You are on page 1of 34

ÔN THI GIỮA KỲ II

NGỮ VĂN 9
ĐỀ 1:
“Viếng lăng Bác” là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác
Hồ kính yêu.
Câu 1 (1,0 điểm): Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời và cảm xúc bao trùm của tác
giả trong bài thơ.
Câu 2 (1,5 điểm): Ở khổ thơ thứ hai, tác giả viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đôi trong hai câu thơ
trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sóng đôi đó có tác dụng gì?
Câu 3 (3,0 điểm): Hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ Viễn Phương
xúc động bày tỏ:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2019)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân
tích - tổng hợp, em hãy làm rõ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả được thể hiện ở khổ
thơ trên. Trong đó có sử dụng phép nối và thành phần biệt lập tình thái (gạch chân và
chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập tình thái).
PHẦN I: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (6 điểm)
“Viếng lăng Bác” là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về
Bác Hồ kính yêu
Câu 1 (1,0 điểm): Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời và cảm xúc bao trùm của tác
giả trong bài thơ.

 Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi


 Cảm xúc bao trùm của tác giả
cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất trong bài thơ là niềm xúc động
nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí thiêng liêng, thành kính, lòng
Minh cũng vừa khánh thành, tác giả từ biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi
miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng xót đau khi tác giả từ miền Nam
viếng Bác Hồ. Bài thơ "Viếng lăng Bác” ra viếng lăng Bác.
được sáng tác trong dịp đó.
Câu 2 (1,5 điểm): Ở khổ thơ thứ hai, tác giả viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đôi trong hai
câu thơ trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sóng đôi đó có tác dụng gì?

 Hình ảnh thực: “mặt trời” - đi qua trên lăng


 Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời” – trong lăng rất đỏ ; chỉ Bác Hồ

 Tác dụng: Nếu mặt trời thiên nhiên soi sáng cho trái đất thì Bác chính là vầng mặt
trời tỏa sáng, xua đi bóng đêm tăm tối cho dân tộc thoát khỏi kiếp lầm than. Hai hình
ảnh sóng đôi tạo sự đăng đối, cân xứng nhịp nhàng. “Mặt trời” là hình ảnh ẩn dụ cho
Bác Hồ được đặt song song với mặt trời của vũ trụ mang tính vĩnh hằng tạo sự đối ứng
nhằm ca ngợi sự vĩ đại, trường tồn của Bác, thể hiện nỗi niềm xúc động thiêng
liêng, thành kính, lòng biết ơn, ngợi ca và tự hào của tác giả đối với Bác.
Câu 3 (3,0 điểm): Hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ Viễn Phương xúc động
bày tỏ:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng
hợp, em hãy làm rõ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả được thể hiện ở khổ thơ trên. Trong đó có
sử dụng phép nối và thành phần biệt lập tình thái (gạch chân và chú thích rõ từ ngữ dùng làm
phép nối và thành phần biệt lập tình thái).

* Hình thức:
- Viết đúng đoạn văn tổng - phân - hợp, không quá ngắn, hoặc quá dài.
* Tiếng Việt: Sử dụng đúng, gach chân và chú thích rõ: phép nối, thành phần biệt lập tình
thái.
* Nội dung: Bám vào các ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ
thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…) để làm rõ được cảm xúc và suy
nghĩ của tác giả khi vào trong lăng. Cụ thể:

- Cảnh trong lăng: Không khí thiêng liêng, thanh tĩnh, ánh
sáng dịu nhẹ, trong trẻo (gợi nhớ về trăng trong thơ Bác, gợi
tâm hồn thanh cao, trong sáng của Bác.
- Hình ảnh Bác: giấc ngủ thanh cao; Nói giảm, nói tránh ->
giảm cảm giác đau xót; ẩn dụ “vầng trăng”, “trời xanh” gợi
sự bất tử, trường tồn của Bác.
- Cảm xúc của tác giả: Đau xót “nhói trong tim”; giằng xé
giữa lí trí và tình cảm (“vẫn biết…mà sao”); yêu quý, tự
hào, biết ơn; tình cảm chân thành, tha thiết, sâu nặng với
Bác.
Câu 4 (0,5 điểm): Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn
Trung học cơ sở cũng viết về Bác Hồ, ghi rõ tên tác giả.

