ có mấy lần sử dụng câu hỏi tu từ? Hãy tìm hiểu giá trị nghệ thuật của
những câu hỏi tu từ đó.
6. Cho 2 câu thơ:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về hai câu thơ trên,
trong đoạn sử dụng một trợ từ và 1 câu ghép (Chỉ rõ trợ từ và phân tích cấu tạo,
mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép)
7. Cho 2 câu thơ:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về hai câu
thơ trên, trong đoạn sử dụng một tình thái từ và một câu bị động (chỉ rõ)
8. Thủ pháp tương phản đã được thể hiện rất hiệu quả trong bài “Ông đồ”. Hãy
phân tích rõ điều đó.
9. Từ bài thơ “Ông đồ”, em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc đang dần bị mai một và lãng quên?

You might also like