 Tác phẩm viết về Bác Hồ:


 Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
 Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
 Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
Đọ c đoạ n thơ sau và trả lờ i câ u hỏ i:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời…
Từng giọt long lanh rơi
ĐỀ SỐ 2
Tôi đưa tay tôi hứng…”
(Trích Ngữ văn 9, Tậ p hai. NXB Giá o dụ c 2019)
Câu 1: Đoạ n thơ trên đượ c trích từ bà i thơ nà o? Nêu hoà n cả nh sá ng tá c củ a bà i thơ.
Câu 2: Xá c định thà nh phầ n biệt lậ p trong câ u thơ in đậ m củ a đoạ n thơ trên và cho biết đó là loạ i thà nh
phầ n biệt lậ p nà o?
Câu 3: Xá c định và nêu hiệu quả nghệ thuậ t củ a việc sử dụ ng mộ t biện phá p tu từ có trong hai câ u thơ
cuố i củ a đoạ n thơ trên.
Câu 4: Có ý kiến cho rằ ng: Khổ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã diễn tả rất tinh tế xúc cảm ngỡ
ngàng, say sưa, ngây ngất của nhà thơ Thanh Hải trước khung cảnh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế. Bằ ng
mộ t đoạ n vă n (khoả ng 12 câ u) triển khai theo cá ch lậ p luậ n diễn dịch, em hãy là m sá ng tỏ ý kiến trên.
Trong đoạ n vă n có sử dụ ng mộ t thà nh phầ n biệt lậ p cả m thá n và mộ t phép thế liên kết câ u. (Gạ ch châ n
chỉ rõ thà nh phầ n cả m thá n và phép thế đượ c sử dụ ng).
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ
nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Câu 1:
- Đoạ n thơ trên đượ c trích từ bà i thơ “Mù a xuâ n nho nhỏ” củ a tá c giả Thanh
Hả i
- Hoà n cả nh sá ng tá c: Bà i thơ sá ng tá c và o thá ng 11 nă m 1980, 5 nă m sau
ngày đấ t nướ c đã hoà n toà n giả i phó ng, đấ t nướ c đang bướ c và o giai đoạ n
hồ i sinh sau chiến tranh nhưng cũ ng chính và o lú c này nhà thơ mắ c bệnh
hiểm nghèo, ô ng đã sá ng tá c bà i thơ Mùa xuân nho nhỏ ngay trên chính
giườ ng bệnh củ a mình và khô ng lâ u sau đó tá c giả đã qua đờ i.
Câu 2: Xác định thành phần biệt lập trong câu
thơ in đậm của đoạn thơ trên và cho biết đó
là loại thành phần biệt lập nào?

Câu 2:
- Thà nh phầ n biệt lậ p trong câ u thơ in đậ m là : Ơi
- Đó là loạ i thà nh phầ n biệt lậ p gọ i đá p.
Câu 3: Xá c định và nêu hiệu quả nghệ thuậ t củ a việc sử dụ ng mộ t biện phá p
tu từ có trong hai câ u thơ cuố i củ a đoạ n thơ trên.

- Tá c giả sử dụ ng biện phá p ẩn dụ chuyển đổi cảm giác


- Hình ả nh “giọ t long lanh” có thể hiểu là giọ t â m thanh tiếng chim
chiền chiện ngưng đọ ng lạ i giữ a bầ u trờ i xuâ n, tá c giả cả m nhậ n
tiếng chim hó t khô ng chỉ bằ ng thính giá c mà cò n bằ ng thị giá c và
xú c giá c khi “tô i đưa tay tô i hứ ng” “từ ng gọ t long lanh rơi”.

- Tác dụng: Tiếng chim chiền chiện như có hình có sắ c, long lanh
kết đọ ng khiến ngườ i đọ c dễ dà ng hình dung hơn vẻ đẹp củ a thanh
â m mù a xuâ n, biện phá p nghệ thuậ t ẩ n dụ cò n thể hiện trá i tim yêu
cuộ c đờ i, yêu mù a thiên nhiên tha thiết, thá i độ trâ n quý, nâ ng niu
hương sắ c cuộ c đờ i củ a tá c giả .
Câu 3:
Có ý kiến cho rằ ng: Khổ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã diễn
tả rất tinh tế xúc cảm ngỡ ngàng, say sưa, ngây ngất của nhà thơ Thanh Hải
trước khung cảnh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế. Bằ ng mộ t đoạ n vă n
(khoả ng 12 câ u) triển khai theo cá ch lậ p luậ n diễn dịch, em hãy là m sá ng
tỏ ý kiến trên. Trong đoạ n vă n có sử dụ ng mộ t thà nh phầ n biệt lậ p cả m
thá n và mộ t phép thế liên kết câ u. (Gạ ch châ n chỉ rõ thà nh phầ n cả m thá n
và phép thế đượ c sử dụ ng).
Câu 4: Có ý kiến cho rằ ng: Khổ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã diễn tả rất tinh tế
xúc cảm ngỡ ngàng, say sưa, ngây ngất của nhà thơ Thanh Hải trước khung cảnh thiên
nhiên mùa xuân xứ Huế. Bằ ng mộ t đoạ n vă n (khoả ng 12 câ u) triển khai theo cá ch lậ p luậ n
diễn dịch, em hãy là m sá ng tỏ ý kiến trên. Trong đoạ n vă n có sử dụ ng mộ t thà nh phầ n biệt
lậ p cả m thá n và mộ t phép thế liên kết câ u. (Gạ ch châ n chỉ rõ thà nh phầ n cả m thá n và phép
thế đượ c sử dụ ng).
Phâ n tích đề
- Dạ ng đề: Viết đoạ n vă n nghị luậ n vă n họ c là m rõ ý kiến đã cho
- Yêu cầ u hình thứ c: Đoạ n vă n khoả ng 12 câ u theo lố i diễn dịch
- Yêu cầ u nộ i dụ ng: Là m rõ ý kiến “Khổ đầu của bài thơ “Mùa xuân
nho nhỏ” đã diễn tả rất tinh tế xúc cảm ngỡ ngàng, say sưa, ngây
ngất của nhà thơ Thanh Hải trước khung cảnh thiên nhiên mùa xuân
xứ Huế.”
- Yêu cầ u Tiếng Việt: sử dụ ng mộ t thà nh phầ n biệt lậ p cả m thá n và
mộ t phép thế liên kết câ u
Dàn ý đoạn văn
a. “Mọc giữa dòng sông xanh/Một bông hoa tím biếc”:
- Nghệ thuậ t đả o ngữ là m nổ i bậ t sự trỗ i dậy mạ nh mẽ củ a sự số ng, khô ng
gian trà n ngậ p sứ c số ng củ a mù a xuâ n thiên nhiên qua hình ả nh bô ng hoa
trên dò ng sô ng.
- “dò ng sô ng xanh” đã mở ra mộ t khô ng gian mù a xuâ n rấ t khoá ng đạ t và rộ ng
lớ n, dò ng sô ng ấy tượ ng trưng cho mặ t đấ t phẳ ng lặ ng và và hiền hò a, đem
đến sự trong trẻo, yên bình, tạ o cả m giá c thư thá i, vui vẻ, trà n ngậ p sứ c số ng,
là mà u xanh củ a cây cố i xung quanh, là mà u xanh củ a bầ u trờ i bá t ngá t.
- Sắ c tím là biểu tượ ng củ a là ng quê Việt Nam, liên tưở ng đến xứ Huế mộ ng
mơ vớ i tà á o tím củ a nhữ ng cô gá i vù ng đấ t kinh kỳ, nơi mà tá c giả đã gắ n bó
và yêu thương cả cuộ c đờ i.
- Hai gam mà u, mộ t xanh mộ t tím, sắ c xanh là m nền, sắ c tím trở thà nh nét
chấ m phá , tô điểm, gợ i ra bứ c tranh xuâ n rự c rỡ , số ng độ ng, đậ m vị Huế
thương, rấ t tự nhiên, hà i hò a và nền nã dịu dà ng.
b. “Ơi con chim chiền chiện/Hót chi mà vang trời”:
- Tiếng chim phá tan cá i sự tĩnh lặ ng củ a cả nh vậ t, thổ i và o khô ng gian cá i rạ o rự c, sô i
độ ng và yêu đờ i, mang đến khô ng khí vui tươi, phấ n khở i.
- Tiếng chim chính là đạ i diện cho bầ u trờ i, tiếng hó t vang củ a loà i chim đã mang đã
mang ta đến mộ t khô ng gian rộ ng rã i và khoá ng đạ t thậ t sự đi theo cá nh chim bay lượ n.
- Là lờ i cả thá n tha thiết củ a nhà thơ trướ c sự thay đổ i củ a thiên nhiên, số ng dậy trong
lò ng ngườ i nhữ ng rung cả m mạ nh mẽ, thể hiện tấ m lò ng yêu thiên nhiên, yêu mù a xuâ n
và cuộ c đờ i sâ u nặ ng, là m số ng dậy cả mộ t tâ m hồ n tưở ng héo ú a, khai mở trá i tim,
niềm vui số ng, xó a mờ đi nhữ ng đau đớ n củ a bệnh tậ t và cá i chết đang tớ i gầ n.
c. “Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng”:
- Sự thă ng hoa trong cả m xú c, tá c giả cả m nhậ n mù a xuâ n bằ ng cả tấ m lò ng.
- Từ “long lanh” ấy mang đến cho chú ng ta nhiều liên tưở ng là giọ t sương sớ m, giọ t
mưa phù n, hay là tiếng chim trên trờ i cao kết lạ i, là giọ t nắ ng, giọ t nướ c sô ng xanh, là
giọ t tình xuâ n,...
=> Đều mang dá ng dấ p và hơi thở củ a mù a xuâ n dịu dà ng, và chỉ ngườ i nghệ sĩ có tấ m
lò ng rộ ng mở mớ i có thể đó n nhậ n và thấ m đẫ m nhữ ng thứ tuyệt vờ i mà tạ o hó a đã ban
tặ ng.
Xúc động khi tới lăng Chủ tịch, trong một sáng tác của mình nhà thơ Vương Trọng có viết:
“...Rưng rưng trông Bác yên nằm
Giấu rồi nước mắt khó cầm cứ rơi ĐỀ SỐ 4
Ở đây lạnh lắm Bác ơi
Chăn đơn Bác đắp nửa người ấm sao?"
(Theo Đọc - hiểu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục 2007)
Câu 1: Giọt “nước mắt khó cầm cứ rơi” của tác giả gợi nhớ tới khổ thơ nào trong bài thơ Viếng lăng
Bác của Viễn Phương? Chép lại khổ thơ đó.
Câu 2: Cách bộc lộ cảm xúc trong dòng thơ đầu của khổ thơ em vừa chép là hình thức biểu cảm theo
cách nào?
Cậu 3: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ niềm xúc động mãnh
liệt và ước nguyện chân thảnh tha thiết của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử
dụng phép nối và câu cảm thán. Gạch chân chỉ rõ.
Câu 4: Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ điệp ngữ có trong khổ thơ trên.
Câu 5: Em hiểu như thế nào về hình ảnh cây tre trung hiếu trong đoạn thơ trên?
Câu 6: Trong một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ vãn 9 cũng có một khổ thơ dùng hình
ảnh và phép tu từ điệp ngữ tương tự. Em hãy chép lại chính xác khổ thơ đó và nêu rõ tên tác giả, tác
Câu 1: Giọt “nước mắt khó cầm cứ rơi” của tác giả gợi nhớ tới khổ thơ nào
trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương? Chép lại khổ thơ đó.

Câu 1: Chép chính xác khổ thơ:


“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Câu 2: Cách bộc lộ cảm xúc trong dòng thơ đầu của khổ thơ em vừa chép là
hình thức biểu cảm theo cách nào?

Câu 2: Cách biểu cảm trong khổ thơ:


Biểu cảm trong khổ thơ cuối là cách biểu cảm trực tiếp
Cậu 3: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ niềm
xúc động mãnh liệt và ước nguyện chân thảnh tha thiết của nhà thơ trong khổ thơ em
vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu cảm thán. Gạch chân chỉ rõ.

Câu 3: Viết đoạn văn:


- Khổ thơ thư tư là niềm xúc động mãnh liệt, sự nghẹn ngào và ước nguyện chân thành
tha thiết của nha thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.
- Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt.
+ Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng.
+ Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác
nghỉ.
+ Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác
giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi
Người ấm áp quá, rộng lớn quá.
- Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những
người dân hoặc chưa một lẫn nào gặp Bác.
+ Muốn làm chim hót chính là âm thanh đẹp đẽ, trong lành.
+ Muốn làm đoá hoa để toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ.
+ Muốn làm cây trung hiếu đề giữ giấc ngủ bình yên cho Người.
- Điệp từ “muốn làm” biểu cảm trực tiếp và gián tiểp thể hiện tâm trạng lưu
luyến, ước muốn, sự tự nguyện chân thành của tác giả.
- Hình ành cây tre xuất hiện khép lại bài thơ một cách khéo léo.
Câu 4: Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ điệp
ngữ có trong khổ thơ trên.

Câu 4: Chỉ rõ và tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ:
- Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ: Muốn làm.
- Hiệu quả diễn đạt: Điệp từ “muốn làm” + biểu cảm trực tiếp và
gián tiếp => tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tự nguyện chân
thành của tác giả.
Câu 5: Em hiểu như thế nào về hình ảnh cây tre trung hiếu trong đoạn thơ trên?

Câu 5: Hình ảnh cây tre trung hiếu:


Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được khép lại bài thơ với một nét
nghĩa bổ sung: cây tre trung hiếu. Sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ có kết
cấu đầu cuối tương ứng làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng
cảm xúc được trọn vẹn. Đó vừa là một lời ước nguyện (Trung với Đảng, hiếu
với dân), vừa là một lời hứa thiêng liêng: Dân tộc Việt Nam mãi mãi trung
thành với con đường cách mạng mà Bác đã đặt ra.
Câu 6: Trong một bài thơ em đã học
trong chương trình Ngữ vãn 9 cũng có
một khổ thơ dùng hình ảnh và phép tu Câu 6: Chép lại chính xác khổ thơ đó
từ điệp ngữ tương tự. Em hãy chép lại và nêu rõ tên tác giả, tác phẩm:
chính xác khổ thơ đó và nêu rõ tên tác Ta làm con chim hót
giả, tác phẩm. Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
- Bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ
- Tác giả: Thanh Hải
ĐỀ 3:
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải có những ước nguyện cao đẹp:
“…Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ chứa đoạn trích trên. Cho biết hoàn cảnh đó có ý
nghĩa như thế nào trong việc bộc lộ chủ đề của bài thơ.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” và cho biết ý
nghĩa của hình ảnh ấy.
Câu 3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận Tổng hợp -
Phân tích – Tổng hợp làm rõ tâm niệm và lẽ sống cao đẹp của nhà thơ, trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình
thái và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân, chú thích thành phần biệt lập tình thái và phép thế dùng trong đoạn văn).
Câu 4. Câu thơ “Lặng lẽ dâng cho đời” gợi cho em nhớ tới một tác phẩm nào đã học trong
Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, 5 năm
sau ngày đất nước ta giải phóng, non sông thống nhất. Tác giả Thanh Hải đang
lâm bệnh nặng và phải nằm điều trị trên giường bệnh. Ông đã viết bài thơ
trong thời điểm đó và không lâu sau ông qua đời.
- Vai trò:
+ Tại thời điểm sáng tác bài thơ, đất nước ta mới bước ra khỏi chiến tranh, còn
rất nhiều những khó khăn trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước.
Trong hoàn cảnh đó, niềm tha thiết yêu cuộc sống, khát vọng được dâng hiến của
nhà thơ càng thêm ý nghĩa. + Viết trong những ngày cuối cùng của cuộc
đời, Thanh Hải đã gửi gắm tất cả tấm lòng, tình cảm và những suy nghĩ sâu lắng
của mình vào bài thơ, thể hiện niềm yêu tha thiết với cuộc sống, với đất nước và
ước nguyện cao đẹp của nhà thơ.
Câu 2:

- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả sử dụng biện
pháp nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc
- Hình ảnh Mùa xuân là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những
điều đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời tác giả. Tác giả tự
nguyện làm một mùa xuân nhỏ bé, ông muốn mang những điều
đẹp đẽ nhất với sức tươi trẻ của mình cống hiến cho mùa xuân
chung của đất nước và cuộc đời, nhưng lại rất khiêm nhường,
coi đó chỉ là một “mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân lớn
cúa đất nước, của cuộc đời chung.
Câu 3:
- Nếu như ở khổ trước, tâm niệm của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành, khiêm nhường, nhỏ bé qua điệp ngữ “ta làm” và qua
những hình ảnh thiên nhiên đẹp tự nhiên, giản dị: “con chim hót”, “một cành hoa...” thì khổ thơ tiếp theo, nhà thơ tự nhận mình là “Một
mùa xuân nho nhỏ”.
+ Từ láy “nho nhỏ” làm định ngữ cho danh từ “mùa xuân” đã diễn tả mùa xuân là mùa đẹp nhất, mùa của sức sống, sức phát triển của vạn
vật vả con người.
+ Đây còn là hình ảnh ần dụ thể hiện sự hòa nhập, dâng hiến những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của con người, góp phần làm nên mùa
xuân chung cho đất nước.
+ Qua hình ảnh ẩn dụ “Một mùa xuân nho nhỏ”, bạn đọc thấy được mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, thấy được cái hữu hạn của con
người và cái vô hạn của đất trời: Một con người - Một mùa xuân nho nhỏ, chưa thể tạo thành mùa xuân chung cho đất nước nhưng có nhiều
“Mùa xuân nho nhỏ” góp lại sẽ tạo nên được mùa xuân cho đất nước, dân tộc.
- Sự cống hiến này giống như “nốt nhạc trầm” nhỏ bé, khiêm nhường “Lặng lẽ dâng cho đời”, không khoa trương, ầm ĩ.
- Điệp ngữ “Dù là” vơi sắc thái ỷ nghĩa khẳng định như một lời hứa của nhà thơ với đất nước, với chính lòng mình sẽ cống hiến bền bỉ
suốt cả cuộc đời, bất chấp thời gian, tuổi tác:
“Dù là tuổi đôi mươi
Dù là khi tóc bạc”
- Nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và chỉ hơn một tháng sau đã qua đời mà vẫn dâng hiến cho đời bài thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”.
Nhà thơ đã đi vào coi vĩnh hằng nhưng bài thơ bất tử với thời gian, được phổ nhạc thành bài hát vẫn được cất lên mỗi độ xuân về làm xao
xuyến biết bao lòng người.
- Bạn đọc thấy được lý tưởng sống cao đẹp, khao khát cống hiến hết sức mình cho đất nước, dân tộc của nhà thơ.
Trong bài thơ" Mùa xuân nho nhỏ ", nhà thơ Thanh Hải đã viết:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng ĐỀ 5:
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

Đất nước bốn ngàn năm


Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Câu 1: Hãy cho biết ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích trên.
Câu 2: Trong khổ thơ trên, từ “ lao xao” có thể thay thế cho từ “ xôn xao” được không? Vì sao?
Câu 3: Hãy viết đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp (khoảng 12 – 15 câu) để làm rõ hình ảnh mùa xuân
đất nước được thể hiện trong những khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và phép
thế liên kết câu. (gạch chân và chú thích rõ thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ làm phép thế liên kết câu).
Câu 4: Bài thơ có đoạn thơ trên đã thể hiện ước nguyện của nhà thơ được đóng góp phần nhỏ bé của mình
trong công cuộc xây dựng đất nước. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một tác phẩm thể hiện ước nguyện
chân thành của nhà thơ. Em hãy nêu tên tác phẩm và tên tác gỉả đó. Ghi lại những câu thơ thể hiện ước nguyện ở
cả 2 bài thơ.
Câu 1:

+ Cấu tạo: kết hợp giữa 1 DT trừu tượng (mùa xuân) với một
tính từ cụ thể (nho nhỏ)
+ Lớp nghĩa thực: gợi về mùa xuân của đất trời, của thiên
nhiên, vũ trụ.
+ Là hình ảnh ẩn dụ: thể hiện khát vọng, lí tưởng muốn cống
hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất cho cuộc đời, quê
hương, đất nước của nhà thơ.
 Niềm say mê trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời
thể hiện khát vọng được công hiến hết mình để làm đẹp cho mùa
xuân của đất nước của tác giả.
Câu 2:

- Không thể thay thế từ “ lao xao” cho từ “ xôn xao” được vì:
+ Từ “lao xao”: gợi âm thanh của thiên nhiên hoặc của con
người.
+ Còn “xôn xao”: vừa chỉ âm thanh rộn ràng của cuộc sống
nhộn nhịp lao động khẩn trương của đất nước sau thống
nhất, vừa là những xúc cảm mãnh liệt, phấn chấn trước mùa
xuân thiên nhiên, trời đất tươi đẹp của con người.
Câu 3: Hối hả (tính từ )

“Ngườ i cầ m sú ng” Cà nh lá ngụ y


-> Hoán dụ, tượng trang
trưng: Ngườ i chiế n Thự c
Điệp sĩ, bả o vệ tổ quố c Mầ m mạ xanh
từ tươi
Lộ c
“Mù a
“Ngườ i ra đồ ng” Sinh sô i nảy
xuâ n”
-> Hoán dụ, tượng nở
Ẩn dụ
trưng: ngườ i nô ng
dâ n, xây dự ng đấ t May mắ n, tố t
nướ c là nh

Xôn xao (từ láy)


=> Sức sống, sức xuân mạnh mẽ, căng tràn trên mọi miền đất nước.
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Đất nước
ó a So sá
â n h nh
N h
“cứ”: vận động đi
Trong quá khứ lên không ngừng Trong hiện tại và tương
lai: “như vì sao”

Đẹp đẽ,
Vất vả, mạnh mẽ,
gian lao Niềm tin yêu, hi vọng, tự hào trường
tồn
Câu 4:
 Bài thơ “Viếng lăng Bác “ của nhà thơ Viễn Phương

 Những câu thơ thể hiện ước nguyện:


Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

You might also like